Giáo án Địa lí 7 - Tiết 1 đến 10

Giáo án Địa lí 7 - Tiết 1 đến 10

I. Mục tiêu:

1- Kiến thức: Học sinh cần nắm được các nội dung sau khi học.

+ Dân số đới nóng đông, tập trung ở một số khu vực. Dân số tăng nhanh, kinh tế đang phát triển ảnh hưởng lớn đến tài nguyên và môi trường.

+ Biết được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên và môi trường ở đới nóng.

2- Kỹ năng:

+ Luyện cách đọc, phân tích biểu đồ và sơ đồ các mối quan hệ.

+ Bước đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê.

3. Thái độ, hành vi:

+ Ý thức về sự cần thiết phải phát triển dân số một cách có kế hoạch.

+ Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng phát triể̉n năng lực:

+ Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

+ Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê, hình vẽ, tranh ảnh

5. Nội dung tích hợp:

- Tích hợp giáo dục BVMT

- Tích hợp giáo dục ANQP: Chứng Minh sự bùng nổ đô thị làm gia tăng các tệ nạn xã hội, từ đó phá vỡ môi trường tự nhiên và xã hội. Một số giải pháp khắc phục bảo vệ tài nguyên và môi trường.

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên:

+ Sưu tầm các ảnh về tài nguyên, môi trường bị hủy hoại do khai thác bừa bãi để minh họa thêm cho bài học.

2. Học sinh:

+ Sách, vở, đồ dùng học tập.

+ Đọc trước nội dung bài và thử trả lời các câu hỏi.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Để khắc phục những khó khăn do khí hậu gió mùa mang lại.Trong sản xuất nông nghiệp đới nóng cần có những biện pháp khắc phục chủ yếu nào?

 - Trình bày những thuận lợi và khó khăn của môi trường nhiệt đới gió mùa?

2. Nội dung bài mới:

A. Hoạt động khởi động (5 phút)

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh

-Giáo viên cung cấp 2 hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết con người có tác động ntn đến môi trường

 

