Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 27, Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố - Năm học 2019-2020

Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 27, Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố - Năm học 2019-2020

I. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chủ đề:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.

- Học sinh biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp mà sự phân tích không phức tạp, biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích.

2. Kỹ năng:

- Học sinh biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố, biết vận dụng linh hoạt khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Phân tích được một hợp số ra thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản.

3. Thái độ:

 - Rèn tính cẩn thận trong tính toán

 - Yêu thích môn học, nghiêm túc trong học tập

4. Năng lực cần đạt:

a) Các năng lực chung: (Vận dụng, giải thích, trình bày và thuyết trình)

- NL tự học: HS có ý thức tự học, học bài và chuẩn bị bài mới ở nhà

- NL giải quyết vấn đề: Làm được PHT giao về nhà, các phần ? và các bài tập

- NL tư duy sáng tạo: Áp dụng được vào các bài toán mở rộng

- NL giao tiếp-hợp tác: HS biết cùng nhau trao đổi trong hoạt động nhóm nhỏ

b) Các năng lực chuyên biệt:

- Quan sát: Quan sát các dạng toán và áp dụng

- tính toán: Làm được các dạng toán mở

 

doc 7 trang tuelam477 3570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 27, Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/11/2019
Ngày dạy: 8/11/2019
Dạy lớp: 6C
 Tiết 27 - §15. PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ
I. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chủ đề:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố. 
- Học sinh biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp mà sự phân tích không phức tạp, biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích.
2. Kỹ năng: 
- Học sinh biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố, biết vận dụng linh hoạt khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Phân tích được một hợp số ra thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản.
3. Thái độ:
 - Rèn tính cẩn thận trong tính toán
 - Yêu thích môn học, nghiêm túc trong học tập
4. Năng lực cần đạt: 
a) Các năng lực chung: (Vận dụng, giải thích, trình bày và thuyết trình) 
- NL tự học: HS có ý thức tự học, học bài và chuẩn bị bài mới ở nhà
- NL giải quyết vấn đề: Làm được PHT giao về nhà, các phần ? và các bài tập
- NL tư duy sáng tạo: Áp dụng được vào các bài toán mở rộng
- NL giao tiếp-hợp tác: HS biết cùng nhau trao đổi trong hoạt động nhóm nhỏ
b) Các năng lực chuyên biệt: 
- Quan sát: Quan sát các dạng toán và áp dụng
- tính toán: Làm được các dạng toán mở
CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Bảng phụ, thước..., máy chiếu, phiếu học tập, phấn màu, kế hoạch bài học.
 2. Học sinh: 
- Đọc trước bài, làm các phiếu học tập đã được giao, dụng cụ học tập: thước, nháp,....
II. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/ bài tập đánh giá theo định hướng năng lực.
 1. Lập bảng mô tả chủ đề môn học: Sử dụng các động từ có thể quan sát và đo lường được.
Nhận biết
 Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
- Học sinh hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố. 
- Học sinh biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp mà sự phân tích không phức tạp, biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích.
- Học sinh biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố, biết vận dụng linh hoạt khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Phân tích được một hợp số ra thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản.
- Học sinh xác định số ước của một số thông qua các TSNT
	 2. Câu hỏi/BT minh hoạ ứng với bảng mô tả trên:
Kèm theo trong kế hoạch giảng dạy
III.Tiến trình dạy học theo chủ đề:
Các hoạt động đầu giờ: 
(máy chiếu) - (2 hs lên bảng thực hiện).
 2. Nội dung bài học: 
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* ĐVĐ: Vậy có thể viết một số dưới dạng tích của các thừa số nguyên tố hay không? Nếu có thì viết như thế nào? 
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1: PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ LÀ GÌ? (15p’)
- Mục tiêu: - HS biết phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các thừa số nguyên tố.
- Nhiệm vụ: - Phân tích được số 300 bằng nhiều thừa số khác nhau
- Phương thức thực hiện:
+ Phương pháp thuyết trình – vấn đáp gợi mở.
+ Kĩ thuật đặt câu hỏi.
