Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 1-36

Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 1-36

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Phân biệt được BC và BCNN của hai hay nhiều số.

- HS biết tìm bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp.

- Nắm được khái niệm BCNN của hai hay nhiều số, cách tÌm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT, cách tìm bội chung thông qua BCNN.

2. Kỹ năng:

- HS có kĩ năng tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT, có kĩ năng tìm bội chung thông qua BCNN.

- HS biết cách tìm bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số. Rèn kĩ năng tìm bội chung, bội chung nhỏ nhất trong các bài toán thực tế đơn giản.

- Biết tìm BC của hai hay nhiều số thông qua tìm BCNN của chúng.

- Phân biệt được quy tắc tìm BCNN với quy tắc tìm ƯCLN.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Tư duy và lập luận toán học: Học sinh biết quan sát, tư duy, lập luận hợp lí để giải quyết vấn đề trong bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện được vấn đề và sử dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề đó.

- Năng lực giao tiếp toán học: Trình bày và diễn đạt hợp lí. Biết sử dụng các kí hiệu toán học hợp lí trong bài.

- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa.

4. Định hướng phát triển phẩm chất

Chăm học và chủ động; có trách nhiệm với công việc được giao; hứng thú học tập; sáng tạo.

 

docx 35 trang tuelam477 3710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 1-36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 2020-2021
BƯỚC 1: Xây dựng chủ đề dạy học
I. Xác định tên chủ đề: Bội chung nhỏ nhất
II. Mô tả chủ đề:
1. Tổng số tiết thực hiện chủ đề: 3 tiết.
+ Nội dung tiết 1: Bội chung nhỏ nhất
+ Nội dung tiết 2: Luyện tập
+ Nội dung tiết 3: Vận dụng BCNN làm các bài toán tích hợp liên môn.
(Tùy từng lớp giáo viên có thể cân đối thời lượng các tiết cho phù hợp để hoàn thành các nội dung trên)
2. Mục tiêu chủ đề:
a) Mục tiêu tiết 1:
Kiến thức: 
- Phân biệt được BC và BCNN của hai hay nhiều số.
- HS biết tìm bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp.
- Nắm được khái niệm BCNN của hai hay nhiều số, cách tÌm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT, cách tìm bội chung thông qua BCNN.
Kỹ năng: 
- HS có kĩ năng tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT, có kĩ năng tìm bội chung thông qua BCNN. 
- HS biết cách tìm bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số. Rèn kĩ năng tìm bội chung, bội chung nhỏ nhất trong các bài toán thực tế đơn giản.
- Biết tìm BC của hai hay nhiều số thông qua tìm BCNN của chúng.
- Phân biệt được quy tắc tìm BCNN với quy tắc tìm ƯCLN.
Định hướng phát triển năng lực
- Tư duy và lập luận toán học: Học sinh biết quan sát, tư duy, lập luận hợp lí để giải quyết vấn đề trong bài. 
- Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện được vấn đề và sử dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề đó.
- Năng lực giao tiếp toán học: Trình bày và diễn đạt hợp lí. Biết sử dụng các kí hiệu toán học hợp lí trong bài. 
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa.
Định hướng phát triển phẩm chất
Chăm học và chủ động; có trách nhiệm với công việc được giao; hứng thú học tập; sáng tạo.
* Trọng tâm: định nghĩa BCNN, cách tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố, cách tìm BC thông qua BCNN.
 b) Mục tiêu tiết 2:
Kiến thức: 
- Học sinh biết được các dạng bài tập có sử dụng kiến thức bội chung nhỏ nhất.
- Vận dụng những kiến thức nào để giải mỗi dạng bài tập đó.
Kỹ năng: 
- HS có kĩ năng thành thạo tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT, có kĩ năng tìm bội chung thông qua BCNN.
 - HS có kĩ năng lập luận đẻ chuyển các bài toán có lời văn hoặc toán liên quan đến chia hết về dạng toán tìm BCNN hoặc tìm BC thông qua BCNN. 
Định hướng phát triển năng lực
