Giáo án Đại số Khối 6 - Chương trình cả năm (Bản hay)

Giáo án Đại số Khối 6 - Chương trình cả năm (Bản hay)

Mục tiêu

Học sinh:

- Củng cố khái niệm số tự nhiên. Biết đọc, biết viế các số tự nhiên. Biết so sánh sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.

- Biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số.

- Phân biệt các tập N và N. Biết biết sử dụng các ký hiệu =, #, . Biết số tự nhiên liền sau, số tự nhiên liền trước.

A. Hoạt động khởi động

- Cho học sinh chơi trò chơi “ đố bạn biết số”

- Cho học sinh thực hiện các hoạt động theo tài liệu.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. a, Cho học sinh đọc nội dung trong tài liệu.

 b, Yêu cầu học sinh khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng theo tài liệu.

2. a, cho học sinh đọc kỹ nội dung trong tài liệu.

 b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong tài liệu.

- Viết số thích hợp vào ô trống.

- Viết dấu thích hợp vào chỗ chấm và phát biểu lại bằng lời.

- Báo cáo cho thầy việc làm của nhóm.

C. Hoạt động luyện tập

 Giao cho học sinh làm bài tập 1 bài tập 2 bài tập 3 theo nhóm học tập, sau đó các nhóm trình bày trên bảng và các nhóm nhận xét.

 Cho học sinh làm tiếp các bài 3, bài 4, bài 5. Các nhóm báo cáo kết quả việc làm của nhóm.

 