doc 39 trang Dương Tử Quỳnh 02/06/2022 2380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí 7 - Tiết 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp 7A..........................
Lớp 7B..........................
Tiết 1- Bài 1 : 
DÂN SỐ 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Có những hiểu biết về:
- Dân số và tháp tuổi. 
- Tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng đó.
- Bùng nổ dân số và hậu quả của nó đặc biệt đối với môi trường, biện pháp khắc phục.
2. Kĩ năng 
- Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua biểu đồ dân số. 
- Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ tháp tuổi và biểu đồ dân số thế giới.
- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp tuổi. 
3. Thái độ, hành vi
- Ý thức về sự cần thiết phải phát triển dân số một cách có kế hoạch.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập. 
4. Định hướng phát triể̉n năng lực
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán...
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê, hình vẽ 
5. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: mục 3
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- H1.1, H1.2/sgk phóng to 
- Bảng phụ ghi nội dung trò chơi nhỏ
- Tranh sưu tầm về nạn đói, bùng nổ dân số,... 
2. Học sinh:
- Sách, vở, bảng nhóm.
- Đọc trước nội dung bài và thử trả lời các câu hỏi.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1.Ônđịnh tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3 Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
A. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
Cho hs xem video: Sự gia tăng dân số
GV giới thiệu sơ lược về chương trình Địa lí 7 và giới thiệu bao quát về nội dung phần "Thành phần nhân văn của môi trường".
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
HĐ1: Tìm hiểu về dân số, nguồn lao động qua tháp tuổi và điều tra dân số (10 phút)
Mục tiêu: HS có hiểu biết về dân số, nguồn lao động. Biết khai thác kiến thức và phân biệt các tháp tuổi thông qua biểu đồ.
- GV giới thiệu bảng thuật ngữ, cho HS đọc thuật ngữ “dân số”. GV giới thiệu vài số liệu nói về dân số 
+ TG hiện nay gần 7.6 tỉ người.
+ Năm 2020 nước ta có khoảng >96 triệu người 
(theo thống kê Liên Hiệp Quốc)
- GV giới thiệu 2 tháp tuổi về cấu tạo, màu sắc thể hiện của 3 nhóm tuổi 
- GV hướng dẫn HS dựa vào H1.1 trao đổi theo nhóm cặp đôi và trả lời các câu hỏi: 
?Tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé trai, gái ? 
? So sánh hình dạng 2 tháp tuổi (đáy, thân ) 
? Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao? 
- HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ 
- HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV ghi bảng phụ, đánh giá và chuẩn xác kiến thức 
- Từ 2 tháp GV dẫn dắt HS đến những hiểu biết về tháp tuổi 
+ Biểu hiện dân số của một địa phương 
+ Các độ tuổi, nam-nữ, số người dưới - trong - trên tuổi lao động 
+ Nguồn lao động hiện tại và tương lai 
+ Dân số già hay trẻ 
1. Dân số, nguồn lao động
- Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động ... của một địa phương, một quốc gia .
- Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số (giới tính, độ tuổi, nguồn lao động...) 
* HĐ 2. Tìm hiểu tình hình gia tăng dân số trên thế giới (10 phút)
- Mục tiêu: HS biết tình hình gia tăng dân số trên thế giới thông qua khai thác biểu đồ dân số, nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng đó. - GV cho HS đọc các thuật ngữ: tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, gia tăng dân số 
- GV giới thiệu cách tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ giới
- GV chia lớp thành 6 nhóm, hướng dẫn HS đọc thông tin SGK, biểu đồ H1.2 trao đổi và trả lời các câu hỏi:
+ Nhóm 1, 2, 3: Dân số thế giới tăng chậm trong khoảng thời gian nào? Vì sao ? 
+ Nhóm 4, 5, 6: Dân số thế giới tăng nhanh từ năm nào? Tăng vọt từ năm nào? Giải thích nguyên nhân từ các hiện tượng trên ?
- Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
- GV giải thích thêm và rút ra kết luận :
Sau 1950 một số nước kém phát triển ở Châu Á –Phi – Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao. 
* GV kết luận: Dân số thế giới tăng nhanh ở các thế kỉ XIX- XX 
