Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương trình học kì II

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương trình học kì II

- Phân biệt được khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh.

- Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.

- Miêu tả, đưa ra được quá trình hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh.

- Đánh giá được tiềm năng khoáng sản Việt Nam

 

docx 123 trang Mạnh Quân 24/06/2023 1090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương trình học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần - Ngày soạn: 
PPCT: 
Bài 15: CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Phân biệt được khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh. 
- Kể tên và nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến. 
- Miêu tả, đưa ra được quá trình hình thành mỏ nội sinh và ngoại sinh.
- Đánh giá được tiềm năng khoáng sản Việt Nam
2. Kĩ năng
- Nhận biết một số loại khoáng sản qua mẫu vật (hoặc qua ảnh màu) : than, quặng sắt, quặng đồng, đá vôi, apatit, 
- Xây dựng sơ đồ bài học
3. Thái độ
- Hợp tác tích cực và có trách nhiệm
- Có ý thức tiết kiệm tài nguyên
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Máy chiếu, giáo án
- Tài liệu liên quan đến bài học
2. Chuẩn bị của HS
- Chuẩn bị bài trước ở nhà
- Sách, vở
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội Dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Các loại khoáng sản
Phát biểu được khái niệm khoáng sản, quặng
Cách phân chia các loại khoáng sản và công dụng của chúng
Đưa ra được những công dụng các loại khoáng sản trong cuộc sống
Đánh giá tiềm năng khoáng sản Việt Nam
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh
Phân biệt được mỏ nội sinh và ngoại sinh
Nguồn gốc hình thành của các loại khoáng sản
Thuyết trình về việc sử dụng khoáng sản quá mức hiện nay dẫn đến nhiều loại khoáng sản cạn kiệt hoặc gây ô nhiễm môi trường và những cách xử lý thông minh sáng tạo góp phần bảo vệ môi trường.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Tạo hứng thú cho bài học
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trực quan
- Nhóm/cá nhân
3. Phương tiện
- Máy chiếu
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV phát PHT có các đồ vật : Vàng, bạc, trang sức kim cương/ đá quý, sắt thép.. kết hợp hình ảnh màn hình hoặc tranh ảnh minh họa với các thẻ kiến thức là tên vật dụng
- Bước 2: HS quan sát, gắn tên thẻ với hình ảnh phù hợp trong 1 phút 
Nhẫn vàng
Kim cương
Dây đồng
Nồi gang
Cát xây dựng
Than đá
Mâm nhôm
Bình gốm
Phân bón
- Bước 3: GV chiếu hình ảnh quặng sắt, quặng đồng, có thể cho chạy trên màn hình + nhạc để tăng tính thi đua. Sau 1 phút, GV gọi ngẫu nhiên 2 HS lên thực hiện trên bảng.
- Bước 4 : HS chấm sản phẩm và báo điểm
- Bước 5 : GV tổng kết, nhấn mạnh : Đây đều là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng, được gọi chung là khoáng sản. Vậy để tìm hiểu thêm về khoáng sản chúng ta đi vào bài học ngày hôm nay.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về CÁC LOẠI KHOÁNG SẢN (20 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được các khái niệm: khoáng sản, quặng
- Phân loại được các loại khoáng sản theo công dụng
- Phát triển khả năng thuyết trình của HS, sử dụng ngôn ngữ hiệu quả
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- PP đàm thoại gợi mở
- PP thảo luận nhóm
3. Phương tiện
- Máy chiếu, PHT
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Hỏi đáp (10p)
GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức trong (SGK) và dựa vào phần vào bài đầu giờ của cô, nhắc lại: 
+ Khoáng sản là gì?
+ Dựa vào đâu người ta phân loại khoáng sản ra làm 3 nhóm chính ? 
+ Có bạn nào có cách chia khác không ?