doc 108 trang tuelam477 4020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Khối 6 - Chương trình cả năm (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TIẾT: 1 - Bài 1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
* Mục tiêu 
Học sinh:
- Làm quen với khái niệm tập hợp.
- Biết dùng các thuộc ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp.
-Nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc tập cho trước.
- Biết viết một tập hợp theo diễn đặt bằng lời của bài toán biết sử dụng đúng các ký hiệu .
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 
Chơi trò chơi.
Trò chơi: Hát tập thể.
- Mục đích: Tiếp cận với từ: Tập hợp
- Phương thức hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm theo tài liệu HDH.
- Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành: 
+ HS thu thập tất cả bút viết của các bạn trong nhóm.
+ HS thu thập tất cả sách giáo khoa của các bạn trong nhóm.
- GVquan sát, kiểm tra, trợ giúp, đánh giá hoạt động của các nhóm. 
+ HS thu thập tất cả sách giáo khoa của các bạn trong nhóm.
- GVquan sát, kiểm tra, trợ giúp, đánh giá hoạt động của các nhóm. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
a) Đọc kỹ nội dung.
b)Xem tranh rồi nói theo mẫu.
a) Thực hiện các hoạt động. 
b) Đọc kỹ nội dung.
c) Luyện tập theo yêu cầu.
Hình thành khái niệm tập hợp, tên và cách viết tập hợp, phần tử của tập hợp.
- Phương thức hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm theo tài liệu HDH.
- Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành: HS nói được theo mẫu:
- GVquan sát, kiểm tra, trợ giúp, đánh giá hoạt động của các nhóm. 
- Tình huống : Có thể HS nhầm lẫn giữa dấu “,” và dấu “;” khi viết tập hợp.
Hiểu khái niệm phần tử thuộc, không thuộc tập hợp. Biết dùng ký hiệu .
- Phương thức hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm theo tài liệu HDH.
- Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành: 
- GVquan sát, kiểm tra, trợ giúp, đánh giá hoạt động của các nhóm. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 
Củng cố - khắc sâu về tập hợp, cách viết tập hợp, các ký hiệu .
- Phương thức hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
- Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành:
- GVquan sát, kiểm tra, trợ giúp, đánh giá hoạt động của các nhóm. 
- Tình huống: HS có thể làm sai các bài 1c (mỗi phần tử chỉ được liệt kê một lần).
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
	Giao về nhà
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG:
Giao về nhà
Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 2 - Bài 2. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
* Mục tiêu
Học sinh: 
- Củng cố khái niệm số tự nhiên. Biết đọc, biết viế các số tự nhiên. Biết so sánh sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.
- Biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số.
- Phân biệt các tập N và N. Biết biết sử dụng các ký hiệu =, #, ... Biết số tự nhiên liền sau, số tự nhiên liền trước.
A. Hoạt động khởi động
- Cho học sinh chơi trò chơi “ đố bạn biết số” 
- Cho học sinh thực hiện các hoạt động theo tài liệu.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. a, Cho học sinh đọc nội dung trong tài liệu.
 b, Yêu cầu học sinh khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng theo tài liệu.
2. a, cho học sinh đọc kỹ nội dung trong tài liệu. 
 b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong tài liệu.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Viết dấu thích hợp vào chỗ chấm và phát biểu lại bằng lời.
- Báo cáo cho thầy việc làm của nhóm.
C. Hoạt động luyện tập
	Giao cho học sinh làm bài tập 1 bài tập 2 bài tập 3 theo nhóm học tập, sau đó các nhóm trình bày trên bảng và các nhóm nhận xét.
	Cho học sinh làm tiếp các bài 3, bài 4, bài 5. Các nhóm báo cáo kết quả việc làm của nhóm.
D. Hoạt động vận dụng
	Giao về nhà.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
	Giao cho học sinh về thực hiện để tiết sau giáo viên kiểm tra.
Ngày dạy:
Tiết 3 - Bài 3: GHI SỐ TỰ NHIÊN
* Mục tiêu:
- Biết thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân.
- Hiểu cách ghi số và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong hệ thập phân.
- Biết đọc và viết các số La Mã không quá 30.
- thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán.
A. Hoạt động khởi động
- Cho học sinh chơi trò chơi “số và chữ số”
	- Cho học sinh đố nhau
