Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 66: Ôn tập chương II - Năm học 2010-2011 - Trần Anh Phương

Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 66: Ôn tập chương II - Năm học 2010-2011 - Trần Anh Phương

1. Mục tiêu:

a.Kiến thức: Ôn tập cho Hs khái niệm về tập Z các số nguyên, giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên, quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên và các tính chất của phép cộng, phép nhân số nguyên.

b.Kỹ năng: Hs vận dụng các tính chất trên vào bài tập về so sánh số nguyên, thực hiện phép tính, bài tập về giá trị tuyệt đối, số đối của số nguyên.

c. Thái độ: Giáo dục cho Hs tính cẩn thận, chính xác, yêu thích bộ môn.

2. Chuẩn bị của GV:

a. Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng phụ vẽ hình 53, bài 110, ghi tính chất của phép cộng, phép nhân số nguyên trong Z, phấn màu.

b. Chuẩn bị của HS: Học và làm bài theo quy định.

3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũ : (Kết hợp trong quá trình ôn tập)

* ĐVĐ: Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại khái niệm về tập Z các số nguyên, giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên, quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên và các tính chất của phép cộng, phép nhân số nguyên và vận dụng các tính chất đó vào làm một số bài tập.

 

doc 5 trang tuelam477 2760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 66: Ôn tập chương II - Năm học 2010-2011 - Trần Anh Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/01/2011
Ngày dạy: 20/01/2011
Dạy lớp: 6A
Ngày dạy: 21/01/2011 
Dạy lớp: 6B
Ngày dạy: 20/01/2011
Dạy lớp: 6C
Tiết 66 . ÔN TẬP CHƯƠNG II
1. Mục tiêu:
a.Kiến thức: Ôn tập cho Hs khái niệm về tập Z các số nguyên, giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên, quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên và các tính chất của phép cộng, phép nhân số nguyên.
b.Kỹ năng: Hs vận dụng các tính chất trên vào bài tập về so sánh số nguyên, thực hiện phép tính, bài tập về giá trị tuyệt đối, số đối của số nguyên.
c. Thái độ: Giáo dục cho Hs tính cẩn thận, chính xác, yêu thích bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV:
a. Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng phụ vẽ hình 53, bài 110, ghi tính chất của phép cộng, phép nhân số nguyên trong Z, phấn màu.
b. Chuẩn bị của HS: Học và làm bài theo quy định.
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ : (Kết hợp trong quá trình ôn tập)
* ĐVĐ: Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại khái niệm về tập Z các số nguyên, giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên, quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên và các tính chất của phép cộng, phép nhân số nguyên và vận dụng các tính chất đó vào làm một số bài tập.
b. Dạy nội dung bài mới:
Tb?
Hãy viết tập hợp Z các số nguyên?
I. Ôn tập khái niệm về tập Z, thứ tự trong Z (10’)
Hs
Z = {...;-3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; ....}
Tb?
Vậy tập hợp Z gồm những số nào?
Hs
Tập hợp Z gồm các số nguyên âm, số 0, số nguyên dương.
1. Z = {...;-3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; ....}
