Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 1-4

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 1-4

I- Mục tiêu

 1. Kiến thức

 -Biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời;hình dạng và kích thước của Trái Đất.

 2. Kỹ năng

 - Xác định vị trí Trái đất trong hệ Mặt Trời.

II- Chuẩn bị

1.Chuẩn bị của giáo viên

- Tranh vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt trời

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: phiếu học tập

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

- Quan sát bầu trời vào ban đêm và sáng sớm ngày hôm sau.

 

doc 30 trang tuelam477 5220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 1-4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 1 - BÀI MỞ ĐẦU
I- Mục tiêu.	
	1. Kiến thức
	- Hiểu được nội dung cơ bản, nhiệm vụ của bộ môn Địa Lý lớp 6. 
 - Nắm bắt được yêu cầu, phương pháp học tập bộ môn Địa Lý 6 có hiệu quả cao.
	2. Kỹ năng:
 - Bước đầu hình thành kỹ năng tư duy Địa Lý, liên hệ thực tế.
	3. Thái độ:
	-Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, yêu thích thiên nhiên, ham tìm tòi hiểu biết.
II- Chuẩn bị:
Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
Học liệu: phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh:
- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động của thầy và trò
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học .
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
Dạy học đàm thoại
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học theo cặp, nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
C. Hoạt động luyện tập
- Làm bài tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2.Tiến trình các hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho hs tìm hiểu môn địa lí
Phương thức thực hiện: gv đàm thoại,nêu vấn đề
Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng 
Phương án kiểm tra, đánh giá :
 Học sinh đánh giá.
 Giáo viên đánh giá.
Cách thức tổ chức hoạt động: 
Giáo viên giao nhiệm vụ:
Nêu các hiện tượng tự nhiên thuộc về địa lí mà em biết
Học sinh thực hiện nhiệm vụ : 
 - Học sinh: suy nghĩ
 - Giáo viên: có thể gợi ý nếu cần
Báo cáo:
Đánh giá kết quả
 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
Gv kết nối với bài học
Ở Tiểu học các em đã được làm quen với một số kiến thức Địa Lý như: mưa, gió, sông, Lên lớp 6 các em tiếp tục được tìm hiểu, mở rộng thêm kiến thức địa lí về cả tự nhiên và xã hội từ đó các sẽ hiểu biết hơn về các hiện tượng địa lí xung quanh, thêm yêu thiên nhiên đất nước hơn. Vậy cô và các trò bắt đầu vào bài ngày hôm nay
Hs lắng nghe
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức.
.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ của bộ môn Địa Lí
Mục tiêu: Biết được nhiệm vụ của học Địa Lí 6
Phương thức hoạt động: Cá nhân/ cặp đôi
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân/cặp đôi
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ:
GV nêu Trái Đất của chúng ta có bao điều kỳ diệu diễn ra, con người luôn luôn nghiên cứu và tìm hiểu, lý giải chúng.
 Hãy kể những hiện tượng tự nhiên xảy ra trên Trái Đất mà em biết ?
Thảo luận bàn trả lời câu hỏi
Bề mặt Trái Đất có đặc điểm ra sao? Quang cảnh trên bề mặt Trái Đất như thế nào?
Địa Lý lớp 6 giúp ta hiểu về những vấn đề gì?
HS thực hiện nhiệm vụ
Dự kiến sp :
=> Báo cáo kết quả nhóm.
GV: Bổ sung đánh giá kết quả, rút ra kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu “Nội dung của bộ môn Địa Lý lớp 6”
Mục tiêu: Biết được nội dung của học Địa Lí 6