	- Cho học sinh đổi vai cho nhau.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Phần a yêu cầu học sinh đọc thông tin trong tài liệu, tìm hiểu về số tự nhiên.
Phần b yêu cầu học sinh thảo luận thực hiện yêu cầu.
2. Phần a cho học sinh đọc thông tin trong tài liệu để biết các số trong hệ thập phân, biết ký hiệu tổng quát số có từ hai chữ số trở đi.
Phần b yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và báo cáo trước lớp, biết vị trí của một số.
Phần c cho học sinh làm cá nhân bài tập và trình bày trên bảng, các nhóm khác nhận xét.
3. Phần a yêu cầu học sinh thực hiện bài tập viết các số thập phân đã học ở lớp dưới.
Phần b yêu cầu học sinh đọc nội dung thông tin trong tài liệu về các số La Mã trong hệ thập phân từ I cho đến XXX.
C. Hoạt động luyện tập
	1. Phần a cho học sinh thảo luận làm bài tập sau đó báo cáo.
	Phần b học sinh làm cá nhân sau đó thảo luận và báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
	2. Cho học sinh làm bài tập biết cách viết tập hợp số tự nhiên nhiều phần tử.
3. Học sinh làm việc cá nhân, hoạt động trao đổi, các nhóm trình bày kết quả.
4. Học sinh thực hiện báo cáo kết quả.
5. Cho học sinh thực hiện thảo luận đọc các số La Mã.
D. Hoạt động vận dụng
	Giao cho học sinh về nhà.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
	Giao cho học sinh về thực hiện tiết sau kiểm tra.
Ngày dạy:
Tiết 4 - Bài 4: SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP. TẬP HỢP CON
* Mục tiêu
	- Biết đếm chính xác số phần tử của một tập hợp hữu hạn.
	- Hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
	- Hiểu được khái niệm tập hợp con và kais niệm hai tập hợp bằng nhau.
A. Hoạt động khởi động
	Cho học sinh thực hiện các hoạt động như tài liệu, quan sát các biểu thức để tìm hiểu về tập hợp, cách ký hiệu về tập hợp.
C. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đề nghị học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa để tìm hiểu tập hợp rỗng, tập hợp có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử hoặc không có phần tử nào.
2. Cho học sinh thực hiện ghi tập hợp để học sinh tự lấy được ví dụ về tập hợp, tập hợp con, ký hiệu chứa.
3. Học sinh biết viết tập hợp cá nhân sau đó trao đổi giữa các nhóm để đưa ra kết quả đúng. Lấy được ví dụ tập hợp và tập hợp con.
4. Học sinh nắm rõ hơn về tập hợp rỗng.
E- D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng
	Giao cho học sinh về nhà làm tiết sau giáo viên kiểm tra.
Ngày dạy:
Tiết 5 – Bài 5: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: 
	- Củng cố khái niệm tập hợp số tự nhiên, tập hợp con và các phần tử của một tập hợp.
	- Biết số phần tử của một tập hợp; biết kiểm tra một tập hợp là một tập hợp con của một tập hợp cho trước; biết viết một vài tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng ký hiệu chứa và rỗng.
C. Hoạt động luyện tập
	1. cho học sinh làm bài tập 1 để học sinh nắm được và biết cách viết tập hợp các số chẵn liên tiếp, tập hợp các số lẻ liên tiếp. Biết viết một tập theo yêu cầu đề bài.
	2. Cho học sinh thảo luận làm bài tập 2, học sinh nhớ lại cách tìm x, mỗi bài toán sẽ thể hiện một dạng tập hợp như tập hợp có một phần tử, tập hợp có nhiều phần tử, tập hợp có vô số phần tử, tập hợp rỗng.
	3. Học sinh suy nghĩ cá nhân sau đó trao đổi giữa các thành viên trong nhóm đẻ tìm ra đáp án N, tập hợp N.
	4. Cho học sinh thảo luận để học sinh làm được bài tập, nhớ lại cách viết tập hợp khác, đó là con, đồ vật. Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả những việc đã làm của nhóm.
D. Hoạt động vận dụng
	Giao cho học sinh về nhà làm, tiết sau kiểm tra.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
	 Giao cho học sinh về nhà làm, tiết sau kiểm tra.
Ngày dạy:
Tiết 6 + 7 Bài 6: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN
* Mục tiêu:
-Học sinh biết các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết phát biểu và viết dạng tổng quát các tính chất đó.
-Biết vận dụng các tính chất trên vào bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
- Biết vận dụng hơp lý các tính chất của phép cộng và phep nhân vào giải toán.
Tiết 1
A. Hoạt động khởi động
	1. Cho học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của tài liệu, để học sinh nhớ lại ký hiệu dấu +, x, các thành phần của phép cộng và phép nhân.
	2. Cho học sinh thực hiện phép tính để học sinh nhớ lại một số phép tính nhân.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
	1. Phần a giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin để học sinh nhớ lại ký hiệu của phép “+”, “ x”, Học sin nhớ lại các thành phần của phép tinh cộng và phép tinh nhân.