- Tư duy và lập luận toán học: Học sinh biết quan sát, tư duy, lập luận hợp lí để giải quyết vấn đề trong bài. 
- Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện được vấn đề và sử dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề đó.
- Năng lực giao tiếp toán học: Trình bày và diễn đạt hợp lí. Biết sử dụng các kí hiệu toán học hợp lí trong bài. 
- Năng lực mô hình hóa toán học: Học sinh biết sử dụng kiến thức về BCNN để mô tả và giải quyết bài toán thực tế.
Định hướng phát triển phẩm chất
Chăm học và chủ động; có trách nhiệm với công việc được giao; hứng thú học tập; sáng tạo.
c) Mục tiêu tiết 3:
Kiến thức: 
- Học sinh được biết về một số dạng bài tập có sử dụng kiến thức về BCNN, vận dụng những kiến thức nào để giải mỗi dạng bài tập đó.
Kỹ năng: 
- Học sinh có kĩ năng thành thạo tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT, có kĩ năng tìm bội chung thông qua BCNN.
- HS có kĩ năng lập luận để chuyển các bài toán có lời văn hoặc toán liên quan đến chia hết về dạng toán tìm BCNN hoặc tìm BC thông qua BCNN.
- HS có kĩ năng phát triển bài toán một cách hợp lí để nâng cao kiến thức. 
- Thông qua kiến thức đã học, học sinh biết tìm hiểu, khám phá các vấn đề thực tế trên cơ sở các môn học về lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng các bài toán về BCNN.
Định hướng phát triển năng lực
- Tư duy và lập luận toán học: Học sinh biết quan sát, tư duy, lập luận hợp lí để giải quyết vấn đề trong bài. 
- Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện được vấn đề và sử dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề đó.
- Năng lực giao tiếp toán học: Trình bày và diễn đạt hợp lí. Biết sử dụng các kí hiệu toán học hợp lí trong bài. 
- Năng lực mô hình hóa toán học: Học sinh biết sử dụng kiến thức về BCNN để mô tả và giải quyết bài toán thực tế.
Định hướng phát triển phẩm chất
Chăm học và chủ động; có trách nhiệm với công việc được giao; hứng thú học tập; sáng tạo.
4. Các nội dung chính của chủ đề theo tiết:
Tiết 1:
1. Bội chung nhỏ nhất
 2. Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố
 3. Cách tìm bội chung thông qua bội chung nhỏ nhất.
Tiết 2: 
 1. Dạng 1: Tìm BCNN, tìm BCNN rồi tìm BC của hai hay nhiều số
 2. Dạng 2 : Tìm các BC thỏa mãn điều kiện cho trước
 3. Dạng 3 : Bài toán thực tế
Tiết 3: 
Tìm hiểu, khám phá các vấn đề thực tế trên cơ sở các môn học về lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng các bài toán về BCNN.
 BƯỚC 2: Biên soạn câu hỏi/bài tập:
* Biên soạn câu hỏi/ bài tập theo hướng:
- Xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)
- Mỗi loại câu hỏi/ bài tập sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất nào của học sinh trong dạy học.
 * Cụ thể:
Tiết 1:
TT
Câu hỏi/ bài tập
Mức độ
Năng lực, phẩm chất
1
Số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của 6 và 8 là bao nhiêu?
Vậy BCNN của hai hay nhiều số là gì?
Thông hiểu
Giải quyết vấn đề.
2
Tìm BCNN (8; 18; 30)
+ Hãy phân tích các số trên ra thừa số nguyên tố
+ Hãy chỉ ra các thừa số nguyên tố chung và riêng
+ Lập tích các thừa số vừa chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất
Vận dụng
Phân tích, giải thích
3
Mỗi câu sau đúng hay sai?
a) Số 0 là bội chung của 3 và 5
b) BCNN (3; 5) = 0
c) BCNN (3;5) = 1
Nhận biết
Giải quyết vấn đề.
4
Tìm BCNN(8,18,30)
8 = 
18 = 
30 = 
Thừa số nguyên tố chung là: 
Thừa số nguyên tố riêng là: 
Tích 
Nhận biết
Phân tích, giải thích
5
Ai làm đúng?
 36 = 22 . 32
	84 = 22 . 3 .7 
 168 = 23 . 3 .7 
Nhận biết
Thông hiểu
Giải quyết vấn đề.
Quan sát suy luận để đưa ra những dấu hiệu để vận dụng sau này.
6
Học sinh lớp 6A khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ hàng. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng từ 35 đến 60. tính số học sinh của lớp 6A?
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Giải quyết vấn đề.
7
 Một số học sinh khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 5 hàng, 6 đều thiếu 1 người. Nhưng xếp hàng 7 thì vừa đủ Biết số học sinh chưa đến 300. Tính số học sinh đó?
