Giáo án Đại số Lớp 6 - Chương trình học kì I - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Hải Lý

Giáo án Đại số Lớp 6 - Chương trình học kì I - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Hải Lý

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh biết được tập hợp số tự nhiên, nắm được các quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số, Nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số .

2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được các tập N, N*, biết sử dụng các ký hiệu và , biết viết số tự nhiên liền sau, số tự nhiên liền trước của một số tự nhiên.

3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi sử dụng ký hiệu.

4. Định hướng phát triển năng lực:

-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác

-Năng lực chuyên biệt: vận dụng kiến thức, sử dụng hình thức diễn tả phù hợp

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên : Giáo án, SGK, bảng phụ ghi bài tập và mô hình tia số .

2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức của lớp 5.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành

2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não

 

doc 199 trang tuelam477 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Chương trình học kì I - Năm học 2019-2020 - Lê Thị Hải Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
CHƯƠNG I: 
ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
§1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
NS: 01/09/2019
NG: 05/09/2019
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh được làm quen với khái niệm tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp, nhận biết được 1 đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc 1 tập hợp cho trước.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng kí hiệu thuộc hay không thuộc vào giải toán. 
3. Thái độ: Rèn luyện tư duy linh hoạt cho học sinh qua các cách khác nhau cùng viết một tập hợp.
4. Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
-Năng lực chuyên biệt: vận dụng kiến thức, sử dụng hình thức diễn tả phù hợp
II. CHUẨN BỊ: 
1.Giáo viên : - Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học.
2. Học sinh: 	 - Đọc trước bài, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Hoạt động khởi động	
*. Ổn định tổ chức: 
*. Kiểm tra bài cũ:
* Nêu yêu cầu, nội quy và dặn dò Hs chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở cần thiết cho bộ môn.
* Đặt vấn đề: (4’) Gv: Giới thiệu nội dung chương I: (Như Sgk – 4)
Từ tập hợp thường được dùng trong thực tế cuộc sống vậy trong toán học nó có nghĩa gì bài học hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 1: VÍ DỤ VỀ TẬP HỢP (5 phút)
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
- GV cho học sinh quan sát hình 1 SGK rồi giới thiệu:
+ Tập hợp các đồ vật (sách, bút) để trên bàn
- GV lấy thêm một số ví dụ thực tế ở ngay trong lớp, trường.
1/ Các ví dụ
HS nghe GV giới thiệu
HS tự lấy các ví dụ khác về tập hợp.
 HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT MỘT TẬP HỢP (25 phút)
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
GV: Để đặt tên cho một tập hợp người ta thường dùng các chữ cái in hoa A, B, C, 
Giới thiệu cách viết tập hợp 
VD: Để viết tập hợp các số TN nhỏ hơn 4, ta đặt tên cho tập hợp đó là A và viết các số trong hai dấu ngoặc nhọn. 
? Hãy viết tập hợp C các số nhỏ hơn 5. Cho biết các phần tử của tập hợp.
- GV nhận xét và sửa sai nếu có.
Giới thiệu các kí hiệu Î; Ï của một tập hợp
? 2 có phải là phần tử của tập hợp A không?
- GV giới thiệu kí hiệu : đọc là 1 thuộc A hoặc 1 là phần tử của A.
? 5 có phải là phần tử của tập hợp A không?
Kí hiệu: đọc là 5 không thuộc A hoặc 5 không phải là phần tử của A.
GV cho học sinh làm ?1
GV nhận xét.
 - GV chốt lại cách đặt tên, các kí hiệu, cách viết tập hợp.
Cho học sinh đọc chú ý - SGK
-GV giới thiệu cách viết tập hợp A bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:
Trong đó N là tập hợp số tự nhiên.
Yêu cầu HS viết tập hợp D ở ?1 bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử
-GV yêu cầu học sinh đọc phần đóng khung trong SGK.
.1	.0
 .2
 .3
A
-GV giới thiệu cách minh hoạ tập hợp. 
.a	.c
 .b
B
-GV yêu cầu học sinh làm ?2 
GV nhận xét nhanh.
2/ Cách viết. Các kí hiệu
VD: Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
- Ta viết: A = {0; 1; 2; 3}
 hay A = {1; 2; 0; 3}
Các số 0; 1; 2; 3 là các phần tử của tập hợp A.
HS nghe GV giới thiệu và ghi vở
+ Các phần tử của tập hợp được đặt trong dấu ngoặc nhọn, cách nhau bởi dấu chấm phẩy hoặc dấu phẩy.
+ Mỗi phần tử được liệt kê một lần và thứ tự liệt kê tùy ý
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
 hoặc ...
0; 1; 2; 3; 4 là các phần tử của tập hợp C
HS: 2 có là phần tử của tập hợp A
HS: 5 không phải là phần tử của tập hợp A
1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. 
 hoặc ...