Phương thức hoạt động: Cá nhân/ cặp đôi
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân/cặp đôi
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ:
GV gọi HS đọc mục 2
Hãy cho biết những nội dung nào được đề cập đến trong SGK Địa Lý 6. 
GV: Dùng quả địa cầu, bản đồ thế giới kết luận nội dung SGK Địa Lý 6.
HS thực hiện nhiệm vụ
Dự kiến sp : Tìm hiểu kiến thức đại cương về Trái Đất: vị trí, hình dáng, kích thước, 
Rèn luyện kỹ năng bản đồ: đọc, phân tích, mối quan hệ nhân quả.
=> Báo cáo kết quả nhóm.
GV: Bổ sung đánh giá kết quả, rút ra kết luận.
Bước 3:Tìm hiểu cách học Địa Lý lớp 6 như thế nào?
Mục tiêu: Biết được cách thức của học Địa Lí 6
Phương thức hoạt động: Cá nhân/ cặp đôi
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân/cặp đôi
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ:
Gv y/c HS đọc kết hợp kinh nghiệm bản thân và thực tế.
Cần phải học Địa lý lớp 6 như thế nào?
HS khác bổ sung ý kiến về phương pháp học bộ môn?
Nêu yêu cầu của GV đối với HS trong quá trình học tập bộ môn: vở ghi, SGK, bài tập, sổ tay, 
Hs: Thức hiện nhiệm vụ
Dự kiến sp: 
GV: Bổ sung đánh giá kết quả, rút ra kết luận.
1. Nhiệm vụ của bộ môn Địa Lý lớp 6
- Hiểu biết về môi trường sống, Trái Đất của con người.
- Giải thích được các hiện tượng tự nhiên sảy ra trên Trái Đất.
- Cách thức lao động sản xuất của con người.
2. Nội dung của bộ môn Địa Lý lớp 6
- Tìm hiểu kiến thức đại cương về Trái Đất: vị trí, hình dáng, kích thước, 
- Rèn luyện kỹ năng bản đồ: đọc, phân tích, mối quan hệ nhân quả.
3. Cần học Địa Lý lớp 6 như thế nào?
- Sử dụng, khai thác triệt để kênh hình, kênh chữ.
- Liên hệ kiến thức đã học với thực tế
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Hs nhớ được 1 số ND của Địa Lí 6
Phương thức thực hiện: Cá nhân
Sản phẩm hoạt động: ý kiến cá nhân
Phương án kiểm tra, đánh giá: Gv cho hs chấm bài lẫn nhau
Tiến trình hoạt động.
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Hãy nêu 1 số nội dung mà các em sẽ học trong Địa Lí 6.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: suy nghĩ trả làm câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm:
-Báo cáo kết quả
Hoạt động 4: Vận dụng.
Mục tiêu:Tìm hiểu mức độ học tập Địa Lí của hs.
Phương thức thực hiện: Cá nhân
Sản phẩm hoạt động: ý kiến cá nhân
Phương án kiểm tra, đánh giá: Gv cho hs đánh giá nhau
Tiến trình hoạt động.
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Em hãy nêu 1 số cách học Địa Lí mà bản thân em thấy tốt nhất ?
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: suy nghĩ trả làm câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm:
-Báo cáo kết quả
Hoạt động 5: Tìm tòi và mở rộng
Mục tiêu:Tìm hiểu mức độ hiêu biết của bản thân về Địa Lí của .
Phương thức thực hiện: Cá nhân
Sản phẩm hoạt động: ý kiến cá nhân
Phương án kiểm tra, đánh giá: Gv cho hs đánh giá nhau
Tiến trình hoạt động.
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Em hãy quan sát các hiện tượng Địa Lí xảy ra trong phạm vi địa phương em và trao đổi với các bạn để xem tại sao lại có hiện tượng ấy?
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: suy nghĩ trả làm câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm:
-Báo cáo kết quả
IV.Rút kinh nghiệm
........................................................................................
 	Kí duyệt của tổ chuyên môn
ngày soạn:
Ngày dạy:
CHƯƠNG I: TRÁI ĐẤT
Tiết 2 -Bài 1: VỊ TRÍ – HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I- Mục tiêu
	1. Kiến thức
