Giáo án Đại số Lớp 6 - Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên - Tiết 1, Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang

Giáo án Đại số Lớp 6 - Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên - Tiết 1, Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - HS được làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.

- HS biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp.

- HS nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.

2. Kĩ năng:

 - HS viết được một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu .

3. Thái độ:

 - Có thái độ hợp tác tích cực. HS có tư duy linh hoạt khi dùng các cách khác nhau để viết một tập hợp.

=> Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về các khái niệm tập hợp, kí hiệu tập hợp, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán,

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

*GV: - Phương tiện: Phấn màu, giáo án,SHD học toán 6.

- PP: Vấn đáp, trực quan, trò chơi, hợp tác nhóm nhỏ, luyện tập thực hành, nêu và giải quyết vấn đề, sơ đồ tư duy, dạy học dự án, .

- KTDH: KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao nhiệm vụ.

*HS: Sách hướng dẫn học toán 6; đồ dùng học tập và nghiên cứu bài mới

 

doc 14 trang tuelam477 3190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên - Tiết 1, Bài 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12.8.2019. Ngày dạy: 19.8.2019
TUẦN 1
CHƯƠNG I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Tiết 1: §1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - HS được làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.
- HS biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp.
- HS nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
2. Kĩ năng: 
 - HS viết được một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu . 
3. Thái độ:
 - Có thái độ hợp tác tích cực. HS có tư duy linh hoạt khi dùng các cách khác nhau để viết một tập hợp.
=> Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về các khái niệm tập hợp, kí hiệu tập hợp, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán, 
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. CHUẨN BỊ
*GV: 	- Phương tiện: Phấn màu, giáo án,SHD học toán 6.
- PP: Vấn đáp, trực quan, trò chơi, hợp tác nhóm nhỏ, luyện tập thực hành, nêu và giải quyết vấn đề, sơ đồ tư duy, dạy học dự án, ...
- KTDH: KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao nhiệm vụ.
*HS: Sách hướng dẫn học toán 6; đồ dùng học tập và nghiên cứu bài mới
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Sĩ số lớp 6A: /33. Vắng: ĐT cho GĐ
2. Kiểm tra bài cũ: 
	GV làm quen với HS; HDHS cách học bài và ghi bài trên lớp; Giới thiệu chương trình SGK toán 6 cùng các Kiến thức cần đạt chương I, đặc biệt là cách sử dụng triệt để có hiệu quả cao nhất cuốn SHDH Toán 6. GV chiếu 5 nội dung HĐ cho HS đọc.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động khởi động
*Mục tiêu: HS bước đầu được làm quen với khái niệm tập hợp, mong muốn được tìm hiểu về những tập hợp trong toán học và trong thực tế đời sống.
*Dự kiến PP, KTDH: Trò chơi
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến
tình huống
*Nội dung: HS thông qua trò chơi hát tập thể kể được tên các đồ dùng học tập xuất hiện trong bài hát.