; .
HS đọc chú ý SGK.
HS nghe giáo viên giới thiệu.
 Tập hợp các số TN nhỏ hơn 7 là:
 D = {x Î N/ x < 7}
HS đọc phần đóng khung trong SGK
HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
3. Hoạt động luyện tập
Để viết một tập hợp ta có hai cách:
- Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp đó.
- Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.
Cho học sinh làm bài tập
Bài 1 (SGK- T6):
 A = {9; 10; 11; 12; 13} 12 Î A; 16 Ï A
Hoặc: A = {x Î N/ 8 < x < 14}
4. Hoạt động vận dụng 
Bài 3 (SGK- T6): 
A = {a, b} và B = {b, x, y} 
x Ï A; y Î B; b Î A; b Î B.
Hs: Hoạt động nhóm bài tập 2; 4(Sgk – 6) sau đó chấm chéo bài. (MĐ: Vận dụng)
BT 2: M ={ T; O; A; N; H; C}
BT 4: A={15; 26};B={1; a; b};M={bút};H={ bút; sách;vở} (MĐ: Thông hiểu)
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Học thuộc khái niệm tập hợp; chú ý; cách viết một tập hợp. (SGK)
 - Làm bài tập: 2; 4; 5 SGK và 1 à 9 SBT/3,4.
 - Bài 6 SBT: A = {1; 2} và B = {3; 4} viết được 4 tập hợp:
+ Về nhà tự lấy một số VD về tập hợp và xác định vài phần tử thuộc và không thuôc tập hợp. Xem kĩ lại lí thuyết 
- Xem trước bài 2 tiết sau học và trả lời các câu hỏi sau:
? Tập hợp N* là tập hợp như thế nào? Tập N* và tập N có gì khác nhau?
? Nếu a < b trên tia số nằm ngang vị trí của a như thế nào với b?
? Số liền trước của a, số liền sau của a như thế nào với a?
? Tập hợp số tự nhiên có bao nhiêu phần tử?
Tuần 1b
Tiết 2
§2. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
NS: 07/09/2019
NG: 11/09/2019
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh biết được tập hợp số tự nhiên, nắm được các quy ước về thứ tự trong tập hợp số tự nhiên, biết biểu diễn một số tự nhiên trên tia số, Nắm được điểm biểu diễn số nhỏ hơn ở bên trái điểm biểu diễn số lớn hơn trên tia số .
2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được các tập N, N*, biết sử dụng các ký hiệu và , biết viết số tự nhiên liền sau, số tự nhiên liền trước của một số tự nhiên. 
3. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi sử dụng ký hiệu.
4. Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
-Năng lực chuyên biệt: vận dụng kiến thức, sử dụng hình thức diễn tả phù hợp
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên : Giáo án, SGK, bảng phụ ghi bài tập và mô hình tia số .
2. Học sinh: Ôn tập các kiến thức của lớp 5.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
*. Ổn định tổ chức: 
*. Kiểm tra bài cũ: 
a) Câu hỏi:
? Cho VD về tập hợp, nêu chú ý trong sgk về cách viết tập hợp. 
 Làm bài tập 7(Sbt – 3).
? Nêu các cách viết một tập hợp. Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 10 bằng hai cách.
b) Đáp án:
	Hs1: + Lấy Vd về tập hợp. Phát biểu chú ý Sgk. 4đ
	 + Chữa bài tập 7(Sbt – 3).
a) Cam A và Cam B. 3đ	b) Táo A nhưng Táo B. 3đ
Hs2: + Để viết một tập hợp ta có hai cách:
- Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp đó.
- Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp đó. 4đ
 + Làm bài tập.
	C1: A = 3đ	C2: A = 3đ
* Đặt vấn đề: (1’)Gv: Để phân biệt được các tập N, N*, biết sử dụng các ký hiệu và , biết viết số tự nhiên liền sau, số tự nhiên liền trước của một số tự nhiên tiết học hôn nay chúng ta cùng tìm hiểu về tập hợp số tự nhiên. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU TẬP HỢP N VÀ N* (15 Phút)
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
- GV: Hãy lấy ví dụ về các số tự nhiên?
- GV giới thiệu tập hợp N: 
Hãy cho biết các phần tử của tập hợp N
- GV các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số (hình 6)
- GV giới thiệu cách vẽ tia số
- GV giới thiệu:
+ Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số.
+ Điểm biểu diễn số 1 trên tia số gọi là điểm 1...
+ Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a.
-GVgiới thiệu tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N*
N* = {1; 2; 3; 4; } 
hay N* = {x Î N/ x ≠ 0}
- Điền vào ô vuông các kí hiệu ; .
5 N* ; 7 N* ; 0 N; 0 N*
1. Tập hợp N và tập hợp N*
N = {0; 1; 2; 3; 4; }
HS: 0; 1; 2; 3; .... là các số tự nhiên.