2.Tình hình gia tăng dân số thế giới
- Dân số thế giới tăng chậm chạp ở nhiều thế kỉ trước do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh.
- Dân số thế giới tăng nhanh từ đầu thế kỉ XIX đến nay nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội, y tế .
HĐ 3: Tìm hiểu về Bùng nổ dân số: nguyên nhân, hậu quả, cách giải quyết (10 phút)
- Mục tiêu: HS có hiểu biết về bùng nổ dân số và hậu quả của nó, biện pháp khắc phục.Ngày giảng:GV yêu cầu HS xem một số tranh về bùng nổ dân số ở Châu Phi, nạn đói,.. đọc thông tin mục 3, lần lượt trả lời các câu hỏi:
?Bùng nổ dân số là gì? Xảy ra khi nào ? 
?Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển ?
? Hậu quả bùng nổ dân số? Theo em thấy, ở địa phương giữa 2 gia đình có mức thu nhập như nhau, 1 gia đình 2 con và gia đình 4 con thì có sự khác nhau về mức sống như thế nào? 
?Biện pháp khắc phục, liên hệ địa phương?
- HS thực hiện nhiệm vụ, có thể so sánh kết quả làm việc với bạn cùng bàn để hoàn thành nội dung
GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.
- HS báo cáo kết quả làm việc, các bạn khác nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn kiến thức.
C. Hoạt đông luyện tập: (Nhóm - Chơi trò chơi nhỏ (7 phút)
- Mục tiêu: củng cố, khắc sâu kiến thức
GV phổ biển thể lệ trò chơi:
- Có 2 gói các cụm từ có trong bài học, mỗi gói 3 cụm từ.
 + Gói 1: bùng nổ dân số; hơn 7,6 tỉ người; thất nghiệp.
 + Gói 2: tháp tuổi;96 triệu người; ô nhiễm môi trường.
- Cử 2 đội chơi, mỗi đội 3 HS (Lần lượt)
- Trong vòng 2 phút 1 hs diễn tả bằng hình thể, bằng lời nhưng không được nhắc đến từ có trong đáp án.
- Hết thời gian cho mỗi đội, đội nào diễn tả được nhiều hơn, ít thời gian hơn sẽ giành chiến thắng.
- GV tổ chức trò chơi.
-Tổng kết, khen thưởng cho Hs
D. Hoạt động vận dụng: (5phút)
-Mục tiêu: vận dụng kiến thức bài tập thực tiễn
? Cho biết tình hình dân số nước ta những năm gần đây?
 > 90, 5 triệu người
 ? Nhà nước ta cần có những chính sách gì về dân số?
D. Hoạt đông tìm tòi mở rộng: (3 phút) 
-Mục tiêu: mở rộng kiến thức
Sưu tầm tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới.
- Học thuộc bài 
 - Chuẩn bị bài 2: “Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới ”.
 + Quan sát lược đồ, đọc bài và trả lời các câu hỏi.
 + Tìm hiểu đặc điểm các chủng tộc trên thế giới
3. Sự bùng nổ dân số
- Dân số tăng nhanh và đột biến (tỉ lệ gia tăng dân số >2.1%) -> bùng nổ dân số.
- Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số diễn ra ở các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.
+ Nguyên nhân: do các nước này giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.
+ Hậu quả: Tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội,...
4.Tổng kết và hướng dẫn tự học (thời gian)
4.1.Tổng kết
4.2.Hướng dẫn tự học
- Làm BT còn lại và BT trong tập bản đồ
Ngày giảng:
Lớp 7A..........................
Lớp 7B..........................
Tiết: 2 - Bài 2:
SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ -CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI 
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đều trên TG.
- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-gro-it và Ơ-rô-pê-it về hình thái bên ngoài của cơ thể(màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
2.Kĩ năng
- Đọc bản đồ, lược đồ phân bố dân cư Tg, Phân bố dân cư châu Á để nhận biết các vùng đông dân, thưa dân trên Tg và ở châu Á
3. Thái độ
- Giáo dục hs ý thức tôn trọng , đòan kết các dân tộc trên thế giới. 
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
- Bản đồ phân bố dân số thế giới hay dân cư châu Á
- Tranh ảnh 3 chủng tộc chính. Bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, tập bản đồ 7.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Bùng nổ dân số xảy ra khi nào? Cần làm gì để hạn chế sự ra tăng dân số?
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
A. Hoạt động khởi động: (4 phút)
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh và yêu cầu học sinh:
? Mô tả 2 bức ảnh?
? Nhận xét gì về dân cư ở 2 bức ảnh
- HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
- HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). 
- GV dẫn dắt vào bài. 
