Giáo án Đại số Lớp 6 - Ôn tập chương I - Từ Chí Linh

Giáo án Đại số Lớp 6 - Ôn tập chương I - Từ Chí Linh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa.

2. Kĩ năng: HS biết vận dụng các kiến thức trên vào giải các bài tập về thực hiện các phép tính, tìm số chưa biết.

3. Thái độ: Rèn luyện kỹ năng tính toán cẩn thận, đúng và nhanh, trình bày khoa học.

4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, tính sáng tạo, giao tiếp, mô hình hóa toán học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: KHBH, SGK, SGV, phấn màu, bảng phụ

2. Học sinh: Đồ dùng học tập; học bài và làm bài ở nhà, đọc trước bài

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1) Ổn định lớp: KTSS

2) Kiểm tra bài cũ

3) Thiết kế tiến trình dạy học

 

docx 11 trang tuelam477 3030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Ôn tập chương I - Từ Chí Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số tiết: 01
Ngày soạn: 26/10/2019
Tiết theo ppct: 37
Tuần dạy: 13
ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa. 
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng các kiến thức trên vào giải các bài tập về thực hiện các phép tính, tìm số chưa biết.
3. Thái độ: Rèn luyện kỹ năng tính toán cẩn thận, đúng và nhanh, trình bày khoa học.
4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, tính sáng tạo, giao tiếp, mô hình hóa toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: KHBH, SGK, SGV, phấn màu, bảng phụ
2. Học sinh: Đồ dùng học tập; học bài và làm bài ở nhà, đọc trước bài
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1) Ổn định lớp: KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
3) Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: HS nhắc lại kiến thức đã học qua câu hỏi vấn đáp.
* Phương thức: Thuyết trình, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. HĐ cá nhân.
GV: hãy phát biểu các tính chất cơ bản của phép công số tự nhiên.
GV: hãy phát biểu quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số
HS đựng tại chỗ trả lời
HS nhận xét
HS đựng tại chỗ trả lời
HS nhận xét
Tính chất phép cộng số tự nhiên: giao hoán, kết hợp, cộng với 0; tính chất phân phối.
Muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số cộng các số mũ
2. HOẠT ĐỘNG TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
* Mục tiêu: HS nắm chắc các phép toán trong tập hợp số tự nhiên: cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, Các khái niệm chia hết.
* Phương thức: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, hoạt động cá nhân, cặp đôi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
- GV: Đưa ra phiếu học tập. 
? Thảo luận nhóm điền vào phiếu học tập?
Thời gian hoạt động nhóm: 5phút.
GV:Cho HS trao đổi chéo đánh giá nhận xét bài làm của nhóm khác.
GV: Đưa bảng phụ (trình chiếu đáp án ).Nhận xét đánh giá chung.
(Phiếu học tập là phần ghi bảng có để dấu để điền những chỗ mực đỏ)
- HS: 
chia nhóm thảo luận điền vào phiếu học tập
- HS:Trao đổi nhận xét các nhóm.
I. Lý thuyết
1. Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia 
Tính chất
Phép cộng
Phép nhân
Giao hoán
Kết hợp
Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
2. Phép trừ, phép chia:
a) Phép trừ:
Điều kiện để phép trừ thực hiện được là: 
b) Phép chia:
- Nếu ta có phép chia hết: 
- Nếu thì ta có phép chia có dư hay a b
3. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
- ĐN: 
 n thừa số
 gọi là : cơ số
n gọi là số mũ
- Các công thức : 
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- CỦNG CỐ
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính toán trên tập hợp số tự nhiên. Biết cách áp dụng tính chất của các phép toán để tính nhanh. 
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
Làm bài 159 SGK_Tr63.
- GV: Áp dụng phần lý thuyết về các phép tính trong tập hợp số tự nhiên làm bài 159.
Gọi HS lên bảng làm
?Em có nhận xét gì về kết quả của các phép tính khi:
+.SBT = ST; +. SBT = SC
+.Một số (+); (-) hoặc (.) với số 0
+. Một số(.) hoặc (:) cho số 1.
-Làmbài160SGK_Tr63
? Hãy nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính ? 
GV cho 2 HS lên bảng thực hiện:
HS cả lớp cùng làm 
GV chốt lại: Qua bài tập này các em cần nhớ: 
+ Thứ tự thực hiện các phép tính 
+ Thực hiện đúng quy tắc nhân và chia hai luỹ thừa cùng cơ số.
+ Biết tính nhanh bằng cách áp dụng tính chất của phép toán.
- HS thực hiện làm bài.
- HS suy nghĩ trả lời
HS: Phát biểu
HS1:Làm câu a, câu c
HS2:Làm câu b, câu d
II. Bài tập
Dạng 1: Tính
Bài 159 (SGK_Trang63)
Bài 160 (SGK_Trang 63)
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng các quy tắc để giải bài tập.
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
-Làm bài 161 SGK _ Tr 63
GV:
? là gì trong phép trừ trên?
?Nêu cách tìm số trừ?
- GV: Cho học sinh hoạt động nhóm đôi vào bảng nhóm. Gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày phần a và phần b.
GV: Hỏi nhóm làm phần b
?Nêu cách tìm x trong phần b?
Gọi nhóm khác đánh giá nhận xét
GV : Đánh giá nhận xét chung
GV: Củng cố qua bài 161 giúp ta ôn lại kiến thức nào ?.
- HS: Là số trừ chưa biết.
- HS: Ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu
- HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
-HS:Tìm là thừa số chưa biết.
Lấy tích chia cho thừa số đã biết.
HS: Ôn lại cách tìm các thành phần chưa biết trong các phép tính
Dạng 2 :Tìm x
Bài 161 (SGK_Trang 63) 
Tìm số tự nhiên biết
 Vậy 
 Vậy 
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Giải quyết được một số bài tập khó hơn của thực hiện phép tính kết hợp lũy thừa.
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, KT động não, hoạt động cá nhân ở nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
GV: Treo bảng phụ (trình chiếu) đề bài.
? Nhận xét về cơ số và số mũ của M?
? Nêu cách đơn giản biểu thức?
Gọi HS lên bảng thức hiện
Tương tự gọi HS làm phần b
? Nêu công thức tính cho dạng bài?
HS :
Cơ số giống nhau, số mũ tăng dần từ 0=>100
Nhân cả 2 vế với 2 rồi trừ từng vế.
-HS : nêu
Bài 1: Tính
Giải
a/Ta có: 
b/
Số tiết: 01
Ngày soạn: 26/10/2019
Tiết theo ppct: 38
Tuần dạy: 13
ÔN TẬP CHƯƠNG I ( tiếp theo )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9. Số nguyên tố và hợp số, ước chung và bội chung, ƯCLN và BCNN.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng các kiến thức trên vào bài toán thực tế.
3. Thái độ: Rèn luyện kỹ năng tính toán cẩn thận, đúng và nhanh, trình bày khoa học 4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, tính sáng tạo, giao tiếp, mô hình hóa toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: KHBH, Bảng phụ , phấn màu, thước thẳng, SGK, SBT 
