Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 2: Gõ cửa trái tim

Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 2: Gõ cửa trái tim

 1. Kiến thức:

- Giúp HS ôn tập hệ thống hóa kiến thức của các bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” (Xuân Quỳnh), “Mây và sóng” (Ra-bin-đơ-ra-nat Ta-go) thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. Nhận biết và cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua VB. Ôn tập hệ thống kiến thức văn bản truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) nắm vững đặc điểm nhân vật, chi tiết nổi bật, yếu tố miêu tả và ý nghĩa của câu chuyện.

- Ôn tập về nghĩa của từ, nhận biết và nêu tác dụng của các phép tu từ nhân hóa, so sánh, điệp ngữ và đặc biệt là ẩn dụ.

- Biết cách viết một đoạn viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố miêu tả, tự sự; biết viết văn phải đảm bảo các bước.

- Biểt cách nói- nghe trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống. .

 2. Năng lực.

 + Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo

 + Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.

3. Phẩm chất:

- Có phẩm chất, tình cảm tốt đẹp, biết yêu thương trân trọng, vun đáp tình cảm gia đình, tình yêu thương con người

 - Luôn có ý thức rèn luyện bản thân để có lối sống tích cực, hướng thiện.

 - Có ý thức ôn tập nghiêm túc.

 

