Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 73-133 - Năm học 2018-2019

Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 73-133 - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

 - Hiểu qui tắc nhân hai số nguyên.

 - Biết vận dụng qui tắc dấu để tính tích các số nguyên.

 - Thái độ nghiêm túc, hợp tác

 - Định hướng phát triển năng lực:

 + Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác

 + Năng lực chuyên biệt: vận dụng kiến thức, sử dụng hình thức diễn tả phù hợp

II. CHUẨN BỊ:

 - SGK, SBT; bảng phụ ghi sẵn đề các bài tập củng cố; ? SGK và các phần in đậm đóng khung.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

HS1: Nêu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu

 - Làm bài tập 113/68 SBT

HS2: Làm bài 115/68 SBT

 

doc 194 trang tuelam477 3710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 6 - Tiết 73-133 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/1/2019
Ngày dạy: 8/1/2019
Tuần 20 -Tiết 73:
 § 10. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I. MỤC TIÊU:
	- Biết dự đoán trên cơ sở tìm ra các qui luật thay đổi của một loạt các hiện tượng liên tiếp.
	- Hiểu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
	- Tính đúng tích của hai số nguyên khác dấu.
 - Định hướng phát triển năng lực:
 + Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
 + Năng lực chuyên biệt: vận dụng kiến thức, sử dụng hình thức diễn tả phù hợp
II. CHUẨN BỊ:
	- SGK, SBT, bảng phụ ghi sẵn đề bài tập củng cố và bài ? SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Hãy nêu các tính chất của đẳng thức. 
- Áp dụng: Tìm số nguyên x biết: x – 3 = -5.
HS2: Nêu qui tắc chuyển vế? Làm bài 95/65 SBT.
	3. Bài mới:
	+ Đặt vấn đề: Chúng ta đã học phép cộng, phép trừ các số nguyên. còn phép nhân được thực hiện như thế nào, hôm nay các em học qua bài “Nhân hai số nguyên khác dấu”
Hoạt động của GV vµ HS
Néi dung
* Hoạt động 1: Nhận xét mở đầu.
GV: Ta đã biết phép nhân là phép công các số hạng bằng nhau. Ví dụ: 3. 3 = 3+3+3 = 9.
Tương tự các em làm bài tập ?1
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài, yêu cầu HS đọc đề.
Hỏi: Em hãy nhắc lại qui tắc cộng hai số nguyên âm?
HS: Trả lời.
GV: Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
GV: Tương tự cách làm trên, các em hãy làm bài ?2. 
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
 GV: Sau khi viết tích (-5) . 3 dưới dạng tổng và áp dụng qui tắc cộng các số nguyên âm ta được tích (-15). Em hãy tìm giá trị tuyệt đối của tích trên.
HS: ç-15 ç = 15
GV: Em hãy cho biết tích giá trị tuyệt đối của:
 ç-5 ç . ç3 ç= ?
HS: ç-5 ç. ç3 ç= 5 . 3 = 15
GV: Từ hai kết quả trên em rút ra nhận xét gì?
HS: ç-15 ç= ç-5 ç. ç3ç (cùng bằng 15)
GV: Từ kết luận trên các em hãy thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi bài ?3
HS: Thảo luận.
+ Giá trị tuyệt đối của tích bằng tích các giá trị tuyệt đối của hai số nguyên khác dấu.
+ Tích của hai số nguyên khác dấu mang dấu “-“ (luôn là một số âm)
* Hoạt động 2: Qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
GV: Từ bài ?1, ?2, ?3 Em hãy rút ra qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu?
GV: Có thể gợi mở thêm để HS dễ rút ra qui tắc.
(-5) . 3 = -15 = - = - ( . )
HS: Phát biểu nội dung như SGK.
♦ Củng cố: Làm bài 73/89 SGK.
GV: Trình bày: Phép nhân trong tập hợp N 
có tính chất a . 0 = 0 . a = 0. Tương tự trong tập hợp số nguyên cũng có tính chất này. Dẫn đến chú ý SGK.
HS: Đọc chú ý.
GV: Ghi: a . 0 = 0 . a = 0
- Cho HS đọc ví dụ, tóm tắt đề, sau đó GV cho hoạt động nhóm.
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV.
GV: Hướng dẫn cách khác cách trình bày SGK.
Tính tổng số tiền nhận được trừ đi tổng số tiền phạt.
40 . 20000 - 10 . 10000 = 700000đ
GV: Gọi HS lên bảng làm ?4
HS: Lên bảng trình bày
1. Nhận xét mở đầu:
- ?1
(-3) .4 = (-3) +(-3) +(-3)+(-3) 
 = - 12
-?2
(-5) . 3 = (-5) + (-5) + (-5) 
 = -15
2 . (-6) = (-6) + (-6) = -12
- Làm ?3
2. Qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
+ Chú ý:
a . 0 = 0 . a = 0
Làm bài 73/89 SGK:
a, (-5) . 6 = -30
b, 9 .(-3) = - 27
c, (-10) .11 = 110
d, 150 . ( -4) = - 600
Ví dụ: (SGK)
- Làm ?4
a, 5. ( -14) = - 70
b, (-25) . 12 = - 300
4. Củng cố: 
	+ Nhắc lại qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu.
	+ Làm bài tập 74,75,76,77/89 SGK.