Tập hợp Z gồm các số nguyên âm, số 0, số nguyên dương.
Tb?
Viết số đối của số nguyên a ?
Hs
Số đối của số nguyên a là (-a)
K?
Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương? Số nguyên âm? Số 0 hay không?
2. Số đối của số nguyên a là (-a)
a + (-a) = 0
Hs
Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương; Số nguyên âm; Số 0. 
Tb?
Cho ví dụ về số đối của số nguyên a ?
Hs
Số đối của (-5) là (+5), (+3) là (-3)
Số đối của 0 là 0. Vậy số 0 bằng số đối của nó.
3. Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số. 
K?
Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là gì?
 = với mọi a ÎZ
Hs
Giá trị tuyệt đối của số nguyên a là khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số.
K?
Nêu quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên.
Hs
+ Giá trị tuyệt đối của số nguyên dương và số 0 là chính nó.
+ Giá trị tuyệt đối của số nguyên âm là số đối của nó.
Tb?
Cho ví dụ về giá trị tuyệt đối của số nguyên?
Hs
|+7| = +7
| 0 | = 0
|- 5| = 5
K?
Vậy giá trị tuyệt đối của 1 số nguyên a có thể có thể là số nguyên dương? Số nguyên âm? Số 0 được hay không?
Hs
. Giá trị tuyệt đối của số nguyên a không thể là số âm.
K?
Nêu cách so sánh hai số nguyên âm, hai số nguyên dương, số nguyên âm với số 0, với số nguyên dương?
4. So sánh hai số nguyên a, b.
+) a > 0, b > 0, | a | > | b | => a > b
+) a a < b
+) a 0 nếu a dương
+) a 0 => a > b
Hs
Trong hai số nguyên âm số nào có GTTĐ nhỏ hơn thì số đó lớn hơn. Trong hai số nguyên dương số nào có GTTĐ lớn hơn thì lớn hơn. 
Số nguyên âm nhỏ hơn số 0. Số nguyên âm nhỏ hơn bất kì số nguyên dương nào.
K?
Trong tập hợp Z có những phép toán nào luôn thực hiện được?
II. Ôn tập các phép toán trong Z (7’)
Hs
Trong tập hợp Z có những phép toán luôn thực hiện được là: cộng, trừ nhân, luỹ thừa với số mũ tự nhiên.
1. Trong Z những phép toán luôn thực hiện được là: cộng, trừ, nhân, luỹ thừa với số mũ tự nhiên.
Tb?
Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu? Cho ví dụ?
Hs
+ Quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu:
. Cộng 2 số nguyên dương chính là cộng 2 số tự nhiên khác 0.
. Muốn cộng 2 số nguyên âm, ta cộng 2 giá trị tuyệt đối của chúng và đặt dấu (-) trước kết quả.
+ Quy tắc cộng 2 số nguyên khác dấu: 
. Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
. Muốn cộng 2 số nguyên khác dấu không đối nhau ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) và đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
+ Ví dụ:
(-5) + (-6) = = -11
(-5) + (+6) = +
2. Các quy tắc cộng trừ, nhân hai số nguyên.
K?
Phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu, nhân hai số nguyên cùng dấu? Cho ví dụ?
Hs
+ Quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu:
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu (-) trước kết quả nhận được.
+ Quy tắc nhân 2 số nguyên cùng dấu: 
Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng. 
Tb?
Phép cộng trong Z có những tính chất gì? Phép nhân trong Z có những tính chất gì? Nêu dạng tổng quát của các tính chất đó?
3. Tính chất của phép cộng, phép nhân trong Z.
Tính chất phép cộng
Tính chất phép nhân
a + b = b + a
(a +b)+c = a+(b+c)
a + 0 = 0 + a = a