	Phần b Cho học sinh trong các nhóm thực hiện sau đó thảo luận giữa các thành viên trong nhóm. Báo cáo kết quả, các nhóm nhận xét.
	2. Phần a cho học sinh thực hiện các hoạt động như câu hỏi trong tài liệu.
	Học sinh thực hiện để học sinh phát biểu tính chất giao hoán, tính chất phân phối.
	Phần b yêu cầu học sinh đọc nội dung thông tin để học sinh nhớ lại tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân.
	Học sinh đọc phần chú ý để học sinh nắm được sự kết hợp giữa tính chất giao hoán và tính chất kết hợp.
	Phần c yêu cầu học sinh áp dụng hai tính chất trên để tính nhanh kết quả, thi đua giữa các nhóm, các nhóm trình bày cách giải trước lớp.
	3. Phần a đề nghị học sinh đọc thông tin để nắm được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, phép trừ.
	Phần b cho học sinh hoạt động sau đó trao đổi giữa các nhóm. Các nhóm báo cáo những việc đã làm.
	Tiết 2
C. Hoạt động luyện tập
	1. Cho học sinh đọc thông tin trong tài liệu và thực hiện giải bài toán, vận dung kiến thức đã học để giải bài tập.
	2. Đề nghị học sinh thực hiện giải bài tập 2 bằng cách áp dụng các tính chất đã học như tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, áp dụng cả hai tính chất trên để giải thuận tiện và nhanh nhất. Yêu cầu các nhóm thảo luận với nhau, trình bày kết quả, các nhóm nhận xét.
	3. Yêu cầu học sinh đọc thông tin phần hướng dẫn giải như sách tài liệu hướng dẫn, thảo luận và giải hai phần bài tập trong tài liệu, trong việc vận dụng các tính chất đã học. Các nóm báo cáo kết quả.
	4. Trong bài tập 4 này giáo viên hướng dẫn thực hiện sau đó cho học sinh làm để rút ra được dạng tổng quát khi thừa số tăng lên k lần, kết quả tăng như thế nào.
	5. Đề nghị học sinh thực hiện, thảo luận giữa các nhóm, bài này nhằm củng cố lại các tính chất đã học như tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, áp dụng cả hai tính chất trên để giải thuận tiện và nhanh nhất.
	6. Học sinh nghiên cứu phần hướng dẫn trong bài tập 6 cách giải. Yêu cầu các nhóm thảo luận và giải nhanh theo như hướng dẫn, báo cáo kết quả trước lớp cách thực hiện.
	7. Học sinh nghiên cứu phần hướng dẫn trong bài tập 7 cách giải. Yêu cầu các nhóm thảo luận và giải nhanh theo như hướng dẫn, báo cáo kết quả trước lớp cách thực hiện.
	8. Học sinh giải bài tập này nhằm củng cố lại cách tìm x đã học trong các lớp tiểu học.
D- E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng
	Giao cho học sinh về nhà làm tiết sau báo cáo kết quả làm việc ở nhà.
Ngày dạy:
Tiết 8 + 9 – Bài 7: PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA
Tiết 1
* Mục tiêu:
	Học sinh hiểu được khi nào thì kết quả của một phép trừ hai số tự nhiên là một số tự nhiên.
	- Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư.
	- Biết vận dụng kiế thức về phép trừ và phép chia để giải toán.
A. Hoạt động khởi động
	Cho học sinh thực hiện lần lượt các hoạt động trong tài liệu để học sinh nhớ lại ký hiệu phép tính trừ, các thành phần tong phép trừ, số bị trừ, số trừ, hiệu.
	 Được ôn lại một số phép tính của phép trừ.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
	1. Phần a cho học sinh đọc thông tin trong tài liệu để học sinh nhớ lại ký hiệu phép trừ bằng dấu “-“ 
	a – b = c
(Số bị trừ) ( Số trừ) ( hiệu)
Có thể viết ngược lại.
Phần b cho học sinh thực hiện làm bài tập củng cố lại cách tính đã học ở tiểu học về số tự nhiên. Yêu cầu thảo luận và báo cáo trước lớp.
Yêu cầu học sinh rút ra kết luận khi nào thì phép trừ thực hiện được, khi nào phép chia không thực hiện được.
2. Phần a đề nghị học sinh đọc thông tin để học sinh lại ký hiệu phép chia bằng dấu “:”, nhớ lại các thành phần trong phép chia.
a : b = c
( Số bị chia) ( số chia) ( Thương)
Có thể tính được số bị chia.
Phần b giao cho các em thảo luận và thực hiện phép chia có thể có dư hoặc không có dư, nhằm củng cố lại cách chia của phép chia hết và phép chia có dư.
3. Phần a cho học sinh đọc thông tin để học sinh nắm được phép chia hết, phép chia có dư.
Phần b cho học sinh thực hiện cá nhân sau đó thảo luận giữa các nhóm, nhằm củng cố lại cách chia của phép chia hết và phép chia có dư. Các báo cáo kết quả những việc làm của nhóm.
Tiết 2
C. Hoạt động luyện tập
	1. Đề nghị học sinh thực hiện bài toán tìm x củng cố lại cách tìm x, nhằm củng cố lại phép tính trừ. GV hướng dẫn học sinh một phần các phần còn lại học sinh thảo luận trong nhóm để tìm ra cách giải và kết quả.