	-Biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời;hình dạng và kích thước của Trái Đất.
	2. Kỹ năng
 - Xác định vị trí Trái đất trong hệ Mặt Trời.
II- Chuẩn bị 
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt trời
- Kế hoạch bài học
Học liệu: phiếu học tập
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
- Quan sát bầu trời vào ban đêm và sáng sớm ngày hôm sau.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động của thầy và trò
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học .
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
Dạy học đàm thoại
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học theo cặp, nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
-SD đồ dùng trực quan
C. Hoạt động luyện tập
- Làm bài tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2.Tiến trình các hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Gợi mở để hs biết được Trái Đất không phải là duy nhất trong vũ trụ.
Phương thức thực hiện: gv đàm thoại,nêu vấn đề
Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá :
 Học sinh đánh giá.
 Giáo viên đánh giá.
Cách thức tổ chức hoạt động: 
Giáo viên giao nhiệm vụ:
Các em hãy cho biết khi quan sát bầu trời vào ban đêm em thấy gì? Sáng sớm hôm sau khi Mặt Trời chưa mọc thì những hiện tượng đêm qua còn không?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ : 
 - Học sinh: suy nghĩ
 - Giáo viên: có thể gợi ý nếu cần
Dự kiến sp: hs nhìn thấy nhiều Vì sao,1 Mặt trăng.
Báo cáo:
Đánh giá kết quả
 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
Gv kết nối với bài học
 Sở dĩ ta nhìn thấy điều đó vì chúng có khả năng tự phát sáng khi được Mặt tròi chiếu vào. Đặc biệt có 1 ngôi sao rất lớn, đấy là hành tinh sao kim ở rất gần với Trái Đất, còn các vì sao khác là những thiên thể tròn dải ngân hàng của vũ trụ.
Như vậy Trái Đất đang đứng bên cạnh những hành tinh khác trong vũ trụ.Chúng ta cùng nghiên cưu cụ thế.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Mục tiêu: Biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Phương thức thực hiện: gv giảng giải, nêu vấn đề
Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá :
 Học sinh đánh giá.
 Giáo viên đánh giá.
Cách thức tổ chức hoạt động: 
Giáo viên giao nhiệm vụ:
GV: Treo H1 phóng to và giới thiệu cho HS đây là hình ảnh về hệ mặt Trời.
Hãy cho biết hệ Mặt Trời gồm có mấy hành tinh? Đọc tên các hành tinh đó?
Trái Đất có vị trí số mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ : 
 - Học sinh: 1 HS chỉ và đọc tên các hành tinh trên H.vẽ.
 Tư duy độc lập quan sát tranh vẽ
 - Giáo viên: có thể gợi ý nếu cần
Dự kiến sp:1/ Trái Đất cùng 7 hành tinh luôn chuyển động không ngừng quanh mặt trời gọi là hệ Mặt Trời
2/ Thứ 3 trong hệ Mặt Trời.
Lưu ý: Tuy vậy hệ Mặt Trời chỉ là một bộ phận của Ngân hà.
Báo cáo:
Đánh giá kết quả
 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2 Tìm hiểu “Hình dạng, kích thước của Trái Đất ”
Mục tiêu: Biết được hình dạng và kích thước của Trái Đất.
Phương thức hoạt động: Cá nhân/ nhóm
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân/nhóm
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ
a.Hình dạng( nhóm 1,3)
(GV kể vắn tắt câu chuyện trời tròn đất vuông)
Dẫn dắt: Vậy điều đó có đúng không! Các qui ước trên Trái Đất như thế nào!
GV:Đưa quả địa cầu cho cả lớp quan sát.
 HSQS quả Địa cầu.
GV gt:Trái Đất biểu hiện ở dạng mô hình gọi là Địa cầu .
Vậy Trái đất có hình gì?
Dự kiến sp: hình cầu