- Bước 2: GV cung cấp bản đồ khoáng sản Thế giới và Atlat Địa lí VN (hoặc địa phương mình nếu có) và yêu cầu HS:
+ Xác định các tỉnh nước ta có khoáng sản tương ứng
+ Xác định các quốc gia có có khoáng sản tương ứng
HS điền thông tin vào PHT
Khoáng sản Việt Nam
- Bước 2: Hoạt động nhóm: (10p)
	GV chia lớp thành 2 đội : mỗi nhóm của đội tìm hiểu theo yêu cầu: 
Nhóm lẻ : Khoáng sản thế giới
Nhóm chẵn : Khoáng sản Việt Nam
Phiếu học tập
Nhóm khoáng sản
Tên loại
Phân bố
Công dụng
Thế giới
Việt Nam
Năng lượng
Kim loại
Phi kim
- Bước 3: HS làm việc, thảo luận, hoàn thành bảng trong 3 phút
- Bước 4: Thực hiện kĩ thuật cặp đôi, HS nhóm lẻ phải tìm 1 HS nhóm chẵn chia sẻ kết quả, chỉ dẫn trên bản đồ để các HS khác được hiểu và ghi nhận thông tin. Thời gian hoàn thành 4 phút
- Bước 4: Trò chơi, ai nhanh hơn
+ GV kẻ bảng
+ HS xếp hàng, cầm phấn/bút bảng
+ HS thi xem đội nào liệt kê được nhiều hơn vào ô trống trong thời gian 3 phút
+ HS dùng PHT của mình đối chiếu, bổ sung
- Bước 5: Tổng kết, đánh giá. GV chiếu một số hình ảnh minh họa, nhấn mạnh một số loại KS có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển như năng lượng, quặng sắt, uranium, đất hiếm 
Nội dung phần 1 
1. Các loại khoáng sản:
a. Khoáng sản: Là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng.
b. Các loại khoáng sản phổ biến:
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt.
+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, đồng, chì, kẽm...
+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi...
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về CÁC MỎ KHOÁNG SẢN 
NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH (10 phút)
1. Mục tiêu
- Phân biệt được mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh
- Giáo dục ý thức tiết kiệm tài nguyên
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- PP đàm thoại gợi mở
- Dạy học nêu vấn đề
3. Phương tiện
- Máy chiếu 
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Cả lớp đọc SGK và cho biết 
+ Khái niệm mỏ khoáng sản
+ Phân biệt 2 loại mỏ khoáng sản bằng cách điền vào bảng
Lập bảng phân biệt.
Loại mỏ
Nguồn gốc
Ví dụ
Nội sinh
Ngoại sinh
- Bước 2: Xem video ví dụ về quá trình hình thành của 1 số loại khoáng sản quen thuộc có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh : vàng, đá vôi, và tự hoàn thành kết quả
- Bước 3: Chia sẻ thông tin với thành viên bên cạnh về kết quả làm việc trong 2 phút
- Bước 4: HS trình bày nhanh, GV chốt ý
- Bước 5: GV nêu vấn đề:
+ Khoáng sản có vô tận hay không?
+ Việc khai thác KS hiện nay ở thế giới và VN như thế nào?
+ Tại sao cần tiết kiệm và khai thác hợp lí khoáng sản?
Xem video về khai thác vàng ảnh hưởng tới môi trường như thế nào ? 
GV chốt ý và liên hệ đến việc sử dụng khoáng sản quá mức hiện nay dẫn đến nhiều loại khoáng sản cạn kiệt hoặc gây ô nhiễm môi trường.
GV cho HS liên hệ ở VN và địa phương: Tình trạng hút cát, khai thác mỏ đá ồ ạt, không quản lí được
Nội dung phần 2
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh
- Mỏ khoáng sản: là những nơi tập trung khoáng sản.
- Mỏ khoáng sản nội sinh : là các mỏ hình thành do nội lực
Ví dụ: đồng, chì, kẽm,...
- Mỏ khoáng sản ngoại sinh: là các mỏ hình thành do ngoại lực
Ví dụ : than, cao lanh, đá vôi, 
C. Hoạt động luyện tập (8 phút)
1. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức bài học
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng sơ đồ tư duy
3. Phương tiện
- Máy chiếu
4. Tiến trình hoạt động
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung bài học
- GV kể câu chuyện về quá trình hình thành của kim cương và than => vừa mở rộng kiến thức vừa mang tính giáo dục 
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (2 phút)
1. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức bài học
- Phát huy năng lực sáng tạo và tự nghiên cứu
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Tự học
3. Phương tiện
- Giấy A4, bút màu, máy tính kết nối Internet
4. Tiến trình hoạt động
- GV nêu yêu cầu: Nghiên cứu về một loại khoáng sản theo mẫu:
+ Tên loại khoáng sản
+ Nơi phân bố chủ yếu ở Thế giới và VN
+ Nguồn gốc
+ Công dụng
+ Tình hình khai thác
+ Định hướng khai thác
Yêu cầu có hình vẽ, hình ảnh minh họa
Thiết kế trên A4
- HS về nhà hoàn thành mindmap
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tư liệu:
1/ 
2/ 
3/ 
4/ 
Tuần - Ngày soạn: 
PPCT: 
Bài 16: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Trình bày được ý nghĩa của đường đồng mức và tầm quan trọng của nó 
- Phân tích được đặc điểm địa hình dựa trên đường đồng mức.