	2. Cho học sinh đọc hướng dẫn cách làm trong tài liệu và giải bài tập 2, học sinh biết cách tính nhanh. Yêu cầu các nhóm thảo luận đưa ra kết quả.
	3. Cho học sinh đọc hướng dẫn cách làm trong tài liệu và giải bài tập 3, học sinh biết cách tính nhanh. Yêu cầu các nhóm thảo luận đưa ra kết quả.
	4. Cho học sinh trong nhóm thực hiện, các thành viên trong nhóm phân công tinh toán để thực hiện nhanh bài tập 4, báo cáo kết quả và so sánh giữa các nhóm. Nhằm củng cố lại phép chia hết, phép chia có dư.
	5. GV hướng dẫn học sinh thực hiện một phép tính , yêu cầu các nhóm thực hiện thảo luận , báo cáo kết quả các nhóm. Các nhóm nhận xét.
	6. Cho học sinh nghiên cứu nội dung đầu bài, thảo luận để tìm ra cách giải, tìm ra số dư.
	Từ các bài tập học sinh rút ra dạng tổng quát của số chia hết cho 2 là 2k. số dư 2k + 1.
D – E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng.
Giao cho học sinh về thực hiện tiết sau báo cáo.
Ngày dạy: 
Tiết 10 + 11. Bài 8: LUYỆN TẬP CHUNG
VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
Tiết 1
* Mục tiêu
- Học sinh được ôn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số tự nhiên.
- Làm được các phép chia hết và phép chia có dư trong trường hợp số chia không quá ba chữ số.
C. Hoạt động luyện tập
	1. Cho học sinh thực hiện bài toán nhằm củng cố cách tính các phép tính cộng, trừ, nhân, chia đơn giản.
	2. Cho học sinh phân công nhau trong nhóm thực hiện nhắm củng cố lại cách thực hiện các phép tính, vận dụng các tính chất đã học để giải nhanh bài tập, các thành viên trong nhóm thảo luận để đưa ra cách giải nhanh nhất trong cách tính giá trị biểu thức.
	3. Bài tập 3 cho học sinh thảo luận tìm ra cách tính nhanh, thực hiện trình tự các phép tính có ngoặc. 
Tiết 2
	4. Trong bài này học sinh nhớ lại việc vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Vận dụng các tính chất này, kết hợp nhiều tính chất để giải bài tập.
	5. Học sinh thảo luận theo nhóm để tìm ra cách giải hay nhất và nhanh nhất, củng cố lại bài toán tìm x. Trong bài toán phải có sử dụng các tính chất để giải nên có tính chất khó hơn tiểu học. Qua bài học sinh biết được cái hay khi áp dụng các tính chất.
D – E. Hoạt động vận dụng và tòm tòi, mở rộng
	Cho học sinh về nhà thực hiện tiết sau báo cáo kết quả.
Ngày dạy:
Tiết 12 + 13 – Bài 9: LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
Tiết 1
* Mục tiêu
- Học sinh hiểu được định nghĩa lũy thừa của một số tự nhiên, phân biệt được cơ số và số mũ.
- Hiểu quy tác nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
- Vận dụng được quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số để làm một bài toán cụ thể.
A – B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức
	1. Phần a cho học sinh đọc thông tin trong sách tài liệu tìm hiểu ví dụ, tích của nhiều thừa số bằng nhau.
	Phần b cho học sinh tìm hiểu thông tin nội dụng để học sinh nắm được quy tắc ký hiệu của phép nhân nhiều thừa số bằng nhau, cơ số và cơ số.
	Phần c cho học sinh đọc thông tin để học sinh nắm được cách đọc lũy thừa và cơ số. Học sinh thực hiện theo nhóm, báo cáo kết quả.
	Phần d Cho học sinh thảo luận theo nhóm trao đổi giữa các thành viên trong nhóm, báo cáo kết quả làm việc.
	Phần e Cho học sinh đọc thông tin để học sinh nắm được như thế nào gọi là bình phương, thế nào là lập phương, học sinh thực hiện cá nhân.
	Phần g học sinh thực hiện cá nhân, báo cáo kết quả.
	2. Phần a cho học sinh tính toán theo nhóm trong nhóm phân công nhau, báo cáo kết quả làm việc. Học sinh nhận xét mối quan hệ trong từng cặp biểu thức.
	Phần b cho học sinh đọc thông tin nội dung trong tài liệu để học sinh biết các lũy thừa cùng cơ số.
	Phần c cho học sinh thực hiện các hoạt động cá nhân.
Tiết 2 
C. Hoạt động luyện tập
	1. Yêu cầu học sinh thực hiện bài toán nhằm củng cố cách tính kết quả của phép tính có số mũ. Các em trong nhóm trao đổi với nhau.
	2. Cho học sinh thực hiện nhanh nhằm củng cố chắc nhân các lũy thừa cùng cơ số.
	3. Cho học sinh nhóm thực hiện cá nhân sau đó rao đổi giữa các thành viên trong nhóm.
	4. Cho học sinh thực hiện tiếp củng cố các phép tính nhân các lũy thừa cùng cơ số.
	5. Cho học sinh viết bình phương, lập phương của các số tự nhiên. Nếu học sinh không biết giáo viên có thể hướng dẫn.
	6. Cho học sinh dùng máy tính bỏ túi để tính lũy thừa cùng cơ số. Cho học sinh thực hành trước lớp.
D. Hoạt động vận dụng 
	Cho học sinh về nhà làm.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
	 Cho học sinh về thực hiện tiets sau báo cáo.