doc 77 trang Hà Thu 9412
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài 2: Gõ cửa trái tim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn ..................
Ngày dạy:...................
ÔN TẬP 
Bài 2 GÕ CỬA TRÁI TIM
-------–&—-------
 Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 
 (Ca dao Việt Nam)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức: 
- Giúp HS ôn tập hệ thống hóa kiến thức của các bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” (Xuân Quỳnh), “Mây và sóng” (Ra-bin-đơ-ra-nat Ta-go) thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. Nhận biết và cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua VB. Ôn tập hệ thống kiến thức văn bản truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) nắm vững đặc điểm nhân vật, chi tiết nổi bật, yếu tố miêu tả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Ôn tập về nghĩa của từ, nhận biết và nêu tác dụng của các phép tu từ nhân hóa, so sánh, điệp ngữ và đặc biệt là ẩn dụ.
- Biết cách viết một đoạn viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố miêu tả, tự sự; biết viết văn phải đảm bảo các bước.
- Biểt cách nói- nghe trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống. .
 2. Năng lực.
 + Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo
 + Năng lực chuyên môn: Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.
3. Phẩm chất: 
- Có phẩm chất, tình cảm tốt đẹp, biết yêu thương trân trọng, vun đáp tình cảm gia đình, tình yêu thương con người
 - Luôn có ý thức rèn luyện bản thân để có lối sống tích cực, hướng thiện.
 - Có ý thức ôn tập nghiêm túc.
B. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
 1. Học liệu: 
- SHS, SGV Ngữ văn 6 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
- Nội dung công văn 5512/BGD-ĐT. 
- Nội dung modul 1, 2, 3 được tập huấn. 
- Một số tài liệu, hình ảnh trên mạng internet
2. Thiết bị và phương tiện:
- Máy chiếu, ti vi kết nối in-tơ-net
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài học
- Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh
 C.PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm,động não, giải quyết vấn đề, thuyết trình, .
 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, khăn trải bàn
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
1.Hoạt động : Khởi động xác định nhiệm vụ học tập
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế bước vào giờ ôn tập kiến thức.
b. Nội dung hoạt động: HS hoàn thành Phiếu học tập
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động: 
 B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 GV yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập 01: Viết theo trí nhớ những nội dung bài học 02: Chủ đề: Gõ cửa trái tim
 Thời gian: 04 phút. Làm việc cá nhân
 B 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 HS làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu học tập 01.
 B3: Báo cáo sản phẩm học tập:
 - GV gọi 1 số HS trả lời nhanh các nội dung của Phiếu học tập.
 - GV có thể gọi 1 số HS đọc thuộc lòng các văn bản thơ phần Đọc hiểu văn bản.
 B4: Đánh giá, nhận xét
- GV nhận xét, khen và biểu dương các HS phát biểu , đọc bài tốt.
 - GV giới thiệu nội dung ôn tập:
KĨ NĂNG
NỘI DUNG CỤ THỂ
Đọc – hiểu văn bản
Văn bản 1: ..
Văn bản 2: .
Văn bản 3: ..
Thực hành tiếng Việt: ..
Viết
Nói và nghe
 ..
PHIẾU HỌC TẬP 01
KĨ NĂNG
NỘI DUNG CỤ THỂ
Đọc – hiểu văn bản
Đọc hiểu văn bản: 
+ Văn bản 1: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh)
+ Văn bản 2: Mây và sóng (Ra-bin-đơ-ra-nat Ta-go)
+ Văn bản 3: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
Thực hành Tiếng Việt: Từ đơn, từ phức, nghĩa của từ, phép tu từ ẩn dụ.
Viết
Viết: Ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố miêu tả, tự sự; (hình thức đoạn văn).
Nói và nghe
Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình.	
Hoạt động ôn tập: Ôn tập kiến thức cơ bản
a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức của bài học 2.
b. Nội dung hoạt động: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập.
 c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
 B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
 - GV hướng dẫn HS ôn lại các đơn vị kiến thức cơ bản bằng phương pháp hỏi đáp, đàm thoại gợi mở; hoạt động nhóm,
 - HS lần lượt trả lời nhanh các câu hỏi củaGV các đơn vị kiến thức cơ bản của bài học 2
 B2: Thực hiện nhiệm vụ
 - HS tích cực trả lời.