HS: Các phần tử của tập hợp N là 0; 1; 2; 3; 4; ....
 0 1 2 3 4 5 6 
- Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số. Điểm biểu diễn số tự nhiên a gọi là điểm a.
N* = {1; 2; 3; 4; }
 hay N* = {x Î N/ x ≠ 0}
5 N* ; 7 N* ; 0 N ; 0 N*
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP N (15 Phút)
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh quan sát tia số:
+ So sánh 3 và 5.
+ Nhận xét vị trí của điểm 3 và 5 trên tia số
-GV đưa ra một vài ví dụ khác.
-GV: Tương tự : Với a,b N, a a trên tia số thì điểm a nằm bên trái điểm b.
-GV: a b nghĩa là a < b hoặc a = b.
 b a nghĩa là b > a hoặc b = a.
-GV cho HS làm bài tập 7 (c)- SGK/ 8.
-GV nhận xét.
-GV giới thiệu tính chất bắc cầu
 a < b ; b < c thì a < c
GV lấy ví dụ cụ thể
-GV yêu cầu HS lấy ví dụ.
-GV giới thiệu số liền sau, số liền trước.
-GV: Tìm số liền sau của số 3?
 Số 3 có mấy số liền sau?
-GV yêu cầu học sinh tự lấy ví dụ.
-GV: Số liền trước của số 4 là số nào?
-GV giới thiệu: 3 và 4 là hai số tự nhiên liên tiếp.
-GV: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị? 
-GV cho HS làm ? SGK.
-GV: Trong tập hợp số tự nhiên số nào nhỏ nhất? Lớn nhất?
-GV nhấn mạnh: Tập hợp số tự nhiên có vô số phần tử.
2/ Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên
HS quan sát tia số và trả lời câu hỏi:
+ 3 < 5
+ Điểm 3 ở bên trái điểm 5.
HS nghe GV giới thiệu.
a) Với a,b N, a a và trên tia số thì điểm a nằm bên trái điểm b.
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
b) a < b ; b < c thì a < c
HS lấy ví dụ: 2 < 5; 5 < 6 suy ra 2 < 6.
HS nghe.
HS: Số liền sau của số 3 là số 4.
 Số 3 có 1 số liền sau.
HS tự lấy ví dụ.
HS: Số liền trước của số 4 là số 3.
HS: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
1 HS lên bảng làm.
 ? 28 ; 29; 30
 99; 100; 101
HS: Trong tập hợp số tự nhiên số 0 là nhỏ nhất. Không có số lớn nhất vì bất kì số tự nhiên nào cũng có số tự nhiên liền sau lớn hơn nó.
HS nghe.
3. Hoạt động luyện tập
Chú ý: Tập hợp các số tự nhiên N có số 0. Tập hợp các số tự nhiên khác 0 N* không có số 0. Hai số tự nhiên liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị.
GV: Yêu cầu HS làm một số bài tập về tìm số tự nhiên liền trước, số liền sau trong bài tập 6 – 7 SGK.
Bài 6: 
a) Số liền sau của 17 là 18.
 Số liền sau của 99 là 100.
 Số liền sau của a là a + 1.
b) Số liền trước của 35 là 34.
 Số liền trước của 1000 là 999.
 Số liền trước của b là b – 1.
4. Hoạt động vận dụng 
Bài 7: Hoạt động nhóm(MĐ: vận dụng)
A = {13; 14; 15} B = {1; 2; 3; 4}	C = {13; 14; 15}
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Nắm vững khái niệm tập hợp N và N*. Học thuộc tính chất thứ tự trong tập hợp N. Làm bài tập: 8; 9; 10 SGK và 14; 15 SBT. Bài 10 SGK: a; a + 1; a + 2 
- Xem trước bài Ghi số tự nhiên, xem bài tập 11-15/SGK. 
?Ta thường dùng bao nhiêu chữ số để ghi một số tự nhiên? 
Tuần 1b
Tiết 3
§3. GHI SỐ TỰ NHIÊN
NS: 07/09/2019
NG: 12/09/2019
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là hệ thập phân, phân biệt số và chữ số trong hệ thập phân. Hiểu số trong hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí.
2. Kỹ năng:
 - Viết được các số tự nhiên trong hệ thập phân.
 - Biết đọc và viết các số La mã không vượt quá 30.
3. Thái độ:
 - Thái độ trung thực, cẩn thận, hợp tác nhóm.
 - Thấy rõ ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
II.CHUẨN BỊ: 
1 - GV: Bảng phụ, phấn màu,máy chiếu
2 - HS : Bảng nhóm, ôn tập về cách ghi số tự nhiên.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* Tổ chức lớp: 
* Kiểm tra bài cũ:
*Câu hỏi
- Viết tập hợp N và tập hợp N*. Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử: 
- Viết tập hợp A các số tự nhiên x mà 
Viết tập hợp B các số tự nhiên không vượt quá 6 bằng 2 cách. Sau đó biểu diễn các phần tử của nó trên tia số. Đọc tên các điểm ở bên trái điểm 3 trên tia số. Có số tự nhiên nào nhỏ nhất hay không ? Có số tự nhiên nào lớn nhất hay không ?
