Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 57: Nhân hai số nguyên khác dấu - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang

Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 57: Nhân hai số nguyên khác dấu - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phát biểu được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu.

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu để tính tích nhân hai số nguyên cùng dấu.

- Làm được các bài tập trong SHD.

3. Thái độ: Tích cực, hợp tác tham gia hoạt động học.

* Năng lực và phẩm chất:

- Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy lôgic, NL tính toán, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về nhân hai số nguyên cùng dấu, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán,

- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Phương tiện: SHD, KHBH, thước thẳng, đồ dùng dạy học cần thiết,

- Phương pháp: Vấn đáp, dh hợp tác, thực hành - luyện tập, nêu và gq vấn đề,

- KTDH: KT học tập hợp tác, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v, lắng nghe và phản hồi tích cực.

2. Học sinh: Đủ SHD, vở, đồ dùng học tập và nội dung theo yêu cầu của GV.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Ổn định lớp: Sĩ số:

2. KTBC:

? Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu? Tính: 3.(-4); 2.(-3); 1.(-4); 0.(-4)

- 1 HS lên bảng KT.

- GV nx, cho điểm.

 

doc 9 trang tuelam477 3300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 57: Nhân hai số nguyên khác dấu - Năm học 2019-2020 - Trường Trung học Cơ sở Hồng Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/ 12/ 2019. Ngày dạy: 06/ 01/ 2020
TUẦN 20
TIẾT 57. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
2. Kĩ năng: 
- Biết vận dụng qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu để tính tích hai số nguyên khác dấu.
- Làm được các bài tập trong SHD.
3. Thái độ: Tích cực, hợp tác tham gia hoạt động học.
*Năng lực và phẩm chất: 
- Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và suy luận toán học, NL tính toán, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về nhân hai số nguyên khác dấu, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán, 
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phương tiện: SHD, KHBH, thước thẳng, đồ dùng dạy học cần thiết, 
- Phương pháp: Trò chơi, vấn đáp gợi mở vấn đề, dh hợp tác, thực hành - luyện tập, nêu và gq vấn đề, ...
- KTDH: KT học tập hợp tác, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v.
2. Học sinh: Đủ SHD, đồ dùng học tập và nội dung theo yêu cầu của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp: Sĩ số lớp 6A: /33. Vắng: ĐT cho GĐ
2. KTBC: Không kiểm tra
3. Bài mới:
Nội dung, PT tổ chức các hđ
Kiến thức cần đạt 
Dự kiến TH
Hoạt động khởi động
* MT: Tạo tâm thế học tập, hs có hứng thú muốn tìm hiểu về phép nhân hai số nguyên khác dấu.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Trò chơi, dh hợp tác.