	+ Bài tập 112, 113, 114, 115, 117, 119/68, 69 SBT
5. Hướng dẫn về nhà: 
– Học sinh về nhà học bài và làm bài tập 74; 75; 76; 77 SGK 
Chuẩn bị bài mới. “NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
	Ngày soạn: 8/1/2019
Ngày dạy: 9/1/2019
Tuần 20 -Tiết 74:
§11. NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I. MỤC TIÊU:
	- Hiểu qui tắc nhân hai số nguyên.
	- Biết vận dụng qui tắc dấu để tính tích các số nguyên.
 - Thái độ nghiêm túc, hợp tác
	- Định hướng phát triển năng lực:
 + Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
 + Năng lực chuyên biệt: vận dụng kiến thức, sử dụng hình thức diễn tả phù hợp
II. CHUẨN BỊ:
	- SGK, SBT; bảng phụ ghi sẵn đề các bài tập củng cố; ? SGK và các phần in đậm đóng khung..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Nêu qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu
	- Làm bài tập 113/68 SBT
HS2: Làm bài 115/68 SBT
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV vµ HS
Néi dung
* Hoạt động 1: Nhân hai số nguyên dương.
GV: Số như thế nào gọi là số nguyên dương?
HS: Số tự nhiên khác 0 gọi là số nguyên dương.
GV: Vậy em có nhận xét gì về nhân hai số nguyên dương?
HS: Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0.
GV: Yêu cầu HS làm ?1.
HS: Lên bảng thực hiện.
* Hoạt động 2: Nhân hai số nguyên âm.
GV: Ghi sẵn đề bài ?2 trên bảng phụ, yêu cầu HS đọc đề bài và hoạt động nhóm.
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV.
GV: Trước khi cho HS hoạt động nhóm. 
Hỏi: Em có nhận xét gì về hai thừa số ở vế trái và tích ở vế phải của bốn phép tính đầu?
HS: Hai thừa số ở vế trái có một thừa số giữ nguyên là - 4 và một thừa số giảm đi một đơn vị thì tích giảm đi một lượng bằng thừa số giữ nguyên (tức là giảm đi - 4)
GV: Giải thích thêm SGK ghi tăng 4 có nghĩa là giảm đi - 4.
- Theo qui luật trên, em hãy dự đoán kết quả của hai tích cuối?
HS: (- 1) . (- 4) = 4 (1)
 (- 2) . (- 4) = 8 
GV: Em hãy cho biết tích . = ?
HS: . = 4 (2)
GV: Từ (1) và (2) em có nhận xét gì?
HS: (- 1) . (- 4) = . 
GV: Từ kết luận trên, em hãy rút ra qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu.
HS: Đọc qui tắc SGK.
GV: Viết ví dụ (- 2) . (- 4) trên bảng và gọi HS lên tính.
HS: (- 2) . (- 4) = 2 . 4 = 8
GV: Từ ví dụ trên, em cho biết tích hai số nguyên âm cho ta số nguyên gì?
HS: Trả lời.
GV: Dẫn đến nhận xét SGK.
HS: Đọc nhận xét
♦ Củng cố: Làm ?3
* Hoạt động 3: Kết luận.
GV: Cho HS nhắc lại qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu, hai số nguyên cùng dấu.
HS: Đọc qui tắc.
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài. Để củng cố các kiến thức trên các em làm bài tập sau:
Điền vào dấu ...... để được câu đúng.
 a . 0 = 0 . a = ......
Nếu a, b cùng dấu thì a . b = ......
Nếu a , b khác dấu thì a . b = ......
HS: Lên bảng làm bài.
♦ Củng cố: Làm bài 78/91 SGK
GV: Cho HS thảo luận nhóm.
HS: Thảo luận nhóm
GV: Từ kết luận trên, em hãy cho biết cách nhận biết dấu của tích ở phần chú ý SGK.
- Trình bày: Tích của hai thừa số mang dấu “+” thì tích mang dấu gì?
HS: Trả lời tại chỗ
GV: Ghi (+) . (+) à +
- Tương tự các câu hỏi trên cho các trường hợp còn lại.
(-) . (-) à (+)
(+) . (-) à (-)
(-) . (+) à (-)
+ Tích hai số nguyên cùng dấu, tích mang dấu “+”.
+ Tích hai số nguyên khác dấu, tích mang dấu “-“
♦ Củng cố: Không tính, so sánh:
a) 15 . (- 2) với 0
b) (- 3) . (- 7) với 0
GV: Kết luận: Trình bày a . b = 0 thì hoặc a =0
hoặc b = 0.
- Cho ví dụ dẫn đến ý còn lại ở phần chú ý SGK.
- Làm ?4
1. Nhân hai số nguyên dương.
Nhân hai số nguyên là nhân hai số tự nhiên khác 0.
Ví dụ: (+2) . (+3) = 6
- Làm ?1
a, 12 . 3 = 36
b, 5. 120 = 600
2. Nhân hai số nguyên âm.
 - Làm ?2
* Qui tắc : (SGK)
+ Nhận xét: (SGK)
- Làm ?3
3. Kết luận.
+ a . 0 = 0 . a = 0
+ Nếu a, b cùng dấu 
thì a . b = | a | . | b |
+ Nếu a, b khác dấu thì
a . b = - (| a | . | b|)
* Chú ý:
+ Cách nhận biết dấu:
 (SGK)
+ a . b = 0 thì hoặc a = 0 
 hoặc b = 0
+ Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu, khi đổi dấu hai thừa số thì tích không đổi dấu.
- Làm ?4
	4. Củng cố: 
	- Nhắc lại qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu.
	- Làm bài 79/91 SGK.
	5. Hướng dẫn về nhà:
	+ Học thuộc qui tắc nhân hai số nguyên khác dấu, cùng dấu.