*Đáp án và biểu điểm:
- 
+) Bài tập: 
+) (2 đ) 
1
2
3
4
- Hoặc 
+) Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất, không có số tự nhiên nào lớn nhất 
+) Bài tập 10 (Sgk - 8): 4601; 4600; 4599 
 a +2; a + 1; a 
HS: Nhận xét bài của bạn, cho điểm.
GV: Nhận xét, đánh giá lại, cho điểm.
*ĐVĐ: TB?: Đọc các số tự nhiên sau: 1234; 908; 50.
Để viết các số tự nhiên sử dụng chữ số nào ghi được mọi số tự nhiên. Ở hệ thập phân giá trị của mỗi chữ trong 1 số thay đổi theo vị trí như thê nào chúng ta xét bài hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Số và chữ số
GV: Hãy cho ví dụ về một số tự nhiên
HS: Cho ví dụ
GV: Dùng mười chữ số(0, 1, 2, 3, , 9) để ghi số tự nhiên
(?) Vậy một số tự nhiên có khác với một chữ số không?
HS: Có.Một số tự nhiên có thể gồm nhiều chữ số hoặc 1 chữ số.
GV: Một số tự nhiên có thể có một, hai, ba, chữ số 
- Lấy ví dụ tr8 SGK, chỉ rõ số đó có mấy chữ số: 7; 53; 321; 5415
GV: Giới thiệu số trăm, chữ số hàng trăm của số 5415
(?) Hãy tìm số trục, chữ số hàng chục của số 5415?
HS: 54 trăm; 4 là chữ số hàng trăm
 541 chục; 1 là chữ số hàng chục
GV: Treo bảng phụ ghi bài tập 11 SGK, yêu cầu HS lên bảng làm.
HS: Lên bảng làm
GV: Nêu chú ý
HS: Đọc lại chú ý
+ Với 10 chữ số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 ta ghi được mọi số tự nhiên.
+ Một số tự nhiên có thể có một, hai, ba, chữ số.
+ Ví dụ: 7 là số có một chữ số
 53 là số có hai chữ số
 321 là số có ba chữ số
 5415 là số có bốn chữ số
Bài tập 11(SGK)
a) 1357
b) 
Số đã cho
Số trăm
Chữ số hàng trăm
Số chục
Chữ số hàng chục
1425
2307
14
23
4
3
142
230
2
0
* Chú ý: (SGK)
Hoạt động 2: Hệ thập phân
GV: Giới thiệu hệ thập phân.
(?) Vậy số 222 , vị trí số 2 khác nhau thì giá trị các chữ số 2đó có khác nhau không?
HS: Có
GV: Nhấn mạnh: Trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số vừa phụ thuộc vào bản thân số đó vừa phụ thuộc vào vị trí của số trong số đó.
- Viết số 235 rồi viết giá trị số đó dưới dạng tổng các hàng đơn vị. 
(?) Tương tự hãy viết số 222 ; ; 
HS: Lên bảng viết
GV: Yêu cầu HS làm ? SGK
HS: Đọc và trả lời
+ Cách ghi số như ở trên là cách ghi số trong hệ thập phân.
+ Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị ở một hàng thì làm thành một đơn vị ở hàng liền trước nó.
Ví dụ: 235 = 200 + 30 + 5
 222 = 200 + 20 + 2
 = 10.a + b
 = 100.a + 10.b + c
?:
+ Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số: 999
+ Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau: 987
Hoạt động 4: Cách ghi số La Mã 
GV: Hãy đọc 12 số La Mã ghi trên mặt đồng hồ.
HS: Đọc
GV: Giới thiệu các chữ số I, V, X và hai số đặc biệt IV, IX.
(?) Vậy ngoài các số trên thì giá trị của các số trên mặt đồng hồ có gì đặc biệt?
HS: Mỗi số có từ 2 kí hiệu trở lên có giá trị bằng tổng các chữ số của nó.
VD: VII = V + I + I
 = 5 + 1 + 1 = 7
GV: Giới thiệu các số La Mã từ 1 đến 30, chỉ rõ các nhóm chữ số IV, IX và các chữ số I, V, X là các thành phần để tạo nên số La Mã. Giá trị của số La Mã bằng tổng các thành phần của nó.
GV: Em hãy so sánh vị trí các chữ số trong số thập phân và số La Mã?
HS:+ Hệ thập phân chữ số ở vị trí khác nhau thì có giá trị khác nhau thì có giá trị khác nhau
+ Số La Mã có những chữ số ở vị trí khác nhau nhưng vẫn có giá trị như nhau.