- KTDH: KT học tập hợp tác, động não, KT giao n/v.
*ND: Chơi trò chơi phát hiện kiến thức mới.
* PT t/c hđ:
- GV t/c cho hs chơi trò chơi: “Nhóm nào nhanh hơn”. 
Nội dung: (phần 1; 2 như SHD)
- HS hđ nhóm thực hiện, làm trên bảng nhóm.
GV: Tổ chức cho HS các nhóm nhận xét, đánh giá chéo, phát hiện cách nhân 2 số nguyên khác dấu
GV: Đánh giá, tổng kết và nêu vấn đề vào bài học.
Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống:
a) 17 + 17 + 17 + 17 = 17.4
b) (-6)+ (-6)+ (-6)+ (-6)
= -(6+6+6+6) = -(6.4)
Bài 2: 
a) Hoàn thành phép tính:
(-3).4 = (-3)+ (-3)+ (-3)+ (-3) = -12
(-5).3= = -15
2.(-6) = = -12
b) NX: Tích hai số nguyên khác dấu có:
- GTTĐ bằng tích các GTTĐ
- Dấu là dấu “-”.
HS thực hiện được n/v.
Hoạt động hình thành kiến thức
* MT: - Phát biểu được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
- Biết vận dụng qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu để tính tích hai số nguyên khác dấu.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Vấn đáp, dh hợp tác, thực hành - luyện tập, nêu và gq vấn đề, ...
- KTDH: KT học tập hợp tác, KT đặt câu hỏi, động não.
*ND: Tìm hiểu mục B.1/SHD
*PT t/c hđ:
- Cho HS HĐ chung cả lớp phần 1
- HS đọc kĩ nội dung phần 1.
? Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta làm theo mấy bước? 
- HSTL 3 bước như SHD.
- GV cho HS hđ cặp đôi đọc và thực hiện vd1 và vd2 như SHD.
GV: So sánh quy tắc cộng và nhân hai số nguyên khác dấu?
HS: So sánh.
GV nhấn mạnh về tích của hai số nguyên khác dấu luôn là số nguyên âm.
Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
* Quy tắc: (SHD- trang 104)
B1. Tìm GTTĐ của mỗi số
B2.Nhân hai GT vừa tìm được
B3.Đặt dấu “-” trước kết quả
* VD: 
VD1: (-5).3 = - (½-5½.½3½) =-15
 Hay (-5) . 3 = - (5 . 3) = -15
VD2: 2 . (-6) = - (2 . 6) = -12
HS thực hiện được n/v.
*ND: Tìm hiểu mục B.1/SHD
*PT t/c hđ:
- HS hđ cặp đôi đọc và hỏi đáp nhau nd chú ý, kể thêm vd.
- GV: theo dõi, đôn đốc; yêu cầu HS từng cặp lấy 2 ví dụ và tính.
- GV chốt kiến thức.
2. Chú ý: thì a . 0 = 0
Ví dụ: 15 . 0 = 0
 (-15) . 0 = 0
HS thực hiện được n/v.
C. HĐ luyện tập
*MT: HS vận dụng được các kiến thức đã học vào gq một số bài tập.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Thực hành-luyện tập.
- KTDH: KT động não, KT giao n/v.
*ND: Làm các bài tập 1, 2, 3, 4/SHD.
* PT t/c hđ:
- GV giao n/v cho hs hđ cá nhân làm các bài tập 1->4/SHD.
- HS thực hiện.
- GV gọi HS lần lượt lên bảng làm các bài 1 đến 4.
GV: theo dõi, đánh giá, chốt kiến thức cơ bản và kĩ năng trình bày
Bài 1: Tính
a) 5 . (-20) = -100
b) (-9) . 4 =-36
c) 150 . (-4) = - 600
d) (-10) . 1 = -10
Bài 2: Điền dấu , = vào ô trống:
a) (-5).7< 0; b) (-5).7 < 7; 
c) (-5).7 < (-5); d) (-5).7< -34; 
e) (-5).7 = 7.(-5) = (-7).5;
Bài 3: Tính:
Ta có: 125.4 = 500 nên suy ra
a) (-125).4 = -500; b) (-4).125 = -500 
c) 4.(-125) = -500
Bài 4:
a) sai; b) sai; c) đúng.
HS thực hiện được n/v.
D.E. HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng
* MT: Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế và tìm tòi, mở rộng những kiến thức liên quan. 
* Dự kiến PP, KTDH: 
- PP: Nêu và gq vấn đề, thực hành - luyện tập, dh hợp tác.
- KTDH: KT học tập hợp tác, KT khăn trải bàn, KT giao n/v, KT động não.
*ND: Làm bài 1, 2, 3 phần D.E/SHD
* PT t/c hđ:
GV: Yêu cầu HS đọc và tóm tắt đề bài 1.
HS: đọc và làm bài
GV: YC HS hđ nhóm làm bài
HS: Các nhóm làm bài ra bảng nhóm và báo cáo, chia sẻ trước lớp. (có 2 cách)
GV: Nhận xét; đánh giá
- GV y/c hs tự hoàn thiện các bài còn lại. 
(Lưu ý: Bài 3 học sinh chưa học phép chia số nguyên nên không y/c tìm x bằng cách chia mà dự đoán)
1) Cách 1: Lương công nhân A tháng vừa qua là:
40 . 100000 + 4 . (-50000)
= 4000000 + (-200000) 
= 3800000 (đ).
Cách 2: Lương công nhân A tháng vừa qua là:
40 . 100000 – 4 . 50000 
= 4000000 – 200000 
= 3800000 (đ).
Bài 2:
Số điểm của bạn Khanh là:
2.5+ 2.0+ 2.(-1) = 8;
Số điểm của bạn Minh là:
1.10+ 2.5+1.(-1) +2.(-10)= -1;
Điểm của bạn Khanh cao hơn điểm của bạn Minh.
Bài 3:
a) x=9; b) x=-9; c) x=10; d) x = 11
4. Củng cố: HĐ chung cả lớp: GV y/c HS nhắc lại quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu và một số chú ý liên quan.
5. HDVN: Học lí thuyết, xem lại các bài tập đã chữa, chuẩn bị trước bài 13: Nhân hai số nguyên cùng dấu.
Ngày soạn: 30/01/2020. Ngày dạy: 08/01/2020
TUẦN 20
TIẾT 58. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu.
2. Kĩ năng: 
- Biết vận dụng qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu để tính tích nhân hai số nguyên cùng dấu.
- Làm được các bài tập trong SHD.
3. Thái độ: Tích cực, hợp tác tham gia hoạt động học.
* Năng lực và phẩm chất: 
- Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy lôgic, NL tính toán, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về nhân hai số nguyên cùng dấu, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán, 
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phương tiện: SHD, KHBH, thước thẳng, đồ dùng dạy học cần thiết, 
- Phương pháp: Vấn đáp, dh hợp tác, thực hành - luyện tập, nêu và gq vấn đề, 
- KTDH: KT học tập hợp tác, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v, lắng nghe và phản hồi tích cực.
2. Học sinh: Đủ SHD, vở, đồ dùng học tập và nội dung theo yêu cầu của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp: Sĩ số: 
2. KTBC:
? Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu? Tính: 3.(-4); 2.(-3); 1.(-4); 0.(-4) 
- 1 HS lên bảng KT.
- GV nx, cho điểm.
3. Bài mới:
 GV nêu vấn đề: Nhân hai số nguyên cùng dấu có gì khác với nhân hai số nguyên khác dấu?
Nội dung, PT tổ chức các hđ
Kiến thức cần đạt 
Dự kiến TH
A- Hoạt động khởi động
* MT:
 - Tạo tâm thế học tập. 
 - HS nêu được cách nhân hai số nguyên dương và có hứng thú tìm hiểu về phép nhân hai số nguyên cùng dấu.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Trò chơi, nêu và gq vấn đề.
- KTDH: KT động não, KT giao n/v.
*ND: Tìm hiểu mục A/SHD
* PT t/c hđ:
- GV tổ chức cho hs chơi trò chơi bắn tên.
Luật chơi: HĐ cá nhân ai trả lời đúng được quyền gọi bạn khác trả lời câu hỏi tiếp theo.
ND: thực hiện 2 hđ phần A/SHD
- HS hđ cả lớp chơi trò chơi.
- GV: Nhận xét, đánh giá.
1. Tính: 
a) 12.3 = 36; b) 5.120 = 600; 
Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên.
2. Quan sát và dự đoán kết quả
3.(-4)= -12;
2.(-4)= -8;
1.(-4)= -4;
0.(-4)= 0;
* Các tích tăng dần 4 đơn vị (hoặc giảm (-4) đơn vị).
Dự đoán
(-1).(-4)= +4;
(-2).(-4)= +8
Muốn nhân hai số nguyên âm ta nhân hai GTTĐ của chúng.
HS thực hiện được n/v.
B- Hoạt động hình thành kiến thức
* MT: 
- Phát biểu được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu.
- Biết vận dụng qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu để tính tích nhân hai số nguyên cùng dấu.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Vấn đáp, dh hợp tác, thực hành - luyện tập, nêu và gq vấn đề, ...
- KTDH: KT học tập hợp tác, KT đặt câu hỏi, động não, KT giao n/v, lắng nghe và phản hồi tích cực.
*ND: Tìm hiểu mục B/SHD
*PT t/c hđ:
- Cho hs hđ cặp đôi: Đọc quy tắc, hỏi và đáp với nhau sau đó làm y/c 1;2/SHD
GV: Theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ cặp đôi gặp khó khăn.
GV chốt: Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
+ Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta chỉ việc nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau.
- Cho hs hđ chung cả lớp đọc kĩ nội dung phần kết luận, nhận xét, chú ý SHD.
- GV cho hs hđ cặp đôi điền nội dung vào dấu “...” để được một khẳng định đúng.
a) a.0 =....;
 b) a.b = 0à ......
c) a,b cùng dấu thì a.b.....0;
d) a, b khác dấu thì a.b....0;
e) a.(-b) = (-a).......=.....ab
g) (-a).(-b) = ......ab
h) -1.(-2).(-3).(-4).5.6 =...
k) -101.(-102). 217.218.2019...0
GV: Theo dõi, yêu cầu HS chia sẻ, nhận xét chéo các nhóm.
GV: Tổng hợp kiến thức cần lưu ý.
* Quy tắc: SHD/Tr106
1. Tính: 
a) (-4).(-25) = +100; b) (-15).(-6) = + 90 
2. Trả lời câu hỏi:
a) Tích hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
b) Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau, kết quả mang dấu dương. 
* Kết luận: (SHD-t106)
* NX: (SHD-t106)
* Chú ý: 
- Cách nhận biết dấu của tích.
 (+) . (+) = (+)
 (+) . (-) = ( - )
 (-) . (+) = ( - )
 (-) . (-) = (+)
- Ta có: a. b = 0 Þ a = 0 hoặc b = 0
- Đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi.
- Đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu.
HS thực hiện được n/v.
HS thường hay bị nhầm dấu trong bảng nhân dấu. GV phải chốt kỹ cho HS ghi nhớ
C. HĐ luyện tập
*MT: HS vận dụng được các kiến thức đã học vào gq một số bài tập.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Nêu và gq vấn đề, thực hành-luyện tập.
- KTDH: KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v.
* ND: Làm các bài tập 1, 2, 3, 4/SHD.
* PT t/c hđ: HĐ cá nhân.
- HS hđ cá nhân và báo cáo kq bài 1, nêu cách làm.
- GV đánh giá, chốt cách làm và nhấn mạnh: Áp dụng việc đổi dấu các thừa số trong một tích ta suy ra được kq các phép tính.