	+ Làm bài tập 80, 81, 82, 83/91, 92 SGK
	+ Bài tập: 120, 121, 123, 124, 125, 126, 127/69, 70 SBT.
	+ Tiết sau mang theo máy tính bỏ túi để “Luyện tập”
 Ngày soạn: 9/1/2019
Ngày dạy: 11/1/ 2019
Tuần 20 -Tiết 75:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố, khắc sâu kiến thức nhân hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
	- Vận dụng thành thạo hai qui tắc này vào bài tập.
	- Rèn thái độ cẩn thận khi tính toán.
 * Định hướng phát triển năng lực:
 -Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
 -Năng lực chuyên biệt: vận dụng kiến thức, sử dụng hình thức diễn tả phù hợp
II. CHUẨN BỊ:
	- SGK, SBT; bảng phụ ghi sẵn đề các bài tập; máy tính bỏ túi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Nêu qui tắc nhân hai số nguyên cùng dấu.
	- Làm bài 80/91 SGK
HS2: Làm bài 82/92 SGK
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV vµ HS
Néi dung
* Hoạt động 1: Cách nhận biết dấu của một tích và tìm thừa số chưa biết. 
Bài 84/92 SGK
GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn khung như SGK.
- Gọi HS lên bảng điền dấu thích hợp vào ô trống.
HS: Lên bảng thực hiện.
=> Củng cố kiến thức cách nhận biết dấu của tích.
Bài 86/93 SGK
GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn khung đề bài.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
HS: Thực hiện.
GV: Gợi ý cách điền số ở cột 3, 4, 5, 6. Biết thừa số a hoặc b => tìm thừa số chưa biết, ta bỏ qua dấu “-“ của số âm, sau đó điền dấu thích hợp vào kết quả tìm được.
- Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- Kiểm tra, sửa sai, ghi điểm.
HS: Lên bảng thực hiện.
* Hoạt động 2: Tính, so sánh. 
Bài 85/93 SGK 
GV: Cho HS lên bảng trình bày.
- Nhận xét, sửa sai, ghi điểm.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
Bài 87/93 SGK.
GV: Ta có 32 = 9. Vậy còn số nguyên nào khác mà bình phương của nó bằng 9 không? Vì sao?.
HS: Số đó là -3. Vì: (-3)2 = (-3).(-3) = 9
Hỏi thêm: Có số nguyên nào mà bình phương của nó bằng 0, 35, 36, 49 không?
HS: Trả lời.
Hỏi: Vậy số nguyên như thế nào thì bình phương của nó cùng bằng một số?
HS: Hai số đối nhau.
GV: Em có nhận xét gì về bình phương của một số nguyên?
HS: Bình phương của một số nguyên luôn lớn hơn hoặc bằng 0 (hay là một số không âm)
Bài 88/93 SGK
GV: Vì x Î Z, nên x có thể là số nguyên như thế nào?.
HS: x có thể là số nguyên âm, số nguyên dương hoặc x = 0
GV: Nếu x < 0 thì (-5) . x như thế nào với 0? Vì sao?
HS: Trả lời.
GV: Tương tự với trường hợp x > 0 và x = 0
* Hoạt động 3: Sử dụng máy tính bỏ túi. 10’
GV: Treo bảng phụ kẻ sẵn phần đóng khung bài 89/93 SGK.
Bài 89/93 SGK:
- Hướng dẫn HS cách bấm nút dấu “-“ của số nguyên âm như SGK.
- Gọi HS lên bảng sử dụng máy tính bỏ túi tính các phép tính đề bài đã cho.
1. Cách nhận biết dấu của một tích và tìm thừa số chưa biết.
Bài 84/92 SGK:
Dấu của
a
Dấu của
b
Dấu của
a . b
Dấu của
a . b2
+
+
+
+
+
-
-
+
-
+
-
-
-
-
+
-
Bài 86/93 SGK
a
-15
13
9
b
6
-7
-8
a.b
-90
-39
28
-36
8
Bài 85/93 SGK
a) (-25) . 5 = - 75
b) 18 . (-15) = -270
c) (-1500) . (-100) = 150000.
d) (-13)2 = 169
Bài 87/93 SGK
Biết 32 = 9. Còn có số nguyên mà bình phương của nó bằng 9 là: - 3.
Vì: (-3)2 = (-3).(-3) = 9
Bài 88/93 SGK
Nếu x 0
Nếu x > 0 thì (-5) . x < 0
Nếu x = 0 thì (-5) . x = 0
Bài 89/93 SGK:
a) (-1356) . 7 = - 9492
b) 39 . (-152) = - 5928
c) (-1909) . (- 75) = 143175
 4. Củng cố: 
	+ GV: Khi nào thì tích hai số nguyên là số nguyên dương? số nguyên âm? số 0?
	+ HS: Tích hai số nguyên:	- là số nguyên dương, nếu hai số cùng dấu.
	- Là số nguyên âm, nếu hai số khác dấu.
	- Là số 0, nếu có thừa số bằng 0.
	5. Hướng dẫn về nhà: 
	+ Ôn lại qui tắc phép nhân số nguyên.
	+ Các tính chất của phép nhân trong N.
	+ Làm các bài tập 128, 129, 130, 131, 132/71 SGK.
 Ngày soạn: 11/1/2019
Ngày dạy: 12/1/2019
Tuần 20 -Tiết 76:
TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN( T1)
I. MỤC TIÊU:
	- Hiểu các tính chất cơ bản của phép nhân: giao hoán, kết hợp, nhân với 1; phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
	- Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.
