Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 49-52 - Năm học 2020-2021

Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 49-52 - Năm học 2020-2021

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và đưa số hạng vào trong dấu ngoặc).

- Biết khái niệm tổng đại số, biết viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng được qui tắc dấu ngoặc để tính GT của biểu thức, làm bài tập và giải toán có nội dung thực tế.

3. Thái độ:

- HS có tính chăm học, tính tự giác.

- Có tinh thần hợp tác trong học tập.

=> Định hướng hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất:

- Năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ NL đặc thù: NL tính toán.

+ NL chuyên biệt: NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL gq vđ toán học, NL giao tiếp toán học.

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: KHBH, SHD, bảng phụ, thước kẻ.

2. HS: Vở ghi, vở bài tập, SHD, ôn tập kiến thức và làm bài tập đầy đủ, thước kẻ.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

TIẾT 51

1. Ổn định tổ chức lớp (1’): Sĩ số lớp 6A: /30. Vắng: ĐT cho GĐ

2. KTBC: 5’

Hãy tính GT của biểu thức 5 + (42 – 15 + 17) – (42 + 17)

Gọi 1 HS lên bảng làm bài.

- GV: Nx, đánh giá và đvđ: Ta nhận thấy trong ngoặc thứ nhất và ngoặc thứ hai đều có 42 + 17, vậy có cách nào bỏ được các ngoặc này thì việc tính toán sẽ thuận lợi hơn. Cách làm nhanh hơn chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay.

 