2. Kĩ năng
- Tính toán tỉ lệ bản đồ với thực tế - tỉ lệ xích.
- Đo khoảng cách trên bản đồ với thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ.
- Tính được độ cao và các khoảng cách trên thực địa dựa vào bản đồ địa hình
- Đọc được bản đồ địa hình tỉ lệ lớn
3. Thái độ
- Cần chuẩn bị những hành trang đi du lịch leo núi đầy đủ là cần thiết. 
- Đánh giá được tầm quan trọng của bản đồ
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ địa hình tỉnh Sơn La, Lâm Đồng, tranh ảnh ruộng bậc thang, phiếu học tập
2. Chuẩn bị của HS
- Sách, tập, giấy bút thước và máy tính
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Đọc bản đồ địa hình, lược đồ địa hình.
Xác định được sườn núi dốc hay thoải dựa vào đường đồng mức
Tính được khoảng cách giữa các đường đồng mức là bao nhiêu, tính khoảng cách trên bản đồ và thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ
Sử dụng kiến thức có được để đi du lịch leo núi, lựa chọn địa điểm phù hợp ...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Học sinh hứng thú trong tiết học, định hướng nội dung bài học
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Nêu vấn đề
3. Phương tiện
- Câu chuyện
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống “Bạn Nam muốn đi du lịch nhưng lại phân vân không không biết phải mang theo vật dụng gì để xác định phương hướng và độ cao của địa hình nên đang đứng tần ngần trước tủ quần áo. Các bạn hãy gợi ý giúp bạn Nam đưa các dụng cụ cần thiết đi nhé.
- Bước 2: HS thảo luận cặp với nhau và đưa ra ý kiến: La bàn, bản đồ địa hình, máy ảnh, dây leo núi, điện thoại, giày leo núi, cẩm nang du lịch leo núi 
- Bước 3: Giáo viên nêu vấn đề. Vây ở đây những dụng cụ này đặc biệt là bản đồ địa hình tỉ lệ lớn bạn Nam mang đi nhưng cách sử dụng như thế nào? Cần có những kĩ năng gì để sử dụng hiệu quả nó. Chúng ta học bài này và đưa ra hướng dẫn cho bạn Nam nhé.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC VÀ TỈ LỆ BẢN ĐỒ (12 phút)
1. Mục tiêu
- Học sinh ôn lại kiến thức về đường đồng mức và tỉ lệ bản đồ
- Tính được tỉ lệ bản đồ trên bản đồ so với thực tế.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, đàm thoại/ Hoạt động nhóm
3. Phương tiện
- Phiếu câu hỏi
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Sau đó giáo viên đưa phiếu câu hỏi cho trò chơi. Mỗi nhóm 1 tờ và có thời gian là 3 phút để hoàn thành. Sau 3 phút giải quyết vấn đề giáo viên sẽ gọi 1 nhóm bất kì sẽ đứng lên trình bày phần trả lời của mình. 
- Bước 2: Giáo viên yêu cầu các nhóm khác nghe note lại và cùng phản biện, ý nào thống nhất, ý nào cần bổ sung. Không thống nhất ý nào thì có câu hỏi gì đặt ra cho nhóm trình bày. 
- Bước 3: Giáo viên chốt vấn đề xong cho học sinh tự chấm chéo sản phẩm của các nhóm. Sai hay sót ý trừ 1 điểm
Câu hỏi
Hình ảnh
Câu 1: Quan sát hình sau và cho biết sườn nào dốc hơn vì sao? 
Câu 2: Quan sát hình sau đây và cho biết những chỗ điền dấu hỏi ghi chỉ số bao nhiêu m từ vòng ngoài đến vòng trong.