GV: Y/c HS làm bài tập
+ Các số La Mã được ghi bởi ba chữ số: I; V; X
Chữ số
I
V
X
Giá trị tương ứng trong hệ thập phân
1
5
10
+ Dùng các nhóm chữ số IV(só 4), IX (số 9) và các chữ số I, V, X làm thành phần, người ta viết các số La Mã từ 1 đến 10:
I II III IV V VI VII VIII XI X
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
+ Nếu thêm vào bên trái mỗi số trên:
. Một chữ số X được các số LM từ 11- 20
. Hai chữ số X được các số LM từ 21 - 30
Bài tập: 
a) Hãy đọc các số La Mã sau:
 XIV, XXVII , XXIX
 14 27 29
b) Viết các số sau : 26; 28; 30 dưới dạng số La Mã
 26: XXVI 
 28: XXVIII 
 30: XXX
3. Hoạt động Luyện tập
- Y/c HS đọc đề bài, lên bảng làm bài tập 12-SGK 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm bài tập13-SGK
- Đại diện nhóm trả lời
GV: Chốt lại kiến thức của bài
Bài tập 12-SGK 
 A = {2; 0}
Bài tập13-SGK
1000
1023
4. Hoạt động vận dụng 
Em có biết:Ngay từ đầu thế kỉ VII, người ấn độ đã viết các chữ số 0, 1, 2, 3,..., 9 gần như dạng hiện nay chúng ta đang dùng. Người Ả Rập học được cách viết của người Ấn Độ và truyền nó vào Châu Âu. Vì thế các chữ số viết hiện nay thường gọi là chữ số Ả Rập.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
1) Cho số 8531
a)Viết thêm một chữ số 0 vào số đã cho để được số lớn nhất có thể được
b)Viết thêm chữ số 4 xen vào giữa các chữ số của số đã cho để được số lớn nhất có thể được
2) Viết dạng tổng quát của một số tự nhiên:
a) Có hai chữ số	b) Có ba chữ số
- Thầy cô giáo nhận xét và ghi nhận kết quả học tập cuả hs
*Về nhà - Học kỹ lý thuyết theo SGK.
 - BTVN: 14, 15 – SGK-10; 26;27;35;– SBT-12;13
 - Đọc trước bài: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con
 - HS đọc mục "Có thể em chưa biết" (SGK)
- Hướng dẫn bài 11b.(sgk – 10):	Số đã cho 1425.
	Số trăm 14.
	Chữ số hàng trăm 4.
	Số chục 142.
	Chữ số hàng chục 2.
Tuần 1b
Tiết 4
§4. SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP
NS: 09/09/2019
NG: 12&14/09/2019
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: 
	- Hiểu được một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có thể có vô số phần tử, còng có thể không có phần tử nào. 
 - Hiểu được k/n tập hợp con, k/n hai tập hợp bằng nhau.
2. Kỹ năng: Biết tìm số phần tử của một tập hợp, biết kiểm tra một tập hợp là tập hợp con của một tập hợp cho trước, biết viết một vài tập hợp con của một tập hợp, biết kiểm tra và sử dụng đóng kí hiệu và .
3. Thái độ:Trung thực, cẩn thận, hợp tác, chính xác, yêu toán học.
4. Định hướng phát triển năng lực
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
II. CHUẨN BỊ: 
1 - GV: Bảng phụ, phấn màu,máy chiếu
2 - HS : Bảng nhóm, ôn tập về cách ghi số tự nhiên.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* Tổ chức lớp: 
* Kiểm tra bài cũ:
 *Câu hỏi
HS1: a) Viết giá trị của số trong hệ thập phân - Giải bài 14 (Sgk - 10)
HS2: b) Giải bài 15 (Sgk - 10)
 * Đáp án, biểu điểm 
 HS1: 
Bài 14 (Sgk - 10): Với 3 chữ số 0; 1; 2 ta có thể viết tất cả các số tự nhiên có 3 chữ số mà các chữ số đó khác nhau là: 102; 120; 201; 210 
 HS2: b) Bài 15 (Sgk - 10): 
+) a) Mười bốn, hai mươi sáu 
+) b) XVII; XXV 
+) c) hoặc hoặc 
GV yêu cầu HS lấy ví dụ về 1 tập hợp?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Số phần tử của một tập hợp
GV: Nêu ví dụ trong SGK
(?) Nêu các phần tử của A, B, C, N ?
GV: Chỉ ra số phần tử của A, B, C, N
- Yêu cầu HS làm ?1 ; ?2
HS: thực hiện cá nhân.
GV: Nếu gọi A là tập hợp các số tự nhiên x mà x + 5 = 2 thì A không có phần tử nào. Ta gọi A là tập hợp rỗng.