docx 9 trang tuelam477 3250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 49-52 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/12/2020.
Ngày dạy: Tiết 49: 22/12/2020; Tiết 50: 22/12/2020
TUẦN 16
TIẾT 49+50. PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS phát biểu được quy tắc phép trừ trong Z. 
2. Kĩ năng:
- Tính đúng hiệu của hai số nguyên.
- Vận dụng được qui tắc trừ hai số nguyên để làm bài tập và giải các bài toán có nội dung thực tế.
3. Thái độ:
- HS có tính chăm học, tính tự giác.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập và tìm tòi, mở rộng các kiến thức.
=> Định hướng hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất: 
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ NL đặc thù: NL tính toán.
+ NL chuyên biệt: NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL gq vđ toán học, NL giao tiếp toán học.
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
B. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: KHBH, SHD, bảng phụ, thước kẻ.
2. HS: Vở ghi, vở bài tập, SHD, ôn tập kiến thức và làm bài tập đầy đủ, thước kẻ.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
TIẾT 49
1. Ổn định tổ chức lớp (1’): Sĩ số lớp 6A: /30. Vắng: ĐT cho GĐ
2. KTBC: 5’
GV nêu câu hỏi KT: Nêu các tính chất của phép cộng các số nguyên, viết dạng tổng quát?
Làm bài tập sau: Tìm tổng các giá trị của x, biết -3≤x≤2
- Gọi 1 HS lên bảng phát biểu các t/c và làm bt
Đáp án: Tính chất giáo hoán: a + b = b + a
T/c kết hợp : (a + b) + c = a + ( b + c)
T/c cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a
T/c cộng với số đối : a + (-a) = 0
Bài tập: Ta có: x = 
 Vậy tổng các số nguyên x là: (-3) + (-2) + (- 1) + 0 + 1 + 2
 = (-3) + [(- 2) + 2] + [1 + (- 1)] + 0 = - 3
3. Tổ chức các hđ dạy học
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* MT: Tạo tâm thế học tập, củng cố kiến thức và kĩ năng về cộng hai số nguyên khác dấu và về số đối.
* Định hướng PTNL, PC:
- NL: Tự học, hợp tác, gq vđ toán học, mô hình hóa toán học, tính toán.
- PC: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
* PP và KTDH:
- PP: Trò chơi.
- KTDH: KT giao n/v, ht hợp tác.
 * HT: nhóm, cả lớp.
* TG: 7’
Cho các nhóm thi xem nhóm nào làm đúng và nhanh nhất thì thắng cuộc
Các nhóm làm vào bảng nhóm phần A sau đó trưng bày và báo cáo kq.
GV cùng hs nx và nêu vấn đề vào bài.
1)
Số cho trước
3
-5
7
-9
12
Số đối
-3
5
-7
9
-12
2) Tính: 
a) 14 + (-6) = 8; 
b) 12 + (-16) = -4
c) (-21) + 30 + 21 + (-40) = -10; 
d) 325 + (-162) + (-208) + 15 = -30
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* MT: 
- HS phát biểu được quy tắc phép trừ trong Z. 
- Tính đúng hiệu của hai số nguyên.
* Định hướng PTNL, PC:
- NL: Tự học, hợp tác, tư duy, giao tiếp toán học, gq vđ toán học, mô hình hóa toán học, tính toán.
- PC: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
* PP và KTDH: 
- PP: Vấn đáp, nêu và gq vấn đề, thực hành - luyện tập, dh hợp tác.
- KTDH: Kĩ thuật học tập hợp tác, kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, đọc tích cực.
* HT: Cá nhân, cặp đôi, cả lớp.
* TG: 22’
- Cho HS HĐ cặp đôi B.1: Em và bạn cùng tính rồi so sánh kết quả.
- HS làm bài, báo cáo KQ và chia sẻ cách làm.
- GV NX và ĐG.
GV: Qua các ví dụ em hãy thử đề xuất: muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta có thể làm thế nào?
HS: Nêu cách trừ 
- Y/C HS cả lớp đọc kĩ nội dung B.2.
GV nhấn mạnh: Khi trừ một số nguyên phải giữ nguyên số bị trừ, chuyển phép trừ thành phép cộng với số đối của số trừ. Lấy ví dụ minh họa.