Nhận biết
Vận dụng
 Giải quyết vấn đề.
8
Qua bài học này, các em cần nắm vững những kiển thức nào?
Thế nào là BCNN của hai hay nhiều số?
Phát biểu quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1?
Nêu cách tìm BC thông qua BCNN?
Nhận biết
Thông hiểu
 Giải quyết vấn đề.
 Tiết 2:
TT
Câu hỏi/ bài tập
Mức độ
Năng lực, phẩm chất
1
Thế nào là BCNN của hai hay nhiều số? Nêu cách tìm BCNN.
Áp dụng tìm BCNN(3,7)
Nhận biết
Vận dụng
Nhớ được kiến thức
2
Bài 152 sgk/59. Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất khác 0 biết rằng a chia hết cho 15 và a chia hết cho 18.
Vận dụng
Giải quyết vấn đề
3
Bài 155 sgk/60. Cho bảng
a) Điền vào các ô trống của bảng.
b) So sánh tích ƯCLN(a, b). BCNN(a, b) với tích a.b
Vận dụng
Phân tích. Giải quyết vấn đề
4
Bài 153 sgk/59. Tìm các bội chung nhỏ hơn 500 của 30 và 45.
Vận dụng
Phân tích. Giải quyết vấn đề
5
Bài 154 sgk/59. Học sinh lớp 6C khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ hàng. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng từ 35 đến 60. Tính số học sinh lớp 6C.
Vận dụng cao
Quan sát, nhận xét.
Phân tích. Giải quyết vấn đề
6
Nhiều nước phương đông, trong đó có Việt Nam, gọi tên năm âm lịch bằng cách ghép 10 can (theo thứ tự là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỉ , Canh, Tân, Nhâm, Quý), với 12 chi (Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Đầu tiên Giáp được ghép với Tí thành năm Giáp Tí. Cứ 10 năm, Giáp lại được lặp lại. Cứ 12 năm Tí lại được lặp lại. Như vậy cứ sau 60 năm (60 là BCNN của 10 và 12) Năm giáp tí lại được lặp lại. Tên của các năm âm lịch khác cũng lặp lại sau 60 năm.
Hãy tra lịch hoặc hỏi người thân xem năm sinh của em thuộc can chi gì? Tìm 2 năm có chung can chi với năm sinh của em?
Vận dụng cao
Quan sát, giải thích.
Phân tích. Giải quyết vấn đề
7
Một đoàn quân có khoảng từ 4000 đến 4500 người, khi xếp hàng 22 hàng 24 hoặc hàng 32 thì đều vừa đủ hàng. Hỏi đoàn quân đó có bao nhiêu người?
Vận dụng cao
Phân tích
Giải quyết vấn đề
 Tiết 3:
TT
Câu hỏi/ bài tập
Mức độ
Năng lực, phẩm chất
1
Bài 1. Vào tháng 3 năm 1968, ba đại đội lính Mỹ đã ra tay thảm sát người dân vô tội ở làng Mỹ Lai - Quảng Ngãi với số lượng từ khoảng 500 đến 600 người dân. Người ta tính rằng nếu số người dân đó tập trung theo nhóm 15 người hay 17 người thì đều thiếu 6 người. Hỏi ngày hôm đó có bao nhiêu người dân vô tội bị thảm sát?
Vận dụng cao
Phân tích
Giải quyết vấn đề
2
Bài 2. Để chi viện cho tiền phương trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, nhân miền bắc đã ra sức thi đua sản xuất lương thực. Người ta thấy rằng nếu mỗi đội sản xuất mà sản xuất được 30 tạ thóc hay 35 tạ thóc thì vẫn thiếu 18 tạ để đủ cho các chuyến xe chi viện vào miền Nam. Hỏi trong đợt thi đua sản xuất này nhân dân miền Bắc đã sản xuất được bao nhiêu tạ thóc biết rằng có từ 1450 tạ thóc đến 1600 tạ thóc được sản xuất. 
Vận dụng cao
Phân tích
Giải quyết vấn đề
3
Bài 3. Nhân kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng 30/04/1975, quân đội nhân dân việt nam đã tổ chức đợt diễu binh lớn. Người ta đếm thấy “khối bộ đội dặc công đánh biển” khi diễu hành hàng 10 hàng, 12 hàng hay 15 hàng thì bao giờ cũng có đủ ba chiến sĩ đi trước vác quân kỳ và hộ tống. Hỏi “khối bộ đội đặc công đánh biển” có bao nhiêu chiến sĩ, biết rằng có khoảng từ 410 đến 450 chiến sĩ tham gia diễu hành.
Vận dụng cao
Phân tích
Giải quyết vấn đề
4
Bài 4. Trong đợt tham quan dã ngoại ở làng Mỹ Lai, Liên đội trường ĐTĐ Hạ Long đã tổ chức cho các em tham quan bằng tàu hỏa. Các đội viên được sắp xếp vào các toa tàu. Nếu mội toa có 60 học sinh hay 70 học sinh thì toa cuối cùng còn lại 7 đội viên, 26 GVCN lớp, 2 thầy cô trong BGH và 1 thầy tổng phụ trách. Tính tổng số người tham gia đợt tham quan này, biết rằng số học sinh của liên đội là số lớn nhất không vượt quá 1000.
Vận dụng cao
Phân tích
Giải quyết vấn đề