 - GV khích lệ, động viên
B3: Báo cáo sản phẩm
 - HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
 - Các HS khác nhận xét, bổ sung.
B4: Đánh giá, nhận xét
GV nhận xét, chốt kiến thức
ÔN TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
A. KIẾN THỨC CHUNG VỀ THƠ
1. Thơ là gì?
 là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, với những tâm trạng dạt dào, với những tưởng tượng mạnh mẽ, ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu
2. Một số đặc điểm của thơ:
- Mỗi bài thơ thường được sáng tác theo một thể thơ nhất định, với những đặc điểm riêng về số tiếng mỗi dòng, số dòng mỗi câu.
+ Vần: là phương tiện để tạo tính nhạc và tính liên kết trong một dòng thơ và giữa các dòng dựa trên sự lặp lại phần vần của tiếng ở những vị trí nhất định. 
 . Vần chân: Vần được gieo ở tiếng cuối của dòng thơ . Vần chân rất đa dạng khi liên tiếp, khi gián cách
 . Vần lưng: vần được gieo ở tiếng giữa dòng thơ
+ Nhịp: là chỗ ngừng ngắt trong một dòng thơ trên sự lặp đi lặp lại của chu kì số lượng các tiếng. Mỗi thể thơ có một nhịp điệu riêng.
+ Thanh: là thanh tính của âm tiết, Tiếng Việt có 6 thanh:thanh ngang, thanh sắc, thanh ngã, thanh huyền, thanh hỏi, thanh nặng.
+ Âm điệu: là đặc điểm chung của âm thanh trong bài thơ.
- Ngôn ngữ thơ cô đọng hàm súc, giàu nhạc điệu giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ...)
- Nội dung chủ yếu của thơ là thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ có yếu tố miêu tả, tự sự nhưng những yếu tố đó chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Nhân vật trữ tình: là hình tượng nhà thơ xây dựng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
 3. Cách đọc hiểu tác phẩm thơ 
 Câu hỏi ôn tập: Em cần lưu ý những điều gì khi đọc hiểu một bài thơ ?
Gợi ý trả lời
Khi đọc hiểu một tác phẩm thơ, ta cần tuân thủ những yêu cầu dưới đây:
- Cần biết rõ tên tác phẩm, tên tập thơ, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Cần hiểu được bài thơ là lời của ai, nói về ai, về điều gì?
- Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các yếu tố hình thức của bài thơ: nhan đề, dòng thơ, số khổ thơ, vần và nhịp, các hình ảnh đặc sắc, các biện pháp tu từ, . Ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, sự vật, Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ, chi tiết, vần điệu, mới cảm nhận được ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình
 - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết và tác động của chúng đến suy nghĩ và tình cảm của người đọc.
- Từ những câu thơ đẹp, lời thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, hãy lùi xa ra và nhìn lại để lí giải, đánh giá toàn bài thơ cả về nội dung và nghệ thuật. Cần chỉ ra được những nét độc đáo, sáng tạo trong hình thức biểu hiện; những đóng góp về nội dung tư tưởng.
 B. VĂN BẢN ĐỌC HIỂU
ÔN TẬP VĂN BẢN
Chuyện cổ tích về loài người
 (Xuân Quỳnh).
I. Tác giả.
- Tên khai sinh: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. 
- Quê quán :Hà Nội. 
- Sinh năm 1942, mất năm 1988
- Truyện và thơ viết cho thiếu nhi của bà tràn đầy tình yêu thương, trìu mến. 
- Thơ Xuân Quỳnh có hình thức giản dị, ngôn ngữ trong trẻo, phù hợp với tình cảm và cách nghĩ của trẻ thơ
Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu, 
Nhà thơ Xuân Quỳnh đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà. 
Tập thơ tiêu biểu viết cho thiếu nhi của nhà thơ: Bầu trời trong quả trứng, lời ru trên mặt đất, Bến tàu trong thành phố.
II. Tác phẩm:
1. Xuất xứ: In trong tập thơ: Lời ru trên mặt đất, 1978
- Thể thơ: 5 chữ
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm (mượn yếu tố tự sự để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, tình cảm yêu thương dành cho trẻ thơ).
- Gieo vần: vần chân
- Ngắt nhịp 3/2/ hoặc 2/3
2. Bố cục: 2 phần
- Đoạn đầu: Thế giới trước khi trẻ con được sinh ra
- Đoạn còn lại: Thế giới sau khi trẻ con được sinh ra: 
+ Những đổi thay về thiên nhiên
+ Sự xuất hiện của những người thân: 
Người mẹ, người bà, người bố, người thầy và mái trường
3. Đặc sắc nghệ thuật 
- Thể thơ 5 chữ, với giọng thơ tâm tình, thủ thỉ, yêu thương.
- Dùng yếu tố tự sự kết hợp miêu tả trong tác phẩm trữ tình.
- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ thân thuộc, bình dị, với trí tưởng tưởng bay bổng, tác giả dùng yếu tố hoang đường, kì ảo tạo ra màu sắc cổ tích, suy nguyên tăng sức hấp dẫn cho bài thơ.
