Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 58, Bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu - Trần Văn Tấn

Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 58, Bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu - Trần Văn Tấn

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Biết dự đoán trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp.

- Rút ra quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu bằng cách: Tương tự như phép nhân hai số tự nhiên, thay phép nhân bằng phép cộng các số hạng bằng nhau. Từ đó, rút ra quy tắc.

-Vận dụng thành thạo nhân hai số nguyên khác dấu

2. Năng lực

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, tư duy logic.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Giáo án, SGK, SBT, sách giáo viên, phấn màu, bảng phụ.

2 - HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập, bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục đích: Hs thấy được khó khăn khi thực hiện nhân hai số nguyên khác dấu

b) Nội dung: HS quan sát bảng phụ, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Ta đã biết phép nhân hai số tự nhiên và dễ dàng tính được 2 . 3 Hỏi: (-2) . 3 = ? Để thực hiện phép nhân này ta làm như thế nào? (chiếu lên bảng phụ)

- HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 3 phút.

- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV đánh giá kết quả dự đoán của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

 

doc 4 trang huongdt93 07/06/2022 2460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 58, Bài 10: Nhân hai số nguyên khác dấu - Trần Văn Tấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12	/07/2021
Ngày dạy:	/	/	
Tiết 58 - §10: NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
Biết dự đoán trên cơ sở tìm ra quy luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp.
Rút ra quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu bằng cách: Tương tự như phép nhân hai số tự nhiên, thay phép nhân bằng phép cộng các số hạng bằng nhau. Từ đó, rút ra quy tắc.
-Vận dụng thành thạo nhân hai số nguyên khác dấu
Năng lực
Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, tư duy logic...
Phẩm chất
Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: Giáo án, SGK, SBT, sách giáo viên, phấn màu, bảng phụ.
- HS: SGK, SBT, đồ dùng học tập, bảng nhóm.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
Mục đích: Hs thấy được khó khăn khi thực hiện nhân hai số nguyên khác dấu
Nội dung: HS quan sát bảng phụ, sử dụng SGK.
Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
Tổ chức thực hiện:
GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Ta đã biết phép nhân hai số tự nhiên và dễ dàng tính được 2 . 3 Hỏi: (-2) . 3 = ? Để thực hiện phép nhân này ta làm như thế nào? (chiếu lên bảng phụ)
HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 3 phút.
GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV đánh giá kết quả dự đoán của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Nhận xét mở đầu
Mục đích: Bước đầu Hs có thể thực hiện được phép nhân hai số nguyên khác dấu dự trên kiến thức cũ
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Kết quả phép tính
Tổ chức thực hiện:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS Hoạt động nhóm đôi, thảo luận ? Yêu cầu HS làm ?1,?2, ?3 SGK.
Nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên âm?
Tính
(-3) . 4 = (- 3) + (-3) + (-3) + (-3) =?
(-5) . 3 =	2 . (-6) = ?
Nhận xét gì về giá trị tuyệt đối và về dấu của tích hai số nguyên khác dấu?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS Hoạt động theo nhóm đôi.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày kết quả
+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét, đánh giá
+ GV gọi HS nhắc lại nhận xét về giá trị tuyệt đối và về dấu của tích hai số nguyên trái dấu.
1. Nhận xét mở đầu:
?1:
(-3) . 4 = (- 3) + (-3) + (-3) + (-3) = - 12
?2:
(-5) . 3 = - 15
2 . (-6) = - 12
?3:
Giá trị tuyệt đối của tích bằng tích các giá trị tuyệt đối.
Tích hai số nguyên khác dấu mang dấu âm (luôn là số âm).
Hoạt động 2: Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