5
Bài 5. Trong đợt thi đua “nghìn bông hoa điểm 10” dâng tặng thầy cô giáo, liên đội đã thống kê điểm 10 của lớp chúng ta như sau: Số điểm 10 là một số tự nhiên nhỏ nhất và nếu nhóm 31 điểm 10 thành một nhóm thì dư 28 điểm 10 và nếu nhóm 29 điểm 10 thành một nhóm thì dư 5 điểm 10. Hỏi trong đợt thi đưa này lớp chúng ta đẫ dâng tặng cho thầy cố giáo bao nhiêu điểm 10? 
Vận dụng cao
Phân tích
Giải quyết vấn đề
 BƯỚC 3: Thiết kế tiến trình dạy học.
Ngày soạn: 10/11/2020
Ngày dạy: 16/11/2020 - Lớp dạy: 6A1
Ngày dạy: 16/11/2020 - Lớp dạy: 6A2 
Tiết 34
CHỦ ĐỀ: BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
TIẾT 1: BÀI 18. BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Phân biệt được BC và BCNN của hai hay nhiều số.
- HS biết tìm bội chung của hai hay nhiều số bằng cách liệt kê các ước rồi tìm các phần tử chung của hai tập hợp.
- Nắm được khái niệm BCNN của hai hay nhiều số, cách tÌm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT, cách tìm bội chung thông qua BCNN.
2. Kỹ năng: 
- HS có kĩ năng tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT, có kĩ năng tìm bội chung thông qua BCNN. 
- HS biết cách tìm bội chung, bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số. Rèn kĩ năng tìm bội chung, bội chung nhỏ nhất trong các bài toán thực tế đơn giản.
- Biết tìm BC của hai hay nhiều số thông qua tìm BCNN của chúng.
- Phân biệt được quy tắc tìm BCNN với quy tắc tìm ƯCLN.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Tư duy và lập luận toán học: Học sinh biết quan sát, tư duy, lập luận hợp lí để giải quyết vấn đề trong bài. 
- Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện được vấn đề và sử dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề đó.
- Năng lực giao tiếp toán học: Trình bày và diễn đạt hợp lí. Biết sử dụng các kí hiệu toán học hợp lí trong bài. 
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa.
4. Định hướng phát triển phẩm chất
Chăm học và chủ động; có trách nhiệm với công việc được giao; hứng thú học tập; sáng tạo.
5. Nội dung tích hợp, lồng ghép: không
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Đặt và giải quyết vấn đề
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT máy chiếu
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong hoạt động khởi động)
3. Các hoạt động học:
A. Hoạt động khởi động: 
Mục tiêu: HS nêu được thế nào là BC, BCNN của hai hay nhiều số. Biết cách tìm bội của một số.
Phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực tư duy logic
- Năng lực nhận thức
- Năng lực khái quát hóa
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
Thời gian: 4 phút
Cách thức tiến hành: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NỘI DUNG 
a) Em hãy tìm bội chung của 4 và 6. Theo em số nào là nhỏ nhất khác 0 trong các BC đó? 
b) Tổ chức trò chơi: Mỗi người đưa ra một số khác nhau và khác 0 rồi cùng nhau thảo luận xem số nào khác 0 là số nhỏ nhất trong các bội chung của hai số đó. 
GV vào bài mới: Vậy số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(4,6) được gọi là gì? Làm cách nào để tìm được số đó?
HS báo cáo nhiệm vụ giao về nhà những Việc đã làm và những Việc chưa làm được.
HS thực hiện
TIẾT 34: CHỦ ĐỀ BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
TIẾT 1: BÀI 18. BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu:
- HS nắm được thế nào là bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số.
- HS tìm được BCNN của 2 hay nhiều số. Rèn kĩ năng tìm BCNN của 2 hay nhiều số, phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
- HS tìm được BCNN của 2 hay nhiều số. Biết tìm BC thông qua tìm BCNN. Rèn kĩ năng tìm BCNN của 2 hay nhiều số, phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
- Nắm được các bước tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố.
Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập thực hành, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm ..
Năng lực cần đạt: 