- Yêu cầu HS đọc chú ý trong SGK
GV: Giới thiệu kí hiệu tập hợp rỗng là 
GV: Y/c HS làm bài tập 17(SGK)
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi
- 1 hs lên bảng trình bày
- HS dưới lớp nhận xét , bổ sung
- Gv nhận xét
Cho các tập hợp:
A = {5}
B = {x, y}
C = {1; 2; 3; ; 100}
N = {0; 1; 2; 3; }
Ta nói: A có một phần tử; B có hai phần tử; C có 100 phần tử; N có vô số phần tử
?1:
 + Tập hợp D có 1 phần tử
 + Tập hợp E có 2 phần tử
 + Tập hợp H có 11 phần tử
?2: Không có số tự nhiên x nào mà 
 x + 5 = 2
* Chú ý: 
- Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng
- Tập hợp rỗng được kí hiệu là 
Bài tập 17(SGK):
A = {x N / x 20} , A có 21 phần tử
B =, B kh«ng cã phÇn tö nµo
Hoạt động 2: Tập hợp con
GV: Nêu ví dụ về hai tập hợp E và F trong SGK
(?) Viết các tập hợp E và F ?
HS: Lên bảng viết
GV: Hãy kiểm tra xem mỗi phần tử của tập hợp E có thuộc tập hợp F không?
GV: Giới thiệu tập hợp E là tập hợp con của tập hợp F
(?) Vậy A là tập hợp con của tập hợp B khi nào?
GV: Nêu kí hiệu 
GV: Cho HS làm BT củng cố / bảng phụ
Bài tập: Cho tập hợp M = {a, b, c}
a) Viết các tập hợp con của tập hợp M mà có một phần tử?
b) Dùng kí hiệu để thể hiện quan hệ giữa các tập hợp con đó với tập M
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm
- HS:Thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trả lời
GV: Lưu ý phải viết {a} M chứ không được viết a M .
 Kí hiệu ; diễn tả mối quan hệ của một phần tử với 1tập hợp. Còn kí hiệu là quan hệ giữa một tập hợp với một tập hợp.
GV: Yêu cầu HS làm ?3
 Hs : thực hiện cỏ nhân
GV: Giới thiệu hai tập hợp bằng nhau
 E = {x, y}
 F = {x, y, c, d}
Ta thấy mọi phần tử của E đều thuộc F, ta nói tập hợp E là tập hợp con của tập hợp F
*Khái niệm: 
 Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì A là tập hợp con của tập hợp B
* Kí hiệu: AB hay B A 
đọc là: A là tập hợp con của tập hợp B
 hoặc A được chứa trong B
 hoặc B chứa A
Bài tập: 
a) {a} ; {b} ; {c}
b) {a} M ; {b} M ; {c} M
.
?3 M A; M B; A B; BA
Chú ý: Nếu AB và BA thì ta nói A và B là hai tập hợp bằng nhau, k/hiệu: A = B
3. Hoạt động luyện tập 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
GV:Yêu cầu HS đọc, làm vào vở
HS: Hoạt động cỏ nhân
- Gọi 4HS lên bảng làm?
GV: Y/c HS thảo luận làm bài tập 18
HS: Hoạt động cặp đôi trả lời 
GV: Chốt lại kiến thức của bài
Bài tập 16-SGK
a) x - 8 = 12
 x = 12 + 8 = 20 
 A = {20}, A có 1 phần tử
b) x + 7 = 7
 x = 7- 7 = 0
 B = {0}; B có 1 phần tử
c) C = {0; 1; 2; 3; 3; }
 C có vô số phần tử
d) D = ; D không có phần tử nào
Bài tập 18-SGK:/Bảng phụ
Tập hợp A không phải là tập hợp rỗng. Vì A có 1 phần tử là 0.
4. Hoạt động vận dụng
 1. Khi nào tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B ? Khi nào tập hợp A bằng tập hợp B ?
 - HS lần lượt đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
 - GV yêu cầu hs hđcá nhân. làm bài tập 20 (sgk/13) 
 - Hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở :
 bài tập 20/sgk : A = 
 a) 15 A b) A c) A.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- HS về nhà làm: Cho x = 3a + 1 với a = 0;1;2;3;4. Bằng cách liệt kê các phần tử hãy viết tập hợp G gồm các phần tử là giá trị của x?
- Về nhà - Học lý thuyết theo SGK.
 - BTVN: 18, 19, 20 /SGK/13 ; 42,45,48/SBT/15 ;16.
--------------------------------------------------
Tuần 2
Tiết 5
LUYỆN TẬP
NS: 12/09/2019
NG: 18/09/2019
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh tìm hiểu số phần tử của một tập hợp (lưu ý trường hợp các phần tử của 1 tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật) 
2. Kỹ năng: Hs rèn kỹ năng viết tập hợp, viết tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng , chính xác các ký hiệu , , .