HS: thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét và giảng giải:Và trong thời cổ đại, rất nhiều quan điểm đưa ra đã bị bác bỏ do người ta chưa tìm được bằng chứng để chứng minh.Chỉ khi ng ta quan sát tàu thuyền trên biển đi xa rồi khuất hẳn thì khẳng định ấy mới được công nhận.
b.kích thước( nhóm 2,4)
GV: Yêu cầu HS quan sát H2.
Cho biết kích thức của Trái Đất?
Dự kiên sp- BK: 6.370 km
- XĐ: 40.076km.
HS thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét, kết luận
KL:Trái đất rất lớn, do đó chúng ta ko thể thấy được bề mặt cong của nó, vì vậy sau rất nhiều thời gian người ta vẫn nhầm tưởng là Trái đất hình vuông như sự tích Bánh Trưng Bánh Dầy. 
Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần mặt trời.
2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất 
- Trái Đất có dạng hình cầu,kích thước lớn.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục đích: hs áp dụng bài học vào mô hình.
Phương thức hoạt động: Cá nhân/ cặp đôi
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ
Gv cho hs làm nhanh bài 2 sgk
Dự kiến sp: 
Báo cáo:
Đánh giá kết quả
 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục đích: hs vận dụng kiến thức vào bài
Phương thức hoạt động: Cá nhân/ cặp đôi
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ
Nếu coi Địa cầu là trái đất thu nhỏ, em hãy xác định các cực trái đất
Dự kiến sp: 
Báo cáo:
Đánh giá kết quả
 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
Hoạt động 5: Tìm tòi và mở rộng
Mục đích: mở rộng kiến thức 
Phương thức hoạt động: Cá nhân
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ
Về đọc bài đọc thêm trong sgk
Báo cáo: Tiết học sau
IV. Rút kinh nghiệm
.................................................................................
.................................................................................
Kí duyệt của tổ chuyên môn
Ngày soạn:
 Ngày dạy:
Tiết 3- Bài 1. Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất (tiếp theo)
I- Mục tiêu
	1. Kiến thức
 - Trình bày được khái niệm: Kinh tuyến, vĩ tuyến.Biết quy ước về kinh tuyến gốc,vĩ tuyến gốc,kinh tuyến Đông,kinh tuyến Tây,vĩ tuyến Bắc vĩ tuyến Nam,nửa cầu Đông, nửa cầu Tây,nửa cầu Bắc,nửa cầu Nam.
 - Định nghĩa đơn giản về bản đồ.
	2. Kỹ năng
	-Xác định được kinh tuyến gốc,các kinh tuyến Đông,kinh tuyến Tây,vĩ tuyến gốc,
vĩ tuyến Bắc,vĩ tuyến Nam,nửa cầu Đông, nửa cầu Tây,nửa cầu Bắc,nửa cầu Nam.
II- Chuẩn bị 
	- GV:Kế hoạch bài học
 Tranh vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt trời, lưới kinh tuyến vĩ tuyến, mô hình quả địa cầu.
	- HS: Quan sát bầu trời vào ban đêm và sáng sớm ngày hôm sau.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động của thầy và trò
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học .
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
Dạy học đàm thoại
- Kĩ thuật hỏi-đáp
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học theo cặp, nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
-SD đồ dùng trực quan
C. Hoạt động luyện tập
- Làm bài tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2.Tiến trình các hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhận biết sơ qua về các đường ngang dọc trên bản đồ gọi là kinh tuyến và vĩ tuyến.
Phương thức thực hiện: gv đàm thoại,nêu vấn đề
Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá :
 Học sinh đánh giá.
 Giáo viên đánh giá.
Cách thức tổ chức hoạt động: 
Giáo viên giao nhiệm vụ:
Cùng quan sát 2 hình chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa Trái Đất và quả địa cầu. Những đường ngang dọc trên quả địa cầu là những đường gì.Hãy nêu hiểu biết của em về những đường đó?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ : 