- GV y/c HS hđ cá nhân hoàn thiện phép tính phần 3, gọi 3 hs lên bảng trình bày.
GV: theo dõi, hỗ trợ, đánh giá.
GV: Điều kiện thực hiện phép trừ trong Z và phép trừ trong N khác nhau thế nào?
HS: Phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thực hiện được; còn trong Z luôn thực hiện đuợc.
GV giải thích thêm: Chính vì phép trừ trong N có khi không thực hiện được nên ta phải mở rộng tập N thành tập Z để phép trừ các số nguyên luôn thực hiện được.
1. Tính và so sánh
4-1=3
4+(-1)=3
4-2=2
4+(-2)=2
4-3=1
4+(-3)=1
4-4=0
4+(-4)=0
2) Quy tắc: (SHD)
a – b = a + (-b)
Ví dụ: 12 – 24 = 12 + (-24) = -12; 
 (-12) – 24 = (-12) + (-24) = -36
3. Luyện tập 
14 – 26 = - 12; 
4 - (-1) = 5; 
(-4) - (-25) = 21
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
*MT: HS vận dụng được qui tắc trừ hai số nguyên để làm bài tập.
* Định hướng PTNL, PC:
- NL: Tự học, gq vđ toán học, mô hình hóa toán học, tính toán, tư duy.
- PC: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm
* PP và KTDH:
- PP: Thực hành-luyện tập, dh hợp tác.
- KTDH: KT động não, KT giao n/v, học tập hợp tác.
* HT: Cá nhân, cặp đôi, cả lớp.
* TG: 10’
- HS HĐ cá nhân làm bài 1.
- HS báo cáo KQ và chia sẻ với các bạn.
- GV nx đánh giá chung và KL.
* BT bổ sung: Thực hiện phép tính
a) 5 – (7 - 9)
b) (-3) – (4 - 6)
c) (-5) - (9 - 12)
d) 7 - (-9) – 3
- HS HĐ cá nhân. Sau đó thảo luận cặp đôi trao đổi với bạn bên cạnh.
- Gọi HS báo cáo KQ.
- GV tổ chức cho HS lớp thảo luận nx.
- GV nx chính xác hóa kq.
Yêu cầu HS tiếp tục hoàn thiện các bài còn lại.
Bài 1: Tính
a) 12 – 6 = 6; b) 23 - (-35) = 12;
c) (-145) - (-254) = 109
* BT bổ sung: Thực hiện phép tính
a) 5 – (7 - 9) = 5 –[7 + (-9)] 
= 5 – (-2 ) = 5 + 2 = 7
b) (-3) – (4 - 6) = (-3) - [ 4 + (-6)] 
= (-3) – (-2) = (-3) + 2 = -1
c) (-5) - (9 - 12) =(-5) - [9 + (-12)] 
= (-5) - (-3) = (-5) + 3 = -2
d) 7 - (-9) – 3 = 7 + 9 – 3 = 16 – 3 = 13
TIẾT 50
Ổn định tổ chức lớp (1’): Sĩ số lớp 6A: /30. Vắng: ĐT cho GĐ
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (TIẾP)- TG: 20’
- HS HĐ cá nhân làm bài 2, 3. 
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày, mỗi em làm một bài và sau đó chia sẻ cách làm trước lớp.
- HS lớp nx. 
- GV ĐG.
* BT bổ sung: Cho x = - 98, a = 61
 Tính giá trị các biểu thức 
x + 8 – x – 22
-x – a +12 + a 
- HS HĐ cá nhân, sau đó thảo luận cặp đôi.
- HS báo cáo KQ.
- GV ĐG và NX.
Bài 2: Tính
a) [(-3) - 4] + 8 = (-7) + 8 = 1
b) (-2) - (-4) - 5 = -3; 
c) 0 - (-2) + 6 = 8
Bài 3: Tìm số nguyên x, biết:
a) x - (-2) = 6 Û x = 4; 
b) –x + 23 = 14 - 47 Û -x + 23 = -33
 Û x =56
* BT bổ sung: Cho x = - 98, a = 61
Thay x= -98 vào biểu thức x + 8 – x – 22
ta có: -98 +8 – (-98) – 22 
 = (-98) + 8 + 98 – 22 
 = (-98 + 98) + = -14
Thay x= -98; a = 61 vào biểu thức -x – a +12 + a ta có:
 = -(-98) – 61 + 12 + 61
 = 98 – 61 + 12 + 61 
 = (98 + 12) + [-61 + 61]
 = 110 + 0
 = 110
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* MT: Vận dụng được qui tắc trừ hai số nguyên để giải các bài toán có nội dung thực tế.
* Định hướng PTNL, PC:
- NL: Tự học, hợp tác, tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, gq vđ toán học, mô hình hóa toán học, tính toán.
- PC: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
* PP và KTDH: 
- PP: Thực hành- luyện tập, dh hợp tác.
- KTDH: KT giao n/v, gợi mở vấn đáp, KT động não, KT học tập hợp tác.
* HT: Cặp đôi, cả lớp.
* TG: 14’
- HS HĐ cặp đôi làm bài 1
GV theo dõi, đôn đốc, gọi cặp đôi làm nhanh, đúng lên báo cáo kq và chia sẻ.
GV: nhấn mạnh nhận xét: Khi nhiệt độ giảm 30C nghĩa là nhiệt độ tăng (- 30C), điều đó phù hợp với quy tắc phép trừ trên đây.