Thời gian: 25 phút
Cách thức tiến hành:
GV: Số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của 6 và 8 là bao nhiêu?
- GV: Giới thiệu 24 là BCNN của 6 và 8 và kí hiệu.
- GV cho HS tự nghiên cứu ví dụ trong SGK.
- GV: Vậy BCNN của hai hay nhiều số là gì?
- GV: Hãy nhận xét về quan hệ giữa BC và BCNN?
- Hãy tìm BCNN(8,1)
 BCNN(4,6,1)
GV: Nêu chú ý về trường hợp tìm BCNN của nhiều số mà có một số bằng 1
GV phát phiếu cho HS làm bài tập củng cố :
Mỗi câu sau đúng hay sai?
a) Số 0 là bội chung của 3 và 5
b) BCNN (3; 5) = 0
c) BCNN (3;5) = 1
GV nhận xét, chốt.
GV: Để tìm BCNN của hai hay nhiều số ta tìm tập hợp các BC của hai hay nhiều số. Số nhỏ nhất khác 0 chính là BCNN. Vậy có cách nào tìm BCNN mà không cần liệt kê như vậy ? 
Ta sang phần 2. 
HS: Đứng tại chỗ trả lời
HS nghe giảng.
HS nghiên cứu ví dụ
HS đứng tại chỗ trả lời.
Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.
HS: Tất cả các BC của đều là bội của BCNN.
HS: Thực hiện yêu cẩu 
HS: thực hiện cá nhân.
Đúng
Đúng
Sai
1. Bội chung nhỏ nhất
Ví dụ 
B(6) = {0;6;12;18; 24; 30; 36; 42 ;48 ; }
B(8)= {0; 8; 16; 24; 32; 40;48 ; }
BC(6, 8) = {0; 24; 48; }
* Số nhỏ nhất khác 0 trong BC(6, 8) là 24
Ta nói đó là bội chung nhỏ nhất (BCNN) của 6 và 8
Kí hiệu: BCNN(6, 8) = 24
Ví dụ (SGK)
* Định nghĩa:
Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.
*Nhận xét 
- Tất cả các bội chung của 4 và 6 dều là bội của bội chung nhỏ nhất của 4 và 6
* Chú ý:
 BCNN(a,1) = a
 BCNN(a,b,1) = BCNN(a,b)
 BCNN(8,1) = 8
 BCNN(4,6,1) = (4,6)
- GV: Xét ví dụ: Tìm BCNN (8; 18; 30)
- GV: cho HS làm theo yêu cầu
+ Hãy phân tích các số trên ra thừa số nguyên tố
+ Hãy chỉ ra các thừa số nguyên tố chung và riêng
+ Lập tích các thừa số vừa chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất
- GV: gọi HS lên làm yêu cầu 1
- GV: gọi HS nhận xét, đưa ra yêu cầu 2
- GV: hướng dẫn HS làm 2 yêu cầu còn lại
=> khi đó tích này là BCNN (8,18,30)
- GV: Để tìm được BCNN này ta đã thực hiện những bước nào?
- GV: đây chính là quy tắc tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố
- GV: đưa quy tắc lên màn hình, gọi HS đọc quy tắc
- GV: yêu cầu HS áp dụng quy tắc làm ?1
- GV: gọi HS lên bảng
- GV: gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV: chữa bài, nhấn mạnh theo từng bước
- GV: yêu cầu HS thảo luận theo cặp trong 2 phút
Tổ 1: ƯCLN (8,9)
Tổ 2: ƯCLN (8,12,15)
Tổ 3: ƯCLN (5,50)
Tổ 4: ƯCLN (24,16,8)
- GV: thu bài của HS lên bảng chữa
- GV: nhấn mạnh chú ý.
- HS: làm theo các yêu cầu của GV
- HS: lên bảng làm yêu cầu 
- HS: trả lời dựa vào các yêu cầu đã thực hiện
- HS: đọc quy tắc
- HS: làm ?1
- HS: nhận xét
- HS: thảo luận theo cặp theo yêu cầu.
- Các cặp thống nhất bài
- Nộp bài GV chữa
2. Tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố
* Ví dụ 2: 
Tìm BCNN(8,18,30)
8 = 
18 = 
30 = 
Thừa số nguyên tố chung là: 
Thừa số nguyên tố riêng là: 
Tích 
* Quy tắc:
Bước1: Phân tích mỗi số ra
thừa số nguyên tố .
Bước 2: Chọn ra các thừa số
nguyên tố chung và riêng.
Bước 3: Lập tích các thừa số
đã chọn,mỗi thừa số lấy với
số mũ lớn nhất của nó.
Tích đó là BCNN phải tìm.
* ?1: BCNN(8,12)
* Chú ý: SGK.58
+) Nếu a,b,c từng đôi một nguyên tố cùng nhau thì BCNN(a,b,c) = ab.c
+) Nếu a ⁞ b, a ⁞ c thì BCNN(a,b,c) = a
- GV: yêu cầu HS xem ví dụ 3 SGK. 59
- Từ đó rút ra cách tìm Cách tìm BC thông qua BCNN
- HS: quan sát ví dụ 3
- HS: rút ra cách tìm
2. Cách tìm Bội chung thông qua tìm BCNN 
* Ví dụ 3: SGK
Vì: x ⋮ 8 ; x ⋮ 18 và x ⋮ 30
Nên: x BC(8; 18; 30)
8 = 23
18 = 2 . 32
30 = 2 . 3 . 5
BCNN(8; 18; 30) = 360.
BC(8; 18; 30) = {0; 360; 720; 1080...}
Vì: x < 1000
Nên: A = {0; 360; 720}
=> Cách tìm BC thông qua BCNN: SGK. 59
C. Hoạt động luyện tập
Mục đích: HS nắm được thế nào là bội chung nhỏ nhất và cách tìm bội chung nhỏ nhất.
Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập thực hành
Năng lực cần đạt: 
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực mô hình hóa toán học. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực suy luận.