 - Học sinh: suy nghĩ
 - Giáo viên: có thể gợi ý nếu cần
Dự kiến sp: 
Báo cáo:
Đánh giá kết quả
 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
Gv kết nối với bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Bước 1:Tìm hiểu “kinh tuyến, vĩ tuyến”
Mục tiêu: Trình bày được khái niệm: Kinh tuyến, vĩ tuyến.Biết quy ước về kinh tuyến gốc,vĩ tuyến gốc,kinh tuyến Đông,kinh tuyến Tây,vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam,nửa cầu Đông, nửa cầu Tây,nửa cầu Bắc,nửa cầu Nam.
Pp: cá nhân/nhóm
Pt: tranh, mô hình
Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá :
 Học sinh đánh giá.
 Giáo viên đánh giá.
Cách thức tổ chức hoạt động: 
GV chuyển giao nhiệm vụ
GV gt h3 và y/c HS quan sát
Hs đọc SGK và quan sát h3
Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ
Nhóm 1:Đường nối liền 2 cực B-N gọi là đường gì? 
Đường vòng tròn vuông góc với đường kinh tuyến gọi là gì?
Nhóm 2:Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc là những đường như thế nào? Kinh tuyến đối diện kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu?
 Hãy xác định?
Nhóm 3: Xác định nửa cầu đông, nửa cầu tây,các kinh tuyến đông, kinh tuyến tây và cho biết vị trí của nó so với KT gốc ?
Nhóm 4: Xác định nửa cầu bắc, nửa cầu nam,các vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam và cho biết vị trí của nó so với VT gốc ?
HS:Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
Hs thảo luận 5p
Báo cáo 5p
Gv nghe và điều chỉnh nếu có sai sót.
GV: Mỗi kinh tuyến hay vĩ tuyến được đo là độ ví dụ 10.
Vĩ tuyến nhỏ nhất là 00 gọi là xích đạo, lớn nhất là 900 và nằm ở 2 cực.Có 181 đường vĩ tuyến trên Trái Đất.
Kinh tuyến nhỏ nhất cũng là 00 và lớn nhất là 180. Có 360 đường kinh tuyến trên bề mặt Trái đất.
Gv kết luận: Nhờ có quy ước về kinh tuyến, vĩ tuyến mà người ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên trái Đất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về bản đồ
Mục tiêu: Định nghĩa đơn giản về bản đồ
Phương thức hoạt động: Cá nhân
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ
Trước hết GV giới thiệu bản đồ SGK tr 11 và cho HS quan sát 1 số tấm bản đồ.
Trái Đất của chúng ta có hình dạng như thế nào? bề mặt Trái Đất có phải là mặt phẳng hay không.
Dự kiến sp:Hình cầu,bề mặt không phẳng.
HS: Tiếp nhận và thực hiện
GV: Nhận xét, bổ sung
Gv nhấn mạnh: Nhờ có bản đồ mà thế giới thu nhỏ trong tầm mắt để ta nhận biết mọi sự vật hiện tượn mà không cần đến tận nơi chúng có mặt.
1.Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến
- Kinh tuyến: là những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu.
- Vĩ tuyến: là đường vòng tròn trên bề mặt quả địa cầu vuông góc với đường kinh tuyến.
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 00.
- Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến số 00 (đường xích đạo).
-Các vĩ tuyến bắc ,nam.Kinh tuyến đông, tây.
-Các nửa cầu Bắc, Nam , Đông, Tây.
2. Khái niệm bản đồ
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy tương đối chính xác về 1 khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục đích: hs áp dụng bài học vào mô hình.
Phương thức hoạt động: Cá nhân
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ
Chỉ và đọc tên kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu.
Dự kiến sp: 
Báo cáo:
Đánh giá kết quả
 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục đích: củng cố kiến thức
Phương thức hoạt động: Cá nhân
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ
Hãy vẽ lại hệ thống các đường kinh tuyến và vĩ tuyến mà em đã học vào giấy
HS: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
Dự kiến sp: 
Báo cáo:
Đánh giá kết quả
 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
Hoạt động 5: Tìm tòi và mở rộng
Mục đích: mở rộng kiến thức 
Phương thức hoạt động: Cá nhân
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ
Hãy sưu tầm những tấm bản đồ về địa phương em để tìm hiểu vị trí của thôn/ xóm em trên bản đồ.
Báo cáo: Tiết học sau
IV. Rút kinh nghiệm
.........................................................
Kí duyệt của tổ chuyên môn
Ngày soạn:11/9
Ngày dạy:18/9
Tiết 4-Bài 3:TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I- Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Biết một số yếu tố cơ bản của bản đồ:tỉ lệ bản đồ.
 2. Kĩ năng 
-Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại. 
 3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực.
 - Năng lực chung: NL tự học, NL giáo tiếp.
 - Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ
II- Chuẩn bị.
 GV: Kế hoạch bài hoc, SGK và 2 bản đồ đại diện cho tỉ lệ lớn, nhỏ.
HS: SGK và nghiên cứu bài trước .
III. Tiến trình dạy và học
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học .
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
Dạy học nêu vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học theo cặp, nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
-SD đồ dùng trực quan
C. Hoạt động luyện tập
- Làm bài tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2.Tiến trình các hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: HS nhận biết sự khác nhau giữa các bản đồ có tỉ lệ khác nhau.
Phương thức thực hiện: cá nhân
Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá :
 Học sinh đánh giá.
 Giáo viên đánh giá.
Cách thức tổ chức hoạt động: 
Giáo viên giao nhiệm vụ:
Giáo viên cho học sinh quan sát 2 bản đồ và yêu cầu các em cho biết nhìn bản đồ nào dễ nhìn hơn, bản đồ nào khó nhìn hơn.Vì sao?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ : 
 - Học sinh: suy nghĩ
 - Giáo viên: có thể gợi ý nếu cần
Dự kiến sp: 
Báo cáo:
Đánh giá kết quả
 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
Gv kết nối với bài học
 Học sinh trả lời, Gv gắn vào bài
 Gv giới thiệu nội dung bài gồm 2 phần
Phần 1: Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
Phần 2: Nêu cách đo và tính tỉ lệ
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
Mục tiêu: hs biết được bản đồ dùng để biểu thị cái gì.
Pp: cá nhân/nhóm
Pt: tranh
Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá :
 Học sinh đánh giá.
 Giáo viên đánh giá.
Cách thức tổ chức hoạt động: 
GV chuyển giao nhiệm vụ
Quan sát các bản đồ sau.
Trên bản đồ người ta biểu hiện những gì?Những đối tượng này đã được phóng to hay thu nhỏ?
HS- Biển, đại dương, các lục địa thu nhỏ.
GV chỉ cho HS nơi ghi tỉ lệ bản đồ.
Gọi HS đọc mục 1.
 Vậy tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì.
Có mấy dạng biểu hiện tỉ lệ bản đồ.
Hs: Tỉ lệ số, tỉ lệ thước
GV lấy ví dụ tỉ lệ số: 
Trên bản đồ có tỉ lệ 1:100.000 có ý nghĩa cứ 1 cm trên bản đồ ứng với 100.000 cm hay 1km trong thực tế .
Vậy khoảng cánh 1cm trên bản đồ tỉ lệ 1: 2.000.000 bằng bao nhiêu km trên thực tế?
Tỉ lệ thước: 
GV: Cho học sinh quan sát h.8 ,9 các bản đồ đều có một đoạn thước tỉ lệ, thước tỉ lệ được thể hiện như 1 thước đã đo tính sẵn, 1 cm trên thước đều ghi số độ dài tương ứng trên thực địa .
Thảo luận bàn