*Cách thức tổ chức: 
-GV: Yêu cầu CTHĐTQ cho lớp khởi động hát tập thể bài “Mái trường mến yêu” và y/c bạn nào phát hiện nhanh nhất: Có bao nhiêu đồ dùng học tập xuất hiện trong bài hát?
-CTHĐTQ: Cho cả lớp hát và trả lời câu hỏi. 
GV: Biểu dương và đvđ vào bài.
HS kể được tên tất cả các đồ dùng học tập: bàn, ghế, sách, vở, mực, bút, phấn, bảng.
HS thực hiện được nhiệm vụ
B. Hoạt động hình thành kiến thức
*Mục tiêu: 
- HS được làm quen với khái niệm tập hợp qua các ví dụ về tập hợp thường gặp trong toán học và trong đời sống.
- HS biết dùng các thuật ngữ tập hợp, phần tử của tập hợp.
- HS nhận biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
- HS viết được một tập hợp theo diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng kí hiệu 
*Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Dạy học hợp tác nhóm nhỏ, vấn đáp, nêu và gq vấn đề, luyện tập- thực hành, sơ đồ tư duy.
- KTDH: KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao nhiệm vụ.
ND, phương thức
tổ chức hoạt động
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
* Nội dung: HS nghiên cứu thông tin SHD, tranh vẽ, lấy các ví dụ thực tế về tập hợp.
*Phương thức tổ chức hđ: 
- GV: Cho HS hđ chung toàn lớp phần 1a; làm cặp đôi phần 1b (cặp xong trước lấy thêm các ví dụ)
- HS: Đọc kĩ nội dung 1a và xem tranh trao đổi cặp đôi nói theo mẫu các ví dụ về tập hợp.
- GV gọi hs nói theo mẫu và lấy thêm các ví dụ thực tế.
- HS trả lời.
- GV nx, chỉnh sửa các câu trả lời
 của hs và chính xác hóa kiến thức 
*ND: Thực hiện trải nghiệm nói và viết một tập hợp, nghiên cứu TT SHD và LT.
*Phương thức tổ chức hđ: 
- GV: Y/c hs hđ nhóm thực hiện phần 2a,b và làm cặp đôi phần 2c
- HS: Thảo luận nhóm phần 2a luyện nói và viết tập hợp, phần 2b: vấn đáp lẫn nhau, phần 2c: làm việc cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi. 
- GV quan sát, hd, trợ giúp các nhóm, cặp đôi gặp khó khăn.
- GV: Gọi các nhóm báo cáo kq và tổ chức cho các nhóm nx. 
- HS thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, chia sẻ.
- GV nx, chốt kiến thức về đặt tên tập hợp, cách viết tập hợp và xác định phần tử của tập hợp.
* ND: Nghiên cứu TT SHD, sử dụng kí hiệu làm bài tập. 
* Phương thức tổ chức hđ: 
- GV cho hs hđ chung toàn lớp đọc kĩ nd phần 3a.
- HS đọc phần 3a
- GV y/c hs hđ cặp đôi làm phần 3b
- HS: Làm việc cá nhân sau đó trao đổi theo cặp và chia sẻ với cặp đôi khác.
- Gọi một vài cặp báo cáo kq, các cặp đôi còn lại nx và đổi bài kiểm tra cho nhau.
- GV chính xác hóa kq.
* ND: HS thực hiện trải nghiệm nói và viết theo mẫu, n/c TTSHD và làm bài tập.
* Phương thức tổ chức hđ: 
- GV: YC HS hđ nhóm phần 4a; đọc hiểu phần 4b; hđ cặp đôi làm 4c
- HS: hđ nhóm trải nghiệm làm 4a, đọc hiểu phần 4b.
- GV gọi hs trả lời câu hỏi: Để viết một tập hợp thường có mấy cách? Đó là những cách nào?
- HS TL
- GV cho hs hđ cặp đôi làm 4c 
- HS làm và chia sẻ với bạn bên cạnh 4c.
- GV: Gọi hs trả lời 4c, các hs khác nx.
- GV chốt kiến thức về 2 cách thường dùng để viết một tập hợp.
- GV y/c hs vẽ sơ đồ tư duy lại các kiến thức cơ bản của bài học.
1. Các ví dụ: 
Tập hợp các số có một chữ số.
Tập hợp các đôi giày trên giá.
2. Cách viết tập hợp
a) VD: Tất cả các số tự nhiên nhỏ hơn 4