- Sử dụng nhiều phép tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ đặc sắc
4. Nội dung ý nghĩa:
- Từ những lí giải về nguồn gốc loài người, nhà thơ nhắc nhở mọi người cần yêu thương, sự chăm sóc, chở che, nuôi dưỡng trẻ em cả về thể xác và tâm hồn.
- Bài thơ thể hiện tình yêu thương trẻ thơ, tấm lòng nhân hậu yêu thương con người của nhà thơ.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH VĂN BẢN
1. Dàn ý
1.1. Nêu vấn đề: giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh, bài thơ “ Chuyện cổ tích về loài người”.
1.2. Giải quyết vấn đề:
B1: Khái quát về văn bản: chủ đề, thể thơ, bố cục văn bản, chủ đề, 
 B2: Phân tích nội dung – nghệ thuật của văn bản theo luận điểm:
a. Thế giới trước khi trẻ em ra đời
Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên Trái đất. Khi ấy cả trái đất trụi trần, không có gì hết, không có ánh sáng, cây cỏ, màu sắc...
Tất cả bao trùm bởi màu đen
b. Thế giới sau khi trẻ em ra đời
*Sự biến đối của thiên nhiên.
- Hình ảnh: Mặt trời, cỏ cây, bông hoa, ngọn gió, sóng, sông, biển, cá tôm... 
- Màu sắc: màu xanh của cây cỏ, màu đỏ của hoa,...
- Âm thanh: tiếng chim hót, tiếng gió..
- Ánh sáng: mặt trời
Mặt trời xuất hiện đầu tiên là món quà vô giá, mang ánh sáng và mọi sự sống được sinh sôi, nảy nở. Những màu sắc của sỏ cây, hoa lá cứ trỗi dậy, lớn dần. Rồi đến chim chóc được sinh ra, mang tiếng hót trong trẻo đến: “Màu xanh bắt đầu cỏ...truyền âm thanh đi khắp” 
- Các sự vật, hình ảnh thiên nhiên được liệt kê ra thật phong phú, đáng yêu.
- Biệp pháp tu từ so sánh: “Tiếng hót trong bằng nước/ tiếng hót cao bằng mây”; “cây cao bằng gang tay/ Lá cỏ bằng sợi tóc...”; nhân hóa :”Những làn gió thơ ngây”
Thế giới thiên nhiên hiện ra thật sinh động, gần gũi, hiền lành, là người bạn của trẻ thơ.
Vai trò của thiên nhiên: Dưới trí tưởng tượng của nhà thơ, thiên nhiên dường như đang biến đổi, đem đến cho trẻ em không gian trong trẻo, ánh sáng dịu dàng, âm thanh du dương...Tất cả hướng đến nuôi dưỡng, chăm chút cho trẻ.
*Sự xuất hiện những người thân và món quà mang đến cho trẻ em.
- Hình ảnh người mẹ và những lời ru
+Mẹ mang đến cho con tình yêu thương của mẹ. Tình yêu ấy được thể hiện một cách bình dị nhất qua sự chăm sóc ân cần và lời ru của mẹ
+ Những hình ảnh trong lời ru được gợi ra từ lời ru của mẹ: 
 . Cái bống cái bang gợi liên tưởng đến câu ca dao quen thuộc, cái bống giống như những em bé ngoan ngoãn, chăm chỉ trong bài ca dao “ Cái Bống là cái bống bang...”. Nhắc đến cái bống, nhà thơ ngầm nhắc nhở đến những em bé ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết yêu thương giúp đỡ cha mẹ
. Cánh cò trắng: gợi đến bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm...” Cánh cò trắng biểu tượng cho người nông dân vất vẻ, một nắng hai sương kiến ăn mà vẫn quanh năm thiếu thốn. Tuy hoàn cảnh sống lam lũ, cực nhọc nhưng họ vẫn luôn giữa tấm lòng trong sạch.
. Vị gừng : gợi đến bài ca dao “Tay nâng chén muối đĩa gừng...” Bài ca nhắc nhở sự thủy chung, nghĩa tình
. Vết lấm, cơn mưa, bãi sông...
Mỗi một hình ảnh trong lời ra của mẹ đều có ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của mẹ dành cho trẻ thơ
+Những hình ảnh mẹ mang đến cho trẻ qua lời ru chứa đựng những lời nhắn nhủ ân cần về cách sống đep: biết yêu thương chia sẻ, nhân ái, thủy chung.
- Hình ảnh người bà và những câu chuyện cổ tích
Những câu chuyện cổ tích và những điều bà gửi gắm:
+ Tấm Cám, Thạch Sanh: ước mơ về công bằng, ở hiền thi gặp lành
+ Cóc kiện trời: Đoàn kết tạo nên sức mạnh.
+ Nàng tiên ốc, ba cô tiên: Lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp.
Những câu chuyện cổ tích mang đến cho trẻ thơ bài học về triết lí sống nhân hậu, ở hiền gặp lành ; là suối nguồn trong trẻo nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ.
- Hình ảnh người bố:
+Nếu mẹ yêu thương trẻ, dành cho trẻ sự chăm sóc ân cần và lời ru ngọt ngào thì bố thể hiện qua sự truyền dậy cho trẻ em những tri thức về thiên nhiên, về cuộc sống.
+Mẹ nuôi dưỡng cho trẻ trái tim ấm áp, yêu thương. Bố giúp trẻ trưởng thành về trí tuệ
+Trẻ còn cần biết nghĩ, biết ngoan, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thế giới xung quanh bằng sự dậy dỗ của bố. Bố dậy con rộng là mặt bể, dài là con đường đi, núi màu xanh và trái đất hình tròn. 
- Hình ảnh người thầy và mái trường:
+ Hình ảnh mái trường hiện lên rất những gì rất đỗi thân thương và bình dị như chữ viết, bàn ghế, lớp học, bảng,phấn và thầy giáo.