Mục đích: Hs nêu được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu và vận dụng vào tính toán
Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu và kết quả phép tính.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập
Qua 3 VD trên hãy đề xuất quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
Nêu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu?
Số tiền nhận được của công nhân A khi làm được 40 sản phẩm đúng quy cách là bao nhiêu ?
Số tiền công nhân A bị phạt khi làm ra 10 sản phẩm sai quy cách ?
Vậy lương của công nhân A là bao nhiêu ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS Hoạt động theo cá nhân
+ GV: quan sát và trợ giúp các hs cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày kết quả
+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS + GV chốt lại kiến thức.
2. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu:
Quy tắc: (SGK)
Ví dụ: 2 . (-4) =-( . ) = -8
* Chú ý (SGK)
Ví dụ (sGk)
Khi làm một sản phẩm sai quy cách bị trừ đi 10000đồng, có nghĩa là được thêm - 10000đồng. Vậy lương của công nhân A tháng vừa qua :
40.20000+ 10 . (-10000)
= 800000 - 100000 = 700000 đồng
?4:
5 . ( -14) = - 70
( -25) . 12 = - 300
Hoạt động 3: Ví dụ
Mục đích: Hs làm thành thạo phép tính nhân hai số nguyên khác dấu
Nội dung: HS quan sát câu hỏi và thực hiện theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: Kết quả phép tính.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Gv giao nhiệm vụ học tập
Gv gọi HS đọc đề bài ví dụ trong SGK, giáo viên viết đề bài tóm tắt lên bảng phụ:
1 sản phẩm đúng quy cách: + 20000đ
1 sản phầm sai quy cách: -10000đ
Một tháng làm: 40 sản phẩm đúng quy cách và
10 sản phẩm sai quy cách. Tính lương tháng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS Hoạt động theo cá nhân
+ GV: quan sát và trợ giúp các hs cần
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày kết quả
+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, GV chuẩn đáp án
3. Ví dụ
Cách 1: Khi một sản phẩm sai quy cách bị trừ 10000 đồng tức là được thêm -10000 đồng. Lương công nhân, A tháng vừa qua là: 40.20000+	10(-10000)	=	800000+(-
100000)=700000 (đồng)
Cách 2: Cách khác( tổng số tiền được nhận trừ đi tổng số tiền bị phạt):
40.20000-10.10000
= 800000-100000 = 700000 (đồng)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục đích: Học sinh củng cố lại bài học thông qua bài tập cụ thể.
Nội dung: Cho HS hoàn thành các bài tập 73, 74 SGK trang 89.
Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập.
Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
GV giao nhiệm vụ học tập.
Gv tổ chức cho hs làm bài tập
Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vu của HS
GV chốt lại kiến thức
Bài tập 73/sgk.tr89:
(-5) .6 = - 30
9. (-3) = - 27
(-10) . 11 = - 110
150 . ( -4) = - 600
Bài tập 74/sgk.tr89:
Từ: 125.4 = 500 suy ra:
(-125). 4 = - 500
(-4).125 = - 500
4 . (-125) = - 500
Bài tập 75/sgk.tr89:
( -67) . 8 < 0
Vì 15 .(-3) < 0 và 0 < 15 nên 15. (-3) < 15
Vì (-7) . 2 = - 14 nên (-7) . 2 < - 7.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục đích: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
Nội dung: Cho HS hoàn thành các bài tập tập trắc nghiệm.
Sản phẩm: HS hoàn thành các bài tập.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
GV treo bảng phụ bài tập trăc nghiệm sau:
Mỗi khẳng định sau “ Đúng hay sai?” Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau, rồi đặt trước tích tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
Tích hai số nguyên khác dấu bao giờ cũng là một số âm.
a. (-7) < 0 với a và a 0
(-20). 4 < (-20). 0
+ HS Hoạt động theo cá nhân
+ HS trình bày kết quả
+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau. GV chốt.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Học bài cũ, giải bài tập SGK.
+ Chuẩn bị bài mới.
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối với nhau, rồi đặt trước tích tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn. (S)
Tích hai số nguyên khác dấu bao giờ cũng là một số âm. (Đ)
a. (-7) < 0 với a và a 0 (S)
 (-20). 4 < (-20). 0 (Đ
 Giáo Viên
 Trần Văn Tấn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_6_tiet_58_bai_10_nhan_hai_so_nguyen_khac.doc