2. Học sinh: Đồ dùng học tập;học bài và làm bài ở nhà.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP	
1) Ổn định lớp: KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
3) Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
* Mục tiêu: Giúp hs ôn lại kiến thức đã học thông qua hoạt động cặp đôi tạo hứng thú cho bài học.
* Phương thức: Gợi mở vấn đáp, đàm thoại, thuyết minh, HĐ cặp đôi
+ Phát biểu qui tắc tìm BCNN của 2 hay nhiều số lớn hơn 1?
+ Áp dụng tìm BCNN (30, 24)
+ Nhận xét cho điểm.
HS lên bảng trả lời
HS: nhận xét
Quy tắc: SGK
30=2.3.5
24=23.3 
BCNN(30,24)= 23.3.5= 120 
2. HOẠT ĐỘNG TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG
* Mục tiêu: HS phát biểu được các tính chất chia hết, các dấu hiệu chia hết. Biết cách sử dụng các tính chất, dấu hiệu để kiểm tra một tổng, một hiệu,... có chia hết cho một số hay không. HS phát biểu được định nghĩa, cách tìm ước, bội, ƯC, ƯCLN, BCNN.
* Phương thức: HĐ cá nhân, giải quyết vấn đề, thuyết minh, đàm thoại.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung chính
- GV: Trước tiên ta ôn về phần lý thuyết.
Câu 5:
- GV: Cho HS đọc câu hỏi và lên bảng điền vào chỗ trống để được tính chất chia hết của một tổng.
♦ Củng cố: 
Tính chất chia hết không những đúng với tổng mà còn đúng với hiệu số của hai số.
GV viết tính chất chia hết của hiệu hai số lên bảng:
2. Bài tập:
Không tính, xét xem tổng (hiệu) sau có chia hết cho 6 không?
3. Dựa vào các tính chất chia hết mà ta không cần tính tổng mà vẫn kết luận được tổng đó có hay không chia hết cho một số và là cơ sở dẫn đến dấu hiệu chia hết cho 2; cho 3; cho 5; cho 9
Câu 6: 
- GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi và phát biểu dấu hiệu chia hết.
- GV: Treo bảng 2.62 SGK cho HS quan sát và đọc tóm tắt các dấu hiệu chia hết trong bảng.
Câu 7:
- GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi và trả lời, cho ví dụ minh họa.
Câu 8:
- GV: Yêu cầu HS đọc câu hỏi và trả lời, cho ví dụ minh họa.
♦ Củng cố: 
- GV: Treo bảng 3.62 SGK
Tìm ƯCLN
Tìm BCNN
Yêu cầu HS hoạt động nhóm hai bạn một bàn trong 3 phút sau đó viết các bước tìm ƯCLN và BCNN vào bảng
Cho HS quan sát. Hỏi: Em hãy so sánh cách tìm ƯCLN và BCNN ?
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV.
- HS: Câu a không chia hết cho 6 (theo t.chất 2)
Câu b: Chia hết cho 6 (theo t.chất 1)
Câu c: Chia hết cho 6 (Vì tổng các số dư chia hết cho 6)
- HS: Phát biểu dấu hiệu.
- HS: Trả lời
- HS: Trả lời.
-HS hoạt động theo nhóm. Đại diện một nhóm lên trình bày kết quả.
Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
I. Lý thuyết
3. Các tính chất chia hết
Tính chất 1:
Tính chất 2:
*Bài tập:
Không tính, xét xem tổng (hiệu) sau có chia hết cho 6 không?
4. Các dấu hiệu chia hết 
* Bài tập:
Trong các số sau: 235; 552; 3051; 460.
a. Số nào chia hết cho 2?
b. Số nào chia hết cho 3?
c. Số nào chia hết cho 5?
d. Số nào chia hết cho 9?
5. Số nguyên tố, hợp số
6. ƯC, BC, ƯCLN, BCNN
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- CỦNG CỐ
