Giáo án Đại số Lớp 6 - Bài 17: Ước chung lớn nhất - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Hà Giang

Giáo án Đại số Lớp 6 - Bài 17: Ước chung lớn nhất - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Hà Giang

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số, thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau.

2. Kĩ năng:

- Biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm ƯC của hai hay nhiều số.

- Biết tìm ƯCLN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể.

- Biết vận dụng tìm ƯC và ƯCLN trong các bài toán thực tế đơn giản.

3. Thái độ: Tự giác, tích cực trong việc phân tích ra thừa số nguyên tố để tìm ƯCLN.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tư duy, sáng tạo, tính toán, tự học; hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ toán học.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tìm ước, ước chung, ước chung lớn nhất; năng lực phân tích một số ra thừa số nguyên tố để tìm ƯCLN.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, các dạng toán,.

2. Học sinh: Xem trước bài, chuẩn bị dụng cụ học tập, SGK toán 6.

 

docx 4 trang tuelam477 4670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Bài 17: Ước chung lớn nhất - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9	Ngày soạn: 01/11/2020
Tiết 26	Ngày dạy: 04//11/2020
§17: ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là ƯCLN của hai hay nhiều số, thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau.
2. Kĩ năng: 
- Biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm ƯC của hai hay nhiều số.
- Biết tìm ƯCLN một cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể.
- Biết vận dụng tìm ƯC và ƯCLN trong các bài toán thực tế đơn giản.
3. Thái độ: Tự giác, tích cực trong việc phân tích ra thừa số nguyên tố để tìm ƯCLN.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, sáng tạo, tính toán, tự học; hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ toán học.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tìm ước, ước chung, ước chung lớn nhất; năng lực phân tích một số ra thừa số nguyên tố để tìm ƯCLN.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: SGK, bảng phụ, các dạng toán,...
2. Học sinh: Xem trước bài, chuẩn bị dụng cụ học tập, SGK toán 6.
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá:
Nội dung
Nhận biết
(M1)
Thông hiểu
(M2)
Vận dụng
(M3)
Vận dụng cao
(M4)
Ước chung lớn nhất.
Biết được thế nào là ƯCLN 
Tìm được ước, ƯC, ƯCLN của hai số.
Biết cách tìm ƯCLN.
Tìm được ƯCLN của hai số theo cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
Tìm được ƯCLN của nhiều số.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Câu hỏi:
- Viết các tập hợp sau: Ư(12), Ư(30), ƯC (12, 30).
- Trong các ước chung của 12 và 30, ước chung nào là lớn nhất?
Trả lời:
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}
ƯC (12, 30) = {1; 2; 3; 6}
- 6 là ước chung lớn nhất của 12 và 30.
KHỞI ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG 1: Tình huống xuất phát (1 phút)
-Mục tiêu: Kích thích tính ham học hỏi, tìm tòi kiến thức mới của HS.
-Phương pháp dạy học: Đặt vấn đề.
-Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, cả lớp nghiên cứu.
- Phương tiện dạy học: Phấn màu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Có cách nào để tìm ƯCLN của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các ước của mỗi số không?
HS dự đoán.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG 2: Ước chung lớn nhất (10 phút)
- Mục tiêu: HS nắm được thế nào là ƯCLN, biết cách tìm ƯCLN.
- Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, đọc và nghiên cứu tài liệu, vấn đáp.
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cả lớp học tập.
- Phương tiện dạy học: Thước thẳng, bảng phụ.
Hoạt động của giáo viên - học sinh 
Nội dung
GV giao nhiệm vụ học tập 
GV: Từ câu hỏi b ở phần kiểm tra bài cũ GV giới thiệu ước chung lớn nhất và kí hiệu.
? Thế nào là ước lớn nhất?
? Các ước chung của 12, 30 (1; 2; 3; 6) và ước chung lớn nhất của 12, 30 (là 6) có quan hệ gì với nhau?
GV giới thiệu nhận xét trong SGK.
? Tìm ƯCLN (15, 1); ƯCLN (12, 30, 1)?
GV giới thiệu chú ý trong SGK.
Theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
GV chốt lại kiến thức.
1. Ước chung lớn nhất:
Ví dụ 1: 
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}
ƯC (12, 30) = {1; 2; 3; 6}
6 là ước chung lớn nhất của 12 và 30
* Kí hiệu: ƯCLN (12, 30) = 6
* Ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số là số lớn nhất trong tập hợp các ước chung của các số đó.
*Nhận xét: (SGK – Tr.54)
*Chú ý: (SGK – Tr.55)
ƯCLN (a, 1) = 1
ƯCLN (a, b, 1) = 1
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm ước chung lớn nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố (20 phút)
- Mục tiêu: HS biết cách tìm ƯCLN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
- Phương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, đọc và nghiên cứu tài liệu, vấn đáp.
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cả lớp học tập, nghiên cứu.
- Phương tiện dạy học: Thước thẳng, bảng phụ.
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung
GV giao nhiệm vụ học tập.
GV nêu ví dụ 2 trong SGK và hướng dẫn HS thực hiện theo 3 bước:
- Phân tích các số ra thừa số nguyên tố => Bước 1
- GV giới thiệu các thừa số nguyên tố chung => Bước 2
- GV hướng dẫn lập tích tính ƯCLN => Bước 3
- GV chốt kiến thức và treo bảng phụ quy tắc.
- Yêu cầu HS làm ?1, ?2
Từ ?2, GV giới thiệu các số nguyên tố cùng nhau => chú ý
Theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
GV chốt lại kiến thức.
2. Tìm ước chung lớn nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố:
Ví dụ 2: Tìm ƯCLN (36, 84, 168)
- Bước 1: Phân tích các số ra thừa số nguyên tố 
36=22.3
84=22.3 . 7
168=23.3 . 7
- Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung là 2 và 3
- Bước 3:
ƯCLN (36, 84, 168) = 22.3=12
* Quy tắc: (SGK – Tr.55)
?1 12=22.3
30 = 2 . 3 . 5
ƯCLN (12, 30) = 2 . 3 = 6
?2
8=23;9=32
ƯCLN (8, 9) = 1
ƯCLN (12, 15) = 1
ƯCLN (24, 16, 8) = 8
* Chú ý: (SGK – Tr.55)
3. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG (7 phút):
- Mục tiêu: HS áp dụng được các kiến thức đã học để giải bài tập.
- Phương pháp dạy học: Đọc và nghiên cứu tài liệu, vấn đáp.
- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cả lớp học tập, nghiên cứu.
- Phương tiện dạy học: Thước thẳng, bảng phụ, phấn màu.
Hoạt động của giáo viên – học sinh 
Nội dung 
GV giao nhiệm vụ học tập.
- Cho HS làm bài 139 SGK Tr.56
Bài 139:
a) 56 = 23.7; 140 = 22.5.7
ƯCLN (56, 140) = 22.7 = 4.7 = 28
b) 24 = 23.3; 84 = 22.3.7; 
180 = 22.32.5
ƯCLN (24, 84, 180) = 22.3 = 12
c) 60 = 22.3.5; 180 = 22.32.5
ƯCLN (60, 180) = 22.3.5 = 60
d) ƯCLN (15, 19) = 1
4. TÌM TÒI MỞ RỘNG:
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút):
- Học bài theo vở ghi kết hợp với SGK.
- Làm bài tập 140, 141 (SGK – Tr.56)
- Tiết sau tiếp tục thực hiện ở mục 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_6_bai_17_uoc_chung_lon_nhat_nam_hoc_2020.docx