Thời gian: 4 phút
Cách thức tiến hành:
GV cho hs làm bài tập sau : 
Ai làm đúng?
 36 = 22 . 32
	84 = 22 . 3 .7 
 168 = 23 . 3 .7 
Bạn Lan : 
BCNN(36, 84, 168) = 23 .32 = 72
Bạn Nhung :
BCNN(36, 84, 168) = 22 .3 .7 = 84
Bạn Hoa
BCNN(36, 84, 168) = 23 .32.7 = 504
GV: Yêu cầu hs hoạt động theo nhóm bàn
GV: Nhận xét. 
- HS đọc, tìm hiểu đề và làm bài
- HS hoạt động theo nhóm bàn và đưa ra câu trả lời.
Hướng dẫn :
Bạn Lan : 
BCNN(36, 84, 168) = 23 .32 = 72
Bạn Nhung :
BCNN(36, 84, 168) = 22 .3 .7 = 84
Bạn Hoa
BCNN(36, 84, 168) = 23 .32.7 = 504
Bạn Hoa làm đúng.
D. Hoạt động vận dụng
Mục đích: HS vận dụng kiến thức vào thực tế để giải toán.
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, luyện tập thực hành.
Năng lực cần đạt: 
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực mô hình hóa toán học. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực suy luận.
Thời gian: 5 phút
Cách thức tiến hành:
GV: Nêu yêu cầu bài toán:
Học sinh lớp 6A khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ hàng. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng từ 35 đến 60. tính số học sinh của lớp 6A?
GV: Cho hs thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời
GV: Nhận xét và chốt.
HS đọc đề bài
HS thảo luận và cử đại diện nhóm trình bày
Hướng dẫn:
- Gọi số HS lớp 6A là a. Khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 8 đều vừa đủ vậy a ⋮ 2, a ⋮ 3, a ⋮ 4, a ⋮ 8 và 35 a BCNN(2,3,4,8)
BCNN(2,3,4,8) = 24 
=> a = 48
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
Mục đích: 
- HS chủ động làm bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học ở tiết học.
Phương pháp: Ghi chép
Năng lực cần đạt: 
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực suy luận.
Thời gian: 3 phút
Cách thức tiến hành: 
Bài toán : Một số học sinh khi xếp hàng 2, hàng 3, hàng 4, hàng 5 hàng, 6 đều thiếu 1 người. Nhưng xếp hàng 7 thì vừa đủ Biết số học sinh chưa đến 300. Tính số học sinh đó?
HS suy nghĩ và về nhà nghiên cứu tiếp dựa vào bài toán đã làm ở trên.
4. Củng cố (2 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Qua bài học này, các em cần nắm vững những kiển thức nào?
GV: Thế nào là BCNN của hai hay nhiều số?
GV: Phát biểu quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1?
GV: Nêu cách tìm BC thông qua BCNN?
GV: Các em nhớ các trường hợp đặc biệt trước khi vận dụng quy tắc để tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1.
HS: Trả lời: 
HS: Tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy.
5. Hưỡng dẫn tự học ở nhà (1 phút)
Học quy tắc tìm BCNN bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố; tìm BC thông qua BCNN.
- Làm bài tập 150, 151 SGK/59; 188, 191, 192 SBT/30.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau “Luyện tập”.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Kế hoạch và tài liệu dạy học: 
 ........
Tổ chức hoạt động cho học sinh
 ........
Hoạt động của học sinh
 ........
Ngày soạn: 10/11/2020
Ngày dạy: 18/11/2020 - Lớp dạy: 6A1
Ngày dạy: 18/11/2020 - Lớp dạy: 6A2 
Tiết 35
CHỦ ĐỀ: BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Học sinh biết được các dạng bài tập có sử dụng kiến thức bội chung nhỏ nhất.
- Vận dụng những kiến thức nào để giải mỗi dạng bài tập đó.
2. Kỹ năng: 
- HS có kĩ năng thành thạo tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT, có kĩ năng tìm bội chung thông qua BCNN.
 - HS có kĩ năng lập luận đẻ chuyển các bài toán có lời văn hoặc toán liên quan đến chia hết về dạng toán tìm BCNN hoặc tìm BC thông qua BCNN. 
3. Định hướng phát triển năng lực
- Tư duy và lập luận toán học: Học sinh biết quan sát, tư duy, lập luận hợp lí để giải quyết vấn đề trong bài. 
- Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện được vấn đề và sử dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề đó.
- Năng lực giao tiếp toán học: Trình bày và diễn đạt hợp lí. Biết sử dụng các kí hiệu toán học hợp lí trong bài. 