	- Bước đầu có ý thức và biết vận dụng các tính chất trong tính toán và biến đổi biểu thức.
 * Định hướng phát triển năng lực:
 -Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
 -Năng lực chuyên biệt: vận dụng kiến thức, sử dụng hình thức diễn tả phù hợp
 II. CHUẨN BỊ:
	- SGK, SBT; bảng phụ ghi sẵn đề các bài tập củng cố, bài ? SGK, các tính chất của phép nhân và chú ý SGK..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
HS1:	a) Tính: 2 . (- 3) = ?	;	(- 3) . 2 = ?
 b) Điền dấu > ; < ; = ; thích hợp vào ô vuông: 2 . (- 3) (- 3) . 2 (1)
HS2: a) Tính [2 . (- 3)] . 4 và 2 . [(-3) . 4]
 b) Điền dấu > ; < ; = ; thích hợp vào ô vuông: [2.(-3)] .4 [2.(-3) .4] (2)
	3. Bài mới:
	Đặt vấn đề: Phép nhân các số tự nhiên có những tính chất gì? Nêu dạng tổng quát? (treo bảng phụ ghi dạng tổng quát các tính chất của phép nhân). Ta đã học, phép nhân số tự nhiên có các tính chất: giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Để biết phép nhân trong Z có những tính chất như trong N không, các em học qua bài “Tính chất của phép nhân”.
Hoạt động của GV vµ HS
Néi dung
* Hoạt động 1: Tính chất giao hoán. 
GV: Em hãy nhận xét các thừa số hai vế của đẳng thức (1) và thứ tự của các thừa số đó? Rút ra kết luận gì?
HS: Các thừa số của vế trái giống các thừa số của vế phải nhưng thứ tự thay đổi.
=> Thay đổi các thừa số trong một tích thì tích của chúng bằng nhau.
GV: Vậy phép nhân trong Z có tính chất gì.?
HS: Có tính chất giao hoán.
GV: Em hãy phát biểu tính chất trên bằng lời.
HS: Phát biểu.
GV: Ghi dạng tổng quát a . b = b . a
* Hoạt động 2: Tính chất kết hợp. 
GV: Em có nhận xét gì đẳng thức (2)
HS: Nhân một tích hai thừa số với thừa số thứ ba cũng bằng nhân thừa số thứ nhất với tích của thừa số thứ hai và số thứ ba..
GV: Vậy phép nhân trong Z có tính chất gì?
HS: Tính chất kết hợp.
GV: Em hãy phát biểu tính chất trên bằng lời.
HS: Phát biểu.
GV: Ghi dạng tổng quát (a.b) . c = a . (b . c)
GV: Giới thiệu nội dung chú ý (a, b) mục 2 SGK.
HS: Đọc chú ý (a , b)
♦ Củng cố: Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- Làm bài 90a/95 SGK.
HS: a) 15.(-2).(-5).(-6) = [(-5).(-2)].[15.(-6)]
 = 10.(-90) = -900
Hoặc: [15.(-2)].[(-5).(-6)] = (-30).30 = -900
GV: Yêu cầu HS nêu các bước thực hiện.
GV: Nhắc lại chú ý b mục 2 SGK => Giúp HS nẵm vững kiến thức vận dụng vaog bài tập trên.
GV: Em hãy viết gọn tích (-2).(-2).(-2) dưới dạng một lũy thừa? (ghi trên bảng phụ)
HS: (-2) . (-2) . (-2) = (-2)3 
GV: Giới thiệu chú ý c mục 2 SGK và yêu cầu HS đọc lũy thừa trên.
♦ Củng cố: Làm bài 94a/95 SGK.
GV: - Cho HS làm ?1 theo nhóm
- Yêu cầu HS cho ví dụ minh họa.
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV.
GV: Dẫn đến nhận xét a SGK.
GV: Hướng dẫn: Nhóm các thừa số nguyên âm thành từng cặp, không dư thừa số nào, tích mỗi cặp đều mang dấu “+” nên tích chung mang dấu “+”.
GV: Cho HS hoạt động nhóm làm bài ?2
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
GV: Dẫn đến nhận xét b SGK.
GV: Hướng dẫn: Nhóm các thừa số nguyên âm thành từng cặp, còn dư một thừa số nguyên âm, tích mỗi cặp đều mang dấu “-” nên tích chung mang dấu “-”.
GV: Cho HS đọc nhận xét SGK.
♦ Củng cố: Không tính, hãy so sánh:
a) (-5) . 6 . (- 2) . (- 4) . (- 8) với 0
b) 12 . (- 10) . 3 . (- 2) . (-5) với 0.
* Hoạt động 3: Nhân với 1. 
GV: Em hãy tính: 1 . (-2) và (-2 ) . 1. So sánh kết quả và rút ra nhận xét?
HS: 1 . (-2) = (-2) . 1 = - 2
Tức là: nhân một số nguyên với 1 thì bằng chính số đó.
GV: Viết dạng tổng quát: a . 1 = 1 . a = a.
GV: Cho HS làm ?3.
Vì sao có đẳng thức a . (-1 ) = (-1) . a?
HS: Vì phép nhân có tính chất giao hoán.
GV: Gợi ý: Từ chú ý §11 “khi đổi dấu một thừa số của một tích thì tích đổi dấu”.
HS: a . (- 1) = (- 1) . a = - a
GV: Cho HS làm ?4. Cho ví dụ minh họa.