+ Người thầy đa mang đến cho trẻ em bài học về đạo đức, tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ đẹp đẽ... giúp trẻ trưởng thành.Vai trò của yếu tố tự sự trong thơ: Mặc dù phương thức biểu đạt chính của thơ là biểu cảm, nhưng trong bài thơ được lồng yếu tố tự sự. Bài thơ có nhan đề là Chuyện cổ tích về loài người gợi cho người đọc liên tưởng đến những câu chuyện ưởng tượng về sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nghiêm, giải thích nguồn gốc của loài người mang màu sắc hoàng đường kì lạ.
 1.3. Đánh giá khái quát
 a. Nghệ thuật: 
- Thể thơ 5 chữ, với giọng thơ tâm tình, thủ thỉ, yêu thương.
- Dùng yếu tố tự sự kết hợp miêu tả trong tác phẩm trữ tình.
- Ngôn ngữ, hình ảnh thơ thân thuộc, bình dị, với trí tưởng tưởng bay bổng, tác giả dùng yếu tố hoang đường, kì ảo tạo ra màu sắc cổ tích, suy nguyên tăng sức hấp dẫn cho bài thơ.
- Sử dụng nhiều phép tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ đặc sắc
 b. Nội dung:
- Từ những lí giải về nguồn gốc loài người, nhà thơ nhắc nhở mọi người cần yêu thương, sự chăm sóc, chở che, nuôi dưỡng trẻ em cả về thể xác và tâm hồn.
- Bài thơ thể hiện tình yêu thương trẻ thơ, tấm lòng nhân hậu yêu thương con người của nhà thơ.
 2. Định hướng phân tích
 Nhắc đến Xuân Quỳnh là nhắc đến thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ trong trẻo, dịu dàng mà chan chứa tình yêu thương con người, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. Trong rất nhiều bài thơ thi sĩ viết cho trẻ thơ, có lẽ “Chuyện cổ tích về loài người” là tiêu biểu nhất. Bài thơ được in trong tập “Lời ru trên mặt đất” ( 1978), viết theo thể thơ năm chữ. Giọng thơ dịu dàng, tâm tình tha thiết, bài thơ vừa thể hiện tình yêu thương trẻ thơ, vừa giúp ta cảm nhận nét đẹp của lòng nhân hậu, trong sáng trong thơ Xuân Quỳnh. Bằng trí tưởng tượng phong phú, nhà thơ lí giải về nguồn gốc của loài người theo một cách rất thơ, để nhắc nhở mọi người cùng quan tâm chăm sóc cho trẻ.
 Bài thơ giống như một câu chuyện kể lí giải về nguồn gốc của loài người bằng nhiều chi tiết hư cấu tưởng tượng. Nhờ yếu tố tự sự (kể về nguồn gốc loài người), miêu tả (về sự ra đời của vạn vật, con người), nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình. Đó là tình cảm yêu thương dành cho trẻ thơ. Cách gieo vần khá linh hoạt, ngắt nhịp 3/2/ hoặc 2/3, bài thơ vẽ ra cả một thế giới với biết bao sự sinh sôi, nảy nở diệu kì. Một thế giới trong trẻo, đẹp đẽ để dành cho trẻ. Mở đầu là hình ảnh thế giới trước khi trẻ con được sinh ra. Rồi cứ thế, khi trẻ ra đời, cả thể giới bừng tỉnh với những đổi thay tuyệt diệu. Thiên nhiên, đến con người ra đời để dành cho trẻ những gì tốt đẹp nhất.
 Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
 Trên trái đất trụi trần
 Không dáng cây ngọn cỏ
 Mặt trời cũng chưa có
 Chỉ toàn là bóng đêm
 Không khí chỉ màu đen
 Chưa có màu sắc khác
 Lí giải về nguồn gốc loài người, kho tàng văn học dân gian có bao câu chuyện hấp dẫn như Con rồng, cháu tiên kể về Lạc Long Quân và Âu Cơ, Bàn cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa sáng tạo ra con người (phương Đông), Thần Pờ-rô-mê-tê (thần thoại Hi Lạp)...Các truyện đó có điểm kì lạ là đều giải thích về nguồn gốc loài người do Trời sinh ra. Đó là cách giải thích mang màu sắc hoang đường, kì ảo. Còn với Xuân Quỳnh, một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại, nhà thơ đã giải thích nguồn gốc của con người bằng một lối tư duy giàu hình tượng của thơ. Nhà thơ mượn lời tâm tình từ trái tim của người mẹ, để lí giải về nguồn gốc của loài người một cách rất độc đáo, rất thơ. Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên Trái đất. Khi ấy cả trái đất trụi trần, không có gì hết, không có ánh sáng, cây cỏ, màu sắc...Tất cả bao trùm bởi màu đen.
 Nhưng, khi trẻ em ra đời, điều kì diệu đã xảy ra, mà đầu tiên là sự biến đối của thiên nhiên.
 Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
 Màu xanh bắt đầu cỏ
 Màu xanh bắt đầu cây
 Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
 Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
 Chim bấy giờ sinh ra
 Cho trẻ nghe tiếng hót
 Tiếng hót trong bằng nước
 Tiếng hót cao bằng mây
 Những làn gió thơ ngây
 Truyền âm thanh đi khắp