- Năng lực mô hình hóa toán học: Học sinh biết sử dụng kiến thức về BCNN để mô tả và giải quyết bài toán thực tế.
4. Định hướng phát triển phẩm chất
Chăm học và chủ động; có trách nhiệm với công việc được giao; hứng thú học tập; sáng tạo.
5. Nội dung tích hợp, lồng ghép: không
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Đặt và giải quyết vấn đề
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT máy chiếu
2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong hoạt động khởi động)
3. Các hoạt động học:
A. Hoạt động khởi động: 
Mục tiêu: HS nắm được cách tìm BCNN của 2 hay nhiều số. Rèn kĩ năng tìm BCNN của 2 hay nhiều số, phân tích một số ra thừa số nguyên tố. 
Phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm.
 Định hướng phát triển năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực hợp tác cao...
Thời gian: 9 phút
Cách thức tiến hành: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức cần đạt
- GV: nêu yêu cầu kiểm tra
+ Thế nào là BCNN của hai hay nhiều số? Nêu cách tìm BCNN.
+ Áp dụng tìm BCNN(3,7)
+ Chữa bài tập 150 SGK. 56
- GV: gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV: nhận xét, cho điểm
- GV: chúng ta cùng nhau luyện tập tìm BCNN của hai hay nhiều số.
- 3 HS lên bảng thực hiện trả lời
- HS: nhận xét bổ sung
TIẾT 35:
CHỦ ĐỀ BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
B. Hoạt động luyện tập
Mục đích: HS nắm được cách tìm BCNN của 2 hay nhiều số. Rèn kĩ năng tìm BCNN của 2 hay nhiều số, phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Biết giải bài toán thực tế thông qua tìm BCNN của 2 hay nhiều số.
Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, Hoạt động nhóm ...
Năng lực cần đạt: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực hợp tác cao...
Thời gian: 20 phút
Cách thức tiến hành:
- GV: tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện giải các bài tập
- Bài 152 SGK.59:
- GV: Yêu cầu HS đọc đề trên bảng phụ và phân tích đề.
? a⋮15 và a⋮18 và a nhỏ nhất khác 0. Vậy a có quan hệ gì với15 và 18?.
- GV: Cho học sinh Hoạt động nhóm.
- GV: Gọi đại diện nhóm lên trình bày, nhận xét và ghi điểm. 
Bài 155 SGK.60: 
- GV: Kẻ bảng sẵn yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lên bảng điền vào ô trống và so sánh ƯCLN(a,b). BCNN(a,b) với tích a. b.
a
6
150
28
50
b
4
20
15
50
ƯCLN
(a,b)
2
BCNN
(a,b)
12
ƯCLN
(a,b).BCNN
(a,b)
24
a.b
24
- GV: Nhận xét ƯCLN(a,b). BCNN(a,b) = a.b
- HS: a là BCNN của 15 và 18.
- HS: Thảo luận theo nhóm.
- HS: cử đại diện lên trình bày
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
Dạng 1 : Tìm BCNN, tìm BCNN rồi tìm BC của hai hay nhiều số
Bài 152 SGK.59
Vì: a⋮15; a⋮18 và a nhỏ nhất khác 0. 
Nên a = BCNN(15,18)
 15 = 3.5
 18 = 2.32
 BCNN(15,18) = 2.32.5 = 90
 Bài 155 SGK .60
(Phần khung bên cạnh)
a
6
150
28
50
b
4
20
15
50
ƯCLN
(a,b)
2
10
1
50
BCNN
(a,b)
12
300
420
50
ƯCLN
(a,b).BCNN(a,b)
24
3000
420
2500
a.b
24
3000
420
2500
Bài 153 SGK /59:
- GV: Nêu cách tìm BC thông qua tìm BCNN?
- GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- HS: Thảo luận theo nhóm.
- HS: Thực hiện yêu cầu của GV
Dạng 2 : Tìm các BC thỏa mãn điều kiện cho trước
Bài 153 SGK .59
 30 = 2.3.5
 45 = 32.5
BCNN(30,45) = 2.32.5 = 90
BC(30,45) = {0; 90; 180; 270; 360; 450; 540; }.
Vì: Các bội nhỏ hơn 500. Nên: Các bội cần tìm là: 0; 90; 180; 270; 360; 450.
Bài 154 SGK /59:
- GV: Yêu cầu học sinh đọc đề trên bảng phụ và phân tích đề.
- Cho học sinh thảo luận nhóm.
? Đề cho và yêu cầu gì?
- GV: Số học sinh khi xếp hàng 2; hàng 3; hàng 4; hàng 8 đều vừa đủ hàng. Vậy số học sinh là gì của 2; 3; 4; 8?
- GV: Gợi ý: Gọi a là số học sinh cần tìm.
- GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- GV: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm.
- HS: 
+ Cho số học sinh khi xếp hàng 2; hàng 3; hàng 4; hàng 8 đều vừa đủ hàng và số học sinh trong khoảng từ 35 đến 66.
