Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hiệp Hòa

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hiệp Hòa

* Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.

Câu 1: (0,5 điểm)

Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà hán đối với nhân dân ta là

a. Đàn áp khủng bố nhân dân ta.

b. Thuế khóa nặng nề

c. Cống nạp sản vật quý.

d. Đồng hóa nhân dân ta

Câu 2: (0,5 điểm):

Hình ảnh người nữ tướng khi ra trận “Thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt”. Bà là:

a. Trưng Trắc b. Trưng Nhị

c. Triệu Thị Trinh d. Bùi Thị Xuân.

 

doc 14 trang Lộc Nguyễn 11/06/2024 270
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử Lớp 6 (Có đáp án) - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hiệp Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 1
TRƯỜNG THCS HIỆP HÒA
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút
A. Trắc nghiệm (2,0 điểm)
* Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
Câu 1: (0,5 điểm)
Chính sách cai trị thâm hiểm nhất của nhà hán đối với nhân dân ta là
a. Đàn áp khủng bố nhân dân ta. 
b. Thuế khóa nặng nề
c. Cống nạp sản vật quý.
d. Đồng hóa nhân dân ta 
Câu 2: (0,5 điểm): 
Hình ảnh người nữ tướng khi ra trận “Thường mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi, trông rất oai phong lẫm liệt”. Bà là:
a. Trưng Trắc b. Trưng Nhị
c. Triệu Thị Trinh d. Bùi Thị Xuân.
* Nối cột (A) nhân vật lịch sử với cột (B) sự kiện lịch sử cho phù hợp về các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. (1,0 điểm)
Nhân vật lịch sử (A)
Sự kiện lịch sử (B)
1. Khúc Thừa Dụ
a. Kháng chiến chống quân Nam Hán (930-931)
2. Khúc Hạo
b. Mở đầu cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ (905)
3. Dương Đình Nghệ
c. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938)
4. Ngô Quyền
d. Tiếp tục đấu tranh giành quyền tự chủ (907)
B. Tự luận: (8,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên để lại cho chúng ta những gì?
Câu 2 (4,0 điểm):
Tại sao nói, trận chiến trên sông Bạch Đắng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc?. 
Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6
A. Trắc nghiệm: (2,0 điểm):
Câu
1
2
3
Đáp án
d
0,5
c
0,5
1- b (0,25)
2- d (0,25)
3- a (0,25)
4- c (0,25)
B. Tự luận: (8,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm) Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập tổ tiên đã để lại cho chúng ta:
Lòng yêu nước. 
Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc. 
Câu 2 (4,0 điểm). Chiến thắng Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại vì:
Quân Nam Hán không dám đem quân xâm lược nước ta. 
Đập tan âm mưu xâm lược của bọn phong kiến phương Bắc. 
Khẳng định nền độc lập của dân tộc sau hơn 10 thế kỉ đấu tranh chống Bắc thuộc, xây dựng một quốc gia tự chủ. 
ĐỀ 2
PHÒNG GD&ĐT QUANG BÌNH
TRƯỜNG THCS TIÊN YÊN
KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2016 – 2017
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 6 THỜI GIAN: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)	
Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu 1: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào:
A. Năm 938	B. Năm 939	C. Năm 940	D. Năm 941
Câu 2: Lý Bí lên ngôi hoàng đế vào thời gian nào ?
A. Mùa xuân năm 545	B. Mùa xuân năm 546
C. Mùa xuân năm 547	D. Mùa xuân năm 548
Câu 3: Câu nói:"Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi.............đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!" là câu nói của:
A. Bà Trưng Trắc	B. Bà Triệu
C. Bà Trưng Nhị	 D. Bà Lê Chân
Câu 4: Năm 679, nhà Đường đổi tên nước ta là gì?
A. Giao châu 	B. Vạn Xuân	 C. Âu lạc	D. An Nam đô hộ phủ
Câu 5: Hai Bà Trưng đóng đô ở đâu?
A. Hát Môn	B. Long Biên	C. Mê Linh	D. Cổ Loa.
Câu 6: Vì sao chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt?
A. Vì sắt là kim loại quý	 B. Vì họ dùng sắt để chế tạo vũ khí
C. Sợ dân ta chế tạo vũ khí chống lại họ D. Vì họ muốn chiếm nhiều sắt của ta.
Câu 7: Mai Thúc Loan chọn nơi nào để xây dựng căn cứ?
A. Thái Bình	 B. Đường Lâm	C. Sa Nam	D. Luy Lâu
Câu 8: Vì sao Phùng Hưng kêu gọi mọi người khởi nghĩa?
A. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Đường
B. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán
C. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Ngô
D. Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Lương
B/ PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Nêu những thành tựu văn hóa của nhân dân Chăm pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X?
Câu 2: (3 điểm) Trình bày kế hoạch chuẩn bị của Ngô Quyền, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
Câu 3: (2 điểm) Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Hà Giang.
HƯỚNG DẪN CHẤM 
MÔN: LỊCH SỬ 6
HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 – 2016 
A. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
A
B
D
C
C
C
A
B. TỰ LUẬN: ( 8 điểm)
Câu 1( 2,5 điêm)
- Tôn giáo: Theo đạo Bàlamôn và đạo Phật (0,5đ) 
- Từ thế kỷ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ (0,5đ)
- Tín ngưỡng: Có tục hỏa táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau (0,5đ)
- Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi .(0,5)
- Người Chăm và cư dân Việt có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời, nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. (0,5đ)
Câu 2 (3,5 điểm)
a. Kế hoạch của Ngô Quyền: (1,5 điểm)
+ Năm 938 được tin quân Nam Hán vào nước ta, Ngô Quyền nhanh chóng kéo quân vào thành Đại La (Tống Bình - HN) giết Kiều Công Tiễn chuẩn bị đánh giặc.
+ Dự định kế hoạch tiêu diệt giặc trên sông Bạch Đằng.
+ Ông dùng cọc gỗ đẽo nhọn, đầu bị sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng nơi hiểm yếu gần cửa biển, cho quân mai phục hai bên bờ.
b. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938: (2 điểm)
*. Diễn biến: (1 điểm)
- Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào cửa biển nước ta. 
- Ngô Quyền đã cho đoàn thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm lúc triều đang lên.
- Nước triều rút Ngô Quyền dốc toàn lực đáng quật trở lại.
* Kết quả: (0,5 điểm) 
- Quân Nam Hán thua to, vua Nam Hán hạ lệnh rút quân về nước. Trận Bạch đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.
* Ý nghĩa: (0,5 điểm)
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của Tổ quốc.
Câu 3. (2 điểm)
a. Đời sống vật chất. (1 điểm)
- Giai đoạn đầu: Biết ghè đẽo hòn cuội để chặt, đào,..bên cạnh có công cụ te, gỗ, nứa, làm đồ gốm, nấu chín thức ăn.
- Giai đoạn sau biết tạo nhiều công cụ khác nhau
- Nơi cư trú: Hang động, mái đá, ngoài trời.
b. Đời sống tinh thần. (1 điểm)
- Biết làm đồ trang sức, biết vẽ hoa văn trên đồ gốm
- Tục chôn người chết, chôn theo đồ trang sức, công cụ.
ĐỀ 3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
 MÔN LỊCH SỬ LỚP 6
NĂM HỌC 2016 - 2017
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
1. Kiến thức: 
- Cũng cố, ôn lại kiến thức đã học môn lịch sử 6
- Nắm vững kiến thức đã học.
2. Kỹ năng:
 HS phải có các kĩ năng viết bài kiểm tra tự luận, kĩ năng trình bày bày, kĩ năng lựa chọn kiến thức để phân tích, kĩ năng lập luận.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc, cẩn thận trong giờ kiểm tra.
II. THIẾT LẬP MA TRẬN
 Mức độ
Tên Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
cao
Chủ đề 1 :
Bà Triệu ( Bài 20)
Học sinh điền các từ vào chỗ trống