 Mặt trời xuất hiện đầu tiên là món quà vô giá, mang ánh sáng và mọi sự sống được sinh sôi, nảy nở. Những màu sắc của cỏ cây, hoa lá cứ trỗi dậy, lớn dần. Rồi đến chim chóc được sinh ra, mang tiếng hót trong trẻo đến“Màu xanh bắt đầu cỏ...truyền âm thanh đi khắp”. Các sự vật, hình ảnh thiên nhiên được liệt kê ra thật phong phú, đáng yêu, gần gũi và trẻ đều rất yêu thích. Tfế giới thiên nhiên cứ dần dần xuất hiện trước mắt trẻ thơ, từ sự vật nhỏ bé, gần gũi như “cỏ, cây, hoa, lá” đến những hình ảnh thiên nhiên lớn lao kì vĩ luôn có sức hấp dẫn vô ngần như dòng sông, biển cả, con đường, đám mây...Không chỉ là hình ảnh, mà thiên nhiên còn đẹp đẽ với biết bao sắc màu. Màu xanh của cái cây, màu đỏ của bông hoa. Lại cả những âm thanh trong trẻo vô ngần của tiếng chim, làn gió. Xuân Quỳnh dùng nhiều hình ảnh gần gũi, chân thực kết hợp với các biệp pháp tu từ so sánh: “Tiếng hót trong bằng nước/ tiếng hót cao bằng mây”; “cây cao bằng gang tay/ Lá cỏ bằng sợi tóc...”; nhân hóa “Những làn gió thơ ngây” làm cho lời thơ có sức cuốn hút kì lạ. Thế giới thiên nhiên hiện ra thật sinh động, gần gũi, hiền lành, là người bạn của trẻ thơ. Dưới trí tưởng tượng của nhà thơ, thiên nhiên dường như đang biến đổi, đem đến cho trẻ em không gian trong trẻo, ánh sáng dịu dàng, âm thanh du dương...Tất cả hướng đến nuôi dưỡng, chăm chút cho trẻ.
 Tiếp sau sự xuất hiện của thiên nhiên, nhà thơ viết tiếp chuyện cổ tích bằng cả trái tim yêu thương dành cho trẻ thơ. Trẻ thơ cần sống hòa mình trong thiên nhiên, nhưng trẻ thơ cũng cần lắm sự quan tâm, chăm sóc, của người thân. Và phép màu của tình yêu đã chắp cánh cho trí tưởng tượng, Xuân Quỳnh kể về sự xuất hiện những người thân và món quà mang đến cho trẻ em. Đầu tiên là sự xuất hiện của người mẹ.
 Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
 Cho nên mẹ sinh ra
 Để bế bồng chăm sóc
 Mẹ mang về tiếng hát
 Từ cái bống cái bang
 Từ cái hoa rất thơm
 Từ cánh cò rất trắng
 Từ vị gừng rất đắng
 Từ vết lấm chưa khô
 Từ đầu nguồn cơn mưa
 Từ bãi sông cát vắng...
 Mẹ mang đến cho con tình yêu thương và lời ru. Tình yêu ấy được thể hiện một cách bình dị nhất qua sự chăm sóc ân cần “bế bồng, chăm sóc”, qua cả lời ru ngọt ngào của mẹ. Điệp từ “Từ” đứng đầu câu thơ vừa nhấn mạnh vừa gợi mở một thế giới hình ảnh phong phú đẹp đẽ, vừa gần gũi thân thương trong mẹ ru. Âm hưởng thiết tha, sâu lắng cho lời thơ. Những hình ảnh trong lời ru gợi ra biết bao tâm tình của mẹ. Đó là tình yêu thương tha thiết, là cử chỉ vỗ về chăm chút cho con. Đó còn là ước mơ, hi vọng chứa chan mẹ dành cho con. Mỗi hình ảnh trong lời ru mang lại những giá trị biểu cảm sâu sắc. Hình ảnh “Cái bống cái bang” gợi liên tưởng đến câu ca dao quen thuộc“ Cái bống là cái bống bang...”. Nhắc đến cái bống, nhà thơ ngầm nhắc nhở đến những em bé ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết yêu thương giúp đỡ cha mẹ. Lời ru của mẹ còn có cả “cánh cò rất trắng”. Hình ảnh con cò lại gợi đến bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm...” Cánh cò trắng biểu tượng cho người nông dân vất vẻ, một nắng hai sương kiến ăn mà vẫn quanh năm thiếu thốn. Tuy hoàn cảnh sống lam lũ, cực nhọc nhưng họ vẫn luôn giữa tấm lòng trong sạch. Còn “Vị gừng” trong lời ru của mẹ gợi đến bài ca dao “Tay nâng chén muối đĩa gừng...” Bài ca nhắc nhở sự thủy chung, nghĩa tình. Hình ảnh “Vết lấm, cơn mưa, bãi sông...”Mỗi một hình ảnh trong lời ra của mẹ đều có ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của mẹ dành cho trẻ thơ. Những hình ảnh mẹ mang đến cho trẻ qua lời ru chứa đựng những lời nhắn nhủ ân cần về cách sống đep: biết yêu thương chia sẻ, nhân ái, thủy chung.
Ngay sau sự xuất hiện của mẹ, bà đến đem bao yêu thương cho trẻ thơ.
 Biết trẻ con khao khát
 Chuyện ngày xưa, ngày sau
 Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
 Kể cho bao chuyện cổ
 Chuyện con cóc, nàng tiên
 Chuyện cô Tấm ở hiền
 Thằng Lý Thông ở ác...
 Mái tóc bà thì bạc
 Con mắt bà thì vui
 Bà kể đến suốt đời
 Cũng không sao hết chuyện
 Không phải nhẫu nhiên nhà thơ viết về bà là nhắc đến thế giới của những câu chuyện cổ tích. Bới vì, hơn ai hết, bà thường tâm tình với trẻ bằng những câu chuyện cổ tích. Trẻ thơ, ai chả khao khát nghe bà kể chuyện Tấm Cám, Thạch Sanh, ...Mỗi một câu chuyện là ước mơ cao đẹp của con người về giá trị, đạo lí làm người. Đó là “Tấm Cám”, “Thạch Sanh” chính là ước mơ về công bằng, ở hiền thi gặp lành; “Cóc kiện trời” là biểu tượng cho giá trị của đoàn kết tạo nên sức mạnh; nào là “Nàng tiên ốc”, “Ba cô tiên” nơi lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp. Những câu chuyện cổ tích mang đến cho trẻ thơ bài học về triết lí sống nhân hậu, ở hiền gặp lành ; là suối nguồn trong trẻo nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ. Dùng yếu tố tự sự, kết hợp miêu tả, nhà thơ bộc lộ tình yêu thương trẻ thơ tha thiết. 
 Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
 Bố bảo cho biết ngoan
 Bố dạy cho biết nghĩ
 Rộng lắm là mặt bể
 Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
 Hình tròn là trái đất...
 Nếu mẹ yêu thương trẻ, dành cho trẻ sự chăm sóc ân cần và lời ru ngọt ngào thì bố thể hiện qua sự truyền dậy cho trẻ em những tri thức về thiên nhiên, về cuộc sống. Mẹ nuôi dưỡng cho trẻ trái tim ấm áp, yêu thương. Bố giúp trẻ trưởng thành về trí tuệ.Trẻ còn cần biết nghĩ, biết ngoan, biết mở rộng hiểu biết và khám phá thế giới xung quanh bằng sự dậy dỗ của bố. Bố dậy con rộng là mặt bể, dài là con đường đi, núi màu xanh và trái đất hình tròn. 
 Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
 Rồi có lớp có trường
 Và sinh ra thầy giáo...
 Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
 Thầy viết chữ thật to
 “Chuyện loài người” trước nhất
 Hình ảnh người thầy và mái trường cũng là điều vô cùng cần thiết và ý nghĩa với trẻ thơ. Hình ảnh mái trường hiện lên rất những gì rất đỗi thân thương và bình dị qua phép tu từ liệt kê: chữ viết, bàn ghế, lớp học, bảng, phấn và thầy giáo. Người thầy đã mang đến cho trẻ em bài học về đạo đức, tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ đẹp đẽ... giúp trẻ trưởng thành.
 Mặc dù phương thức biểu đạt chính của thơ là biểu cảm, nhưng trong bài thơ được lồng yếu tố tự sự. Bài thơ có nhan đề là “Chuyện cổ tích về loài người” gợi cho người đọc liên tưởng đến những câu chuyện tưởng tượng về sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích suy nghiêm, giải thích nguồn gốc của loài người mang màu sắc hoàng đường kì lạ.
 Bằng thể thơ 5 chữ, với giọng thơ tâm tình, thủ thỉ, yêu thương, dùng yếu tố tự sự kết hợp miêu tả trong tác phẩm trữ tình, bài thơ tạo sức hấp dẫn trong lòng bạn đọc, nhất là trẻ thơ. Cùng với ngôn ngữ, hình ảnh thơ thân thuộc, bình dị, với trí tưởng tưởng bay bổng, tác giả dùng yếu tố hoang đường, kì ảo tạo ra màu sắc cổ tích, suy nguyên tăng sức hấp dẫn cho bài thơ. Tác giả sử dụng nhiều phép tu từ so sánh, nhân hóa, điệp ngữ đặc sắc. Từ những lí giải về nguồn gốc loài người, nhà thơ nhắc nhở mọi người cần yêu thương, sự chăm sóc, chở che, nuôi dưỡng trẻ em cả về thể xác và tâm hồn. Bài thơ thể hiện tình yêu thương trẻ thơ, tấm lòng nhân hậu yêu thương con người của nhà thơ.
 Bài thơ kể về nguồn gốc loài người mang yếu tố hoàng đường kì lạ. Nhưng được kể theo cách riêng, trẻ con được sinh ra trước, là trung tâm vũ trụ. Vạn vật trên trái đất đều được sinh ra vì trẻ em. Những người thân như ông bà, bố mẹ, được sinh ra để nuôi dạy trẻ khôn lớn thành người.Bài thơ mang thông điệp sâu sắc. Mỗi trẻ em chúng ta cần yêu thương những người thân trong gia đình bởi vì họ đã dành cho trẻ em những tình cảm tốt đẹp nhất. Tình cảm cần được thể hiện qua hành động, lời nói,việc làm cụ thể giản dị hành ngày. Bài thơ còn nhắc nhở mọi người hãy yêu thương chăm sóc và dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất. Bởi vì trẻ em là tương lai của gia đình, đất nước. Các em cần được sống trong môi trường tốt đẹp, được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ khôn lớn, trưởng thành. 
 Thơ Xuân Quỳnh là vậy đó, tiếng thơ bình dị, trong trẻo mà vô cùng sâu lắng. Cùng nhiều bài thơ viết cho thiếu nhi như “Tiếng gà trưa”, “ Cô giáo của em”, “Trời xanh của mỗi người”, “Chuyện cổ tích về loài người” là một trong những bài thơ giản dị, sâu sắc chan chứa tình yêu thương trẻ thơ của thi sĩ. Từ đó, thi sĩ nhắc nhở mọi người hãy yêu thương, chăm sóc trẻ thơ, để mỗi đứa trẻ cần được sống trong thiên nhiên trong lành, trong mái ấm gia đình yêu thương; tất cả các em cần được vui chơi, học hành, được bảo vệ, chở che!
IV. LUYỆN TẬP ĐỌC HIỂU
*GV hướng dẫn HS thực hành các đề đọc hiểu về văn bản: 
µ ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 1
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
 Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
 Cho nên mẹ sinh ra
 Để bế bồng chăm sóc
 Mẹ mang về tiếng hát
 Từ cái bống cái bang
 Từ cái hoa rất thơm
 Từ cánh cò rất trắng
 Từ vị gừng rất đắng
 Từ vết lấm chưa khô
 Từ đầu nguồn cơn mưa
 Từ bãi sông cát vắng...
 (Trích Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ.