Ngày dạy:
Tiết 14 – Bài 10. CHIA HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ
* mục tiêu:
	- Học sinh hiểu quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số.
	- Vận dụng được quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số để làm một bài toán cụ thể.
A - B. Hoạt khởi động và hình thành kiến thức
	1. phần a cho học sinh thực hiện lần lượt các hoạt động sau nhằm củng cố lại quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số, tạo sự thắc mắc phép tính thực hiện trong hai phép chia. Hình thành cho học sinh phép chia hai lũy thừa cùng cơ số.
	Phần b cho học sinh đọc thông tin để học sinh nắm được quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số.
	Phần c cho học sinh thực hiện các phép tính nhằm kiểm tra kết quả phép chia hai lũy thừa cùng cơ số.
	Phần d học sinh thực hiện sâu hơn phép chia hai lũy thừa cùng cơ số. Cho học sinh thảo luận theo nhóm.
	2. Phần a cho học sinh nghiên cứu thông tin trong tài liệu, bước đầu hình thành cách viết một số dưới dạng tổng các lũy thừa của 10.
	Phần b cho học sinh kiến thức tỏng quát như một kết luận.
C. Hoạt động luyện tập
	1. Cho học sinh thảo luận theo nhóm làm bài tập nhằm củng cố phép chia hai lũy thừa cùng cơ số.
	2. Bài tập 2 cho học sinh thực hiện cá nhân nhằm phát huy tính tự giác, tự lập.
	3. Cho học sinh thực hiện theo hai cách.
	4. Bài tập 4 học sinh được củng cố cách viết các số tự nhiên dưới dạng các lũy thừa của 10.
D. Hoạt động vận dụng
	Cho học sinh thực hiện các bài tập cá nhân sau đó thảo luận trao đổi theo nhóm, báo cáo kết quả trước lớp.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
	Cho học sinh về nhà thực hiện sau đó báo cáo vào tiết sau.
Ngày dạy:
Tiết 15 – Bài 11. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH
	* Mục tiêu:
	- Học sinh biết vận dụng các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong biể thức để tính đúng giá trị của biểu thức.
A. Hoạt động khởi động
	Phần a đề nghị học sinh đọc các thông tin về thứ tự thực hiện các phép tính nhằm nhớ lại thứ tự thực hiên các phép tính đã học ở tiể học.
	Phần b Cho học sinh thực hiện các phép tính nhằm nhớ lại thứ tự thực hiên các phép tính đã học ở tiể học: nhân, chia trước cộng, trừ sau.
	Phần c yêu cầu học sinh đọc và làm nhằm cuảng cố thứ tự thực hiện các phép tính có ngoặc thì thực hiện trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
	1. Cho học sinh đọc thông tin để biết thứ tự thực hiện các phép tính.
	2. Cho học sinh thực hiện nhằm củng cố tính các phép tính nhân hai lũy thừa cùng cơ số, chia hai lũy thừa cùng cơ số, thứ tự thực hiện các phép tính.
	3. Nhằm tìm ra cách người ta đã thực hiện bài toán.
C. Hoạt động luyện tập
	1. Cho học sinh làm bài tập 1 nhằm củng cố tính các phép tính nhân hai lũy thừa cùng cơ số, chia hai lũy thừa cùng cơ số, thứ tự thực hiện các phép tính.
	2. Bài tập 2 cho học sinh thực hiện theo nhóm, củng cố thứ tự thực hiện các phép tính có ngoặc.
	3. Bài 3 củng cố thứ tự thực hiện các phép tinh, củng cố bài toan tìm x. Học sinh báo cáo trước lớp.
D - E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng.
	Cho học sinh về thực hiện tiết sau báo cáo trước lớp.
Ngày dạy:
Tiết 16 –17- Bài 12. LUYỆN TẬP CHUNG
* Mục tiêu:
	- Học sinh biết vận dụng các quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức để tính đúng giá trị của biểu thức.
	- Rèn luyện kỹ năng thực hành giải toán.
D. Hoạt động luyện tập
1. Cho học sinh thực hiện theo nhóm, báo cáo kết quả trước lớp. Yêu cầu học sinh nêu cách tính, thứ tự thực hiện khi tính toán, nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì thực hiện nhân, chia trước cộng, trừ sau.Trong phép tính có ngoặc ta thực hiện trong ngoặc nào trước. Học sinh trả lời thực hiện ngoặc trong trước.
2. Bài toán 2 củng cố lại trình tự thực hiện phép tính, củng cố lại phép tính tìm x.
3. Bài 3 học sinh vận dụng các tính chất để tính một cách thích hợp.
4. Bài 4 nhằm giải bài toán vận dụng.
5. Học sinh điền dấu = > < sau khi vận dụng các phép tính, có cả phép tính nâng lên lũy thừa. Báo cáo kết quả.
D. Hoạt động vận dụng
	Giao cho học sinh về nhà, tiết sau báo cáo.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
	Giao cho học sinh về nhà, tiết sau báo cáo.
Ngày dạy:
Tiết 18 + 19. Bài 13: TÍNH CHẤT CHIA HẾT CỦA MỘT TỔNG
Tiết 1
* Mục tiêu:
	- Học sinh biết các tính chất chia hết của một tổng, một hiệu.
	- Biết nhận ra một tổng của hai, hay nhiều số, một hiệu của hai hay nhiều số chia hết cho một số mà không cần tính giá trị của tổng, hiệu đó.