HS: Bình nói đúng. Ví dụ: 2 ≠ - 2
Nhưng: 22 = (-2)2 = 4
GV: Vậy hai số nguyên khác nhau nhưng bình
 phương của chúng lại bằng nhau là hai số nguyên như thế nào?
HS: Là hai số nguyên đối nhau.
GV: Dẫn đến tổng quát a N thì a2 = (-a)2 .
* Hoạt động 4: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. 
Tính: (-2) . (3 + 4) và (- 2) . 3 + (-2) . 4
So sánh kết quả và rút ra kết luận?
HS: (- 2) . (3 + 4) = (- 2) . 3 + (- 2) . 4
Kết luận: Nhân một số với một tổng, cũng bằng nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại.
GV: Ghi dạng tổng quát: a.(b + c) = a.b + a.c
- Giới thiệu chú ý mục 3 SGK: Tính chất trên cũng đúng với phép trừ. a.(b - c) = a.b - a.c
GV: cho HS làm ?5.
♦ Củng cố: Làm bài 91a/95 SGK
1. Tính chất giao hoán.
 a . b = b . a
Ví dụ: 2 . (- 3) = (- 3) . 2
(Vì cùng bằng - 6)
2. Tính chất kết hợp.
 (a.b) . c = a . (b.c)
Ví dụ: 
[2 . (- 3)] . 4 = 2 . [(-3). 4]
+ Chú ý:
 (SGK)
- Làm ?1
- Làm ?2
+ Nhận xét:
 (SGK)
3. Nhân với 1.
 a . 1 = 1 . a
- Làm ?3
- Làm ?4
4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
 a.(b+c) = a . b + a . c
+ Chú ý:
 a.(b - c) = a . b - a . c
- Làm ?5
	4. Củng cố: 
	- Làm 93/95 SGK.
	- Nhắc lại các tính chất của phép nhân trong Z.	
	5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài và làm các bài tập SGK.
- Làm bài tập 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141/71, 72 SBT.
 Ngày soạn: 13/1/2019
Ngày dạy: 14/1/2019
Tuần 21 -Tiết 77:
TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN( T2)
I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố và khắc sâu kiến thức cơ bản của phép nhân
	- Vận dụng thành thạo các tính chất cơ bản của phép nhân vào bài tập.
	- Có thái độ cẩn thận trong tính toán.
	* Định hướng phát triển năng lực:
 -Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
 -Năng lực chuyên biệt: vận dụng kiến thức, sử dụng hình thức diễn tả phù hợpII. CHUẨN BỊ
	- SGK; SBT; bảng phụ ghi đề các bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Phép nhân có những tính chất gì? Nêu dạng tổng quát?
	- Làm bài 92/95 SGK
HS2: Làm bài 137/71 SGK.
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV vµ HS
Néi dung
* Hoạt động 1: Tính giá trị biểu thức. 
Bài 96/95 SGK:
GV: Cho HS hoạt động nhóm.
HS: Thảo luận nhóm.
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày và nêu các bước thực hiện.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Hướng dẫn HS các cách tính.
- Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, trừ.
- Hoặc: Tính các tích rồi cộng các kết qủa lại.
GV: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm bài làm HS.
Bài 98/96 SGK:
GV: Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức?.
- Gọi hai HS lên bảng trình bày.
HS: Lên bảng thực hiện.
HS: Thay giá trị của a, b vào biểu thức rồi tính.
GV: Nhắc lại kiến thức.
a)Tích của 3 thừa số nguyên âm mang dấu “-“.
b) Tích (-1) . (-2) . (-3) . (-4) . (-5) của 5 thừa số nguyên âm mang dấu “-“
- Tích của 2 số nguyên khác dấu, kết quả mang dấu “-“.
Bài 100/96 SGK:
GV: Yêu cầu HS tính giá trị của tích m . n2 và lên bảng điền vào trước chữ cái kết quả có đáp án đúng.
* Hoạt động 2: Lũy thừa. 
Bài 95/95 SGK:
Hỏi: Vì sao (- 1)3 = - 1?
HS: (-1)3 = (-1) . (-1) . (-1) = - 1
Hỏi: Còn số nguyên nào khác mà lập phương của nó bằng chính nó không?
HS: 0 và 1
Vì: 03 = 0 và 13 = 1
Bài 141/72 SBT:
GV: Gợi ý:
a) Viết (- 8); (+125) dưới dạng lũy thừa.
- Khai triển các lũy thừa mũ 3.
- Áp dụng tính chất giao hoán., kết hợp tính các tích.
- Kết quả các tích là các thừa số bằng nhau.
=> Viết được dưới dạng lũy thừa.
b) Tương tự: Cho HS hoạt động nhóm để viết tích của câu b dưới dạng lũy thừa.
HS: Thảo luận nhóm:
27 = 33 ; 49 = 72 = (- 7)2 
* Hoạt động 3: So sánh. 
Bài 97/95 SGK:
GV: Gọi HS lên bảng trình bày.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
HS: a) Tích chứa một số chẵn các thừa số nguyên âm nên mang dấu “+” hay tích là số nguyên dương. => lớn hơn 0.
b) Tích chứa một số lẻ các thừa số nguyên âm nên mang dấu “-“ hay tích là số nguyên âm.
=> nhỏ hơn 0.