Câu 3: Theo em khi leo lên đỉnh núi này ta nên đi sườn nào, Tây hay đông vì sao? 
Câu 4: Đưa ra định nghĩa đường đồng mức là gì? Và đặc điểm của đường đồng mức. 
Câu 5: Tính khoảng cách ngoài thực tế của các tỉ lệ bản đồ sau. Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì?
Nếu tỉ lệ bản đồ là 1:1.000.000 thì 1cm ứng với bao nhiêu . cm ngoài thực tế (đổi ra km)
Nếu tỉ lệ bản đồ là 1: 200.000 thì 1cm ứng với bao nhiêu cm ngoài thực tế (đổi ra km)
Tỉ lệ bản đồ cho ta biết: 
- Bước 4: Giáo viên chốt vấn đề và ghi điểm nhóm cho học sinh.
Nội dung phần 1 
Đường đồng mức là gì?
Là đường nối các điểm có cùng 1 độ cao
Đường đồng mức gần nhau địa hình dốc, đường đồng mức xa nhau địa hình thoải và thấp.
Tỉ lệ bản đồ cho ta biết bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tế.
HOẠT ĐỘNG 2: Thực hành TÍNH TỈ LỆ BẢN ĐỒ VÀ XÁC ĐỊNH ĐỘ CAO TRÊN LƯỢC ĐỒ ĐỊA HÌNH (20 phút)
1. Mục tiêu
- Học sinh biết tính khoảng cách trên thực tế ở lược đồ hình 44
- Học sinh biết tính độ cao của 1 điểm thông qua đường đồng mức.
- Học sinh biết xác định sườn núi dốc và sườn núi thoải trên bản đồ.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trực quan/Kĩ thuật trạm
3. Phương tiện
- Phiếu học tập ở các trạm.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và làm phiếu học tập ở 4 trạm. Các nhóm sẽ cầm phiếu học tập đến các trạm để hoàn thành phần yêu cầu trên phiếu, mỗi cá nhân trong nhóm đều phải tự hoàn thành. Sử dụng hình 44 SGK
Trạm 1: Dựa vào hình 44. 
Cho biết khoảng lược đồ có mấy đỉnh núi, khoảng cách giữa hai đường đồng mức cách nhau bao nhiêu mét. 
Hướng đi từ đỉnh A1 sang A2 là hướng gì?
Trạm 2: Dựa vào hình 44.
Tìm độ cao của đỉnh A1 và A2, điểm B1, B2 và B3
Trạm 3: Dựa vào tỉ lệ lược đồ hình 44.
Hãy cho biết mỗi cm trên bản đồ bằng bao nhiêu km ngoài thực tế. 
Tính khoảng cách thực tế theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến A2
Trạm 4: Quan sát hình 44 và cho biết nhìn từ đỉnh A1 sườn núi nào dốc hơn. Vì sao em biết điều đó.
- Bước 2: Học sinh có thời gian ở mỗi trạm là 3 phút rồi di chuyển sang trạm khác.
- Bước 3: Giáo viên cho học sinh các nhóm báo cáo vòng tròn, mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi. cho hoạt động vừa qua.
- Bước 4: Giáo viên chốt kiến thức và đáp án
Nội dung phần 2
Từ A1 sang A2 hướng Đông
Khoảng cách giữa 2 đường đồng mức là 100m
A1 cao 900m
A2 cao 600m
B1 cao 500m
B2 cao 650m
B3 cao 550m
C. Hoạt động luyện tập (5 phút)
1. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng tính khoảng cách thực tế và tính độ cao địa hình.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Luyện tập cá nhân với phiếu bài tập.
3. Phương tiện
- Phiếu bài tập
4. Tiến trình hoạt động
- Giáo viên trở lại vấn đề của bạn Nam đã nói đầu bài. Bây giờ các bạn hãy viết 1 bài hướng dẫn bạn Nam mang theo những gì và cách sử dụng bản đồ địa hình ra sao nhé. 
- Thời gian hoàn thành là 3 phút. 
Những dụng cụ bạn Nam mang theo
Cách sử dụng và lời khuyên cho bạn
D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (2 phút)
- Học sinh hoàn thành bài viết hướng dẫn.
- Sưu tầm các bài viết về hiệu ứng nhà kính. Có tranh ảnh và nội dung đi kèm.