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự phân bố dân cư trên thế giới (13phút)
- Mục tiêu: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đều trên TG.
Hoạt động : Cá nhân
GV giới thiệu và phân biệt 2 thuật ngữ”dân số “và “dân cư”.
- Dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ở một thời điểm cụ thể.
- Dân cư là tất cả những người sinh sống trên một lãnh thổ, được định lượng bằng mật độ dân số.
- GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “mật độ dân số”.
- Áp dụng hiểu biết về mật độ dân số, tính mật độ dân số bài tập 2/9 sgk.
- GV dùng bảng phụ ghi bài tập, gọi HS tính mật độ dân số năm 2001 của nước sau:
Tên nước
Diện tích(k)
Dân số(tr.ng)
Mật độ(ng/km2)
-Việt Nam
-Tr/Quốc.
-Inđônêxia
330.991
9.579.000
1.919.000
78,7
1273,3
206,1
238
133
107
Công thức: Mật độ dân số = Số dân
 Diện tích.
Áp dụng tính mật độ dân số năm 2002 biết:
Diện tích : 149 tr. k
Dân số: 6.294tr.ng( MĐDS:)
- gv nhận xét.
HĐ nối tiếp: Cặp
HS cùng bàn và trao đổi theo các câu hỏi GV đưa ra.
?Quan sát lược đồ hình 2.1 SGK. Cho biết trên lược đồ ph/bố dân cư được biểu hiện bằng kí hiệu gì? (Chấm đỏ) 
?Qua đó, những dấu chấm đỏ đó nói lên điều gì ?
?Kể tên khu vực đông dân của thế giới (từ châu Á sang châu Mỹ). Chủ yếu phân bố tập trung ở những nơi đâu?
? Khu vực thưa dân nằm ở những vị trí nào?
?Nguyên nhân của sự phân bố?
- Đại diện các cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận
Những khu vực đông dân là những thung lũng, đồng bằng châu thổ, các sông lớn: Hòang Hà, sông Ấn Hằng, Sông Nin, sông Lưỡng Hà.
Những khu vực có nền kinh tế phát triển ở các châu lục: Tây và Trung Âu, Đông bắc Hoa Kì, Đông Nam Braxin, Tây Phi.
Những khu vực thưa dân: hoang mạc, các địa cực, vùng núi hiểm trở, vùng rất xa biển.
- Mở rộng kiến thưc: 
?Tại sao nói rằng “ ngày nay con người có thể sống ở mọi nơi trên Trái Đất? ( phương tiện đi lại với kĩ thuật hiện đại, khoa học kĩ thuật phát triển ).
1. Sự phân bố dân cư trên thế giới:
- Dân cư thế giới phân bố không đều.
+ Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như :
đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa đều có dân cư tập trung đông đúc.
+ Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc,..
khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các chủng tộc trên TG (12 phút)
- Mục tiêu : Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-gro-it và Ơ-rô-pê-it về hình thái bên ngoài của cơ thể(màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
Hoạt động cả lớp
-GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ ‘chủng tộc”
-HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi :
? Căn cứ vào đâu để chia dân cư trên thế giới ra thành các chủng tộc?
Hoạt động nhóm
-GV tổ chức cho HS họat động nhóm:
- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm trao đổi, thảo luận một chủng tộc lớn về vấn đề sau:
- Đặc điểm hình thái bên ngòai ; Địa bàn sinh sống chủ yếu (theo phiếu học tập GV phát cho nhóm)
Nhóm 1: chủng tộc Ơrôpêốit.
Nhóm 2: Chủng tộc:Nêgrốit.
Nhóm 3: Chủng tộc Môngôlốit.
HS các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm lên trình bày trên bảng phụ
- Gv chuẩn xác kiến thức, nhận xét ở bảng tư liệu bên dưới
C. Hoạt đông luyện tập: (6 phút)
- Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức
- HS lên bảng xác định trên bản đồ những khu vực dân cư thế giới sống chủ yếu.
- Trả lười câu hỏi TN
Câu 1: Những nơi trên thế giới có mật độ dân số cao :
A. Vùng sâu, vùng xa có khí hậu ấm áp.
B. Nơi có điều kiện sinh sống thuận lợi, mưa thuận gió hòa.
C. Nơi có giao thông thuận lợi, khí hậu ấm áp.
D. Câu B và C đều đúng.
Câu 2: Những nơi trên thế giới có mật độ dân số thấp :
A. Vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo.
B. Vùng hoang mạc có khi hậu khắc nghiệt, giao thông khó khăn.
C. Vùng đài nguyên có khí hậu rất lạnh.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 3: Nước nào có mật độ dân số cao nhất châu Á :
A. Ấn Độ. B. Nhật Bản.
C. Trung Quốc. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 4: Dân cư châu Á thuộc chủng tộc :
A. Môn-gô-lô-it. B. Ơ-rô-pê-ô-it.
C. Môn-gô-lô-it và Nê-grô-it. D. Câu A và B đều đúng.
Câu 5: Dân cư châu Phi thuộc chủng tộc :
A. Môn-gô-lô-it. 