- Nói: Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4 gồm các số 0, 1, 2, 3. 
- Viết: A={0;1;2;3}
b) Cách viết tập hợp: SHD
c) B={0;1;2;3;4;5;6;7;8;9}
- Các phần tử của TH B là: 0;1;2;3;4;5;6;7;8;9
3. Các kí hiệu
a) Ký hiệu: là “thuộc” hoặc “là phần tử của”
 là “không thuộc” hoặc “không là phần tử của”
VD: Xét tập hợp A = {0;1;2;3}
Ta viết 2A đọc là 2 thuộc A; 5A đọc là 5 không thuộc A.
b) 0 Î B; 8 Ï B; 9Î B; 20 Ï B.
4. Các cách viết một tập hợp
HS ghi được vào vở:
a) Xét TH A={0;1;2;3}
- Tập hợp A có thể viết như sau:
A = {x Î N/ x < 4}, trong đó N là tập hợp các số tự nhiên.
b) Các cách viết một tập hợp (SGK)
c) E={x Î N/x chia hết cho 5}
KQ: S, Đ, Đ, S.
HS có thể trả lời khác: Các số có một chữ số (hay các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ); Các đôi giày trên giá (hay nhiều đôi giày trên giá) mà không sử dụng được từ tập hợp.
Học sinh có thể mắc sai lầm: Viết tập hợp chưa chính xác: 1 phần tử được liệt kê 2 lần, giữa các số dùng dấu ",".
GV nhấn mạnh lại cách viết tập hợp
HS sử dụng sai kí hiệu , khi làm 3b.
Khó khăn của hs: Không nhận ra được t/c đặc trưng của tập hợp E do đó không xác định được đúng các phần tử của tập hợp E. GV hd hs xđ đc đặc trưng của tập hợp E là các số tự nhiên chia hết cho 5.
C. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức về tập hợp làm được các bài tập.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Luyện tập- thực hành, hợp tác nhóm nhỏ,...
- KTDH: KT động não, đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác
ND, phương thức
tổ chức hoạt động
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
* ND: Làm các bài tập 1, 2, 3 SHD.
* Phương thức tổ chức hđ: 
- GV y/c hs thảo luận cặp đôi làm bài tập.
- HS: hđ cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi.
- GV q/s giúp đỡ hs gặp khó khăn.
- GV gọi hs lên bảng trình bày lời giải và tổ chức cho hs cả lớp nx.
-HS thực hiện y/c của GV
- GV chính xác hóa kq.
Bài 1: (SGK)
a) 6;7;8.
b) Thứ 2; thứ 3; thứ 4; thứ 5; thứ 6; thứ 7; CN.
c) N,H,A,T,R,G.
Bài 2: (SGK)
a) P={0;1;2;3;4;5;6}
b) Q={3;4;5;6;7;8}
Bài 3: (SGK)
q Î X; 2 Ï X; rÎ X; u Î X.
Bài 1 hs có thể không liệt kê được đúng các p/tử.
1c hs có thể sai lầm: 1 chữ liệt kê 2 lần.
Bài 2: HS không chỉ ra đc t/c đặc trưng của t/h nên không liệt kê đúng các p/tử của t/h.
D. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức t/hợp vào trong đời sống thực tế.
* Dự kiến PP, KTDH: PP luyện tập- thực hành, KT giao nhiệm vụ.
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
* ND: Làm bài 1,2 phần vận dụng/SHD
* Phương thức tổ chức hđ: 
- GV cho hs thảo luận nhóm làm bài 1, 2-SHD.
- HS làm việc cá nhân rồi thảo luận giúp đỡ các bạn cùng nhóm.
- GV: Quan sát giúp đỡ các nhóm.
- Gọi các nhóm báo cáo kq và tổ chức nx.
- GV chính xác hóa kq.
Bài 1: 
A ={tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11}
b) B={tháng 4, tháng 5, tháng 6}
Bài 2: HS viết đc tập hợp vào vở.
- Tình huống xảy ra: HS không xác định đúng các tháng có 30 ngày, không xđ đúng các tháng của quý 2
- Bài 2: HS không nhớ đc tháng sinh, hs không viết đc t/h theo cách chỉ ra t/c đặc trưng. 
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
* Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng các kiến thức có liên quan.