Bài 96/95 SGK:
a) 237 . (- 26) + 26 . 137
 = - 237 . 26 + 26 . 137
 = 26 . (- 237 + 137)
 = 26 . (-100)
 = - 2600
b) 63 . (- 25) + 25 . (- 23)
 = - 63 . 25 + 25 . (- 23)
 = 25 . (- 63 - 23)
 = 25 . (- 86)
 = - 2150
Bài 98/96 SGK:
Tính giá trị của biểu thức:
a) (- 125) . (- 13) . (- a)
 Với a = 8
Ta có: (- 125) . (- 13) . (-8)
 = (- 125) . (- 8) . (- 13)
 = 1000 . (- 13)
 = - 13000
b) (-1) . (-2) . (-3) . (-4) . (-5). b
 Với b = 20
Ta có: 
 (-1).(-2).(-3).(-4).(-5) . 20
 = (- 120) . 20 = - 2400
Bài 100/96 SGK:
Đáp án: B
2. Lũy thừa.
Bài 95/95 SGK:
Vì:(-1)3 = (-1) . (-1) . (-1) = - 1
Các số nguyên mà lập phương của nó bằng chính nó là: 0 và 1.
Vì: 03 = 0 và 13 = 1
Bài 141/72 SBT:
Viết các tích sau thành dạng lũy thừa của một số nguyên.
a) (- 8) . (- 3)3 . (+125)
 = (- 2)3 . (- 3)3 . 53
 =(-2).(-2).(-2).(-3).(-3).(-3). 5.5.5
 = [(-2).(-3).5].[(-2).(-3).5].
 [(-2).(-3).5]
 = 30 .30 . 30 = 303 .
3. So sánh.
Bài 97/95 SGK:
a) (-16).1253.(-8).(-4).(-3) > 0
b) 13.(-24).(-15).(-8) . 4 < 0
	4. Củng cố: Từng phần 
	5. Hướng dẫn về nhà: 
	+ Ôn lại các tính chất của phép nhân trong Z.
	+ Ôn tập bội và ước của số tự nhiên, tính chất chia hết của một tổng.
	+ Làm bài tập: 142, 143, 144, 145, 146, 149/72, 73 SBT.	
Ngày soạn: 15/1/2019
Ngày dạy: 16/1/2019
Tuần 21 -Tiết 78:
 BỘI VÀ ƯỚC CỦA MỘT SỐ NGUYÊN(T1)
I. MỤC TIÊU 
 - HS nắm được khái niệm “ước và bội của một số nguyên” khái niệm “chia hết cho”. 
Nắm được các tính chất liên quan đến khái niệm: “chia hết cho”
HS biết tìm ước và bội của một số nguyên 
* Định hướng phát triển năng lực:
 -Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
 -Năng lực chuyên biệt: vận dụng kiến thức, sử dụng hình thức diễn tả phù hợp
II. Chuẩn bị của GV và HS:
 GV: Phiếu học tập ghi ?1, ?2, ?3, ?4
 HS: ôn lại về ước và bội của một số tự nhiên 
III. Tiến trình dạy học :
 - ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số HS.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
A. Kiểm tra bài cũ:
GV nêu câu hỏi
HS 1 Chữa bài 142 (SBT)
HS chữa bài 142 (SBT)
(?) Bình phương (Lập phương) của một 
số nguyên âm là một số nh thế nào?
a, 125.(-24)+24.225 = 2400
b, 26.(-125)-125(-36) = 1250
HS 2 Chữa bài 100 (SGK)
HS chữa bài 100 (SGK)
(?) Gải thích lí do chọn đáp số đó 
Chọn đáp số B.18
 Vì m . n2 = 2.(-3)2 = 2.9 = 18
(?) Hãy nêu định nghĩa về bội và ước của số tự nhiên 
HS nêu số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 thì a là bội của b và b là ước của a
GV ĐVĐ: Ước và bội của một số nguyên có gì khác so với ước và bội của một số tự nhiên?
B. Bài mới: 
 1. Bội và ước của một số nguyên:
 GV cho học sinh làm ?1
HS làm ?1 theo nhóm (4 HS/nhóm)
 Viết các số 6, -6 thành tích của hai số nguyên 
6 = 1.6 = 2.3 = (-1.)(-6) = (-2)(-3)
(-6) = 1.(-6) = 2.(-3) = (-1).6 = (-2).3
 GV thu phiếu học tập và cho HS nêu kết quả 
 GV cho HS làm ?2
HS đứng tại chỗ trả lời miệng 
a:b có số tự nhiên q sao cho a = b.q
 Tương tự em nào có thể phát biểu khái niệm chia hết trong Z 
HS phát biểu khái niệm chia hết trong Z
 GV nêu lại KN chia hết và cho HS tìm các uớc của 6 và -6
HS trả lời
 GV cho HS làm ?3
HS cả lớp cùng làm ?3 ra giấy nháp
 Tìm hai bội và hai ước của 6 
 GV ghi nhận xét kết quả của HS và nhấn mạnh 
HS đưa giấy nháp để GV kiểm tra. 
Nếu a là bội của b thì -a cũng là bội của b
 Nếu b là ước của a thì -b cũng là ước của a
 GV cho HS đọc chú ý, mỗi chú ý GV cho HS lấy 1 VD minh họa
HS đọc chú ý (SGK/96) và lấy VD minh hoạ cho mỗi chú ý. 