3. Thái độ: Vận dụng kiến thức toán học vào một số bài toán thực tế. 
4. Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
-Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát và suy luận logic, vận dụng kiến thức, sử dụng hình thức diễn tả phù hợp, tính toán; tương tác xã hội 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: - Bảng phụ ghi bài tập.
 	 - Giáo án, sgk, sgv.
2. Học sinh: - Bảng nhóm, học và làm bài tập về nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
*. Ổn định tổ chức: 
*. Kiểm tra bài cũ: 
a. Câu hỏi: Hs1: Mỗi tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử, thế nào là tập hợp rỗng
	Chữa bài 29 (sbt – 7)
Hs2:	Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B
Chữa bài 32 (sbt – 7)
b. Đáp án: Hs1:	- Mỗi tập hợp có thể có 1 phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, có thể không có phần tử nào. 2đ
- Tập hợp rỗng là tập hợp không có phần tử nào cả. 2đ
- Chữa bài 29 (sbt – 7)
A = Tập hợp A có một phần tử.
B = Tập hợp B có một phần tử.
C = N Tập hợp C có vô số phần tử.
D = Tập hợp D không có phần tử nào. 6đ
Hs2:	- Tập hợp A là tập con của tập hợp B nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B. 2đ
- Chữa bài 32 (sbt – 7) 	A = 2đ
B = 2đ
C = 2đ
	A B. 2 đ
* Đặt vấn đề: (1’)Gv: Ở tiết học trước chúng ta đã biết một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử, vậy cách tìm số phần tử của một tập hợp như thế nào? 
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
 Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt 
Dạng 1: Tính số phần tử của một tập hợp 
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài tập 21 SGK
(?) Cho dãy các số 0, 1, 2, 3, , 10. Vậy có bao nhiêu số, ta tính theo công thức nào ở tiểu học?
GV: Vậy ta còng có thể tính số phần tử của tập hợp trên bằng cách tính số các số
? Tính số phần tử của M?
HS hoạt động cá nhân làm bài tập 21
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2 (ghi lên bảng)
HS: hoạt động cá nhân
1hs lên bảng làm
Hs nhận xét, gv chốt
GV: Yêu cầu HS làm BT 22 SGK
 (?) Thế nào là số chẵn, số lẻ?
 ? Hai số chẵn liên tiếp (lẻ liên tiếp) hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
GV:- Số chẵn là số tự nhiên có chữ số tận cùng là 0, 2; 4; 6; 8
- Số lẻ là số tự nhiên có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9
- Hai số chẵn liên tiếp (lẻ liên tiếp) thì hơn kém nhau 2 đơn vị.
GV: Yêu cầu HS làm bài 22 theo nhóm, các nhóm trường trình bày
HS: thảo luận theo nhóm(3’)
GV: Yêu cầu HS làm BT 23 SGK
(?) Hãy tính số các số chẵn trong tập hợp C
GV: Hướng dẫn HS tìm số các số chẵn ở tiểu học. 
Tổng quát:
+ Tập hợp các số chẵn từ a đến b có
 (b - a) : 2 + 1 phần tử
+ Tập hợp các số lẻ từ m đến n có
 (m - n) : 2 + 1 phần tử
GV: Đó còng chính là cách tìm số phần tử của tập hợp các số chẵn và số lẻ
- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi
Tổng quát:
 Tập hợp các số tự nhiên từ a b có b - a + 1 phần tử
Bài tập 1: (Bài tập 21-SGK-14)
+ B = {10; 11; 12; ; 99}
có 99 - 10 + 1 = 90 (phần tử)
Bài tập 2: Có bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số?
Giải:
 Các số tự nhiên có 4 chữ số gồm:
 1000; 1001; 1002; ; 9999
có 9999 - 1000 + 1 = 9000 (số)
Bài tập 3: (Bài 22-SGK-14)
a) C = {0; 2; 4; 6; 8}
 b) L = {11; 13; 15; 17; 19}
 c) A = {18; 20; 22}
 d) B = {25; 27; 29; 31}
Bài tập 4: (Bài 23-SGK-14)
a) Số phần tử của tập hợp D là:
 (99 - 21) : 2 + 1 = 40
b) Số phần tử của tập hợp E là:
 (96 - 32) : 2 + 1 = 33
Dạng 2: Tập con của một tập hợp
GV: Yêu cầu HS đọc, làm bài 24,25 (SGK-14) cá nhân
GV:2 HS lên bảng làm bài 24,25
GV: Chốt lại kiến thức của bài
Bài tập 5: (Bài 24-SGK-14)
 A N ; B N ; N* N
Bài tập 6: (Bài 25-SGK-14)
A = {In-đo-nê-xi-a, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam}
B = {Xin-ga-po,Bru-nây,Cam-pu-chia}
3. Hoạt động vận dụng
-Nhắc lại cách tính số các số hạng của một dãy số viết theo quy luật ?
