Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 12: Lũy thừa với số mũ tự nhiên. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu định nghĩa lũy thừa của một số tự nhiên, phân biệt được cơ số và số mũ.
- Hiểu quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
2 Kĩ năng:
- Vận dụng được quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số để làm một bài toán cụ thể.
- Kỹ năng liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
3 Thái độ:
- Giáo dục ý thức cẩn thận, .
- Học tập nghiêm túc, tự giác, hợp tác; Yêu thích môn học;
- Mở rộng và nâng cao tầm hiểu biết về vốn kiến thức thực tế, từ đó có thể định hướng nghề nghiệp.
4. Năng lực:
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác nhóm.
- Năng lực quan sát; Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ Toán học.
- Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức Toán học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS
1. Giáo viên: Sách hướng dẫn học, phiếu học tập, máy chiếu.
2. Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan;
- Hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu của GV.
Ngày soạn: ........................ Ngày dạy: ........................ Tiết 12: LŨY THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN. NHÂN HAI LŨY THỪA CÙNG CƠ SỐ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Hiểu định nghĩa lũy thừa của một số tự nhiên, phân biệt được cơ số và số mũ. - Hiểu quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số. 2 Kĩ năng: - Vận dụng được quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số để làm một bài toán cụ thể. - Kỹ năng liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. 3 Thái độ: - Giáo dục ý thức cẩn thận, . - Học tập nghiêm túc, tự giác, hợp tác; Yêu thích môn học; - Mở rộng và nâng cao tầm hiểu biết về vốn kiến thức thực tế, từ đó có thể định hướng nghề nghiệp. 4. Năng lực: - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác nhóm. - Năng lực quan sát; Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ Toán học. - Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức Toán học vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS 1. Giáo viên: Sách hướng dẫn học, phiếu học tập, máy chiếu. 2. Học sinh: - Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan; - Hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Ổn định tổ chức lớp. B. Kiểm tra bài cũ: Xen trong bài. C. Học bài mới. Hoạt động của GV, HS Nội dung 1-Hoạt động khởi động Viết gọn các tổng sau dưới dạng tích: 2+2+2+2+2= a+a+a= .. GV: Tổng của nhiều số hạng bằng nhau ta có thể viết gọn bằng cách dùng phép nhân. Còn tích của nhiều thừa số bằng nhau có thể viết gọn như nào? 2.2.2.2.2= ...; a.a.a = ... chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. 2- Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập 1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên Bước 1: GV: giới thiệu cách viết gọn 2.2.2.2 = 24 a.a.a = a3 GV: 24, a3 là một lũy thừa - Giới thiệu cách đọc lũy thừa, cơ số, số mũ. ? em hãy viết gọn tích sau: 7.7.7; b.b.b.b HS: 7.7.7 = 73 b.b.b.b = b4 GV: giới thiệu lũy thừa bậc n của a. HS theo dõi ? Hãy chỉ rõ đâu là cơ số của an HS: a là cơ số, n là số mũ. GV: Phép nhân nhiều thừa số bằng nhau gọi là phép nâng lên lũy thừa. Bước 2: ?1 GV đưa bảng phụ ghi ?1 lên bảng. + Gọ từng HS đọc kết quả điền vào ô trống. HS trả lời GV nhấn mạnh: Trong một lũy thừa với số mũ tự nhiên (≠0): + Cơ số cho biết giá trị mỗi thừa số bằng nhau. + Số mũ cho biết số lượng các thừa số bằng nhau. GV lưu ý cho HS tránh nhầm lẫn Ví dụ: 23 ≠ 2.3 mà 23 = 2.2.2 = 8 Gv nêu chú ý về phần a2, a3, a1 HS: Nhắc lại chú ý GV: treo bảng phụ bình phương, lập phương của một số tự nhiên đầu tiên cho HS chơi trò chơi tiếp sức: + Mỗi dãy cử 3 HS xếp thành hàng dọc, lần lượt từng HS lên điền vào bảng, dãy nào điềnnhanh và chính xác là thắng. GV chốt 2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số Bước 1 ? Viết tích của hai lũy thừa thành một lũy thừa. a) 23. 22 b) a4. a3 GV gợi ý: áp dụng định nghĩa lũy thừa để làm bài tập trên. Hai HS lên bảng làm ? Em có nhận xét gì về số mũ ở kết quả với tổng số mũ của các lũy thừa ban đầu? HS: Số mũ ở kết quả bằng tổng số mũ ở các thừa số Số mũ kết quả: a) 5 = 2 + 3 b) 7 = 4 + 3 ? Qua hai ví dụ trên em hãy cho biết: Muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta làm thế nào? HS: Muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ. GV nhấn mạnh: Ta cộng số mũ chứ không nhân. ? Nếu có am. An thì kết quả thế nào? Ghi công thức tổng quát. HS ghi Bước 2 GV yêu cầu HS làm ?2 sử dụng kĩ thuật “ Khăn trải bàn”. HS thực hiện: + Mỗi cá nhân viết ý kiến riêng của mình ra góc riêng + Nhóm thảo luận đưa ra ý kiến chung. + Đại diện nhóm báo cáo. GV nhận xét 1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên Người ta viết gọn : 2.2.2.2 = 24 a.a.a = a3 Gọi 24, a3 là một lũy thừa Định nghĩa (SGK) (n ¹ 0) a: gọi là cơ số n: gọi là số mũ 2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số a) Ví dụ: Viết tích của hai lũy thừa sau thành một lũy thừa: 23.22; a4.a3 Giải: 23.22 = (2.2.2).(2.2) = 25 (=23+2) a4.a3 = (a.a.a.a).(a.a.a) = a7 (=a4+3) b) Tổng quát am.an = am+n . uChú ý: Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ. ?2 x5. x4 = x5 + 4 = x9 a4.a = a4+1 = a5 3. Hoạt động vận dụng ? Nhắc lại định nghĩa lũy thừa bậc n của a, viết công thức tổng quát. Làm bài tập 56a, b (sgk/27) Làm bài tập 60a 4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng Bài 1: Tìm số tự nhiên a biết: a) a2 = 25 b) a3 = 27 Giải: a2 = 25 = 52 => a = 5 b) a3 = 27 = 33 Bài 2: Tìm x biết: 2 . 3x = 162 Giải: 2 . 3x = 162 3x = 162 : 2 3x = 81 3x = 34 Vậy x = 4 IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học kĩ lý thuyết, nắm chắc định nghĩa lũy thừa bậc n của a. Cách nhân 2 lũy thừa cùng cơ số - BTVN: 57, 58, 59, 69 tr28/SGK V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày tháng .. năm 2019 Ký duyệt Lê Minh Hải
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_6_tiet_12_luy_thua_voi_so_mu_tu_nhien_nha.docx