Giáo án dạy thêm môn Toán Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 10: Tập hợp các số nguyên

Giáo án dạy thêm môn Toán Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 10: Tập hợp các số nguyên

I. MỤC TIÊU:

1.Yêu cầu cần đạt:

- Nhớ lại số nguyên dương (số dương), số nguyên âm (số âm) và ý nghĩa của chúng trong đời sống thực tế.

- Nhận biết được tập hợp các số nguyên Z và thứ tự trong Z.

2.Năng lực:

- Đọc và viết được số nguyên dương và số nguyên âm.

- Biểu diễn được các số nguyên không quá lớn trên trục số.

- So sánh được hai số nguyên cho trước.

3. Phẩm chất:

- Bồi dưỡng hứng thú, say mê trong học tập; ý thức làm việc nhóm,ý thức tìm tòi,khám phá và sáng tạo cho Hs.

- Rèn luyện tính chính xác, tính linh hoạt nhạy bén trong giải toán cũng như trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Gv: Giáo án, phiếu học tập,máy chiếu,phấn các màu,nhóm học Zalo

2. Hs: Vở,nháp,bút, chuẩn bị trước bài theo phiếu giao trên nhóm zalo ra nháp.

 

docx 7 trang huongdt93 06/06/2022 2630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm môn Toán Lớp 6 Sách Cánh diều - Chủ đề 10: Tập hợp các số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2021
Bài 13: TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
1.Yêu cầu cần đạt:
- Nhớ lại số nguyên dương (số dương), số nguyên âm (số âm) và ý nghĩa của chúng trong đời sống thực tế.
- Nhận biết được tập hợp các số nguyên Z và thứ tự trong Z.
2.Năng lực:
- Đọc và viết được số nguyên dương và số nguyên âm.
- Biểu diễn được các số nguyên không quá lớn trên trục số.
- So sánh được hai số nguyên cho trước.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng hứng thú, say mê trong học tập; ý thức làm việc nhóm,ý thức tìm tòi,khám phá và sáng tạo cho Hs.
- Rèn luyện tính chính xác, tính linh hoạt nhạy bén trong giải toán cũng như trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Gv: Giáo án, phiếu học tập,máy chiếu,phấn các màu,nhóm học Zalo 
2. Hs: Vở,nháp,bút, chuẩn bị trước bài theo phiếu giao trên nhóm zalo ra nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC TRỰC TIẾP
 Phần trắc nghiệm (15 phút) 
a) Mục tiêu: Hs được củng cố kiến thức bài 13 để giải toán thành thạo.
b) Nội dung: Phiếu 01: Phần trắc nghiệm đề kiểm tra 1 tiết.
c) Sản phẩm: Hs giải đáp những bài tập Gv giao trên phiếu. 
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước dạy học.
Hoạt động của Gv.
Hoạt động của Hs.
Bước 1:
Chuyển giao nhiệm vụ.
Gv giao Hs lần lượt làm các bài tập trong phiếu 01.
-Thời gian 6 câu = 12 phút
- Yêu cầu Hs hoạt động nhóm ( 4em =1 nhóm)
Hs :-Lắng nghe Gv giao việc.
Nhận nhiệm vụ
Bước 2:
Thực hiện nhiệm vụ.
- Gv:Theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ các nhóm (nếu cần)
Hs: hoạt động nhóm và giải đáp ra nháp ( A4) 
Bước 3:
Báo cáo, Thảo luận.
-Gv :Thu sản phẩm(nháp)
- Gv:Chiếu ( Dán) 2 sản phẩm bất kì 
-Gv: Yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét.
Nhóm: Nộp sản phẩm
Hs: Tại chỗ nhận xét và so sánh rút kinh nghiệm qua sản phẩm nhóm bạn.
Bước 4:
Kết luận, Nhận định.
- Gv: chốt kiến thức đã sử dụng để giải bài
 - Đáp án phiếu 01.
- Hs:Ghi chép nhanh,đẹp phần đáp án vào vở học thêm chiều trong 3 phút.
 Phần tự luận (25phút)
a) Mục tiêu: Hsvận dung được kiến thức đã học của bài 13 để giải bài tập liên quan từ cơ bản đén nâng cao.
b) Nội dung: Phiếu 02: Phần tự luận đề kiểm tra 1 tiết.
c) Sản phẩm:Hs giải đáp những bài tập Gv giao trên phiếu . 
