Giáo án Đại số Khối 6 - Tiết 27: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

Giáo án Đại số Khối 6 - Tiết 27: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

2. Kĩ năng:

- Biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong trường hợp đơn giản, biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích.

- HS biết vận dụng hợp lý các kiến thức về chia hết đã học để phân tích 1 hợp sô ra thừa số nguyên tố. Vận dụng linh hoạt các dấu hiệu chia hết khi phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố .

- Kỹ năng liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức cẩn thận, .

- Học tập nghiêm túc, tự giác, hợp tác; Yêu thích môn học;

- Mở rộng và nâng cao tầm hiểu biết về vốn kiến thức thực tế, từ đó có thể định hướng nghề nghiệp.

4. Năng lực:

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác nhóm.

- Năng lực quan sát; Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ Toán học.

- Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức Toán học vào cuộc sống.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên (GV)

- Soạn giảng; đồ dùng dạy học;

2. Học sinh (HS)

- Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan;

- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV.

III. Tiến trình tiết học

A. Ổn định tổ chức lớp.

B. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi 1: Thế nào là số nguyên tố, thế nào là hợp số. Cho ví dụ?

 Trả lời:

- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 , chỉ có hai ước là 1 và chính nó.

 Ví dụ : 7 , 17

- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 , có nhiều hơn hai ước .

 Ví dụ : 6 , 12

Câu hỏi 2: Viết các số nguyên tố nhỏ hơn 20?

 - Số nguyên tố nhỏ hơn 20 là :

 2 , 3 , 5 , 7 , 11 , 13 , 17, 19

 