* Dự kiến PP, KTDH: PP dạy học dự án, KT giao nhiệm vụ.
* ND: Làm bài 1,2 phần TT, MR/ SHD
* Phương thức tổ chức hđ:
- GV cho hs về nhà làm phần tìm tòi, mở rộng vào vở bài tập ở nhà. Nếu có khó khăn thì tham khảo ý kiến cộng đồng và báo cáo vào đầu giờ sau.
- GV cũng giao hs về nhà tìm hiểu trước bài 2: Tập hợp số TN.
- HS nhận nhiệm vụ về nhà thực hiện.
Bài 1: 
A={15; 26}
B = {a, b, 1}
15 ÎA; a ÎB; 2 ÏB
b) M={bút}
H = {bút, sách, vở}
BútÎM, bútÎH, sách Ï M, sáchÎ H, mũ Ï H
Bài 2: A = {0;2;4;6;8}
A= {xÎN/x là số chẵn và x<10}
B = {5;7;9}
B = {x ÎN/ x là số lẻ và 3<x<10}
Bài 2: 
HS không viết được đúng tập hợp A, B theo cách chỉ ra t/c đặc trưng.
Ngày soạn: 12/8/2019. Ngày dạy: 21/8/2019
TUẦN 1
TIẾT 2: TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Củng cố khái niệm tập hợp số tự nhiên. 
- Phân biệt được TH N và TH N*.
- Biết cách sử dụng đúng các kí hiệu: =; 
- Nhận biết được số tự nhiên liền trước, liền sau của một số tự nhiên.
2. Kĩ năng: 
- HS đọc và viết được các số tự nhiên; so sánh, sắp xếp được các số tự nhiên theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần; tìm được số liền trước, số liền sau của một số tự nhiên. 
- HS biểu diễn được một số tự nhiên trên tia số.
3. Thái độ: HS được rèn tính cẩn thận, tích cực, tự giác, nghiêm túc trong học toán, linh hoạt trong sử dụng, kí hiệu, công thức.
=> Năng lực và phẩm chất: 
- Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy lôgic, NL tính toán, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về tập hợp các số tự nhiên, kí hiệu trong toán học, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán, 
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Phương tiện: Sách hướng dẫn học, phiếu học tập, bảng phụ.
- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, dạy học hợp tác nhóm nhỏ, thực hành - luyện tập, nêu và giải quyết vấn đề, trò chơi,... 
- KTDH: KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn, KT động não, KT giao nhiệm vụ.
2. Học sinh: Sách hướng dẫn học, đồ dùng học tập, đọc trước nội dung bài học.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số lớp 6A: /33. Vắng: ĐT cho GĐ
2. Kiểm tra bài cũ: 
* Có mấy cách ghi một tập hợp?
* Viết tập hợp A có các số tự nhiên lớn hơn 2 và nhỏ hơn 8 bằng 2 cách.
* Kiểm tra nhiệm vụ giao về nhà ở tiết trước.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho hs, giúp hs ý thức được nhiệm vụ học tập.
* Dự kiến PP, KTDH: 
- PP: Trò chơi, nêu và gq vấn đề.
- KTDH: KT giao nhiệm vụ.
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống 
* ND: HS chơi trò chơi viết các số tự nhiên.
* Phương thức tổ chức hđ: 
GV: Yêu cầu CTHĐTQ cho lớp khởi động.
CTHĐTQ: Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn” cho 2 đội HS; 3 HS/đội. Nội dung: trong thời gian 30s, hãy viết các STN. Đội chiến thắng là đội viết được nhiều STN nhất.
HS: nx, đánh giá lẫn nhau. 
GV: Nhận xét, biểu dương và đvđ vào bài.
HS viết được các số tự nhiên
HS thực hiện được nhiệm vụ
B. Hoạt động hình thành kiến thức
* Mục tiêu: 
- Củng cố khái niệm tập hợp số tự nhiên. 
- Phân biệt được th N và th N* (béo khác với in hoa thông thường. Vì ......)
- Biết cách sử dụng đúng các kí hiệu: =; 
- Nhận biết được số tự nhiên liền trước, liền sau của một số tự nhiên.