+ Kĩ thuật trình bày.
- Sản phẩm: Biết cách phân tích một số ra TSNT dưới dạng sơ đồ cây
- Tiến trình thực hiện:
- Ví dụ: Viết số 300 dưới dạng một tích của nhiều thừa số lớn hơn 1, với mỗi thừa số lại làm như vậy (nếu có thể).
- GV: Gọi 1 hoặc 1 số HS đứng tại chỗ cùng thực hiện.
? Các số 2,3,5 còn chia được cho số nào khác 1 nữa không?
? Yêu cầu 2 HS lên bảng viết số 300 ra TSNT bằng cách phân tích ra các thừa số khác nhau.
- Quan sát
- đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
- Vì là số nguyên tố nên chỉ chia được cho chính nó.
- HS1: 300 = 3.100 = 
= 3.10.10= 3.2.5.2.5
- HS2: 300 = 15.20=
= 3.5.2.10 = 3.5.2.2.5
Hoặc: 300 = 5.60 .
1. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì?
300
 6 50
 2 3 2 25
 5 5
300 = 6.50 = 2.3.2.25 =
 = 2.3.2.5.5
- HS1: 300 = 3.100 = 
= 3.10.10= 3.2.5.2.5
- HS2: 300 = 15.20=
= 3.5.2.10 = 3.5.2.2.5
Hoặc: 300 = 5.60 .
?Vậy phân tích một số ra TSNT là gì?
- Đứng tại chỗ: Là viết số đó dưới dạng một tích các TSNT
*) Định nghĩa: Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra TSNT là viết số đó dưới dạng một tích các TSNT 
*) Chú ý: 
? Em hãy phân tích các số: 3,5,7, ra các TSNT lớn hơn 1.
a) Dạng phân tích ra TSNT của mỗi số nguyên tố là chính số đó.
b) Mọi hợp số đều phân tích được ra TSNT
- các số 3,5,7 chỉ chia được cho chính nó.
- Nghe hiểu 
a) Dạng phân tích ra TSNT của mỗi số nguyên tố là chính số đó.
b) Mọi hợp số đều phân tích được ra TSNT
- Trong thực hành ta thường phân tích các số “theo cột dọc” vậy phân tích theo cột dọc NTN ta vào phần 2.
- Nghe, hiểu
HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA THỪA SỐ NGUYÊN TỐ: (10P’)
- Mục tiêu: Biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp mà sự phân tích không phức tạp, biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích.
- Nhiệm vụ: Phân tích số 300 dưới dạng cột dọc và thực hiện ? (số 420)
- Phương thức thực hiện:
+ Phương pháp thuyết trình, vấn đáp, gợi mở
+ Kĩ thuật tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ (4 - 6 HS)
+ Kĩ thuật trình bày.
- Sản phẩm: Hiểu cách phân tích một số ra TSNT dưới dạng cột dọc và viết gọn bằng lũy thừa. Thực hiện được ? (số 420)
- Tiến trình thực hiện:
- Ta còn có thể phân tích số 300 ra TSNT “theo cột dọc”
- Gọi 1 hoặc 1 số HS cùng thực hiện và hướng dẫn: Trong cách phân tích một số ra TSNT, ta thường viết các ước nguyên tố theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. Và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5 đã học để xét tính chia hết.
? Qua ví dụ phân tích số 300 ra TSNT ở phần 1 (sơ đồ cây) và phần 2 (dạng cột dọc) ta thấy kết quả khi phân tích như thế nào?
? Phân tích số 420 ra TSNT. 
Y. Cầu: hoạt động nhóm 4 bạn vào phiếu học tập (2p’)
- NX – ĐG: Chiếu đáp án lên máy chiếu, yêu cầu các nhóm trao đổi phiều học tập. (N1 –N2); .
- Đứng tại chỗ thực hiện
- Đứng tại chỗ: Đều cho cùng một kết quả. 
- Hoạt động nhóm 4 bạn (2p’) 
- Các nhóm nhận xét chéo.
2. Cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố:
300 2
150 2
 75 3
 25 5
 5 5
 1 
Do đó 300 = 2.2.3.5.5
Viết gọn bằng lũy thừa, ta được: 300 = 22.3.52
*) Nhận xét: Dù phân tích một số ra TSNT bằng cách nào thì cuối cùng ta cũng được cùng một kết quả.
420 2
210 2
105 3
 35 5
 7 7
 1 
 Do đó: 420 = 2.2.3.5.7
Viết gọn bằng lũy thừa: 420 = 22. 3. 5. 7
 C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
- Thảo luận nhóm (4p’) trên phiếu học tập:
- GV quan sát và hướng dẫn (nếu cần thiết)
- Treo phiếu học tập lên bảng
- GV: nhận xét và sửa sai (nếu có).
(phiếu học tập lớn)
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Bài tập. Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố “theo cột dọc” và viết tất cả các ước của số đó?
a) 91; b) 63; c) 400 
- Yêu cầu 3 HS lên bảng trình bày? Các HS khác làm vào nháp rồi nhận xét.
- Giáo viên NX và sửa sai (nếu có)
a, 91 7 b, 63 3 
 13 13 21 3
 1 7 7 
 1 
 91 = 7. 13 63 = 32. 7
c, 400 = 4. 102 = 22 .(2 . 5)2 = 22. 22. 52 = 24.52
(phần này GV hướng dẫn, phân tích học sinh)
	E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
- Hướng dẫn học sinh cách xác định số ước của một số thông qua các TSNT:
* Cách xác định số lượng ước của một số khi phân tích ra thừa số nguyên tố:
- Nếu a = xn thì a có (n + 1) ước 
- Nếu a = xn.ym thì a có (n + 1)(m+1) ước 
- Nếu a = xn.ym.zp thì a có (n + 1)(m+1)(p+1) ước 
- VD: Tính số ước của: 91 = 7.13 = 71. 131 = (1+1).(1+1) = 2. 2 = 4 ước
	 63 = 32. 7 = 32. 71 = (2+1).(1+1) = 3. 2 = 6 ước

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_6_tiet_27_bai_15_phan_tich_mot_so_ra_thua.doc