V. RÚT KINH NGHIỆM
 . . . 
Một số hình ảnh đường đồng mức
Tuần - Ngày soạn: 
PPCT: 
BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Trình bày được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí.
- Nêu được vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí
- Phân biệt được vị trí, đặc điểm các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao.
- So sánh được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa.
- Đưa ra được những biện pháp bảo vệ bầu khí quyển.
2. Kĩ năng
- Quan sát, nhận xét biểu đồ các thành phần của không khí. 
- Phân tích hình vẽ về các tầng của lớp vỏ khí.
3. Thái độ
Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường 
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
+ Năng lực sử dụng, nhận xét biểu đồ.
+ Năng lực sử dụng, nhận xét tranh ảnh địa lý, video.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Video ngắn về cháy rừng hoặc các nhà máy thải khí vào môi trường.
- Sơ đồ các khối khí.
- Tranh vẽ các tầng của lớp khí quyển.
2. Chuẩn bị của HS
- SGK địa lí
- Tranh ảnh, tư liệu
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội Dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Thành phần của không khí
Kể tên được các thành phần của không khí.
Phân tích được hình vẽ để nhận biết tỉ lệ của các khí.
Giải thích được nguyên nhân phát sinh khí CO2
Cấu tạo của lớp vỏ khí
Trình bày được vị trí, đặc điểm và vai trò của các tầng khí quyển.
Phân tích được hình vẽ các tầng khí quyển để nêu vị trí, đặc điểm của các tầng khí quyển.
Liên hệ được con người đang sinh sống ở tầng khí quyển nào và tại đó có những hiện tượng thời tiết gì.
Đưa ra được những biện pháp để bảo vệ bầu khí quyển.
Các khối khí
Kể tên được các khối khí.
Trình bày được tính chất của các khối khí.
- Phân biệt và so sánh được khối khí nóng, lạnh;
- Phân biệt và so sánh được khí lục địa và đại dương.
Liên hệ và chỉ ra vị trí của một số khối khí trên bản đồ.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC	
Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Liên hệ được kiến thức của bài mới.
- Trình bày được một số tác nhân gây ô nhiễm không khí.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: 
- Trực quan/Động não, đặt vấn đề
3. Phương tiện
- Máy chiếu, video
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV đặt câu hỏi định hướng cho HS: 
+ Nội dung của video nói về vấn đề gì?
+ Loại khí gì được thải ra trong các hoạt động ở video trên? Khí đó có tốt cho con người và môi trường hay không? 
Link tham khảo: 
- Bước 2: GV cho HS coi 1 video ngắn về cháy rừng Amazon gần đây hoặc video các nhà máy thải ra khói vào môi trường. 
- Bước 3: HS trả lời.
- Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức và dẫn dắt HS vào bài mới.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu CÁC THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ 
(7 phút)
1. Mục tiêu
- Kể tên được các thành phần của không khí.
- Phân tích được biểu đồ tròn về tỉ lệ các thành phần của không khí.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Nhóm/Động não
3. Phương tiện
- Bảng, biểu đồ
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm: 
+ Nhóm Oxi
+ Nhóm Nito
+ Nhóm Hơi nước và khí khác. 
- Bước 2: 
+ GV phát thẻ để HS ghi tên nhóm vào. 
+ GV vẽ hình 45: Các thành phần của không khí lên bảng (GV có thể chuẩn bị sẵn trên giấy A2 để tiết kiệm thời gian), GV chỉ ghi tỉ lệ, không ghi tên khí. 
+ Yêu cầu các nhóm suy nghĩ và đoán xem thành phần khí của nhóm mình chiếm tỉ lệ bao nhiêu %, rồi dán bảng tên nhóm vào tỉ lệ tương ứng.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ và đại diện lên bảng dán tên khí vào tỉ lệ tương ứng. 
- Bước 3: Có 2 trường hợp xảy ra:
+ Trường hợp 1: HS dán đúng tỉ lệ. GV dựa vào biểu đồ đó để chuẩn xác về các thành phần của không khí và nêu vai trò của từng loại khí.