- Tìm được số liền trước, số liền sau của một số tự nhiên. 
- HS biểu diễn được một số tự nhiên trên tia số.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Nêu và gq vấn đề, vấn đáp, dạy học hợp tác nhóm nhỏ, luyện tập-thực hành, 
- KTDH: KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn, KT động não, KT giao nhiệm vụ.
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
* ND: N/c SHD củng cố khái niệm tập hợp STN.
* PT tổ chức hđ:
- GV y/c hs hoạt động chung toàn lớp n/c 1a rồi trả lời câu hỏi: 
? Phân biệt tập hợp N và N*?
? Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi mấy điểm trên tia số?
- Cả lớp đọc kĩ nội dung 1a) SHD rồi trả lời câu hỏi của g/v.
- Gv chốt kiến thức.
- GV y/c hs hoạt động cặp đôi làm 1b.
- HS hđ cá nhân làm bài sau đó trao đổi với bạn bên cạnh và báo cáo kq.
- GV nx và chốt kq đúng.
1. Tập hợp N và tập hợp N*:
a) K/n:
* Tập hợp các số tự nhiên được
kí hiệu: N
 N = { 0 ;1 ;2 ;3 ; ...}
Các số 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; ... là các phần tử của tập hợp N.
 0 1 2 3 4
là tia số.
- Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi 1 điểm trên tia số.
- Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a.
* Tập hợp số các tự nhiên khác 0 kí hiệu: * 
 * = { 1; 2; 3; ...}
Đáp án đúng: C
HS thực hiện được nhiệm vụ.
- GV y/c hs hoạt động chung toàn lớp 2a.
-HS cả lớp đọc kĩ nội dung 2a) shd rồi tham gia trả lời câu hỏi của GV.
? Đọc xong phần 2a em hiểu được điều gì?
- HS TL.
- GV chốt kiến thức.
- GV y/c hs hđ cặp đôi làm 2b,c/shd
- HS làm bài và trao đổi trong cặp với nhau sau đó trao đổi với cặp đôi khác.
- Gọi hs báo cáo.
- HS: báo cáo, chia sẻ sản phẩm.
- GV nx.
2. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên 
a) Thứ tự trong tập hợp các STN:
* Thứ tự trong tập hợp STN: 
+ a b chỉ a < b hoặc a = b 
+ a b chỉ a > b hoặc a = b
* a < b và b < c thì a < c
* Số liền sau và số liền trước 
* Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất
 Không có số tự nhiên lớn nhất.
* Tập hợp N có vô số phần tử
b)
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
16
17
18
99
100
101
34
35
36
998
999
1000
c) 15 nhỏ hơn a
 1001 lớn hơn b
HS thực hiện được nhiệm vụ.
C. Hoạt động luyện tập
* MT: HS vận dụng được các kiến thức đã học để gq một số bài tập.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Luyện tập – thực hành, dạy học phát hiện và gq vấn đề.
- KTDH: KT đặt câu hỏi, KT động não.
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
*ND: Làm các bài tập shd
* PTt/c hđ:
- GV y/c hs hoạt động cá nhân làm bài 1 (a, b, c), bài 2, bài 3, bài 4, bài 5 và lên bàng trình bày.
- HS tự lực làm bài 
- GV qs, giúp đỡ hs gặp khó khăn.
- Gọi hs lên bảng báo cáo, chia sẻ, nx.
- GV nx và chốt.
Bài 1
A = {13; 14; 15 }
B = {1 ; 2 ; 3 ; 4}
C = {13 ; 14 ;15}
Bài 2. A = {5 ; 7 ; 9 }
Hay A = {x Î N/ x lẻ, 3<x < 10}
Bài 3. HS vẽ tia số và điền số thích hợp.
Bài 4
a) 9; 58; 743; 68 247; 1 258 647
b) 34 108; 58 610; 60 000; 78 645; 84 364.
c) 111290; 1910; 2019; 2910; 9021; 9201.
d) 111; 211; 212; 221; 222; 1112.
Bài 5. 
a) – Nước có số dân nhiều nhất: Liên Bang Nga.
- Nước có số dân ít nhất: Hàn Quốc.
b) HQ, Pháp, VN, Nga.
Bài 1: HS có thể mắc sai lầm khi viết t/hợp B có cả phần tử 0, viết t/hợp C thiếu phần tử 13, 15.