a + (-a) = 0
a. b = b. a 
(a.b).c = a.(b.c)
a.1 = 1. a = a
a. (b + c) = a. b + a. c
Hs
Trả lời.
Gv
Treo bảng phụ ghi các tính chất lên bảng.
Hs
Nhắc lại các tính chất trên.
c. Củng cố - Luyện tập: (26’)
III. Luyện tập
Gv
Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 107 lên bảng.
Bài 107 (Sgk – 98)
Giải
Hs
Một em lên bảng làm bài tập 107
Các Hs khác làm vào vở nháp.
Nhận xét bài làm trên bảng.
Trên trục số (hình 53)
a) Điểm -a là 4; -b là - 3
b) = = 4 
= 3
c) a 0 ; - a > 0 ; - b < 0 
;> 0
Gv
Yêu cầu Hs làm bài 109 (Sgk – 98)
Bài 109 (Sgk – 98)
Hs
Đứng tại chỗ trả lời bài 109.
Giải
-624; -570; -287; 1441; 1596; 1777; 1850.
Gv
Yêu cầu Hs làm bài 110 (Sgk – 99)
Bài 110 (Sgk – 99)
Giải
Gv
Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 110 (Sgk – 99)
a) Đúng 
b) Đúng 
c) Sai 
Ví dụ: (-5). (-2) = 10
d) Đúng
Hs
Thảo luận nhóm giải bài tập 110
Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày.
Các nhóm còn lại nhận xét.
Tb?
Phát biểu quy tắc trừ số nguyên a cho số nguyên b. Cho ví dụ?
Hs
a – b = a + (-b)
Gv
Lưu ý: (-) + (-) = (-)
 (-) . (-) = (+)
Gv
Gọi 3 Hs lên bảng làm bài tập 111 (ý a, b, c) (Sgk – 99)
Các Hs khác làm bài vào giấy nháp.
Nhận xét bài làm trên bảng
Bài 111 (Sgk – 99).
Giải
a) [(-13) + (-15)] + (-8)
 = (-28) + (-8) 
 = -36
b) 500 – (-200) – 210 – 100 
 = 500 + 200 – 210 – 100
 = (500 + 200) – (210 + 100) 
 = 700 – 310
 = 390
c) – (-129) + (-119) – 301 + 12
 = (129 – 119) – 301 + 12
 = 10 – 301 + 12
 = (10 + 12) – 301 
 = 22 – 301 
 = -279
Gv
Cho Hs hoạt động nhóm làm bài tập 116; 117 (Sgk – 99)
Bài 116 (Sgk – 99)
Giải
a. (-4). (-5). (-6) = 20. (-6) 
 = -120
b. C1: (-3 + 6). (-4) = 3.(-4) 
 = -12 
C2: (-3 + 6).(-4) = (-3).(-4) + 6.(-4)
 = 12 + (-24)
 = -12
c. (-5 – 13) : (-6) = (-18) : (-6) 
 = 3
Hs
Thảo luận nhóm.
Gv
Lưu ý học sinh có thể giải theo các cách khác nhau.
Hs
Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày 2 bài tập. Các nhóm còn lại nhận xét.
Bài 117 (Sgk – 99)
Giải
a. (-7)3. 24 = (-343).16 = -5488
b. 54. (-4)2 = 625. 16 = 10 000
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu bài tập 119 (ý a, c) (Sgk – 100)
Hai em lên bảng làm bài
Dưới lớp làm bài vào vở.
Lưu ý học sinh làm theo hai cách.
Nhận xét bài làm trên bảng.
Nhận xét sửa sai (nếu có).
Bài 119 (Sgk – 100)
Giải
a. C1: 15. 12 – 3. 5. 10
 = 15. 12 – 15. 10
 = 15. (12 – 10) 
 = 15. 2 
 = 30
C2: 15. 12 – 3. 5. 10 = 180 – 150 
 = 30
c. C1: 29. (19 -13) – 19. (29 – 13)
 = 29. 6 – 19. 16 
 = 174 – 304 
 = -130
C2: 29.(19 – 13) – 19.(29 – 13)
 = 29.19 – 29.13 – 19.29 + 19.13
 = (-29). 13 + 19. 13
 = 13. (19 – 29)
 = 13. (-10) 
 = -130
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2')
- Ôn tập lại quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên và các tính chất của phép cộng, phép nhân số nguyên.
- Ôn tập lý thuyết theo câu hỏi ôn tập. Ôn tập quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế. Bội và ước của 1 số nguyên.
 	- BTVN: Bài tập: 112; 113; 114; 115; 118; 120 (Sgk – 99, 100).
 Bài tập: 162; 168 (SBT – 75, 76).
- Tiết sau: “Ôn tập chương II”	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_6_tiet_66_on_tap_chuong_ii_nam_hoc_2010_2.doc