	- Biết sử dụng các ký hiệu chia hết và không chia hết.
A – B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức
1. Phần a cho học sinh đọc thông tin trong sách và trả lồ câu hỏi để học sinh nhớ lại phép chia hết, phép không chia hết.
Phần b cho học sinh đọc thông tin nắm dạng tổng quát của phép chi hết và phép không chia hết.
Phần c yêu cầu học sinh đọc thông tin trả lời câu hỏi.
2. Phần a đề nghị học sinh đọc thông tin qua đó học sinh nắm được khi nào thì một tổng chia hết cho một số. Ghi nhớ dạng tổng quát.
Phần b học sinh đọc nội dung nhớ mọt số ký hiệu, dạng tổng quát của một tổng chia hết cho một số.
Cho học sinh nghiên cứu và ghi nhớ phần chú ý.
Phần c cho học sinh vận dụng dạng tổng quát của một tổng cí chia hết cho một số hay không.
	3. Phần a cho học sinh đọc thông tin để trả lời câu hỏi trong tài liệu tự tìm ra một tổng chia hết cho 4.
	Một tổng trong đó một số không chi a hết cho 5. Học sinh rút ra nhận xét.
	Phần b đề nghị học sinh đọc thông tin trong tài liệu để nắm được dạng tổng quát của phép không chia hết của một tổng.
	Yêu cầu học sinh ghi nhớ phần chú ý, khi thực hiện phép trừ cũng tương tự.
	Phần c cho học sinh áp dụng thực hiện bài tập. Yêu cầu học sinh báo cáo trước lớp.
	Tiết 2
C. Hoạt động luyện tập
	1. Học sinh làm bài tập 1 củng cố tính chất chia hết của một tổng.
	2. Bài tập 2 củng cố tính chất chia hết của một hiệu.
	3. Củng cố tính chất chia hết của một tổng với nhiều số hạn
	4. Học sinh làm bài tập trắc nghiệm về tính chất chia hết của một tổng hoặc một hiệu.
	5. Bài toán trong bài tập 5 nhằm vận dụng tính chất chia hết của một tổng vào giải bài toán khó, củng cố bài toán tìm x.
D – E. Hoạt động vận dụng tìm tòi, vận dụng
 	Giao cho học sinh về thực hiện tiết sau báo cáo kết quả trước lớp.
Ngày dạy:
Tiết 20 + 21. Bài 14: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, CHO 5
	Tiết 1
* Mục tiêu
	- Học sinh hiểu được dấu hiệu chi hết cho 2, cho 5.
	- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết để nhận biết một số, một tổng ( hiệu) chia hết cho 2, cho 5.
A. Hoạt động khởi động
	Cho học sinh thực hiện các hoạt động chia để học sinh bước đầu nhận dạng những số chia hết cho 2, những số chia hết cho 5, những số chia hết ch 4.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
	1. Phần a tìm ra những số thay vào x để được số có 3 chữ số chia hết cho 2, không chia hết cho 2. Qua đó yêu cầu học sinh rút ra kết luận số có chữ số tận cùng là số chẵn thì chia hết cho 2, số co s chữ số tận cùng là lẻ thì không chia hết cho 2.
	Phần b cho học sinh đọc phần kết luận dấu hiệu chi hết cho 2.
	Phần c cho học sinh vận dụng dấu hiệu chi hết cho 2 để tìm x giải bài tập vận dụng.
	2. Phần a cho học snh làm bài tập tìm số thích hợp thay vào x để được một số chia hết cho 5, x sẽ là 0 hoặc 5, học sinh rút ra kết luận dấu hiệu chia hết cho 5.
	Phần b học sinh đọc thông tin kết luận dấu hiệu chi hết cho 5.
	Phần c học sinh vận dụng dấu hiệu chia hết cho 5 để giải bài tập đó. báo cáo kết quả.
Tiết 2
C. Hoạt động luyện tập
	1. Qua học sinh thực hiện bài tập 1 theo cá nhân nhằm củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, số vừa chia hết cho 2 và cho 5. Học sinh trả lời nhanh.
	2. Bài tập 2 cho học sinh thảo luận theo cặp, trao đổi trong nhóm, củng cố lại tính chất chia hết của một tổng, một hiệ, báo cáo kết quả trước nhóm.
	3. Học sinh thực hiện bài 3 nhằm củng cố phép chia có dư, phép chia hết.
	4. Bài tập 4 học sinh thực hiện bài toán tìm số sao cho số có ba chữ số chia hết cho 2, cho 5, chia hết cho 2 và cho 5. Báo cáo kết quả trước nhóm, trước lớp.
D – E. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng
	Cho học sinh về nhà thực hiện tiết sau báo cáo.
Ngày dạy:
Tiết 22 – 23. Bài 15: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9
Tiết 1
* Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết để nhận biết một số, một tổng( hiệu) chia hết cho 9, chia hết cho 3./
A. Hoạt động khởi động
Cho học sinh thực hiện lần lượt các hoạt động, để biết số nào chia hết cho 9, cho 3
- Học sinh đọc nội dung trong sách và suy nghĩ trả lời.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Cho học sinh đọc nội dung trong sách để nhận biết một số chia hết cho 9.
- Từ ví dụ trong sách học sinh rút ra nhận xét.
2. Cho học sinh đọc nội dung trong tài liệu và rút ra nhận xét, ketys luận 1, kết luận 2 ( Tổng các chữ số chia hết cho9 thì số đó cia hết cho 9).