+ Trường hợp 2: HS dán không đúng tỉ lệ. Sẽ có nhóm dán bị chồng chéo nhau. GV tổ chức cho các nhóm dán chồng chéo nhau giải thích lí do tại sao lại chọn tỉ lệ đó. Các nhóm tranh luận để bảo vệ quan điểm của nhóm mình. GV là người nhận xét, chuẩn xác và chốt kiến thức.
Nội dung phần 1 – Thành phần của không khí
-Thành phần của không khí : Khí Nitơ chiếm 78%, khí ô xi chiếm 21%, hơi nước và các khí khác: 1%.
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương mù...
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về CẤU TẠO CỦA LỚP VỎ KHÍ (16 phút)
1. Mục tiêu
- Phân tích được hình vẽ các tầng khí quyển.
- So sánh được vị trí, đặc điểm và vai trò của các tầng.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: 
Nhóm, trực quan/ chuyên gia, mảnh ghép.
3. Phương tiện
Hình vẽ các tầng khí quyển
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV giữ nguyên 3 nhóm cũ. Chỉ thay đổi tên nhóm thành A,B,C. Giao nhiệm vụ cho các nhóm. Quan sát hình 46: Các tầng khí quyển.
Vòng 1: (nhóm chuyên gia ) 
+ Nhóm A: tìm hiểu tầng đối lưu. 
+ Nhóm B: tìm hiểu tầng bình lưu. 
+ Nhóm C: tìm hiểu các tầng cao.
- Bước 2: 
Vòng 2: (nhóm mảnh ghép) Hình thành 3 nhóm mới. Đảm bảo trong nhóm mới đều có ít nhất 1 thành viên của các nhóm cũ. Các thành viên ở nhóm mới sẽ cùng chia sẻ những thông tin đã tìm hiểu được ở nhóm cũ. Sau đó các nhóm hoàn thành bảng sau:
Tên tầng
Vị trí
Đặc điểm
Vai trò
Đối lưu 
Bình lưu 
Các tầng cao 
- Bước 3: Các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, dán sản phẩm lên bảng. GV gọi từng nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm trình bày 1 tầng. 
- Bước 4: GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức. Mở rộng thêm và cho HS xem hình về cực quang và sao băng. 
- Bước 5: GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho các nhóm. Giả sử mỗi nhóm là một quốc gia (Có thể cho mỗi nhóm chọn tên quốc gia, yêu cầu không trùng nhau), HS trong nhóm là những người lãnh đạo, đại diện cho quốc gia đó sẽ cùng họp, thảo luận để bàn bạc tìm ra giải pháp bảo vệ bầu khí quyển của Trái đất. Mỗi nhóm có ít nhất 3 giải pháp. Thảo luận trong 3 phút. 
- Bước 6: Hết thời gian, GV cho đại diện 3 quốc gia chia sẻ trước lớp về các giải pháp của nhóm đã thảo luận. Có thể tranh luận, bổ sung cho nhau.
- Bước 7: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nội dung phần 2 - Cấu tạo của lớp vỏ khí
+Tầng đối lưu:
- Sát mặt đất, ở độ cao 0-16km.
- Tập trung 90% không khí.
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao.
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa,...
+ Tầng bình lưu:
- Phía trên tầng đối lưu, ở độ cao 16-80 km.
- Có lớp ôdôn, lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
- Không khí chuyển động theo chiều ngang.
+Các tầng cao của khí quyển:
- Nằm trên tầng bình lưu.
- Không khí cực loãng.
- Không có quan hệ trực tiếp với đời sống của con người.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về CÁC KHỐI KHÍ (10 phút)
1. Mục tiêu
- Kể tên được 4 khối khí chính.
- Phân biệt và so sánh được khối khí nóng, lạnh;
- Phân biệt và so sánh được khí lục địa và đại dương.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Chia cặp, trực quan/ động não.
3. Phương tiện
Hình vẽ các đới khí hậu trên trái đất.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV cho HS quan sát hình ảnh sau (Hoặc có thể vẽ nhanh lên bảng):
Yêu cầu HS lên xác định đường xích đạo, chí tuyến và vòng cực. 
- Bước 2: GV chỉ vào hình và giải thích nhanh sự hình thành của khối khí nóng, lạnh. Từ đó yêu cầu HS dựa vào tên của khối khí đại dương và khối khí lục địa, thử đoán xem hai khối khí này hình thành ở đâu, có tính chất gì? Sau đó GV chia 2 bạn gần nhau thành 1 cặp, yêu cầu các cặp hoàn thành bảng sau:
A
B
Trả lời
Khối khí nóng.