-HS HĐ cặp đôi tóm tắt đề bài và làm bài 2/SHD
GV: Lưu ý có thể trình bày theo 2 cách, nên chọn cách làm phép trừ.
- HS hđ cá nhân tự hoàn thiện làm bài 3 và báo cáo.
- GV: theo dõi, đánh giá
Bài 1: Do nhiệt độ giảm 30C nên ta có:
- 4 - 3 = - 4 + (-3) = -7
Vậy hôm nay ở Mát- xcơ- va nhiệt độ là –70C.
Bài 2: Nam còn lại số tiền là: 
120 000 – 85 000 – 17 000 = 18 000 (đ)
Bài 3: Tuổi thọ của nhà bác học 
Ac-si-met là: 
 -212 - (-287) = 75(tuổi)
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* MT: HS tìm tòi, mở rộng những kiến thức liên quan. 
* Định hướng PTNL, PC:
- NL: Tự chủ và tự học, gq vđ toán học, mô hình hóa toán học, tính toán.
- PC: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
* TG: 10’
-HS HĐ cá nhân tìm hiểu núi Phú Sĩ. Xác định nhiệt độ chênh lệch trong mỗi ngày qua bảng số liệu đã cho.
GV: Theo dõi, đánh giá.
-HS HĐ cá nhân tìm hiểu đỉnh núi Phan- Xi- Păng có phải là đỉnh núi cao nhất Việt nam không? Đỉnh núi này cao hơn đỉnh đèo Hải Vân bao nhiêu mét?
HS: Tìm hiểu qua ngườn thân, mạng Internet, chia sẻ với bạn ở đầu tiết học tiếp theo
GV: theo dõi và đánh giá ở tiết học tiếp.
- GV chốt lại các kiến thức cơ bản về trừ hai số nguyên và giao nhiệm vụ cho HS: Học lại lí thuyết, đọc lại các bài tập đã làm, tìm hiểu tiếp phần E, chuẩn bị trước bài 9 "Quy tắc dấu ngoặc"
1) Nhiệt độ chênh lệch lần lượt là:
90; 130; 120; 50; 160; 120; 110
2) Đỉnh núi Phan- Xi- Păng là đỉnh núi cao nhất Việt Nam - nóc nhà Đông Dương, cao 3143m, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía Tây Nam, nằm giáp hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh.
- Cao hơn đèo Hải Vân (cao 500m) khoảng 2643m
Ngày soạn: 15/12/2020.
Ngày dạy: Tiết 51: 23/12/2020; Tiết 52: 25/12/2020
TUẦN 16+ 17
TIẾT 51+ 52. QUY TẮC DẤU NGOẶC
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và đưa số hạng vào trong dấu ngoặc).
- Biết khái niệm tổng đại số, biết viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng được qui tắc dấu ngoặc để tính GT của biểu thức, làm bài tập và giải toán có nội dung thực tế.
3. Thái độ:
- HS có tính chăm học, tính tự giác.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập.
=> Định hướng hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất: 
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ NL đặc thù: NL tính toán.
+ NL chuyên biệt: NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hóa toán học, NL gq vđ toán học, NL giao tiếp toán học.
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
B. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: KHBH, SHD, bảng phụ, thước kẻ.
2. HS: Vở ghi, vở bài tập, SHD, ôn tập kiến thức và làm bài tập đầy đủ, thước kẻ.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
TIẾT 51
1. Ổn định tổ chức lớp (1’): Sĩ số lớp 6A: /30. Vắng: ĐT cho GĐ
2. KTBC: 5’
Hãy tính GT của biểu thức 5 + (42 – 15 + 17) – (42 + 17)
Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- GV: Nx, đánh giá và đvđ: Ta nhận thấy trong ngoặc thứ nhất và ngoặc thứ hai đều có 42 + 17, vậy có cách nào bỏ được các ngoặc này thì việc tính toán sẽ thuận lợi hơn. Cách làm nhanh hơn chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3. Tổ chức các hđ dạy học
Hoạt động của GV-HS
Kiến thức cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* MT: Tạo tâm thế học tập, củng cố về số đối.
* Định hướng PTNL, PC:
- NL: Tự học, hợp tác, gq vđ toán học, mô hình hóa toán học.
- PC: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
* PP và KTDH:
- PP: TH- LT, dh hợp tác.