 H.8, 9 mỗi cm trên thước biểu thị độ dài trên thực tế là bao nhiêu m? Bản đồ nào trong 2 bản đồ có tỉ lệ lơn hơn. bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn? 
Hs báo cáo
=> KL: Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì càng chi tiết, tỷ lệ càng nhỏ thì càng khái quát thể hiện diện tích thực tế càng lớn.Các bản đồ có tỉ lệ trên 1: 200.000 là bản đồ tỉ lệ lớn. Các bản đồ từ 1: 200 000 đến 1: 1000 000 là bản đồ tỉ lệ trung bình. Bản đồ nhỏ hơn 1: 1000 000 gọi là tỉ lệ nhỏ.
Chuyển : Như vậy chúng ta nắm được khái niệm tỉ lệ bản đồ. Trong thực tế tỷ lệ bản đồ được sử dụng như thế nào?
Hoạt động 2: Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ.
Mục tiêu: Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại.
 Pp: cá nhân/nhóm
Pt: tranh
Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá :
 Học sinh đánh giá.
 Giáo viên đánh giá.
Cách thức tổ chức hoạt động: 
GV chuyển giao nhiệm vụ 
a. Tính theo tỷ lệ thước
GV hướng dẫn HS cách thực hiện:
-Đánh dấu khoảng cách 2 địa điểm trên bản đồ
- đặt vào cạnh 1 tờ giấy, thước kẻ hoặc compa.
- Đặt giấy vào thước tỉ lệ và đọc số
b.Dùng tỷ lệ số
cách tính như mục 1
*Bài tập áp dụng: Quan sát h.8
Thảo luận nhóm.
Nhóm 1, 2:Đo và tính khoảng cách trên thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn.
Nhóm 3, 4:Đo và tính khoảng cách trên thực địa theo đường chim bay từ khách sạn Hòa Bình đến khách sạn Sông Hàn.
Nhóm 5, 6:Đo và tính khoảng cách trên thực địa theo đường chim bay đường Phan Bội Châu ( đoạn từ đường Trầ Quý Cáp đến đường Lý Tự Trọng)
HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và thức hiện
Các nhóm báo cáo kết quả bằng viết lên bảng
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét sung hứng dẫn lại cách làm
1. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
* Ý nghĩa. 
-Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế .
- Có 2 dạng thể hiện:
+ tỉ lệ số 
+ tỉ lệ thước
2.Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỷ lệ thước hoặc tỷ lệ số trên bản đồ:
a. Tính theo tỷ lệ thước:
HS thao tác theo GV
b. Dùng tỷ lệ số: 
* Bài tập:
Khoảng cách từ khách sạn Hải Vân- khách sạn Thu Bồn.
- Khoảng cách đo được trên bản đồ = 5,5cm.
- Khoảng cách ngoài thực tế.
5,5 x 750 = 412500 cm= 4125m
Từ khách sạn Hoà Bình đến khách sạn Sông Hàn
Khoảng cách trên bản đồ là 4cm
Khoảng cách thực tế là 4 x 7500 = 30.000 cm= 300m
Tính chiều dài của đường Phan Bội Châu:
Khoảng cahs trên bản đồ là 3cm
Khoảng cách thực tế là 3 x 7500 = 22500 cm= 225 m
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố cách đo đạc trên bản đồ 
Phương thức hoạt động: Cá nhân
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ
Gv hướng dẫn hs làm bài tập 2 và 3 tr 14.
Dự kiến sp: 
Báo cáo:
Đánh giá kết quả
 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng
Mục đích: củng cố kiến thức
Phương thức hoạt động: Cá nhân
Sản phẩm hoạt động: 
- ý kiến cá nhân
Phương án kiểm tra đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá. 
Cách thực hiện:
Gv giao nhiệm vụ
Nếu đoạn đường từ nhà em đến trường là 3km theo đường thẳng thì trên bản đồ tỉ lệ 1: 300 000 khoảng cách đó là bao nhiêu cm.
HS: Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
Dự kiến sp: 
Báo cáo:
Đánh giá kết quả
 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
IV.Rút kinh nghiệm.
.........................................................................................
........................................................................................
Kí duyệt ngày:13/9
.........................................................................................................