 2. Khối khí lạnh.
 3. Khối khí đại dương.
 4. Khối khí lục địa.
a) Hình thành ở vĩ độ cao, nhiệt độ thấp.
b) Hình thành ở biển, đại dương, độ ẩm lớn.
c) Hình thành ở vĩ độ thấp, nhiệt độ cao.
d) Hình thành ở lục địa, tương đối khô.
1.............
2..............
3..............
4..............
- Bước 3: HS trả lời. 
- Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
Nội dung phần 3 – Các khối khí
- Khối khí nóng: hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. 
- Khối khí lạnh: hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
- Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
- Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền có tình chất tương đối khô.
C. Hoạt động luyện tập: Trò chơi (6 phút)
1. Mục tiêu
- Trả lời được những kiến thức trọng tâm cơ bản về lớp vỏ khí.
- Đánh giá vai trò của khối khí
- Phát triển năng lực hợp tác nhóm
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: 
- Nhóm/trò chơi “Nhanh như chớp”
3. Phương tiện: 
- Phiếu bốc thăm câu hỏi
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm. Có 10 câu hỏi ngắn. Mỗi nhóm bốc thăm 5 câu. 
+ Lượt 1: Nhóm 1 đọc lần lượt các câu hỏi đã bốc thăm được cho nhóm 2 trả lời.
+ Lượt 2: Ngược lại, nhóm 2 đọc lần lượt các câu hỏi đã bốc thăm được cho nhóm 1 trả lời.
Bộ câu hỏi luyện tập
Khí nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong không khí? 
Ở độ cao gần 16km sát mặt đất, tập trung khoảng bao nhiêu % không khí?
Không khí ở tầng đối lưu chuyển động theo chiều nào?
Tầng nào là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng mây, mưa, sấm, chớp?
Trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm đi bao nhiêu độ C?
Tầng bình lưu nằm trong giới hạn nào?
Căn cứ vào đâu người ta chia thành khối khí nóng, lạnh?
Khối khí nóng, lạnh hình thành ở đâu?
Tính chất của khối khí nóng, lạnh?
Tính chất của khối khí đại dương và khối khí lục địa?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. 
- Bước 3: GV nhận xét và tổng kết lại kiến thức của bài.
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (2 phút)
1. Mục tiêu
- Trả lời được những kiến thức trọng tâm cơ bản về lớp vỏ khí.
- Đánh giá vai trò của khối khí
- Phát triển năng lực hợp tác nhóm
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: 
- Nêu vấn đề
3. Tiến trình hoạt động 
- GV nêu vấn đề: Nếu Trái đất không có tầng ozone, chuyện gì sẽ xảy ra? Tại sao?
- HS thảo luận và trả lời nhanh theo vòng tròn
- HS về nhà nghiên cứu, tìm hiểu thêm
V. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần - Ngày soạn: 
PPCT: 
BÀI 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Phân biệt được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
- Trình bày đặc điểm nhiệt độ không khí; trình bày được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí.
- Tính được nhiệt độ trung bình ngày ở một địa điểm.
- Giải thích được nguyên nhân làm cho nhiệt độ không khí thay đổi. 
2. Kĩ năng
- Đo và tính được nhiệt độ trung bình ngày tháng năm,
- Tập làm quen với dự báo thời tiết ghi chép một số yếu tố thời tiết.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phiếu học tập
- Bài trình chiếu, tổng kết
- Cập nhật thông tin, hình ảnh.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu trước bài mới.
- Nghiên cứu các lược đồ, hình ảnh
- Giấy note, giấy A4.
 III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nhận biết
Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ
- Trình bày được khái niệm thời tiết , khí hậu, nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.
- Xác định được các yếu tố tác động đến sự hình thành nhiệt độ của không khí.
- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí
- Giải thích được nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt độ không khí
- Lí giải nhiệt độ tại địa phương
- Tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm. 
Đo tính nhiệt độ, lượng mưa hàng ngày.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
A. Tình Huống Xuất Phát (7p)
Mục tiêu: 
- Định hướng cho học sinh về nội dung học tập thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí.
- Tạo hứng thú động cơ để HS học tập bài mới.