B. Nê-grô-it
C. Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it. 
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 6: Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc :
A. Môn-gô-lô-it. B. Ơ-rô-pê-ô-it.
C. Câu A và B đều đúng. D. Câu A và B đều sai.
D. Hoạt động vận dung (4 phút)
-Mục tiêu: vận dụng kiến thức bài tập thực tiễn
 ? Địa phương chúng ta phân bố ở khu vực nào? Có những thuận lợi gì về ĐKTN?
 - Phân bố ở đồng bằng, đất đai màu mỡ ,s rộng lớn, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sự phát triển kt( nông –lâm –ngư nghiệp)
 ? Việt Nam thuộc chủng tộc nào? 
 - Chủng tộc Môn-gô-lô-ít (da vàng)
E. Hoạt đông tìm tòi mở rộng: (3 phút)
-Mục tiêu: Hoạt đông tìm tòi mở rộng kiến thức
? Ở nước ta có những chủng tộc nào sinh sống? Em thuộc chủng tộc nào?
? Sưu tầm tranh ảnh thể hiện làng xóm ở nông thôn và thành thị Việt Nam hoặc thế giới.
 -Thử tìm hiểu cách sinh sống và đặc điểm công việc của dân cư sống ở thành thị và nông thôn có gì giống và khác nhau.?
- Tìm hiểu thêm về sự phân bố dân cư và các chủng tộc trên thế giới.
2. Các chủng tộc:
- Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it(thường gọi là người da trắng): sống chủ yếu ở châu Âu- châu Mĩ.
- Chủng tộc Nê-gro-it(thường gọi là người da đen) sống chủ yếu ở châu Phi.
- Chủng tộc Môn-gô-lô-it(thường gọi là người da vàng) sống chủ yếu ở châu Á.
4.Tổng kết và hướng dẫn tự học (thời gian)
4.1.Tổng kết
4.2.Hướng dẫn tự học
 - Làm BT còn lại- Học thuộc bài
 - Chuẩn bị bài: “Quần cư”. 
 + Đọc bài và các thuật ngữ, quan sát các hình vẽ và trả lời các câu hỏi
 + Sự khác nhau giữa 2 kiểu quần cư ?( hoạt động KT chủ yếu, cách tổ chức sống, cảnh quan nhà cửa)
Ngày giảng:
Lớp 7A..........................
Lớp 7B..........................
Tiết 4- Bài 3: 
QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HÓA 
.
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức
 - So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.
 - Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới. Biết những tác động xấu cho môi trường
 - Biết một số siêu đô thị trên thế giới.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc các bản đồ, lược đồ: Các siêu đô thị trên thế giới, sự phân bố các siêu đô thị trên thế giới.
 - Xác định trên bản đồ, lược đồ “Các siêu đô thị trên thế giới” vị trí của một số siêu đô thị.
 - Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và môi trường.
 3. Thái độ :
 - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường đô thị ; phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng ảnh. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên : Lược đồ dân cư thế giới có các đô thị; ảnh các đô thị VN, một số thành phố lớn trên TG, bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bi theo hướng dẫn. 
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Trình bày tình hình phân bố dân cư trên thế giới? Giải thích về sự phân bố đó?
2.Nội dung bài mới:
A. Hoạt động khởi động: (3 phút)
-Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, tạo vấn đề vào bài mới
Cho hs xem video: 
Mặt trái của đô thị hóa là gì ?
Gv liên hệ vào bài
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
B. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt đông 1: Tìm hiểu quần cư nông thôn và quần cư đô thị. (15 phút)
- Mục tiêu: So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.
-GV gọi HS đọc thuật ngữ: “quần cư”(trang 188 sgk). Trả lời câu hỏi:
? So sánh sự khác nhau giữa 2 khái niện “quần cư” và “dân cư” ?
? Quần cư có tác động đến yếu tố nào của dân cư ở một nơi ?
?Cho biết có mấy kiểu quần cư chính? Kể tên?
- HS đọc sgk, báo cao, nhận xét.
- GV đánh giá, bổ sung.
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm: Quan sát 2 H.3.1 và H.3.2 sgk/ Tr.10 kết hợp sự hiểu biết của bản thân, hãy cho biết sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị ? Lấy một số ví dụ về sự khác nhau đó?
GV định hướng cho HS thảo luận theo các yêu cầu sau: 
 + Cách tổ chức sản xuất
 + Qui mô và mật độ dân số
 + Hoạt động kinh tế chủ yếu và lối sống ở từng kiểu quần cư.
- HS tiến hành thảo luận và cử đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, hướng dẫn HS hoàn chỉnh bảng so sánh đặc điểm của 2 kiểu quần cư trên.( Phần phụ lục)