docx 4 trang tuelam477 3130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Khối 6 - Tiết 27: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	Ngày soạn: 
Ngày dạy: ...
Tiết 27: PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS hiểu thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
2. Kĩ năng:
- Biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong trường hợp đơn giản, biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích.
- HS biết vận dụng hợp lý các kiến thức về chia hết đã học để phân tích 1 hợp sô ra thừa số nguyên tố. Vận dụng linh hoạt các dấu hiệu chia hết khi phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố .
- Kỹ năng liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức cẩn thận, .
- Học tập nghiêm túc, tự giác, hợp tác; Yêu thích môn học;
- Mở rộng và nâng cao tầm hiểu biết về vốn kiến thức thực tế, từ đó có thể định hướng nghề nghiệp.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác nhóm.
- Năng lực quan sát; Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ Toán học.
- Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức Toán học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên (GV)
- Soạn giảng; đồ dùng dạy học;
2. Học sinh (HS)
- Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan;
- Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV.
III. Tiến trình tiết học
A. Ổn định tổ chức lớp.
B. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Thế nào là số nguyên tố, thế nào là hợp số. Cho ví dụ?
	Trả lời: 
- Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 , chỉ có hai ước là 1 và chính nó. 
 Ví dụ : 7 , 17 
- Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 , có nhiều hơn hai ước .
 Ví dụ : 6 , 12 
Câu hỏi 2: Viết các số nguyên tố nhỏ hơn 20?
	- Số nguyên tố nhỏ hơn 20 là : 
 2 , 3 , 5 , 7 , 11 , 13 , 17, 19 
C. Học bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động.
* Hình thức tổ chức: Nhóm nhỏ; cá nhân
* Mục tiêu: Hình thành khái niệm thừa số nguyên tố.
* Các bước thực hiện hoạt động:
GV cho HS làm ví dụ sgk:
Có nhận xét gì về các thừa số ở kết quả ?
GV nhận xét, bổ sung và chốt kt;
GV đặt vấn đề vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động tìm hiểu mục 1.
* Hình thức tổ chức: Nhóm nhỏ; cá nhân
* Mục tiêu: Nắm được khái niệm thừa số nguyên tố.
* Các bước thực hiện hoạt động:
G_ĐVĐ vào bài như Sgk/48.
G_Treo bảng phụ ghi số ghi nội dung ví dụ (Sgk/48).
H_Suy nghĩ tìm cách trình bày.
G_Cho HS nêu một vài kết quả.
G_Hướng dẫn lại cách phân tích theo cách dùng sơ đồ cây:
G_Ghi lại các kết quả:
300 = ... = 2.3.2.5.5.
G_Hãy cho biết các số 2; 3; 5 là những số như thế nào ?.
H_Là những số nguyên tố.
G_Làm như trên là ta đã phân tích số 300 ra thừa số nguyên tố. Vậy phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì ?.
H_Nêu cách làm.
G_Ta thấy các số 2; 3; 5 đều không phân tích thêm được nữa, do vậy thừa số nguyên tố của mỗi số nguyên tố là chính nó.
G_Cho HS làm tiếp ví dụ 2
H_Phân tích theo sơ đồ cây, cho kết quả:
13= 1.13; 15 = 1.15; 18 = 3.6; 19 = 1.19
G_Nhận xét xem trong 4 số trên, số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số ?
H_Trả lời
G_Ta có thể thấy mọi hợp số đều có thể phân tích được ra thừa số nguyên tố.
1. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì ?.
a.Ví dụ : 
Ví dụ 1: Phân tích số 300 dưới dạng tích của nhiều thừa số lớn hơn 1.
 300 = 2.3.2.5.5 
 300 = 3.2.5.2.5 
 300 = 3.2.2.5.5
- Các số 2 , 3 , 5 là các số nguyên tố. Ta có 300 được phân tích ra thừa số nguyên tố. 
- Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố .
Ví dụ 2: Viết các số sau: 13, 15, 18, 19 dưới dạng tích các thừa số nguyên tố ?
b.Chú ý : 
- Dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của mỗi số nguyên tố là chính số đó.
- Mọi hợp số đều phân tích ra thừa số nguyên tố .
Hoạt động tìm hiểu mục 2. 
* Hình thức tổ chức: Nhóm nhỏ; cá nhân
* Mục tiêu: HS Biết cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố; thực hành thành thạo.
* Các bước thực hiện hoạt động:
G_Hướng dẫn HS phân tích theo dạng cột dọc
Ví dụ:
300
150
75
25
5
1
2
2
3
5
5
300
60
12
4
2
1
5
5
3
2
2
Do đó 300 = 2.2.3.5.5 300 = 5.5.3.2.2
G_Dùng luỹ thừa viết gọn, ta được:
300 = 2.2.3.5.5 = 22. 3.52
G_Hãy so sánh kết quả này với kết quả phân tích bằng sơ đồ cây? Rút ra nhận xét.
H_Nêu nhận xét.
G_Nêu chú ý: Viết các thừa số nguyên tố từ nhỏ đến lớn.
2. Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
300
150
75
25
5
1
2
2
3
5
5
300
60
12
4
2
1
5
5
3
2
2
@ Nhận xét : Dù phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng cách nào thì cuối cùng ta cũng được cùng một kết quả.
b. Chú ý : 
 @ Trong cách phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố, không yêu cầu phải xét phép chia cho các số nguyên tố từ nhỏ đến lớn, nhưng khi viết kết quả thì nên viết các ước nguyên tố theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và viết gọn dưới dạng lũy thừa. Đồng thời vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 đã học để xét tính chia hết.
3. Hoạt động 3: Luyện tập.
* Hình thức tổ chức: Nhóm nhỏ; cá nhân
* Mục tiêu: Củng cố; thực hành phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
* Các bước thực hiện hoạt động:
G_Cho HS làm phần .
H_Làm vào phiếu học tập theo nhóm.
_Nộp phiếu làm bài và trình bày bảng.
HD: 
420
210
105
35
7
1
2
2
3
5
7
7
Vậy 420 = 22. 3. 5.
G_Nêu chú ý: Trong quá trình phân tích ta nên quan sát kỹ các số và sử dụng lần lượt các dấu hiệu 
4. Hoạt động 4: Vận dụng.
* Hình thức tổ chức: Nhóm nhỏ; cá nhân
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức chung.
* Các bước thực hiện hoạt động:
cho HS vận dụng với Bài 125 (Sgk/50)
HD: a, 60 = 22. 3.5 b, 84 = 22. 3.7 c, 285 = 3.5.19 
Bài tập 126 (Sgk/50)
G_đưa ra bảng phụ bảng sau cho học sinh dễ quan sát và sửa.
Cách phân tích của An
Sai
Đúng
Sửa lại cho đúng
120 = 2.3.4.5 
306 = 2.3.51 
567 = 92.7 
Bài 125 (Sgk/50)
HD: a, 60 = 22. 3.5 b, 84 = 22. 3.7 c, 285 = 3.5.19 
Bài 126 (Sgk/50)
Cách phân tích của An
Sai
Đúng
Sửa lại cho đúng
120=2.3.4.5
x
120=23.3.5
306 =2.3.51
x
306=2.32.17
567 = 92.7
x
567=34.7
5. Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng.
* Hình thức tổ chức: Nhóm nhỏ; cá nhân
* Mục tiêu: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng máy tính bỏ túi.
* Các bước thực hiện hoạt động:
GV Hướng dẫn HS cách Phân tích một số ra thừa số nguyên tố bằng máy tính bỏ túi.
D. Rút kinh nghiệm bài học.
- Nhận xét ý thức làm việc của nhóm, của cá nhân;
- Khái quát kết quả đạt được của bài học.
E. Dặn dò học sinh, hước dẫn học sinh chuẩn bị bài mới.
- Xem lại cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố theo cột dọc và viết kết quả dưới dạng luỹ thừa.
- Làm bài tập: 127; 128 (Sgk/50); 159; 160; 161; 162 (Sbt/22).
F. Rút kinh nghiệm, điều chỉnh.
...................... .... .................. 
Ngày .....tháng ....năm.......
Ký xác nhận của BGH:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_khoi_6_tiet_27_phan_tich_mot_so_ra_thua_so_ng.docx