- KTDH: KT giao n/v, ht hợp tác.
 * HT: Cặp đôi, cả lớp.
* TG: 5’
- GV y/c HS hđ cặp đôi làm và chia sẻ bài tập phần khởi động trong SHD: Điền số đối vào bảng.
-HS: Làm bài theo cặp đôi và báo cáo kq.
GV: nx, đánh giá.
Điền vào ô trống trong bảng sau số đối của mỗi số:
a
4
-12
-40
15
8
-a
-4
12
40
-15
-8
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* MT: 
- Trình bày được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc và đưa số hạng vào trong dấu ngoặc).
- Biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong tổng đại số.
- Vận dụng được qui tắc dấu ngoặc để tính GT của biểu thức.
* Định hướng PTNL, PC:
- NL: Tự học, hợp tác, giao tiếp toán học, gq vđ toán học, tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, tính toán.
- PC: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm. 
* PP và KTDH: 
- PP: Vấn đáp, nêu và gq vấn đề, thực hành - luyện tập, dh hợp tác.
- KTDH: Kĩ thuật học tập hợp tác, khăn phủ bàn, đặt câu hỏi, động não.
* HT: Cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp.
* TG: 34’
- Cho HS hđ cặp đôi 1a: Em và bạn cùng tính rồi điền vào ô trống, sau đó so sánh KQ của các phép tính ở cột 4 và cột 7 tính từ bên trái theo hàng ngang.
- GV: Như vậy -(a+b) = (-a) + (- b) ta đã bỏ ngoặc và đằng trước ngoặc có dấu trừ thì dấu các hạng tử trong ngoặc ntn? (đổi dấu).
- Y/c hs hđ nhóm thực hiện phần 1b trên bảng nhóm.
GV: Theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ
- Các nhóm báo cáo, chia sẻ, đánh giá chéo nhau và rút ra quy tắc bỏ dấu ngoặc.
- GV khắc sâu quy tắc.
- Cả lớp đọc kĩ nội dung phần 1c và VD.
- Cho hs thảo luận cặp đôi phần 2a
- HS thực hiện sau đó 1 cặp đôi chia sẻ kết quả.
- Hs khác nhận xét.
- Gv chốt lại kiến thức và yêu cầu hs đọc quy tắc.
- Cả lớp đọc kĩ nội dung phần 2b.
- Cá nhân hs vận dụng tính giá trị của biểu thức.
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày.
 GV nx, chính xác hóa kq.
- Cho HS hđ cặp đôi thực hiện y/c tính và so sánh.
- HS báo cáo KQ.
- GV: BT 1 + (-5) + 15 = 1 + [(-5) + 15] = 1 – (5 – 15) kể từ trái sang phải gọi là đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng.
- GV yêu cầu hs quan sát các ví dụ để rút ra nhận xét về đưa số hạng vào trong dấu ngoặc.
- Cho hs cả lớp đọc kĩ nội dung mục 3 trong SHD.
- GV: Nhấn mạnh tính chất 2 chiều của quy tắc dấu ngoặc và biến đổi, tính nhanh một tổng đại số.
1. Quy tắc 1
a) Bài tập 1:
a
b
a+b
-(a+b)
-a
-b
(-a)+(-b)
3
6
9
-9
-3
-6
-9
6
-2
4
-4
-6
2
-4
-5
-8
-13
13
5
8
13
-9
4
-5
5
9
-4
5
NX: số đối của một tổng bằng tổng các số đối của các số hạng.
b) Bài tập 2:
5 + (7 – 4) = 5 + 3 = 8
5 + 7 – 4 = 12 – 4 = 8
(-8) +[(-2) – 4 ] = -14
-8 – 2 - 4 = -14
NX: 5 + (7 – 4) = 5 + 7 – 4 = 8
 (-8) +[(-2) – 4 ] = -8 - 2 - 4 = -14
c) Quy tắc 1: (SHD)
+ (a + b – c + d) = a + b – c + d
VD: 3+ (4 - 5) = 3 + 4 – 5 = 2
2. Quy tắc 2
a) Bài tập: 
8 – (9 – 6) = 5
8 – 9 + 6 = 5
(-8) – [(-4) + 6] = -10
(-8) +4 – 6 = -10
NX: Dấu của các số hạng khi bỏ dấu ngoặc đã thay đổi so với khi ở trong ngoặc. 
b) Quy tắc 2: (SHD)
– (a + b – c + d) = – a – b + c – d 
VD: SHD
- Tính giá trị của mỗi biểu thức: 
25 –(3 – 9) = 25 - 3 + 9 =31
200 – (120 – 30 + 40) = 200 -120 + 30 – 40 = 70
Tính và so sánh:
1 + (-5) + 15 = 11
1 + [(-5) + 15] = 11
1 – (5 – 15) = 11
NX: 1 + (-5) + 15 = 1 + [(-5) + 15] = 1 – (5 – 15)
3. Chú ý: SHD-T98
VD: 365 – 247- 23 – 30 
 = 365 – (247 + 23 + 30) = 365 – 300 = 65
+) Chú ý tính 2 chiều của các công thức sau:
 + (a + b – c + d) = a + b – c + d
– (a + b – c + d) = – a – b + c – d 
+) Có thể thay đổi vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.