 Hãy tìm các bội của 3 các ước của 8, tìm 5 bội của -3, tìm các ước của -3
HS: B(3) = {0, -3; 3; -6; 6...}
U(8) = {1, -1; 2, -2; 4, -4, 8, -8}
5 bội của -3 là 0; 3; -3; 6; -6 
U(-3) = {1, -1, 3, -3}
Bài 151 SBT (73) 
Tìm tất cả các Ư của các số sau: 
2 ; 4; 13 ; 1
Bài 151 SBT (73) 
Ư (2) = {± 1; ± 2}
Ư (4) = {± 1; ± 2; ± 4}
Ư (13) = {± 1; ± 13}
Ư (1) = {± 1}
C. Củng cố:
 Hãy phát biểu khái niệm về sự chia hết cho trong Z
Làm bài 105 (SGK)
Điền số vào ô trống cho đúng
HS lên bảng điền kết quả 
a
42
2
-26
0
9
b
-3
-5
|-13|
7
-1
a:b
5
-1
Làm bài 104 (SGK)
Tìm x thuộc Z biết 
a, 15x = -75
b, 3|x| = 18
2 HS lên bảng làm bài 
x = -5
x= 6, x = -6
 D. Hướng dẫn về nhà:
 Học thuộc KN về ước, bội của một số nguyên, các tính chất về chia hết.
 Làm bài tập 102, 103 (SGK), 153, 154, 156 (SBT
 Ngày soạn: 17/1/2019
 Ngày dạy: 18/1/2019
Tuần 21 -Tiết 79:
 CHƯƠNG II: GÓC 
 &1. NỬA MẶT PHẲNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Học sinh hiểu khái niệm nửa mặt phẳng, hai nửa mặt phẳng đối nhau. Hiểu về tia nằm giữa hai tia khác. 
2. Kỹ năng: Nhận biết nửa mặt phẳng, gọi tên của nửa mặt phẳng bờ đã cho, biết vẽ, nhận biết tia nằm giữa 2 tia qua hình vẽ.
3. Thái độ: Làm quen với việc phủ định một khái niệm 
. * Định hướng phát triển năng lực:
 -Năng lực chung: năng lực hợp tác
 -Năng lực chuyên biệt: sử dụng hình thức diễn tả phù hợp, quan sát, vẽ hình
 II. Chuẩn bị : 
- GV: Thước thẳng + Com pa
- HS: Thước thẳng + Com pa + 1 tờ giấy 
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Bài mới: 
Hoạt động GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nửa mặt phẳng bờ a 
- Gv: Giới thiệu hình ảnh của mặt phẳng 
? Mặt phẳng có giới hạn không ?
- Hs: Lấy thêm VD về hình ảnh của mặt phẳng trong thực tế
- Gv: Vẽ đường thẳng a trên mặt bảng 
Þ Đường thẳng a chia mặt bảng thành 2 phần riêng biệt ,mỗi phần là mặt phẳng bờ a. Vậy thế nào là nửa mặt phẳng bờ a?
- Gv: Nêu k/n /SGK+ Chỉ rõ từng nửa . mặt phẳng bờ a trên hình 
+ Vẽ đường thẳng xy, chỉ rõ từng nửa mp bờ xy trên hình 
- Hs: Theo dõi, ghi nhớ.
- Gv: Để phân biệt 2 nửa m.phẳng có chung bờ a ta thường đặt tên cho nó 
- Hs: Quan sát , nhận biết.
Tương tự hãy gọi tên nửa mp (II)
+ Hai nủa mặt phẳng nào đối nhau 
+ Vị trí 2 điểm N , P đối với đường 
thẳng như thế nào ?
- Gv: Nhận xét và chốt. 
Hoạt động 2: Tia nằm giữa 2 tia khác
- Gv: Vẽ hình lên bảng 
- Hs: Quan sát hình và cho biết Oz có cắt AB không ? 
- Hs: Quan sát từng trường hợp và trả lời . HS khác bổ sung.
- Gv: Giới thiệu tia nằm giữa ở hình a) và hình b) 
- Gv: ở hình c) và hình d) tia Oz có nằm giữa 2 tia Ox , Oy không? vì sao? 
- Hs: Quan sát hình và trả lời 
- Gv: Khi nào có tia nằm giữa 2 tia khác ?
- Hs: Trả lời
- Gv: Chốt.
Hoạt động 3: Luyện tập 
- Gv: Gọi h/s trả lời bài tập1 /SGK 
- Hs: Trả lời.
- Gv: Tiếp tục cho cả lớp cùng thực hành tại chỗ bài tập 2/ SGK 
- Hs: Thực hành gấp giấy và trả lời yêu cầu của bài tập
- Gv: Gọi hS trình bày.
- Hs: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
- Gv: Chốt. chiếu nội dung bài tập 3/ SGK (73) lên màn hình.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm, điền vào chố trống( ) để hoàn thiện các kết luận.
- Hs: Hoạt động nhóm (dùng bút chì điền trong SGK)
- Gv: Gọi đại diện 1 nhóm trả lời. 
- Gv: Chiếu đáp án, yêu cầu các nhóm khác tự kiểm tra bài theo đáp án và báo cáo.
- Hs: Thực hiện theo yêu cầu.