Câu 2: Trong lời ru của mẹ dành cho trẻ, những hình ảnh nào được gợi ra?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên?
Câu 4: Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, người ta có thể dùng nôi điện, smartphone, mở đĩa ghi âm bài hát ru cho trẻ. Việc làm này sẽ thay thế cho lời ru của mẹ. Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?
Gợi ý làm bài
Câu 1: Các phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.
Câu 2: Trong lời ru của mẹ dành cho trẻ, những hình ảnh hiện ra: cái bống cái bang, cái hoa, vị gừng, cơn mưa, bãi sông, vết lấm.
Câu 3: 
Điệp ngữ trong đoạn thơ là các từ ngữ như: “rất”, “Từ cái...”, “Từ...”được lặp đi lặp lại 
Tác dụng:
+ nhấn mạnh vẻ đẹp của những hình ảnh trong lời ru của mẹ.
+ Ca ngợi ý nghĩa của lời ru: Lời ru kết thành những giá trị cao quý nhất trong kho tàng văn hóa dân tộc; thắm đượm trong lời ru của mẹ là tình cảm thiết tha, là trí tuệ, tâm hồn người Việt. Vì vậy nó trở thành nguồn dinh dưỡng quý giá nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ.
+ Khẳng dịnh tình yêu thương bao la của mẹ dành cho con. 
+ Làm cho câu thơ hấp dẫn, giọng thơ tha thiết.
Câu 4: Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, người ta có thể dùng nôi điện, smartphone, mở đĩa ghi âm bài hát ru cho trẻ. Việc làm này có thể thay thế cho lời ru của mẹ.
HS bày tỏ quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm trên
 Nếu đồng ý. HS phải lí giải được:
+ Tầm quan trọng của công nghệ thay thế con người, phục vụ cuộc sống. Việc ru con cũng vậy.
+ Nhiều ngươi mẹ phải đi làm việc khi con còn bé, nên không thể trực tiếp ru con...
Nếu không đồng ý. HS phải lí giải được”
+ Không có một thiết bị nào có thể thay thế được lời ru của mẹ vì mẹ ru con là truyền cho con hơi ấm, tình thương, ước mơ, khát vọng của mẹ cho con.
+ Lời ru trở thành dòng sữa tinh thần để con khôn lớn, lời ru bồi đắp tâm hồn con.
+ Lời ru kết gắn tình mẹ con, giúp con cảm nhận được sự chở che, yêu thương của mẹ.
...
 ĐỀ ĐỌC HIỂU SỐ 2
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.
Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.
Ru cho sóng lặng bãi bồi
Mưa không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín cái đau
À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình.
 (Trích “À ơi tay mẹ” – Bình Nguyên)
 Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
 Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ
 Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ sau:
 Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.
 Câu 4: Đọc đoạn thơ, em rút ra những thông điệp nào cho bản thân?
 Gợi ý làm bài
 Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: Biểu cảm
 Câu 2: Đoạn thơ ca ngợi ý nghĩa của lời ru và tấm lòng yêu thương, những hi sinh lớn lao của mẹ với con.
 Câu 3:
Hình ảnh ẩn dụ: “Cái khuyết ” chỉ người con bé bỏng, chưa phát triển toàn diện.
Tác dụng: 
 + Làm hình ảnh thơ trở nên sinh động, hấp dẫn; cách diễn đạt thêm gợi hình, gợi cảm.
 + Nhấn mạnh tình cảm yêu thương, nâng niu của mẹ dành cho con.
 + Thể hiện tình yêu, biết ơn trân trọng của tác giả với người mẹ tần tảo; đồng thời tác giả ca ngợi, tình mẫu tử thiêng liêng.
Câu 4: Những thông điệp qua đoạn thơ HS có thể rút ra:
- Hãy yêu thương, kính trọng, biết ơn người mẹ vì mẹ đã hi sinh cả đời cho con.
- Cần lưu giữ lời ru, vì đó là trí tuệ, tâm hồn, vẻ đẹp của người Việt.
- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, bất diệt
.... 
2. Viết một đoạn văn 5 đến 7 câu, nêu cảm nhận của em về một đoạn thơ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người mà em yêu thích.
GV gợi ý bài tập này cho HS về nhà làm.
GV hướng dẫn HS cần đảm bảo các yêu cầu về:
* Nội dung đoạn văn
 - Xác định đoạn thơ mình yêu thích.
 - Xác định được nội dung chính của đoạn thơ: Mẹ xuất hiện, mang đến cho con tình yêu thương và lời ru cho trẻ thơ.
 - Chỉ ra những yếu tố nghệ thuật của đoạn thơ (từ ngữ, hình ảnh, phép tu từ, nhịp điệu...) Chỉ rõ tác dụng 
+ Những hình ảnh trong lời ru được gợi ra từ lời ru của mẹ: 
 . “Cái bống cái bang” gợi liên tưởng đến câu ca dao quen thuộc, cái bống giống như những em bé ngoan ngoãn, chăm chỉ trong bài ca dao “ Cái Bống là cái bống bang...”. Nhắc đến cái bống, nhà thơ ngầm nhắc nhở đến những em bé ngoan ngoãn, hiếu thảo, biết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_ngu_van_lop_6_bo_sach_ket_noi_tri_thuc_va_c.doc
  • pptxP DẠY THÊM BÀI 2 KẾT NỐI.pptx