? Trong 2 kiểu quần cư trên, kiểu quần cư nào thu hút số dân đến sinh sống ngày càng đông hơn ? Tại sao ?
HS : Xu thế ngày nay ngày càng có nhiều người sống trong các đô thị, trong khi đó tỉ lệ người sống ở nông thôn có xu hướng giảm dần.
? Nơi em đang sống thuộc kiểu quần cư nào? 
(Quần cư nông thôn)
1. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
(Bảng phụ so sánh đặc điểm của 2 kiểu quần cư)
QCĐT
QCNT
Mật độ dân cư
Cao
Thấp
Tổ chức sinh sống
Sống thành phố xá
Sống thành làng
mạc
Hoạt động kinh 
ế chủ yếu
Dựa vào CN& DV
Dựa vào nông nghiệp
Số dân
Xu hướng ngày càng tăng
Xu hướng giảm
Hoạt động 2:Tìm hiểu quá trình đô thị hoá. Các siêu đô thị. (15 phút)
 - Mục tiêu: Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới. Biết những tác động xấu cho môi trường
 Biết một số siêu đô thị trên thế giới.GV cho HS đọc thuật ngữ “đô thị hóa” SGK/ Tr.187
? Cho biết đô thị xuất hiện trên Trái đất từ thời kì nào và phát triển mạnh ở đâu ? Ngyên nhân hình thành ?
HS : Thời kì cổ đại ở Trung Quốc, ấn Độ, La Mã. Do nhu cầu trao đổi hàng hóa, có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
? Tỉ lệ dân số đô thị trên thế giới có sự thay đổi như thế nào? Tại sao?
? Những yếu tố nào thúc đẩy quá trình phát triển của đô thị?
HS : Sự phát triển của thương nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp.
? Siêu đô thị là gì ? (Nhiều đô thị phát triển thành siêu đô thị)
GV hướng dẫn HS đọc lược đồ 3.3 sgk/ Tr.11 kết hợp quan sát bản đồ lớn và cho biết:
? Trên thế giới có bao nhiêu siêu đô thị có từ 8 triệu dân trở lên ? (23).
? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu dân trở lên nhất ? ( Châu á – 12 )
 Đọc tên và xác định các siêu đô thị đó trên bản đồ.
? Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm nước nào? ( Đang phát triển )
HS trả lời, GV nhấn mạnh quá trình đô thị hoá là xu thế tất yếu ngày nay và những vấn đề bất cập của nó.
? Sự tăng nhanh tự phát của số dân trong các đô thị đã gây ra những hậu quả gì ? Giải pháp khắc phục ?
? Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và môi trường ?
HS : Quá trình đô thị hóa phát triển đã gây ra ô nhiễm nước, không khí, đất do chất thải từ các đô thị thải ra hoặc do chất thải từ các khu công nhiệp thải ra ngày càng nhiều 
? Liên hệ thực tế ở Việt Nam
C.Hoạt động Hoạt đông luyện tập:
-Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu nội dung bài học (6 phút)
? Quần cư là gì? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị?
GV Hướng dẫn HS làm bài tập 2/12 sgk/ Tr12: GV hướng dẫn HS khai thác số liệu thống kê để thấy được sự thay đổi của 10 siêu đô thị đông dân nhất thế giới.
- Theo số dân của siêu đô thị đông nhất;
- Theo ngôi thứ;
- Theo châu lục.
2. Đô thị hoá. Các siêu đô thị.
- Các đô thị đã xuất hiện từ thời cổ đại. Đến TK XX, xuất hiện rộng khắp Thế giới.
- Ngày nay, số người sống trong các đô thị đã chiếm khoảng một nửa dân số thế giới và có xu thế ngày càng tăng.
- Số siêu đô thị trên thế giới ngày càng tăng nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển.
D. Hoạt động mở rộng: (4 phút)
- Mục tiêu: Hoạt đông tìm tòi mở rộng kiến thức, liên hệ thực tế
? Kể tên các đô thị lớn ở nước ta? Đô thị ở nước ta được xếp vào nhóm đô thị nào?
? VN đã có siêu đô thị chưa ? Chưa có siêu đô thị.
? Hiện nay đô thị HCM và đô thị Hà Nội là bao nhiêu triệu người? 
- Năm , HCM có khoảng 7,95 triệu người
- Năm , Hà Nội 7,5 triệu người
3.Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu thêm về các siêu đô thị và đô thị đô thị .
- Học thuộc bài, làm BT 
- Chuẩn bị bài: “Thực hành phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi”
 + Quan sát các hình vẽ, làm các bài tập. 
Phụ lục : 
Đặc điểm
Quần cư nông thôn
Quần cư đô thị
Hình thức tổ chức cư trú
Phân tán. Nhà cửa xen ruộng đồng, tập hợp thành làng xóm
Tập trung. Nhà cửa xây thành phố phường
Mật độ dân số
Thấp dân cư thưa
Cao dân tập trung đông
Hoạt động kinh tế chủ yếu
Sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp.
Sản xuất công nghiệp và dịch vụ
Lối sống
Nghiêng về truyền thống, phong tục tập quán.
Nếp sống văn minh, trật tự, có tổ chức.
Ngày giảng:
Lớp 7A..........................
Lớp 7B..........................
Tiết 5 – Bài 4:
THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Qua bài thực hành Tổng kết cho HS :
 - Khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân cư không đồng đều trên thế giới.
 - Các khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở châu á.
2. Kĩ năng:
- Đọc bản đồ, lược đồ dân cư
3. Thái độ: Có ý thức tích cực học tập
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, 
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu Á, bản đồ phân bố dân cư châu Á
2. Học sinh: Đọc bài, tài liệu tham khảo,.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Quần cư là gì ? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị ?
2. Nội dung bài mới:
A. Hoạt động khởi động (4 phút)
-Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, tạo vấn đề vào bài mới
Cho hs xem video: 
Em có nhận xét gì về tình hình đô thị hóa của nước ta?
Gv liên hệ vào bài
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: làm BT2 (12 phút)
Mục tiêu : biết tổng hợp kiến thức, phân tích các dạng tháp dân số vào làm bài tập
Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 2.
Yêu cầu HS nhắc lại cách nhận dạng tháp dân số.
GV hướng dẫn HS quan sát hình 4.2 và 4.3 sgk, thảo luận theo bàn (4 phút). Nội dung :
 - Sau 10 năm (1989- 1999) hình dạng tháp tuổi có gì thay đổi ? (đáy tháp, thân tháp). Nhận xét ?
Đặc
điểm
H 4.2
H 4.3
Đáy tháp
Rộng
0 - 4t : 
Nam : 5%
Nữ : 5%
Hẹp có xu hướng giảm.
0 - 4t : 
Nam : 4%
Nữ : 3,
%
Thân tháp
Thon dần về đỉnh. Lớp tuổi đông nhất là 
15 - 19t
Phình rộng ra có xu hướng tăng. Lớp tuổi đông nhất là 
20 – 24 t
25 
 29t
Nhận xét
Tháp dân số trẻ
Tháp dân số già
 - Sau 10 năm nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ? Tăng bao nhiêu ? Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ? Giảm bao nhiêu?
 - Sự thay đổi trên nói lên điều gì về tình hình dân số ở thành phố Hồ Chí Minh?
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, kết luận nội dung bài tập
 Hoạt động 2: làm BT3 (15phút)
Mục tiêu : biết sử dụng lược đồ để làm bài tập
Yêu cầu HS nhắc lại trình tự đọc lược đồ và vận dụng đọc lược đồ 4.4 sgk.
GV hướng dẫn HS phân tích lược đồ theo các yêu cầu sau:
- Tìm trên lược đồ những nơi tập trung các chấm nhỏ dày đặc ? Đọc tên những khu vực đó ? Mật độ chấm đỏ nói lên điều gì?
 - Tìm trên lược đồ những nơi có chấm tròn lớn và vừa? Cho biết các đô thị tập trung chủ yếu ở đâu? Giải thích tại sao?
HS trả lời
GV nhận xét, kết luận nội dung bài tập 3
GV treo bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở châu á, yêu cầu HS xác định những nơi tập trung đông dân ở châu á. Xác định và đọc tên các siêu đô thị ở châu á. Cho biết các siêu đô thị đó ở nước nào?
C. Luyện tập vận dụng (5 phút )
Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức vào thực tế
 - Dân cư ở nước ta tập trung đông ở vùng nào, thưa thớt ở đâu? Vì sao?
 + Dân cư tập trung đông ở đồng bằng , ven biển và dọc các sông lớn.-> có điều
 kiện tự nhiên thuận lợi 
 + Dân cư thưa thớt ở trung du miền núi, hải đảo
 -> vì địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn 
Câu hỏi 2 :
- Sau 10 năm ( 1989- 1999) dân số thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng già đi. 
- Tỉ lệ nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động (0- 14t) giảm
- Tỉ lệ nhóm tuổi trong độ tuổi lao động (15- 59t) tăng lên.
Câu hỏi 3 :
- Những khu vực tập trung đông dân ở châu Á là: Đông á, Đông Nam Á và Nam Á.
- Các đô thị lớn của châu Á thường phân bố ở ven biển của 2 đại dương: Thái Bình Dương và ấn Độ Dương , và dọc các dòng sông lớn.
D . Hoạt động tìm tòi- mở rộng (5 phút )
 - Tìm hiểu thêm về sự phân bố dân cư ở nước ta.
 - Học thuộc bài, hoàn thành BT 
 - Chuẩn bị bài: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
 + Quan sát các hình vẽ
 + Trả lời các câu hỏi
 + Ôn lại các đới khí hậu trên Trái Đất lớp 6.
 + Xem BT 3
Hướng dẫn về nhà : 
-Làm bài tập vở bài tập. 
- Ôn tập lại các đới khí hậu trên trái đất, ranh giới và đặc điểm của các đới.
CHƯƠNG I:
MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. 
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG.
Ngày giảng:
Lớp 7A..........................