-Cho học sinh vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để nhận biết một số có chia hết cho 9 hay không.
3. Cho học sinh đọc và rút ra nhận xét xem số nào chia hết cho 3. Học sinh rút ra kết luận 1, kết luận 2.
- Học sinh rút ra nhận xét chung.
- Cho học sinh làm bài tập vận dụng dáu hiệu chia hết cho 3.
	Tiết 2
C. Hoạt động luyện tập
- Bài tập 1 cho học sinh dựa vào các dấu hiệu chia hết cho 3 để nhận biết một số có chia hết cho 3, cho 9 hay không. Tìm các số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9.
Bài 2 cho học sinh dựa vào dấu hiệu chia hết để nhận biết một hiệu hay một tổng có chia hết cho 3, hay 9.
Bài tập 3 Biết lấy một số chia hết cho 3, cho 9.
- BÀi này cho học sinh hoạt động theo nhóm.
D. E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng
- Cho học sinh vận dụng dáu hiệu chia hết để giải bài toán.
- Biết tìm một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9.
- Bài 3 Cho học sinh ghép các số để được một số chia hết cho 3, cho 9. Bài này cho học sinh hoạt động theo nhóm.
Ngày dạy:
Tiết 24. Bài 16: ƯỚC VÀ BỘI
* Mục tiêu:
- Học sinh biết thế nào là ước và bội của một số tự nhiên.
- Biết cách xác đinh tập các ước, các bội của một số tự nhiên.
A.B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức
1. Cho hoc sinh trao đổi theo cặp.-
- Cho học sinh đọc nội dung trong nắm được số 0 không là ước của số nào nhưng lại là bọi của tất cả các số.
- Cho học sinh làm vìa tập áp dụng về ước và bội.
2. Cho học sinh trao đổitheo nhóm.
- Phần b học sinh đọc thông tin để nắm được kí hiệu ước và bội.
-Phần c cho học sinh làm bài tập ước, bội của một số. Học sinh báo cáo kết quả trước lớp.
C. Hoạt động luyện tập
- Bài tập 1 học sinh vận dụng ước và bội để nhận biết các khẳng định sau đúng hay sai.
- Bài tập 2 cho học sinh đọc thông tin và viết tập hợp các ước, các bội của một số.
D. Hoạt động vận dụng
Cho học sinh chơi trò chơi đua ngựa về đích.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Cho học sinh về nhà tìm hiểu tiết sau báo cáo.
Ngày dạy:
Tiết 25 - 26. Bài 17: SỐ NGUYÊN TỐ. HỢP SỐ.
 BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ
* Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết số nguyên tố, hợp số. Làm quen với bảng số nguyên tố.
- Biết vận dung một cách hợp lí để nhận biết một số là số nguyên tố.
A. Hoạt động khởi động
1. Cho học sinh chơi trò chơi phân tích số. Em và bạn chọn vài số khác.
2. Học sin thực hiện các hoạt động
+ Viết số là ước của a, chỉ ra các số có nhiều hơn hai ước, thảo luận cặp đôi chọn số chỉ có hai ước.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Phần a cho học sinh đọc nội dung trong sách thế nào là số nguyên tố, hợp số.
- Vận dụng tìm các số nguyên tố nhỏ hơn 10S.
2. Cho học sinh tìm các số nguyên tố.
Học sinh đọc tìm các số nguyên tố.
- Học sinh trả lời câu hỏi trong sách.
Phần c học sinh đọc sau đó hoạt động sau đó báo cáo trước lớp.
C. Hoạt động luyện tập
- Bài tập 1 học sinh tìm số nguyên tố.
- Bài 2 học sinh dùng kí hieuj để tìm số nguyên tố thuộc hoặc không thuộc.
- Bài 3 học sinh dùng bảng số nguyên tố để tra xem các số đã cho số nào là số nguyên tố.
- Bài 4 học sinh biết tìm số nguyên tố.
D.E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng
- Cho học sinh về nhà thực hiện tioeets sau báo cáo.
Ngày dạy: 
Tiết 27 + 28. Bài 18: PHÂN TÍCH MỘT SỐ 
RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ
	Tiết 1
* Mục tiêu:
Học sinh: - Biết cách phân tích một số ra thừa số nguyên toostrong những trường hợp đơn giản, biết dung lũy thừa để viết gọn dạng phân tích.
	- Biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
A. Hoạt động khởi động
	1. Cho học sinh chơi trò chơi như hướng dẫn trong tài liệu. Qua trò chơi đó học sinh nắm được cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
	2. Cho học sinh chơi trò chơi chéo nhau như hướng dẫn trong tài liệu.
	3. Học sinh trả lời: Phân tích một số rs thừa số nguyên tố là gì?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
	1. Cho học sinh đọc thong tin trong sách tài liệu. Qua thong tin đó học sinh nắm được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố, thế nào là hợp số.
Phần b đề nghị học sinh thực hiện phân tichsra thừa số nguyên tố ( dung sơ đồ cây để phân tích). 
	2. Phần a cho học sinh đọc thông tin trong tài liệu để nắm được cách phân tích ra thừa số nguyên tố theo cột dọc. Kết luận kết quả phân tích một s

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_khoi_6_chuong_trinh_ca_nam_ban_hay.doc