Số câu : 1
Số điểm : 2 
Tỉ lệ 20 %
Số câu:1
Số điểm:2




Số câu:1
2điểm=20 % 
Chủ đề 2 :
 Chính sách cai trị của nhà Hán 
(Bài 17)

Hs nêu chính sách cai trị và nhận xét



Số câu : 1
Số điểm : 2
Tỉ lệ 20%

Số câu:1
Số điểm: 2


 
Số câu:1
2điểm=20%
Chủ đề 3 :
 Khởi nghĩa Lí Bí 
(Bài 21)


Nêu diễn biến và ý nghĩa


Số câu : 1
Số điểm : 4
Tỉ lệ 40%


Số câu:1
Số điểm: 4

 
Số câu:1
4điểm=40%
Chủ đề 4:
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng
(Bài 27)

Giải thích vì sao chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta



Số câu : 1
Số điểm : 2
Tỉ lệ 20%

Số câu:1
Số điểm: 2


 
Số câu:1
2điểm=20%
Tổng số câu :4
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ 100 %
Số câu:1
Số điểm:2
20%
Số câu:1
Số điểm:4
40%
Số câu:1
Số điểm:4
40%

Số câu:4
Số điểm:10
100%

Họ và tên: ....................................... KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 - 2017
Lớp: .....................	 Môn: Lịch sử 6
	 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề ) 
Điểm
Nhận xét của thầy (cô)