 Bài tập: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng. (MĐ: vân dụng)
Cho Q = 
A. 37 phần tử.	B. 38 phần tử.	C. 27 phần tử.	D. 28 phần tử. 	Đáp: D.
	Hs: Làm bài, chấm chéo.
 - Lưu ý : Æ ≠ {0} ; Æ ≠ {Æ}.
Bài tập: Bạn Tâm đánh số trang sách bằng các
số tự nhiên từ 1 100. Bạn Tâm phải viết bao nhiêu chữ số?
Hướng dẫn: Chia các số từ 1 100 thành : Nhóm 1 chữ số 1 9
 Nhóm 2 chữ số 10 99
 Nhóm 3 chữ số :100
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau:
 D={21;23;25;29; ;99} E={32,34,36; ;96}
Hs làm bài tập ở nhà
 - Xem lại các bài tập đã chữa.
 - BTVN: 40;46;47;49;51 – SBT-15;16
 - Nghiên cứu trước bài: Phép cộng và phép nhân
?1. Tổng, tích hai số tự nhiên là số gì ?
?2. Phép cộng và phép nhân các số tự nhiên có tính chất gì ?
Tuần 2
Tiết 6
§5. PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN
NS: 12/09/2019
NG: 19/09/2019
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: Biết được các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó.
2. Kỹ năng: - Biết vận dụng hợp lí các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên vào giải toán
 - Rèn luyện kĩ năng tính toán
3. Thái độ:Thái độ trung thực, cẩn thận, hợp tác nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
II. CHUẨN BỊ: 
1 - GV: Bảng phụ, phấn màu,máy chiếu
2 - HS : Ôn tập lại t/c của phép cộng và phép nhân đã học ở tiểu học.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* Tổ chức lớp: 
Vào bài:
Trả lời các câu hỏi:
- Em hãy cho biết người ta dùng kí hiệu nào để chỉ phép cộng và phép nhân?
- Nêu các thành phần của phép cộng 3+2=5 và của phép nhân 4x6=24?
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đat
Hoạt động 1: Tổng và tích của hai số tự nhiên
GV: Yêu cầu HS đọc và làm bài tập
HS: thực hiện
GV: Giới thiệu phép cộng và phép nhân
HS: Nghe giảng, ghi bài
GV: Giới thiệu các trường hợp không viết dấu nhân giữa các thừa số .
HS: Nghe giảng ,ghi bài
GV: Yêu cầu HS làm ?1 theo nhóm (3’)
HS: Thảo luận nhóm làm bài, đại diện nhóm trình bày
Hs dưới lớp nhận xét, bổ xung
Gv nhận xét, củng cố
GV: Yêu cầu HS làm ?2
HS hoạt động cỏ nhân
GV: Cho HS làm BT củng cố
 (?) Có mấy thừa số trong tích? Tích của chúng bằng bao nhiêu?
HS hoạt động cỏ nhân
Bài toán: Hãy tính chu vi của một sân hình chữ nhật có chiều dài bằng 32m, chiều rộng bằng 25m.
Giải:
Chu vi của sân hình chữ nhật đó là:
(32 + 25) x 2 = 114(m)
* Phép cộng:
 a + b = c
(Số hạng) + (số hạng) = (tổng)
*Phép nhân:
 a . b = d
(thừa số) . (thừa số) = (tích)
 + Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không viết dấu nhân giữa các thừa số
Ví dụ: a.b = ab ; 4.x.y = 4xy
?1:
a
12
21
1
0
b
5
0
48
15
a + b
17
21
49
15
a.b
60
0
48
0
?2: 
a) Tích của một số tự nhiên với số 0 thì bằng 0.
b) Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng 0.
Bài tập 30a (SGK--Tr17) 
 a) (x - 34).15 = 0
 x - 34 = 0
 x = 0 + 34
 x = 34 
Hoạt động 2: Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên
- Nhắc lại tính chất của phép cộng các số tự nhiên?
- Nhắc lại tính chất của phép nhân hai số tự nhiên?
GV: Treo bảng phụ ghi t/c SGK. 
(?) Yêu cầu HS nhắc lại t/c của phép cộng ?
GV: Yêu cầu HS hoạt động cỏ nhân làm ?3
 (?) Trong bài toán trên em đã sử dụng những t/c nào?
 (?) Chỉ ra đã sử dụng những t/c nào để làm bài toán?
(?) Em đã sử dụng t/c nào làm ?3c ?
 Phép tính
Tính chất
Cộng
Nhân
Giao hoán
a+b 
 b+ a
a.b = b.a
Kết hợp
(a+b)+c=a+(b+c)
(a.b).c = a.(b.c)
Cộng với số 0
a+0 =0+a = a
Nhân với số 1
a.1 
 1

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_2020.doc