2. Phương pháp dạy học: Giáo dục trực quan
3. Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân. 
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: 
Tình huống
Nhà bạn An cuối tuần này đi du lịch Sapa
Bạn sẽ tư vấn cho An mang theo những vật dụng nào cần thiết, vì sao?
- Các HS sẽ tư vấn về thời gian, trang phục, vật dụng, chi phí, ăn ở 
- GV chiếu clip GV giao nhiệm vụ
+ GV cho HS xem đoạn video về thời tiết và khí hậu hoặc xem một bản tin thời tiết. 
+ Yêu cầu HS ghi chép lại những thông tin nói về thời tiết hoặc khí hậu trong bản tin.
+ Bằng kiến thức của bản thân hãy phân tích về thông tin mà em biết. 
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. 
- Bước 3: GV gọi HS báo cáo kết quả và tổ chức cho HS trao đổi thảo luận
- Bước 4: GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới
B. Hình Thành Kiến Thức Mới – Luyện Tập 28’
HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU (10 phút)
1. Mục tiêu
- Phân biệt và trình bày được thời tiết và khí hậu.
- Quan sát, ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương qua thực tế và qua các bản tin dự báo thời tiết. 
2. Phương pháp dạy học: 
- Phát vấn, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở, liên hệ thực tế.
3. Hình thức tổ chức dạy học: Cặp đôi
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ, thời gian 3 phút
+ Yêu cầu HS đọc SGK mục 1 và hoàn thành phiếu học tập số 1: 
+ Nêu ví dụ để phân biệt sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
+ Sử dụng thiết bị điện tử tìm nhiệt độ trung bình ngày hôm nay tại Hà Nội và London
Phiếu học tập số 1
Dấu hiệu
Thời tiết
Khí hậu
Thời gian
Dài 
Phạm vi
Nhịp độ thay đổi
Thường xuyên
Dự báo
Khoảng thời gian dài
- Bước 2: Tiến hành hoạt động. 
+ HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, sau đó tiến hành trao đổi cặp đôi để thống nhất nội dung trả lời
- Bước 3: Đánh giá
+ GV chiếu bài tập, gọi ngẫu nhiên 1 thành viên trình bày đáp án
+ GV chiếu đáp án, HS chấm chéo/tự chấm sản phẩm cặp đôi của mình.
- Gợi ý ví dụ: Thời tiết ngày hôm nay buổi sáng có mưa, buổi trưa trời nắng...
 Khí hậu nước ta cứ vào khoảng tháng 10 đến tháng 4 là gió mùa Đông Bắc thổi và miền Bắc là mùa đông.
Hình ảnh kiểu thời tiết đặc trưng
- Bước 4: Tổng kết, khen ngợi HS.
GV nhấn mạnh một số trọng tâm nếu có
Nội dung 1
- Thời tiết là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian nhất định.
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và trở thành quy luật.
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ VÀ CÁCH ĐO
NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ (15 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được nhiệt độ của không khí.
- Phân biệt được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí. 
- Đo và tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm.
2. Phương pháp dạy học: 
- Đàm thoại gợi mở, đọc văn bản, tính toán, trò chơi.
3. Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, trò chơi: ai nhanh hơn?
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc SGK mục 2 và quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi: 
+ Thế nào là nhiệt độ không khí? 
+ Nguồn cung cấp nhiệt cho không khí?
+ Quá trình nóng lên của không khí trên Trái đất?
+ Dụng cụ đo nhiệt độ không khí? 
+ Cách đo nhiệt độ không khí?
- Bước 2: Tiến hành hoạt động. 
+ HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trước, sau đó tiến hành trao đổi cặp đôi để thống nhất nội dung trả lời
- Bước 3: Đánh giá
+ GV chiếu bài tập, gọi ngẫu nhiên 1 thành viên trình bày đáp án
+ GV chiếu đáp án, HS chấm chéo/tự chấm sản phẩm cặp đôi của mình.
- Bước 4: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: AI NHANH HƠN?
+ GV phát cho HS phiếu học tập số 2. Yêu cầu HS hoàn thiện phiếu học tập trong thời gian 3 phút và rút ra kết luận: Cách tính nhiệt độ không khí trung bình ngày/tháng/năm. 
Phiếu học tập số 2
1. Giả sử có một ngày ở Hà Nội, người 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_ii.docx