Bài 2: HS gặp khó khăn khi viết theo cách chỉ ra t/c đặc trưng.
D. Hoạt động vận dụng
* MT: HS liên hệ được kiến thức đã học về tập hợp STN với thực tế cuộc sống.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Nêu và gq vấn đề, vấn đáp.
- KTDH: KT giao nhiệm vụ
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
* ND: N/c nội dung "Em có biết"- SHD và liên hệ thực tế các kí hiệu 10k, 50k,... 
* PT t/c hđ: GV y/c hs hđ chung toàn lớp đọc phần 1, 2/hđ vận dụng và trả lời mục 2.
1. Em có biết?
2. Các kí hiệu 10k, 50k,...
HS thực hiện được nhiệm vụ
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
* MT: HS tìm tòi và mở rộng được các kiến thức đã học.
*Dự kiến PP, KTDH:
- PP: dạy học nêu và gq vấn đề, luyện tập – thực hành.
- KTDH: KT giao nhiệm vụ, động não.
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
* ND: Làm bài tập.
* PT t/c hđ: 
- GV giao nhiệm vụ y/c hs hđ cá nhân đọc đề, suy nghĩ và trả lời câu hỏi về trường hợp nào cho ba stn liên tiếp tăng dần.
- HS: Trả lời và giải thích được từng trường hợp được chọn.
- GV nx và chốt.
- GV giao hs về nhà tìm hiểu trước bài 3: Ghi số TN.
Trường hợp a, b.
HS chỉ tìm được trường hợp a.
Ngày soạn: 12/8/2019. Ngày dạy: 25/8/2019
TUẦN 1
TIẾT 3: GHI SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được thế nào là hệ thập phân; phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân.
- Nêu được cách ghi số và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong hệ thập phân.
- Thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán.
2. Kĩ năng: 
- Đọc và viết được các số tự nhiên đến lớp tỉ; 
- Biết đọc và biết viết các số La Mã không quá 30.
3. Thái độ: HS được rèn tính cẩn thận, tích cực, tự giác, nghiêm túc trong học toán, linh hoạt trong sử dụng, kí hiệu, công thức.
=> Năng lực và phẩm chất: 
- Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy lôgic, NL tính toán, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về ghi số tự nhiên, số La Mã, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán, 
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Phương tiện: Kế hoạch bài soạn, sách hướng dẫn học.
- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, nhóm, thực hành - luyện tập, nêu và giải quyết vấn đề, trò chơi, sơ đồ tư duy, dạy học dự án, ...
- KTDH: KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn, KT động não, KT giao nhiệm vụ.
2. Học sinh: Sách hướng dẫn học, đồ dùng học tập, đọc trước nội dung bài học 3.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Sĩ số lớp 6A: /33. Vắng: ĐT cho GĐ 
2. Kiểm tra bài cũ: Viết tập hợp và *.Viết tập hợp A các số tự nhiên x không thuộc * ?
3. Tổ chức các hoạt động dạy học:
A. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho hs, đưa hs vào tình huống có vấn đề khiến hs có nhu cầu tìm hiểu về cách ghi số tự nhiên.
* Dự kiến PP, KTDH: 
- PP: Trò chơi, nêu và gq vấn đề.
- KTDH: KT giao nhiệm vụ.
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
* ND: Chơi trò chơi liên quan đến số và chữ số.
* PT t/c hđ: 
GV: Yêu cầu CTHĐTQ cho lớp khởi động
CTHĐTQ: Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh trí” cho 2 đội HS; 3 HS/đội. Nội dung: trong thời gian 30s, dùng các chữ số: 0;1;2;3;4 hãy viết các STN. Đội chiến thắng là đội viết được nhiều STN nhất.