1. Nửa mặt phẳng bờ a
a) Mặt phẳng : 
- Trang giấy , mặt bảng, 
- Mặt phẳng không giới hạn về mọi phía
b) Nửa mặt phẳng bờ a
+ Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a
+ Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là 2 nửa mặt phẳng đối nhau 
+ Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của 2 nửa mặt phẳng đối nhau 
+ Cách gọi tên nửa mặt phẳng 
- Nửa mặt phẳng (1 )là nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M hoặc nửa mặt phẳng bờ a không chứa điẻm Phoặc (2) là nửa mp đối của (1) 
- Hai điểm M , N nằm cùng phía đối với đường thẳng a 
2.Tia nằm giữa 2 tia khác 
 a) 
 b)
+ Nhận thấy : Oz cắt AB tại điểm nằm giữa B 
Þ Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy
 c) d) 
Nhận thấy :Tia Oz không nằm giữa 2 tia 0x và 0y vì tia Oz không cắt đoạn thẳng AB
3. Luyện tập : 
Bài 1: SGK/ 73
Bài 2: SGK/ 73
Bài 3:SGK /73
a) Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau 
b) Cho 3 điểm không thẳng hàng O, A, B Tia Ox nằm giữa 2 tia OA, OB khi tia Ox cắt đoạn thẳng AB tại điểm nằm giữa AB 
3. Củng cố: 
* Khắc sâu cho học sinh các k/n: Mặt phẳng, nửa mặt phẳng, nửa mặt phẳng đối nhau ,tia nằm giữa 2 tia
4. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học kỹ lý thuyết , cần nhận biết được nửa mặt phẳng , nhận biết được tia nằm giữa 2 tia khác. Làm các bài 4 + 5 /SGK ; bài 1 5 ( 52 – SBT
 Ngày soạn: 17/1/2019
 Ngày dạy: 19/1/2019
Tuần 21 -Tiết 80:
 BỘI VÀ ƯỚC CỦA SỐ NGUYÊN (T2)
I. MỤC TIÊU:
Học sinh tìm thành thạo Bội, Ước của 1 số nguyên
Vận dụng thực hiện phép chia 2 số nguyên 
Nghiêm túc trong khi học bài.
. Định hướng phát triển năng lực:
-Năng lực chung: năng lực hợp tác
-Năng lực chuyên biệt: sử dụng hình thức diễn tả phù hợp, quan sát, vẽ hình
II.CHUẨN BỊ:
Sgk, sách bài tập toán 6 t1 bảng phụ ,phấn màu
II.Tiến trình dạy học :
1.Ổn định
2. Kiểm tra 
HS1 :Định nghĩa Bội, Ước của 1 số nguyên 
HS2 : Chữa BT 150 SBT
3.Luyện tập 
Hoạt động của GV- Hs
Nội dung
2. Tính chất: 
Hãy dự đoán điều suy ra nếu biết
a: b và b:c => ?
a:b => ?
a:c và b:c => ?
 Với HS đại trà, GV có thể giới thiệu các tính chất trên 
GV giới thiệu VD3 (SGK/97)
(?) Có hai số nguyên a, b khác nhau mà a:b và b: a không ? Hãy cho VD
GV vậy hai số nguyên đối nhau khác 0 thì có tính chất trên
GV: Cho hs làm bt ?4.
Bài 153 Tìm số nguyên x biết
Thử lại: 12 . (- 3) = - 36
Điền vào ô trống (bảng phụ)
Tìm hai cặp số nguyên a, b khác nhau sao cho a chia hết cho b và 
 b chia hết cho a
Đúng, sai (bảng phụ)
Tính giá trị của biểu thức 
? T/c 1 tích chia cho 1 số
Cho A = {2; - 3; 5}
 B = {- 3; 6; - 9; 12}
Lập bảng tích
2. Tính chất: 
a b và bc => ac
ab => am b m thuộc Z
ac và bc => a+bc và a-bc
HS có VD: -3 3
Bài 153 Tìm số nguyên x biết
 a, 12 . x = - 36
 x = (- 36) : 12
 x = - 3
b, 2 . |x| = 16 
 |x| = 8 
 x = ± 8
Bài 154. 
a
36 -16 3 -32 0 - 8
b
-12 - 4 -3 |- 16| 5 1
a:b
-3 4 - 1 - 2 0 - 8
Bài 155: 
a, b là các cặp số nguyên đối nhau khác 0 
VD: - 2 và 2; - 3 và 3, ...
Bài 156 
a, (- 36) : 2 = - 18 Đ
b, 600 : (- 15) = - 4 S
c, 27 : (- 1) = 27 S 
d, (- 65) : (- 5) = 13 Đ
Bài 157: Tính giá trị của biểu thức 
a, [(- 23) . 5] : 5 = - 23
b, [32 . (- 7)] : 32 = - 7 
Bài 169: 
a. Có 12 tích a.b được tạo thành 
 (a Î A; b Î B)
b. Có 6 tích > 0; 6 tích < 0.
c. Có 6 tích là B(9); 
 9; - 18; - 18; 27; - 45; - 36
d, Có 2 tích là Ư(12) là: - 6; 12
4.Củng cố :Cho học sinh nhắc lại các kiến thức vừa chữa
5.Hướng dẫn : Về nhà làm BT 159, BT160, 161 SBT (75)
	 Tr¶ lêi c©u hái «n tËp ch­¬ng II
 Lµm bµi tËp :107;108;109/97 sgk 
 Ngày soạn: 20/1/2019
Ngày dạy: 21/1/2019
Tuần 22 -Tiết 81:
ÔN TẬP CHƯƠNG II (T1)
I. MỤC TIÊU:
	- Ôn tập cho HS các kiến thức đã học về tập hợp Z.
	- Vận dụng được các kiến thức đã học vào bài tập.
	- Rèn luyện, bổ sung kịp thời các kiến thức chưa vững.
 . Định hướng phát triển năng lực:
 -Năng lực chung: năng lực hợp tác
 -Năng lực chuyên biệt: sử dụng hình thức diễn tả phù hợp, quan sát, vẽ hình
II. CHUẨN BỊ: 
GV: SGK, SBT, bảng phụ vẽ trục số ghi các câu hỏi ôn tập và các bài tập SGK trang 98. 99. 100.
	HS: Học các câu hỏi ôn tập SGK, giải các bài tậ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_6_tiet_73_133_nam_hoc_2018_2019.doc