Ngày soạn: 18/9
Ngày dạy:24/9
 Tiết 5-Bài 4:PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ
KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÝ
I- Mục tiêu.
	1. Kiến thức
 -Nắm được quy ước phương hướng trên bản đồ.
	2. Kĩ năng
 -Xác định được phương hướng,toạ độ địa lý của 1 điểm trên quả địa cầu và bản đồ.
	3. Thái độ
 -Giáo dục HS ý thức học tập bộ môn.
 4.Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực chung: tự học, tự trao đổi
 - Năng lực chuyên biệt: quan sát và đọc inh độ, vĩ độ 
II- Chuẩn bị
	GV- Kế hoạch bài học, SGK tranh lưới kinh vĩ tuyến.
	 HS- SGK , nghiên cứu trước bài ở nhà .
III. Tiến trình dạy và học
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học .
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
Dạy học nêu vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học theo cặp, nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
-SD đồ dùng trực quan
C. Hoạt động luyện tập
- Làm bài tập
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2.Tiến trình các hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Hs có khái niệm về phương hướng nhờ biết từ thực tế
Phương thức thực hiện: cá nhân
Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá :
 Học sinh đánh giá.
 Giáo viên đánh giá.
Cách thức tổ chức hoạt động: 
Giáo viên giao nhiệm vụ:
Em có biết ngôi trường em đang học, có cổng trường hướng theo hướng nào không?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ : 
 - Học sinh: suy nghĩ
 - Giáo viên: có thể gợi ý nếu cần
Dự kiến sp: 
Báo cáo:
Đánh giá kết quả
 Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
 Giáo viên nhận xét, đánh giá
Gv kết nối với bài học
Nếu học sinh trả lời đúng thì giao viên chuẩn luôn.Nếu học sinh trả lời chưa đúng thì cũng dựa trên câu trả lời để giáo viên gắn vào bài.Muốn xác định được phương hướng của 1 đối tượng nào đó, chúng ta sẽ đặt chúng trên bản đồ và dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến theo quy ước để xác định.Bài học hôm nay sẽ tìm ra câu trả lời cho các em.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
Hoạt động 1 :Tìm hiểu phương hướng trên bản đồ.
Mục tiêu: Nắm được quy ước phương hướng trên bản đồ.
Phương thức thực hiện: cá nhân
Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá :
 Học sinh đánh giá.
 Giáo viên đánh giá.
Cách thức tổ chức hoạt động: 
Giáo viên giao nhiệm vụ:
GV cho HS đọc thông tin mục 1 SGK (15)
Muốn xác định phương hướng trên bản đồ thì người ta dựa vào đâu?.
HS=> Kinh tuyến, vĩ tuyến.
Quan sát H.10 SGK cho biết:
Dựa vào hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến thì trên bản đồ có những hướng nào?
Hs đọc và chỉ trên hình
GV: Lưu ý với những bản đồ không vẽ đường kinh tuyến, vĩ tuyến thì phương hướng dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc từ đó xác định các hướng khác.
Chuyển: Hệ thống kinh vĩ tuyến không chỉ có tác dụng xác định phương hướng trên bản đồ, trái đất mà còn để xác định vị trí của 1 điểm . 
Hoạt động 2:Tìm hiểu kinh độ,vĩ độ , toạ độ địa lý.
Mục tiêu: Nhận biết cách xác định toạ độ địa lí 1 điểm.
-Biết khái niệm vĩ độ, kinh độ. Biết viết tọa độ.
Phương thức thực hiện: cá nhân
Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
Phương án kiểm tra, đánh giá :
 Học sinh đánh giá.
 Giáo viên đánh giá.
Cách thức tổ chức hoạt động: 
Giáo viên giao nhiệm vụ:
GV cho HS đọc thông tin 
Điểm C là chỗ giao nhau của đường kinh tuyến, vĩ tuyến nào?.
HS=> Kinh tuyến 20 và vĩ tuyến

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_bai_1_4.doc