-HS cử ra 2 đội tham gia trò chơi còn các em khác cổ vũ, nx và đánh giá.
- GV: nx kq chơi trò chơi của 2 đội, biểu dương và đvđ vào bài: Để viết tất cả các stn ta dùng mấy chữ số? Đó là những chữ số nào? Ngoài hệ ghi số như trên còn hệ ghi số nào khác nữa không? Cách ghi như thế nào?
HS ghi được các sô tự nhiên từ 5 chữ số đã cho:
VD:1; 2; 3; 4; 10; 11; 12; 13; 14; 20; 21; 22; 23; 24;...
HS thực hiện được nhiệm vụ.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
* Mục tiêu: 
- Biết thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân.
- Hiểu cách ghi số và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong hệ thập phân.
- Đọc và viết được các số tự nhiên đến lớp tỉ; 
- Biết đọc và biết viết các số La Mã không quá 30.
*Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Dạy học hợp tác nhóm nhỏ, vấn đáp, nêu và gq vấn đề, luyện tập- thực hành, sơ đồ tư duy.
- KTDH: KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn, KT động não, KT giao nhiệm vụ.
ND, phương thức 
tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến 
tình huống
*ND: Tìm hiểu về số và chữ số
* PT t/c hđ:
- GV yêu cầu học sinh cả lớp đọc kĩ nội dung phần 1a
Sau khi cho HS đọc xong, GV có thể hỏi:
 - Cho ví dụ một số tự nhiên?
- Người ta dùng mấy chữ số để viết các số tự nhiên?
- Một số tự nhiên có thể có mấy chữ số?
- GV yêu cầu hoạt động cặp đôi phần 1b theo yêu cầu
- GV quan sát và hướng dẫn các nhóm (nếu cần)
- Gọi hs báo cáo kq, chia sẻ trước lớp.
- GV nx và chốt kiến thức.
1. Số và chữ số:
a) Số và chữ số
- Với 10 chữ số : 0; 1; 2;...8; 9; 10 có thể ghi được mọi số tự nhiên.
- Một số tự nhiên có thể có một, hai, ba, chữ số.
1b. + Số tự nhiên lớn nhất có 3 chữ số là 999.
+ Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau là 987.
HS thực hiện được nhiệm vụ.
 HS rất hay mắc sai lầm và không phân biệt được rõ ràng số và chữ số. Hay dùng lẫn lộn cụm từ số và chữ số, coi nhu là một trong mọi trường hợp.
*ND: N/c TT trong SHD và làm bài tập để tìm hiểu về cách ghi số trong hệ thập phân.
* PT t/c hđ:
- GV yêu cầu học sinh hđ chung cả lớp đọc kĩ nội dung phần 2a. Sau đó hđ cặp đôi vận dụng làm phần 2b; phần 2c.
- HS: Thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, chia sẻ sản phẩm.
- GV: + Gọi 2 HS lên bảng trình bày phần 2b, 2c.
 + Nhận xét, chốt.
2. Hệ thập phân:
a) Trong hệ thập phân: Cứ 10 đơn vị ở một hàng làm thành một đơn vị ở hàng liền trước nó.
GT của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
Kí hiệu: (Với )
ab = a . 10 + b.
abc = a . 100 + b . 10 + c.
b) Số: 5 209 613
Đọc: Năm triệu hai trăm linh chín nghìn sáu trăm mười ba
Chữ số 9 ở hàng nghìn, lớp nghìn;
 Số 34 390 743
Đọc: Ba mươi tư triệu ba trăm chín mươi nghìn bảy trăm bốn mươi ba.
Chữ số 9 ở hàng chục nghìn, lớp nghìn.
Số 6 178 007 049
Đọc: Sáu tỉ một trăm bảy mươi tám triệu không trăm linh bảy nghìn không trăm bốn mươi chín.
Chữ số 9 ở hàng đơn vị, lớp đơn vị
Số 800 501 900
Đọc: Tám trăm triệu năm trăm linh một nghìn chín trăm.
Chữ số 9 ở hàng trăm, lớp đơn vị.
c) 
Số
24851
74061
69354
902475
4035223
GT c/s 4
4000
4000
4
400
4000000
HS hay mắc sai lầm khi xđ chữ số 9 ở hàng nào, lớp nào do quên kiến thức hoặc nhầm lẫn giữa hàng và lớp. GV hd lại cho các em về hàng và lớp đx học ở Tiểu học.