+ Hỏi: Tính số học sinh của lớp 6C.
- HS: Số học sinh phải là bội chung của 2; 3; 4; 8.
Dạng 3 : Bài toán thực tế
Bài 154 SGK.59
- Gọi a là số học sinh lớp 6C
Theo đề bài: 35 a 60
a⋮2; a⋮3; a⋮4; a⋮8. 
Nên: aBC(2,3,4,8) 
và 35 a 60
BCNN(2,3,4,8) = 24
BC(2,3,4,8) = {0; 24; 48; 72; }
Vì: 35 a 60. Nên a = 48.
Vậy: Số học sinh của lớp 6C là 48 em.
D. Hoạt động vận dụng
Mục đích: HS vận dụng kiến thức vào thực tế để giải toán.
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, luyện tập thực hành.
Năng lực cần đạt: 
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực mô hình hóa toán học. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực suy luận.
Thời gian: 5 phút
Cách thức tiến hành:
Nhiều nước phương đông, trong đó có Việt Nam, gọi tên năm âm lịch bằng cách ghép 10 can (theo thứ tự là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỉ , Canh, Tân, Nhâm, Quý), với 12 chi (Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Đầu tiên Giáp được ghép với Tí thành năm Giáp Tí. Cứ 10 năm, Giáp lại được lặp lại. Cứ 12 năm Tí lại được lặp lại. Như vậy cứ sau 60 năm (60 là BCNN của 10 và 12) Năm giáp tí lại được lặp lại. Tên của các năm âm lịch khác cũng lặp lại sau 60 năm.
Hãy tra lịch hoặc hỏi người thân xem năm sinh của em thuộc can chi gì? Tìm 2 năm có chung can chi với năm sinh của em?
HS thực hiện. 
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 
Mục đích: 
- HS chủ động làm bài tập về nhà để củng cố kiến thức đã học ở tiết học.
Phương pháp: Ghi chép
Năng lực cần đạt: 
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
- Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực mô hình hóa toán học. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực suy luận.
Thời gian: 5 phút
Cách thức tiến hành: 
Một đoàn quân có khoảng từ 4000 đến 4500 người, khi xếp hàng 22 hàng 24 hoặc hàng 32 thì đều vừa đủ hàng. Hỏi đoàn quân đó có bao nhiêu người?
HS suy nghĩ và về nhà nghiên cứu tiếp.
4. Củng cố (3 phút)
GV: Qua bài học này, các em đã làm những dạng bài tập nào?
GV: Dùng kiến thức nào để giải mỗi dạng bài tập đó?
GV: Nêu các bước giải mỗi dạng bài tập nói trên? 
? Phát triển mỗi bài tập đó để có một bài tập mới.
HS: Trả lời
HS: Tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy.
5. Hưỡng dẫn tự học ở nhà (2 phút)
- Học thuộc bài.
- Làm các bài tập từ 156 đến 158 (sgk/60) và các bài tập từ 291 đến 297 (SBT/51).
Chuẩn bị tiết sau: “Luyện tập”(tiếp).
V. RÚT KINH NGHIỆM
Kế hoạch và tài liệu dạy học: 
 .........
Tổ chức hoạt động cho học sinh
 ........
Hoạt động của học sinh
 .........
Ngày soạn: 10/11/2020
Ngày dạy: 18/11/2020 - Lớp dạy: 6A1
Ngày dạy: 18/11/2020 - Lớp dạy: 6A2 
Tiết 36
CHỦ ĐỀ: BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
TIẾT 3: LUYỆN TẬP 2
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Học sinh được biết về một số dạng bài tập có sử dụng kiến thức về BCNN, vận dụng những kiến thức nào để giải mỗi dạng bài tập đó.
2. Kỹ năng: 
- Học sinh có kĩ năng thành thạo tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra TSNT, có kĩ năng tìm bội chung thông qua BCNN.
- HS có kĩ năng lập luận để chuyển các bài toán có lời văn hoặc toán liên quan đến chia hết về dạng toán tìm BCNN hoặc tìm BC thông qua BCNN.
- HS có kĩ năng phát triển bài toán một cách hợp lí để nâng cao kiến thức. 
- Thông qua kiến thức đã học, học sinh biết tìm hiểu, khám phá các vấn đề thực tế trên cơ sở các môn học về lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng các bài toán về BCNN.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Tư duy và lập luận toán học: Học sinh biết quan sát, tư duy, lập luận hợp lí để giải quyết vấn đề trong bài. 
- Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện được vấn đề và sử dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề đó.
- Năng lực giao tiếp toán học: Trình bày và diễn đạt hợp lí. Bi

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_6_tiet_1_36.docx