Lớp 7B..........................
Tiết 6 - Bài 5: 
ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Biết vị trí đới nóng trên bản đồ Tự nhiên thế giới là nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.
 - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường xích đạo ẩm. 
 2. Kĩ năng:
 - Đọc bản đồ, đọc được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa
 - Đọc lát cắt của môi trường xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm xanh quanh năm.
 - Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua một đoạn văn và qua ảnh chụp.
3. Thái độ :
 - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường đô thị ; phê phán các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đô thị
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng ảnh. 
II. Chuẩn bị
 Giáo viên: - Bản đồ các môi trường địa lí.
 - Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội(GV vẽ) 
 - Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm.
 Học sinh: Tập bản đồ
III. Tổ chức các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút )
? Kể tên các khu vực đông dân, các đô thị lớn ở châu á ?
2. Nội dung bài mới
A. Hoạt động khởi động (5 phút )
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về các đới khí hậu 
- cho hs xem video: 
- Kể tên một số đới khí hậu em biết, đặc điểm khí hậu nơi đo?
Giới thiệu bài: - ở lớp 6 các em đã được tìm hiểu sơ lược về các đới khí hậu (đới nóng, đới ôn hoà và đới lạnh), đó cũng chính là các môi trường địa lí lớn. Để giúp các em tìm hiểu sâu rộng và cụ thể hơn về các môi trường địa lí này chúng ta sẽ học sang phần 2 của chương trình địa lí 7: các môi trường địa lí. Môi trường địa lí đầu tiên chúng ta tìm hiểu trong chương I là : Môi trường đới nóng. Vậy đới nóng có vị trí và đặc điểm ntn? Bao gồm các môi trường gi? Chúng ta hãy vào bài học hôm nay
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
B. Hình thành kiến thức mới:
HĐ1: Tìm hiểu Đới nóng. (6 phút )
- Mục tiêu: Biết vị trí đới nóng trên bản đồ Tự nhiên thế giới là nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam. Nhận biết đặc điểm khí hậu đới nóng.
Bước 1 : Gọi 1 HS đọc thuật ngữ “môi trường”
 (sgk/ tr.187)
? Trên Trái Đất có mấy môi trường địa lí ?
GV giới thiệu về 3 môi trường địa lí trên thế giới.
GV treo bản đồ của các môi trường địa lí, hướng dẫn HS quan sát kết hợp hình 5.1 sgk/ Tr. 16
-GV Yêu cầu hs xác định vị trí, giới hạn đới nóng ? So sánh diện tích của đới nóng với diện tích đất nổi trên Trái đất và rút ra nhận xét ?
? Hãy cho biết tại sao đới nóng còn gọi là khu vực nội chí tuyến ?
- Hs xác định trên lược đồ, báo cao, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức và chuyển ý : ý nghĩa của nội chí tuyến : là khu vực 1 năm có 2 lần Mặt Trời chiếu thằng góc và 2 chí tuyến là giới hạn cuối cùng của Mặt Trời chiếu thẳng góc một lần, và đây là khu vực góc Mặt Trời chiếu sáng lớn nhất, nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời cao nhất nên gọi nơi dây là đới nóng.
I. Đới nóng.
* Vị trí: Nằm ở khoảng giữa hai chí tuyến, trải dài từ Tây sang Đông thành một vành đai liên tục bao quanh Trái Đất. 
- Chiếm một phần khá lớn diện tích đất nổi trên bề mặt Trái đất.
HĐ2: Đặc điểm khí hậu đới nóng (8 phút )
- Mục tiêu: Nhận biết đặc điểm khí hậu, thực vật đới nóng.
- GV treo bản đồ các loại gió trên Trái đất, yêu cầu hs làm việc theo nhóm
1. Xác định hướng và tên các loại gió thổi thường xuyên, quanh năm ở khu vực đới nóng ?
2. Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa và nhận xét đường biểu diễn nhiệt độ của Hà nội có đặc điểm gì? Lượng mưa trong năm khoảng bao nhiêu? sự phân bố lượng mưa trong năm ra sao? 
3. Nêu đặc điểm khí hậu đới nóng ? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến giới sinh vật và sự phân bố dân cư ở đới nóng ?
4. Dựa vào hình 5.1/ Tr.16, nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng?
- HS hoạt động theo nhóm, báo cáo, nhận xét giữa các nhóm, bổ sung.
- GV bổ xung: Đường biểu diễn nhiệt độ cao. Có 9 tháng trên 200C. Nhìn chung nóng quanh năm. Lượng mưa cả năm khoảng từ 1500- 2500mm/n mưa quanh năm, mưa nhi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_7_tiet_1_den_10.doc