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng tìm ước, bội, tìm ƯCLN, BCNN. Kĩ năng phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân, nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
Phần bài tập lồng ghép vào các phần lý thuyết. Làm sau mỗi một phần lý thuyết.
Bài 164(SGK_Trang 63)
- GV: Cho HS Hoạt động nhóm.
+ Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính.
+ Phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố.
- GV: Cho cả lớp nhận xét. Đánh giá, ghi điểm
Bài 165(SGK_Trang 63)
- GV: Hướng dẫn:
- Câu a: Dấu hiệu chia hết cho 3; cho 5
- Câu b: Áp dụng dấu hiệu chia hết cho 3 => a chia hết cho 3 và a lớn hơn 3 => a là hợp số
- Câu c: Áp dụng tích các số lẻ là một số lẻ, tổng 2 số lẻ là một số chẵn. => b chía hết cho 2 và b lớn hơn 2 => b là hợp số
- Câu d: Hiệu c = 2 => c là số nguyên tố.
Bài 166(SGK_Trang 63)
a. Hỏi: ; Vậy x có quan hệ gì với 84 và 180?
b. GV: Hỏi:
. Vậy x có quan hệ gì với 12; 15; 18?
-HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trình bày.
.
- HS: Trả lời.
- HS: Trả lời.
- HS: Trả lời.
- HS: x ƯC(84, 180) 
- HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
- HS: x BC(12; 15; 18)
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
II. Bài tập
Bài 164(SGK_Trang 63)
Thực hiện phép tính rồi phân tích kết quả ra TSNT.
Bài 165(SGK_Trang 63)
Điền ký hiệu vào ô trống.
Bài 166(SGK_Trang 63)
a.Vì ta có:
 ƯCLN(84;180) = = 12
và x > 6 hay 
b. Vì: 
 và 0 < x < 300
 Nên: x BC(12; 15; 18)
 12 = 22 . 3
 15 = 3 . 5
 18 = 2. 32
BCNN(12; 15; 18) = 
 = 180
BC(12;15; 18) ={0; 180; 360;..}
Vì: 0 < x < 300
Nên: x = 180. Vậy:B={180}
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học giải bài toán thực tế 
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
Bài 167(SGK_Trang 63)
- GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài, cho HS đọc và phân tích đề.
- GV: Cho HS Hoạt độngnhóm.
- GV: Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- GV: Cho cả lớp nhận xét.
- GV: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm.
- GV: Giới thiệu thêm cách cách trình bày lời giải khác.
- HS: Thảo luận theo nhóm.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bài 167(SGK_Trang 63)
Theo đề bài:
Số sách cần tìm phải là bội chung của 10; 12; 15.
BCNN(10; 12;15)=
BC(10; 12; 15) = {0; 60; 120; 180; 240; ....}
Vì: Số sách trong khoảng từ 100 đến 150.
Nên: số sách cần tìm là 120 quyển.
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: Học sinh được hướng dẫn cụ thể phần chuẩn bị bài ở nhà. 
* Phương thức: Nêu và giải quyết vấn đề, KT động não, hoạt động cá nhân ở nhà.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến sản phẩm
- Xem lại kiến thức cơ bản chương I và các dạng bài tập đã giải. 
- Làm bài tập 168; 169/tr68 SGK
* Hướng dẫn bài 169 (SGK) : Gọi số vịt là a (con) (0< a < 200)
	Theo đề bài : a : 5 dư 4 => a có chữ số tận cùng là 4 hoặc 9
- Ôn tập chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Số tiết: 01
Ngày soạn: 26/10/2019
Tiết theo ppct: 39
Tuần dạy: 13
KIỂM TRA CHƯƠNG I 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh về nội dung. Giúp Hs củng cố lại kiến thức đã học ở trong chương I về dấu hiệu chia hết, bôi và ước của số tự nhiên 