TIẾT 52
Ổn định tổ chức lớp (1’): Sĩ số lớp 6A: /30. Vắng: ĐT cho GĐ
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
*MT: HS vận dụng được các kiến thức đã học vào gq một số bài tập.
* Định hướng PTNL, PC:
- NL: Tự học, gq vđ toán học, mô hình hóa toán học, tính toán, tư duy.
- PC: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm
* PP và KTDH:
- PP: Thực hành-luyện tập.
- KTDH: KT động não, KT giao n/v.
* HT: Cá nhân, cả lớp.
* TG: 26’
- HS HĐ cá nhân làm phần C bài 1,2,3 SHD vào vở.
- GV theo dõi, hỗ trợ, cử một số HS lên bảng trình bày, chia sẻ.
-HS: làm bài, chia sẻ
GV: đưa thêm câu:
324 +[112 - (112+324)] (=0)
b) (-257) - [(257+156) - 156] (=-100)
Lưu ý: Bỏ ngoặc đơn à ngoặc vuông 
- GV nx và hd hs sửa sai nếu có và nhấn mạnh lại: bỏ ngoặc khi đằng trước có dấu trừ cần phải đổi dấu các số hạng trong ngoặc.
Bài 1:
a) 25 + (–13 + 8 ) = 25 –13 + 8 
= (25 + 8) – 13 = 20
b) 7 + (–12 + 43) – [2 + (19 – 34)] 
= 7 + 31 – [2 + ( – 15)] 
= 38 – ( - 13) = 51
Bài 2: 
a) 214 + [120 – (214 + 120)] 
= 214 + 120 – 214 – 120 = 0
b) (- 321) – [(- 321+ 35) – 235] 
= - 321 + 321 – 35 + 235 = 200
Bài 3:
a) (18 + 29) + (158 – 29 – 18)
= 18 + 29 + 158 – 29 – 18 = 158
b) (13 – 135 + 49) – (13 + 49) 
= 13 – 135 + 49 – 13 – 49 = -135
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* MT: Vận dụng được quy tắc dấu ngoặc vào giải các bài toán liên quan và có nd thực tiễn.
* Định hướng PTNL, PC:
- NL: Tự học, hợp tác, giao tiếp toán học, tư duy và lập luận toán học, gq vđ toán học, mô hình hóa toán học, tính toán.
- PC: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
* PP và KTDH: 
- PP: Thực hành- luyện tập, dh hợp tác.
- KTDH: KT giao n/v, KT động não, KT học tập hợp tác.
* HT: Nhóm, cá nhân, cặp đôi, cả lớp.
* TG: 15’
Cho HS hđ nhóm làm bài 1 và báo cáo chia sẻ kq.
 GV chốt lại.
- HS hđ cá nhân làm bài 2 và 1 em lên bảng trình bày.
- GV có thể hd cách làm cho HS nếu các em gặp khó khăn.
- GV nx đánh giá chung và chốt lại lời giải.
- Bài 3 GV giao hs hđ cặp đôi cùng làm bài. Sau ít phút gọi 1 cặp đôi báo cáo và chia sẻ lời giải.
GV nx và chính xác hóa kq.
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức 
x + b + c
a) Với x = 2; b = -5; c = -42
x + b + c = 2 + (-5) + (-42) 
 = [2 + (-42)] +(-5)
= (-40) + (-5) = -45
b) Với x = 0; b = -34; c = -16
x + b + c = 0 + (-34) + (-16)
 = (-34) + (-16) = -50
Bài 2:
Ta có:
 VT = (a-b) – (b +c) + (c – a) + (a + b –c) = a – b – b – c + c – a + a + b – c = a – b – c = VP
Vậy đ/thức đã cho đúng với mọi a, b, c
Bài 3: Sau ba ngày Mai còn lại số tiền mặt là:
15500000 - 8800000 + 256000 
+ (1540000 - 6500000) = 4300000(đ)
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* MT: HS tìm tòi, mở rộng những kiến thức liên quan. 
* Định hướng PTNL, PC:
- NL: Tự học, gq vđ toán học và sáng tạo, mô hình hóa toán học, tư duy.
- PC: Nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
* TG: 3’
- GV giao cho hs về nhà hđ cá nhân hoàn thiện y/c phần E, chia sẻ kết quả với bạn và trưng bày trên góc học tập vào đầu tiết học sau.
GV nhấn mạnh lại quy tắc dấu ngoặc theo hai chiều và giao nv về nhà: Học quy tắc dấu ngoặc, tìm hiểu tiếp phần E, chuẩn bị bài "Quy tắc chuyển vế". 
KQ: a) (a – b) + (a + b – c) – (a – b – c) 
= a + b
b) (a – b) – (b – c) + (c – a) – (a – b – c) 
= – a – b + c
c) (– a + b + c) – (a – b + c) – (– a + b – c = – a + b +c
 Tổ phó chuyên môn
 Kí duyệt, ngày 21 tháng 12 năm 2020
 Nguyễn Thị Nhâm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_6_tiet_49_52_nam_hoc_2020_2021.docx