- 1HS lên bảng thực hiện giải bài 2.
- GV NX và ĐG.
- Chú ý dựa vào quy tắc dấu để điền số thích hợp.
- 1HS lên bảng thực hiện báo cáo KQ bài 3 và 1 HS trả lời bài 4.
Bài 1: Tính
Ta có: 22.(-6) = - 132. Suy ra: 
(+22).(+6) = +132; (-22).(6) = -132;
(-22).(-6) = +132; (+6) .(-22) = -132;
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống
a) (-13).(-6) = +78; 
b) 10.(-25) = -250;
c) (-32).0 = 0; 
d) (-1).41 = (-41)
Bài 3: So sánh:
(-11).(-12) > (-10).(-13)
(+11).(+12) > (-11).(-10)
Bài 4: a) đúng; b) Sai; 
 c) Sai (nhân với 1)
 d) Sai (số âm nhân với +1); 
 e) sai f) Sai 
HS thực hiện được n/v.
D.E. HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng
* MT: Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế và tìm tòi, mở rộng những kiến thức liên quan. 
* Dự kiến PP, KTDH: 
- PP: Nêu và gq vấn đề, thực hành - luyện tập.
- KTDH: KT giao n/v, KT động não.
*ND: Làm bài 1, 2, 3 phần D.E/SHD.
* PT t/c hđ:
- HĐ chung cả lớp: HS làm bài 1 và chia sẻ trước lớp
GV chốt: Tích của nhiều số nguyên âm chia 2 trường hợp:
+ Tích có lẻ thừa số nguyên âm
+ Tích có chẵn thừa số nguyên âm
– Khuyến khích HS tiếp tục làm bài 2.
Bài 1: a) âm; b) dương; c) dương; 
d) âm; e) dương.
Bài 2: So sánh:
(-40).(-36) > (-40).0;
ï-75ï.12 > 0.12
(-80).(-3) = 80. ï-3ï
 d) (-13)2 > - 132.
HS gặp khó khăn khi xét trường hợp câu 1e, hay mắc sai lầm khi thực hiện trường hợp có dấu GTTĐ và lũy thừa.
4. Củng cố: HĐ chung cả lớp: GV y/c HS nhắc lại quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu và một số chú ý liên quan.
5. HDVN: Học lí thuyết, xem lại các bài tập đã chữa, chuẩn bị trước bài 14: LT về nhân hai số nguyên.
Ngày soạn: 01/01/2020. Ngày dạy: 11/01/2020
TUẦN 20
TIẾT 59. LUYỆN TẬP VỀ NHÂN HAI SỐ NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nắm vững quy tắc nhân hai số nguyên (cùng dấu, khác dấu).
2. Kĩ năng: 
- Thực hiện thành thạo phép nhân hai số nguyên.
- Biết sử dụng MTBT để tính.
3. Thái độ: Tích cực, hợp tác tham gia hoạt động học.
*Năng lực và phẩm chất: 
- Năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy lôgic, NL tính toán, năng lực kiến thức và kĩ năng toán học về nhân hai số nguyên, năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện học toán, 
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ 
1. GV:
- Phương tiện: SHD, KHBH, bảng phụ, MTBT, các phương tiện dạy học cần thiết.
- Phương pháp: Vấn đáp, nhóm, thực hành - luyện tập, nêu và gq vấn đề, ... 
- KTDH: KT khăn phủ bàn, KT học tập hợp tác, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v.
 2. HS: Đủ vở, SHD, đồ dùng học tập, MTBT và nội dung theo yêu cầu của GV.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp: Sĩ số: 
2. KTBC: 
Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu?
Bài mới:
Nội dung, PT tổ chức các hđ
Kiến thức cần đạt 
Dự kiến TH
Hoạt động luyện tập
*MT: HS vận dụng được các kiến thức đã học vào gq một số bài tập.
* Dự kiến PP, KTDH:
- PP: Nêu và gq vấn đề, thực hành-luyện tập, dh hợp tác nhóm nhỏ.
- KTDH: KT khăn phủ bàn, KT học tập hợp tác, KT đặt câu hỏi, KT động não, KT giao n/v.
* ND: Làm các bài tập mục C/SHD.
* PT t/c hđ:
- Y/c hs hđ cặp đôi hoàn thiện các bài 1, 2, 3 sau đó trình bày, chia sẻ trước lớp.
- GV: theo dõi, đôn đốc, yêu cầu HS khác nhận xét, phỏng vấn cách làm bài 1, đánh giá.
HS: Phỏng vấn: Bạn hãy nêu cách làm cột 4.
(dựa vào quy tắc dấuà điền cột 3 “dấu của ab trước”
àCăn cứ vào cột 2 và 3, điền dấu cột 4 “dấu của ab2”)
GV: Nhận xét bài làm của hs và chốt lại phần 4.
- Y/c hs hđ nhóm làm bài 5, 6, 7.
Các nhóm làm vào bảng nhóm
Gv quan sát và trợ giúp nếu cần thiết
Một nhóm chia sẻ kết quả
Nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến nếu có.
Gv chốt lại và cho hs chấm chéo các bài còn lại
Bài 1: 
Dấu của a
Dấu của b
Dấu của a.b
Dấu của a.b2
+
+
+
+
+
-
-
+
-
+
-
-
-
-
+
-
Bài 2: 
a) Đúng; b) sai ; c) sai; d) đúng
Bài 3:
a) nối 5; b) nối 3; c) nối 2; d) nối 1.
4. Nhận xét.
Bài 5.
(-5).x 0;; (-5).x >0 nếu x <0;
(-5).x = 0 nếu x =0;
Bài 6 
a) (-15).(-23) > 15.(-23); 
b) 7.(-13) < 7.13;
c) (-68).(-47) = 68.47; 
d) (-173).(-186)>173.185
Bài 7:
a) đáp án (B); b) đáp án (B); 
c) đáp án (C).
HS thực hiện được n/v.
D.E. HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng
* MT: Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế và tìm tòi, mở rộng những kiến thức liên quan. 
* Dự kiến PP, KTDH: 
- PP: Nêu và gq vấn đề, thực hành- luyện tập.
- KTDH: KT giao n/v, KT động não.
*ND: Làm bài 1, 2, 3 phần D.E/SHD.
* PT t/c hđ:
- GV giao n/v khuyến khích HS hđ cá nhân về nhà tự hoàn thiện các bài 1, 2, 3, 4 (SHD/109) và báo cáo vào đầu giờ sau.
- HD Bài 3: Câu a dựa vào t/c: a.b = 0 khi và chỉ khi hoặc a = 0 hoặc b = 0, ta suy ra n+1 = 0 hoặc n+3 = 0
Câu b, ta luôn có ïnï+2 > 0 do đó từ đề bài ta suy ra n2 – 1 =0
GV: Theo dõi, đánh giá ở tiết học tiếp theo. 
- GV giao cho hs làm thêm bài:
Tìm số nguyên n thỏa mãn từng đk sau:
a) -3.( n +2 ) < 0
b) 5.( 4 –n) >0
Bài 1: 
Số nguyên n mà (n+1)(n+3) < 0 là: Đáp án (D) -2.
Bài 2: 
Dùng máy tính bỏ túi (cầm tay) để tính:
a) (-1356).17 = - 23052; 
 b) 39.(-152) = - 5928;
c) (-1909).(-75) = 143175.
Bài 3: Tìm số nguyên n thỏa mãn điều kiện sau:
a) (n+1).(n+3) = 0 
Û hoặc n+1 = 0 hoặc n+3 = 0 Û hoặc n = -1 hoặc n=-3
b) (ïnï+2).(n2-1) = 0
Vì ïnï+2 > 0 Þ n2 – 1 =0 Û n2 = 12 Û n=1 hoặc n=-1
Bài 4:
25 = 5.5 = (-5).(-5);
36 = 6.6 =(-6).(-6);
49 = 7.7 = (-7).(-7).
HS gặp khó khăn khi làm bài 3. 
Gvhdhs phân tích tìm cách làm.
4. Củng cố: HĐ chung cả lớp: GV y/c HS nhắc lại quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu và một số chú ý liên quan.
5. HDVN: Học lí thuyết, xem lại các bài tập đã chữa, tìm hiểu và hoàn thiện tiếp phần D, E; chuẩn bị trước bài 15: T/c của phép nhân.
Tổ phó chuyên môn
Ký duyệt, ngày 06 tháng 01 năm 2020
Nguyễn Thị Nhâm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_6_tiet_57_nhan_hai_so_nguyen_khac_dau_nam.doc