2. Kĩ năng: Kiểm tra, đánh giá kỹ năng vận dụng của học sinh vào từng dạng bài cụ thể trong chươngI.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, chủ động học tập, nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra.
4. Định hướng năng lực hình thành: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư duy, tính sáng tạo, giao tiếp, mô hình hóa toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: KHBH, Ma trận đề, đề kiểm tra, đáp án 
2. Học sinh: Đồ dùng học tập;học bài và làm bài ở nhà.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP	
1) Ổn định lớp: KTSS
2) Kiểm tra bài cũ
3) Thiết kế tiến trình dạy học
I. MA TRẬN ĐỀ:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
1. Thứ tự thực hiện các phép tính
Tính được giá trị biểu thức không chứa dấu ngoặc ( C4:a,b,c )
Tính được giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc (C4: d )
Số câu:
Số điểm
 Tỉ lệ:
3
3
30%
1
1
10%
4
4
40%
2. Dấu hiệu chia hết cho 2,5,3,9
Biết được số chia hết cho 2,5, 3,9
(C1: a,b, c, d )
Số câu:
Số điểm
 Tỉ lệ:
4
1
10%
4
1
10%
3. Ước và Ước chung lớn nhất 
Tìm được Ước của 1 số
( C2: a )
Tìm được ƯCLN của hai số (C3: a )
Vận dụng tìm ƯCLN vào bài toán thực tế
( C5 )
Số câu:
Số điểm 
Tỉ lệ:
1
1
10%
1
1
10%
1
1
10%
3
3
30%
4. Bội và Bội chung nhỏ nhất
Tìm được Bội của 1 số
( C2: b )
Tìm được BCNN của hai số ( C3: b)
Số câu:
Số điểm
 Tỉ lệ:
1
1
10%
1
1
10%
2
2
20%
TS Câu
TS điểm 10.
Tỉ lệ 100%
4 Câu
1,0 điểm
10%
2 Câu
2,0 điểm
20%
5 Câu
5,0 điểm
50%
2 Câu
2,0 điểm
20%
13 Câu
10 điểm
100%
II. ĐỀ:
Câu 1. (1điểm) Trong các số 513 ; 811; 435 ; 680 ; 156 ; 379
 a/ Số nào chia hết cho 2 ?
 b/ Số nào chia hết cho 5 ?
 c/ Số nào chia hết cho cả 2 và 5 ?
 d/ Số nào chia hết cho cả 3 và 9 ?
Câu 2. (2 điểm) 
	a/ Tìm các ước của 12; của 22
	b/ Tìm các bội của 8 nhỏ hơn 40
Câu 3. (2 điểm) Tìm 
a/ ƯCLN (30, 45)	 ;	b) BCNN (6, 8, 10)
Câu 4. (4 điểm) Thực hiện các phép tính:
	a/ 107 – 63 : 9
	b/ 46 : 45 + 22. 2
	c/ 23 . 75 + 25 . 23
	d/ 12. { 25: [ 50 – ( 36 + 9 )]}
Câu 5. (1điểm) Một đội văn nghệ có 150 học sinh nam và 126 học sinh nữ. Có thể chia đội văn nghệ thành nhiều nhất mấy tổ để số học sinh nam và số học sinh nữ được chia đều vào mỗi tổ.
III. BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA
Câu
Nội dung
Điểm
1
Trong các số 513 ; 811; 435 ; 680 ; 156 ; 379
a/ Số chia hết cho 2 là: 680; 156
0.25
b/ Số chia hết cho 5 là: 435; 680
0.25
c/ Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 680
0.25
d/ Số chia hết cho cả 3 và 9 là: 513
0.25
2
a/ Các ước của 12; của 22
 Ư(12) = { 1; 2; 3; 4; 6; 12}	
0.25
 Ư(22) = { 1; 2; 11; 22}
0.25
b/ Tìm các bội của 8 nhỏ hơn 40
 B(8) = { 0; 8; 13; 24; 32 }
0.5
3
a/ ƯCLN (30, 45)	
0.5
 ƯCLN (30, 45) = 3.5 = 15
0.5
b/ BCNN (6, 8, 10)
0.5
 BCNN (6, 8, 10) = 23.3.5 = 120
0.5
4
a/ 107 – 63 : 9 = 107 – 7 
= 100
0.5
0.5
b/ 46 : 45 + 22. 2 = 4 + 8
= 12
0.5
0.5
c/ 23 . 75 + 25 . 23
= 23. ( 75 + 25 ) 
= 23 . 100= 2300
0.5
0.5
d/ 12. { 25: [ 50 – ( 36 + 9 )]}) 
= 12. { 25:[ 50 –45 ]} = 12. { 25 : 5}
= 12. 5 = 60
0.5
0.5
5
Gọi a là số tổ nhiều nhất có thể chia 
a là ƯCLN(150, 126 )
0.25
0.25
ƯCLN(150, 126 ) = 2 . 3 = 6
0.25
Vậy số tổ nhiều nhất có thể chia là 6 tổ
0.25
Tân Sơn ngày ../ /2019
Duyệt của Tổ phó 
Mai Thanh Hùng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_6_on_tap_chuong_i_tu_chi_linh.docx