Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông lâm, thủy sản

Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông lâm, thủy sản

I, Mục tiêu

 Học xong bài này, HS phải:

1, Kiến thức.

 + Biết được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến Nông, Lâm, thủy sản.

 + Hiểu được đặc điểm của sản phẩm Nông, Lâm, Thủy sản.

 + Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản khi bảo quản.

2, Kỹ năng.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp.

3, Thái độ

- Nâng cao hiểu biết về công tác bảo quản, chế biến Nông, Lâm, Thủy sản từ đó áp dụng vào thực tế tại gia đình.

4. Năng lực cần đạt.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực tổng hợp và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế.

II, Thiết bị và học liệu

1, Giáo viên

 - Tham khảo các tài liệu có liên quan.

 - SGK + giáo án.

2, Học sinh

 - SGK + vở ghi

 - Đọc trước bài mới.

- Chuẩn bị các dụng cụ do GV đã phân công.

 

doc 6 trang Hà Thu 28/05/2022 2540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 10 - Bài 40: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến nông lâm, thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN BÀI DẠY: MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BẢO QUẢN, 
CHẾ BIẾN NÔNG LÂM, THỦY SẢN
Môn học/Hoạt động giáo dục: Công nghệ; lớp 10
 Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I, Mục tiêu 
	Học xong bài này, HS phải:
1, Kiến thức.
 + Biết được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến Nông, Lâm, thủy sản.
	+ Hiểu được đặc điểm của sản phẩm Nông, Lâm, Thủy sản.
	+ Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản khi bảo quản.
2, Kỹ năng.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp.
3, Thái độ
- Nâng cao hiểu biết về công tác bảo quản, chế biến Nông, Lâm, Thủy sản từ đó áp dụng vào thực tế tại gia đình.
4. Năng lực cần đạt.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực tổng hợp và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế.
II, Thiết bị và học liệu
1, Giáo viên
 	 - Tham khảo các tài liệu có liên quan.
 	 - SGK + giáo án.
2, Học sinh
 	- SGK + vở ghi
 	- Đọc trước bài mới.
- Chuẩn bị các dụng cụ do GV đã phân công.
III. Tiến trình bài giảng.
Hoạt động 1: Xác định vấn đề.(5 phút)
a, Mục tiêu:
+ Nhằm tạo hứng thú cho HS trong tiết học.
+ Nhằm đưa ra những vấn đề cần giải quyết, tìm hiểu của bài học.
b) Nội dung: 
Hs quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi của GV. Từ đó xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: 
Qua bài các em cần:
- Biết được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến Nông, Lâm, thủy sản.
- Hiểu được đặc điểm của sản phẩm Nông, Lâm, Thủy sản.
- Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản khi bảo quản.
d) Tổ chức thực hiện:
GV: Chiếu hình ảnh công tác bảo quản, chế biến các sản phẩm Nông sản ở địa phương.
GV: Đưa ra các câu hỏi để vào bài nhằm kích thích tư duy của học sinh. 
Bảo quản thóc, ngô nhằm mục đích gì?
Thóc ngô có đặc điểm gì khác rau củ quả?
Khi bảo quản yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm?
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới. (28 phút)
* Mục tiêu.
- Nhằm hình thành những kiến thức của bài học.
- Tạo điều kiện cho HS trao đổi, nghiên cứu trong quá trình làm việc cá nhân, làm việc nhóm. Từ đó phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh.
- Thông qua quá trình làm việc cá nhân, làm việc nhóm học sinh biết được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản, chế biến Nông, Lâm, thủy sản. Hiểu được đặc điểm của sản phẩm Nông, Lâm, Thủy sản. Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản khi bảo quản.
*Nội dung.
- Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản Nông, Lâm, thủy sản.
- Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến Nông, Lâm, thủy sản.
- Đặc điểm của sản phẩm Nông, Lâm, Thủy sản.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản khi bảo quản.
* Sản phẩm :
Dự kiến sản phẩm của HS
- Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản Nông, Lâm, thủy sản.
+ Duy trì đặc tính ban đầu của Nông, Lâm, Thủy sản.
+ Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng.
VD: 
+ Bảo quản rau, hoa quả giúp cho tươi càng lâu càng tốt. Nhằm duy trì đặc tính ban đầu của rau, hoa, quả.
 + Bảo quản thóc, ngô tránh bị mọt, chuột phá hoại có thể giảm số lượng sản phẩm.
- Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến Nông, Lâm, thủy sản.
+ Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Tạo ra nhiều sản phẩm có gí trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dung.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản.