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước dạy học.
Hoạt động của Gv.
Hoạt động của Hs.
Bước 1:
Chuyển giao nhiệm vụ.
Gv giao Hs lần lượt làm các bài tập trong phiếu 02.
-Thời gian 4 bài = 20 phút
- Yêu cầu Hs hoạt động nhóm ( 4em =1 nhóm)
Hs :-Lắng nghe Gv giao việc.
Nhận nhiệm vụ
Bước 2:
Thực hiện nhiệm vụ.
- Gv:Theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ các nhóm (nếu cần)
Hs :hoạt động nhóm và giải đáp ra nháp ( A4) 
Bước 3:
Báo cáo, Thảo luận.
-Gv :Thu sản phẩm(nháp)
- Gv:Chiếu ( Dán) 2 sản phẩm bất kì 
-Gv: Yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét.
Nhóm: Nộp sản phẩm
Hs: Tại chỗ nhận xét và so sánh rút kinh nghiệm qua sản phẩm nhóm bạn.
Bước 4:
Kết luận, Nhận định.
- Gv: chốt kiến thức đã sử dụng để giải bài
 - Đáp án phiếu 02.
- Hs:Ghi chép nhanh,đẹp phần đáp án vào vở học thêm chiều trong 5 phút.
2.HOẠT ĐỘNG VỀ NHÀ: (online-Zalo-Zoom...)
a) Mục tiêu: Hs vận dung được kiến thức đã học của bài 13 để tự giải bài tập liên quan từ cơ bản đén nâng cao.
b) Nội dung: Phiếu 03: Bài tập bổ sung
c) Sản phẩm:Hs tự giải đáp những bài tập Gv giao trên phiếu ( đăng trên nhóm Zalo)
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước dạy học.
Hoạt động của Gv.
Hoạt động của Phhs+Hs
Bước 1:
Chuyển giao nhiệm vụ.
Gv đăng phiếu 3: Bài tập tự học lên nhóm Zalo của lớp
-Thời gian : Làm trong ngày giao.
Phhs: Cập nhật nhóm học
Cho con chép đề vào vở Tự học và bám sát đôn đốc con học trong ngày giao.
Bước 2:
Thực hiện nhiệm vụ.
- Gv:Theo dõi, đôn đốc từ xa 
Hs :hoạt động cá nhân và giải ra nháp.
Bước 3:
Báo cáo, Thảo luận.
-Gv :Giúp đỡ Hs từ xa qua hình thức online 
-Gv: Yêu cầu HS nộp bài 
( qua hình thức trực tiếp hoặc online)
Hs: Nộp sản phẩm ( chụp ảnh hoặc quay video vở tự học )
-Trao đổi : Bố me, GV, bạn bè 
Bước 4:
Kết luận, Nhận định.
- Gv: Sau khi HS nộp bài
GV sẽ gửi đáp án phiếu 03 cho HS tự rà soát và chấm trên nháp rút kinh nghiệm.
- Hs:Ghi chép nhanh,đẹp phần đáp án vào vở học tự học trong ngày giao.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ:
Hs tự đánh giá và rút kinh nghiệm.
Gv đánh giá Hs trong tự học qua kiểm tra sản phẩm tự học
PHHs đánh giá con trong tự học phiếu giao từ xa
V. HỒ SƠ DẠY HỌC(Đính kèm các phiếu học tập)
PHIẾU ĐỀ SỐ 01+02
Phần 1: Trắc nghiệm (3.0 điểm) 
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
TT
Câu
Đúng
Sai
 A
Số dương và số âm được dùng để biểu thị các đại lượng đối lập nhau hoặc có hướng ngược nhau.
 B
Số nguyên dương luôn nhỏ hơn số nguyên âm.
C
Trên trục số, nếu điểm a nằm bên phải điểm b thì số a nhỏ hơn số b
Câu 2: Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. 0 < - 14
B. - 12 = 12
C. -123 < 123
D. - 15 > 20 
Câu 3: Sắp xếp các số: -2; 10; 0; +2; - 11; -25 theo thứ tự giảm dần là:
A. -25; -11; -2; 0; +2; 10
B. 10; -2; 0; 2; -11; -25
C. -25; -11; -2; 0; 10; +2
D. 10; +2; 0; -2; -11; -25
Câu 4: Liệt kê các phần tử của tập hợp B = x∈Z|-3 ≤x<3 là:
A. -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3
B. -3; -2; -1; 0; 1; 2
C. -2; -1; 0; 1; 2; 3
D. -2; -1; 0; 1; 2
Câu 5: Điểm cách -1 ba đơn vị theo chiều âm là:
A. 3 
B. -3 
C. -4 
D. 4
Phần II : Tự luận (7.0 điểm)
Bài 1: 
a) Theo Wikipedia, nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận tại Canberra, thủ đô của nước Úc là -100C. Hãy diễn đạt lại thông tin đó mà không dùng số âm.
b) Theo Khoahoc.tv “ Kỉ lục thế giới về môn lặn là 318m dưới mực nước biển”. Hãy dùng số âm để diễn đạt lại thông tin đó.
a) Nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận tại Canberra là 100C dưới 00C.
b) Kỉ lục thế giới về môn lặn là -318m.
Bài 2: So sánh hai số:
a) – 50 và – 75 b) – 1275 và – 1253 c) 101 và – 284 
Bài 3: Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần
-1; +5; -21; 0; 7; -11; 34
Bài 4: Biểu diễn các số sau trên cùng một trục số 
3; -3; -7; 7; -1; 0
Bài 5: Liệt kê các phần tử của tập hợp sau theo thứ tự tăng dần
A = x∈Z|x có tận cùng là 3 và -12 ≤x<40
HƯỚNG DẪN PHIẾU ĐỀ SỐ 01+02
Phần I: Trắc nghiệm.
Câu 1: A, Đúng B, Sai C, Sai 
Câu
2
3
4
5
Đáp án
C
D
B
C
Phần II: Phần tự luận.
Bài 1: 
a) Nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận tại Canberra là 100C dưới 00C.
b) Kỉ lục thế giới về môn lặn là -318m.
Bài 2: 
a) Ta có 50 -75
b) Ta có 1275 >1253 nên – 1275 < – 1253 
c) Mọi số nguyên dương luôn lớn hơn số nguyên âm. Ta có 101 > – 284
Bài 3: Sắp xếp các số sau theo thứ tự giảm dần là
34; 7; +5; 0; -1; -11; -21
Bài 4: Biểu diễn các số sau trên cùng một trục số 
3; -3; -7; 7; -1; 0
Bài 5: Liệt kê các phần tử của tập hợp A theo thứ tự tăng dần
A = -3;3;13;23;33
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 03.
Bài 1: Diễn đạt lại thông tin sau mà không dùng số âm: “Nhiệt độ đo được tại đỉnh Mẫu Sơn là -30C”.
Bài 2: So sánh hai số:
a) – 155789 và – 155879 b) 1.2.3.4 và – 25 c) -230 và 320 
Bài 3: Trong các câu sau câu nào đúng? câu nào sai?
a/ Mọi số tự nhiên đều là số nguyên.
b/ Mọi số nguyên đều là số tự nhiên.
c/ Khi biểu diễn các số (-5) và (-3) trên trục số thì điểm (-3) ở bên trái điểm (-5).
Bài 4:
a/ Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần
2, 0, -1, -5, -17, 8
b/ Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự giảm dần
-103, -2004, 15, 9, -5, 2004
Hướng dẫn
a/ -17. -5, -1, 0, 2, 8
b/ 2004, 15, 9, -5, -103, -2004
Bài 5: Số nguyên âm lớn nhất có 3 chữ số và số nguyên âm nhỏ nhất có 2 chữ số có phải là 2 số nguyên liên tiếp nhau không?
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 03.
Bài 1: “Nhiệt độ đo được tại đỉnh Mẫu Sơn là 30C dưới 00C ”.
Bài 2: So sánh hai số:
a) – 155789 > – 155879 b) 1.2.3.4 > – 25 c) -230 < 320 
Bài 3: Trong các câu sau câu nào đúng? câu nào sai?
a/ Đúng.	b/ Sai.	c/ Sai
Bài 4:
a/ -17. -5, -1, 0, 2, 8
b/ 2004, 15, 9, -5, -103, -2004
Bài 5: Số nguyên âm lớn nhất có 3 chữ số là -100.
Số nguyên âm nhỏ nhất có 2 chữ số là -99. 
-100 và -99 là 2 số nguyên liên tiếp nhau.
BÀI TẬP TỰ LUYỆN: 
Bài 1: Đọc những điều ghi sau đây và cho biết điều đó có đúng không?
-2 ∈ N, 6 ∈ N, 0 ∈ N, 0 ∈ Z, -1 ∈ N, -1 ∈ Z
Bài 2: Khi người ta nói độ cao của đỉnh núi Phú Sĩ là +3776 mét và độ cao của biển Chết là -392 mét thì dấu ”+” và dấu ”-” biểu thị điều gì?
Bài 3: Bổ sung các chỗ thiếu ( ) trong các câu sau :
a) Nếu C biểu diễn 10 độ dưới C thì C biểu diễn 
b) Nếu -36m biểu diễn độ sâu 36m dưới mực nước biển thì +163m biểu diễn độ cao là 
c) Nếu +100000 đồng biểu diễn số tiền có 100000 đồng thì -50000 đồng biểu diễn ..
Bài 4: Điểm M cách điểm O về phía Đông – Bắc 5km được biểu thị là +5km. Tìm số nguyên biểu thị các điểm N, P, O trên hình sau:
Bài 5: Bổ sung các chỗ thiếu ( ) trong các câu sau:
a) Nếu –50km/h biểu diễn vận tốc của tàu hỏa là 50km/h chạy theo hướng từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội thì +50km/h biểu diễn .
b) Nếu +6 bước biểu diễn 6 bước về phía trước thì -10 bước biểu diễn 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_mon_toan_lop_6_sach_canh_dieu_chu_de_10_tap.docx