Đề bài:
Câu 1 (2 điểm): Hãy điền những cụm từ: Sóng dữ, Cửu Chân, Triệu Thị Trinh, nô lệ, cá kình vào chỗ trống ( .) cho phù hợp với nội dung đoạn viết dưới đây: 
Bà Triệu có tên là , là em gái của Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn lên ở miền núi Quan Yên, thuộc quận Bà là người có sức khỏe, chí lớn, giàu mưu trí. Bà từng nói : “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng .chém .ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách .., đâu chịu khom lương làm tì thiếp cho người ”
Câu 2 (2 điểm):
Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I Nhà Hán đã thi hành chính sách cai trị đối với nhân dân ta như thế nào? Em có nhận xét gì về những chính sách cai trị đó?
Câu 3 (4 điểm):
Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa gì ?
Câu 4 (2 điểm): 
Vì sao nói chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
Bài làm:
Câu 1 (1,0 điểm): Hãy điền những cụm từ: Sóng dữ , Cửu Chân, Triệu Thị Trinh, nô lệ , cá kình vào chỗ trống ( .) cho phù hợp với nội dung đoạn viết dưới đây: 
Bà Triệu có tên là , là em gái của Triệu Quốc Đạt - một hào trưởng lớn lên ở miền núi Quan Yên, thuộc quận Bà là người có sức khỏe, chí lớn, giàu mưu trí. Bà từng nói : “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng .chém .ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách .., đâu chịu khom lương làm tì thiếp cho người ”
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu 1 ( 1 đ)
Học sinh điền theo thú tự: Triệu Thị Trinh, Cửu Chân, Sóng dữ , cá kình, nô lệ 

1 đ
Câu 2 
(2 đ)

a. Những chính sách cai trị của Nhà Hán đối với nhân dân ta :
- Ra sức bóc lột dân ta bằng các thứ thuế như: Thuế muối, sắt và bắt cống nạp những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai 
- Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ...
b. Nhận xét về những chính sách cai trị trên:Tàn bạo, thâm hiểm, âm mưu đồng hóa dân tộc ta. 

 0,5 điểm 
0,5 điểm 
(1điểm)
Câu 3
(4 đ)
a. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí:
- Năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa , hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng ở Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục.
- Trong vòng chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận huyện, Tiêu Tư hoảng sợ bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc . 
- Nghĩa quân hai lần đánh bại sự đàn áp của nhà Lương. Năm 544 Lí Bí lên ngôi Hoàng đế 
b. Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa: Khẳng định tinh thần tự chủ, ý chí độc lập của dân tộc ta. .

(1,0 điểm)
(1,0 điểm)
(1,0 điểm)
(1,0 điểm)

Câu 4
(2 đ)
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta. Vì:
- Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán, chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc .
- Khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước ta 
(1 điểm)
(1 điểm)

ĐỀ 4
Phòng GD&ĐT Hòn Đất
Trường THCS Bình Giang
KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học: 2016 – 2017
Môn: Lịch Sử - Khối: 6
Thời gian 45 phút (không kể giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm) Nêu nguyên nhân và diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Câu 2: (1,0 điểm) Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?
Câu 3: (3,0 điểm) Vẽ sơ đồ phân hóa xã hội nước ta ở các thế kỉ I - VI. Em có nhận xét gì về sự biến chuyển xã hội ở nước ta?
Câu 4: (2,0 điểm) Nêu những thành tựu về kinh tế của nước Cham-pa.
Câu 5: (2,0 điểm) Trình bày diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6
Câu
	Đáp án
Điểm
1
* Nguyên nhân: 
- Do chính sách bóc lột tàn bạo của nhà nước.
- Thi Sách bị Tô Định giết.
* Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây).
- Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, Luy Lâu. Tô Định hoảng sợ trốn về nước.

0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2
Nhà Hán giữ độc quyền về sắt vì: Để kìm hãm nền kinh tế nước ta và đề phòng nhân dân ta nổi dậy.
1,0 đ

3
* Sơ đồ phân hóa xã hội:
THỜI VĂN LANG - ÂU LẠC
THỜI KÌ ĐÔ HỘ
Vua
Quan lại đô hộ
Qúy tộc
Hào trưởng Việt Địa chủ Hán
Nông dân công xã
Nông dân công xả
Nông dân lệ thộc
Nô tì
Nô tì
* Nhận xét:
- Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc, xã hội bị phân hoá thành 3 tầng lớp: quý tộc, nông dân công xã và nô tì.
2,0 đ
1,0 đ
4
Những thành tựu về kinh tế của nước Cham-pa:
* Nông nghiệp:
- Sử dụng công cụ sắt, trồng lúa 2vụ/năm
- Sáng tạo guồng nước
- Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp
- Đánh cá	
* Công nghiệp: khai thác lâm thổ sản
* Thương nghiệp: trao đổi buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ

1,0 đ
0,5 đ
0,5 đ
5
* Diễn biến:
- Năm 938, Lưu Hoằng Tháo cầm đầu thuỷ quân Nam Hán tiến đánh nước ta.
- Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
- Lưu Hoằng Tháo đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm vào sông Bạch Đằng. Lúc thuỷ triều xuống, quân ta phản công quyết liệt.
- Đoàn thuyền địch va vào bãi cọc nhọn tan vỡ và đắm rất nhiều. Tướng Hoằng Tháo bỏ mạng, hơn nửa quân bị tiêu diệt.

0,5 đ
0,5 đ
0,5đ
0,5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_2_mon_lich_su_lop_6_co_dap_an_nam_hoc_2016_201.doc