VD: 
+ Rượu, mỳ tôm, thức ăn, nước ngọt, siro..
+ Nhà cửa, bàn ghế, giường tủ, 
+ Bàn ghế, bảng; sách vở 
- Đặc điểm cơ bản của Nông, Lâm, Thủy sản.
+ Là lương thực thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con người.
VD: Thóc, ngô, khoai, sắn là lương thực.
	Thịt, trứng, sữa cá, rau củ quả là thực phẩm.
+ Đa số Nông, Lâm, Thủy sản chứa nhiều nước.
VD: Rau, củ, quả chứa nhiều nước.
+ Là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
VD: Chè, mía, cao su, gạo chế biến bánh kẹo, ngô là nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc.
+ Dễ bị vi sinh vật xâm nhập gây thối hỏng.
- Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Nhiệt độ.
VD: Nhiệt độ cao làm Rau bị héo.
	Nhiệt độ cao làm Gỗ bị nứt, cong...
	Nhiệt độ cao làm Cá nhanh chết và bị ôi.
+ Độ ẩm.
VD: Độ ẩm cao làm thóc, ngô dễ nảy mầm khi bảo quản.
Độ ẩm cao làm gỗ bị mủn.
+ Vi sinh vật.
VD: Mọt, mối, chuột....
* Tổ chức thực hiện.
Bước 1 : Giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
Nhóm 1 : Nghiên cứu nội dung 1 và trả lời câu hỏi.
 Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản Nông, Lâm, thủy sản.? Lấy VD
Nhóm 2 : Nghiên cứu nội dung 2 và trả lời câu hỏi.
Kể tên một số sản phẩm gia đình đã và đang sử dụng được chế biến từ Nông, Lâm, Thủy sản? Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến Nông, Lâm, thủy sản? 
Nhóm 3 : Nghiên cứu nội dung II trả lời câu hỏi.
Sản phẩm Nông, Lâm, Thủy sản có những đặc điểm gì? Lấy VD
Nhóm 4 : Nghiên cứu nội dung III và trả lời câu hỏi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nông sản khi bảo quản? Lầy VD tương ứng với đặc điểm?
Các nhóm sau khi nghiên cứu xong hoàn thiện vào giấy Ao để báo cáo.
Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ.
HS nghiên cứu SGK trao đổi cặp, thảo luận nhóm và trả lời vào bảng phụ.
Bước 3 : Thảo luận, trao đổi, báo cáo.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nghe và trao đổi, bổ sung, góp ý.
Bước 4 : Kiểm tra đánh giá.
 GV đánh giá và chốt kiến thức.
- Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản Nông, Lâm, thủy sản.
+ Duy trì đặc tính ban đầu của Nông, Lâm, Thủy sản.
+ Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng.
- Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến Nông, Lâm, thủy sản.
+ Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Tạo ra nhiều sản phẩm có gí trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dung.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản.
- Đặc điểm cơ bản của Nông, Lâm, Thủy sản.
+ Là lương thực thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con người.
+ Đa số Nông, Lâm, Thủy sản chứa nhiều nước.
+ Là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
+ Dễ bị vi sinh vật xâm nhập gây thối hỏng.
- Các yếu tố ảnh hưởng:
+ Nhiệt độ.
+ Độ ẩm.
+ Vi sinh vật.
Hoạt động3: Luyện tập. (5 phút)
* Mục tiêu:
- Nhằm củng cố kiến thức bài học.
- Từ kiến thức đã học có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
* Nội dung.
GV yêu cầu HS làm bài tập.
Câu 1: Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản Nông Lâm, Thủy sản?
a. Duy trì những đặc tính ban đầu của Nông, Lâm, Thủy sản.
b. Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm.
c. Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
d. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo quản.
Câu 2: Mục đích, ý nghĩa của công tác chế biến Nông Lâm, Thủy sản?
a. Duy trì những đặc tính ban đầu của Nông, Lâm, Thủy sản.
b. Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
c. Hạn chế tổn thất về số lượng và chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản.
d. Tạo điều kiện tốt nhất cho công tác bảo quản Nông, Lâm, Thủy sản.
* Sản phẩm.
- HS nhớ lại kiến thức và làm bài tập.
- Đáp án : 1- a
 2 - b
* Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên nhắc lại các nội dung chính của bài học.
- Giáo viên trình chiếu một số bài tập.
- HS chú ý lắng nghe, nhớ lại kiến thức và áp dụng làm bài tập.
Hoạt động 4: Vận dụng. (2 phút)
*Mục tiêu:
- HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế ở gia đình, địa phương và trong nước
* Nội dung:
- Tìm hiểu các phương pháp bảo quản Nông, Lâm, Thủy sản ở địa phương và trong nước.
* Sản phẩm.
- Danh sách các phương pháp bảo quản Nông, Lâm, Thủy sản ở địa phương do HS lập nên.
* Tổ chức thực hiện.
- GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm, tìm hiểu các phương pháp bảo quản Nông, Lâm, Thủy sản ở địa phương?
- Sau khi sưu tầm lập danh sách báo cáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_10_bai_40_muc_dich_y_nghia_cua_cong_ta.doc