HS rất hay nhầm lẫn giữa giá trị của số và giá trị của 1 chữ số trong một số.
*ND: N/c TT shd tìm hiểu về cách ghi số La Mã.
* PT t/c hđ:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm chơi trò chơi thực hiện phần 3a xem đội nào nhanh nhất.
- HS thực hiện trò chơi. 
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV yêu cầu học sinh hđ chung toàn lớp đọc kĩ nội dung phần 3b.
- HS đọc 3b.
-GV y/c trong từng cặp đôi vấn đáp lẫn nhau về nd cách ghi số La Mã.
? So sánh cách ghi số trong hệ La Mã và trong hệ thập phân? 
- HS TL
- GVnx và chốt.
- GV y/c hs lập sơ đồ tư duy tóm tắt các kiến thức cơ bản của bài học.
3.Cách ghi số La mã
Trong hệ La Mã :
I = 1 ; V = 5 ; X = 10.
IV = 4 ; IX = 9
* Cách ghi số trong hệ La Mã không thuận tiện bằng cách ghi số trong hệ thập phân
C. Hoạt động luyện tập
* MT: Vận dụng kiến thức đã học vào làm được bài tập trong SHD.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: PP dạy học phát hiện và gq vấn đề, thực hành – luyện tập, ...
- KT: KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao nhiệm vụ.
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
* ND: Làm các bài tập 1,2,3,4,5/SHD
* PT t/ c hđ:
- GV y/c hs hoạt động cá nhân làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trong SHD.
- HS thực hiện n/v sau đó báo cáo và chia sẻ sp.
- GV qs giúp đỡ hs gặp khó khăn.
- GV gọi hs lên bảng trình bày kq thực hiện n/v. Sau đó nx và chốt.
Bài 1. 
Ba triệu không trăm mười nghìn tám trăm,...
.....
Bài 2. 
A= 
Bài 3. 
a) 1000
b) 1023
Bài 4. 
830; 803; 308; 380
Bài 5. 
a) 14; 26; 19; 21
b) XVII; XXV 
HS sai lầm bài 2 viết tập hợp gồm 3 chữ số 0. 
HS gặp khó khăn ở bài 4 là viết thiếu trường hợp hoặc viết số 0 ở trước. Gv hd hs lại cách ghi số.
D. Hoạt động vận dụng
* MT: Liên hệ được kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Nêu và gq vấn đề, vấn đáp.
- KTDH: KT giao nhiệm vụ.
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
* ND: Tìm hiểu "em có biết".
* PT t/c hđ:
- GV y/c HS cả lớp đọc phần “Em có biết”.
- HS thực hiện.
- GV giới thiệu 7 kí hiệu trong hệ La Mã.
I V X L C D M 
1 5 10 50 100 500 1000
- Các trường hợp đặc biệt:
 IV = 4 ; IX = 9 ; XL = 40 ; XC = 90 ; CD = 400 ; CM = 900 
- Các chữ số I , X , C , M không được viết quá ba lần; V , L , D không được đứng liền nhau .
HS thực hiện được n/v
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
* MT: HS tìm tòi, mở rộng được các kiến thức đã học.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: dạy học nêu và gq vấn đề, luyện tập – thực hành, dạy học dự án.
- KTDH: KT giao nhiệm vụ, động não.
ND, phương thức tổ chức hđ
Kiến thức cần đạt
Dự kiến tình huống
* ND: Làm các bài tập 1,2,3/SHD
* PT t/c hđ: 
GV cho hs về nhà làm phần tìm tòi, mở rộng vào vở bài tập ở nhà. Nếu có khó khăn thì tham khảo ý kiến cộng đồng và báo cáo vào đầu giờ sau.
- GV giao hs về nhà tìm hiểu trước bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con.
- HS nhận nhiệm vụ về nhà thực hiện.
a) 85 310
b) 85 431
2. IV = V- I
3. ; 
HS mắc sai lầm trong bài 1. GV hd hs cách làm.
Tổ phó chuyên môn
Ký duyệt, ngày 19 tháng 8 năm 2019
Nguyễn Thị Nhâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_6_chuong_i_on_tap_va_bo_tuc_ve_so_tu_nhie.doc