Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng

1.1. Kiến thức:

- Biết vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng, kích thước của Trái Đất.

- Trình bày được khái niệm kinh tuyến , vĩ tuyến. Biết được qui ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông , kinh tuyến Tây,vĩ tuyến Bắc , vĩ tuyến Nam , nửa cầu Đông , nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.

1.2. Kĩ năng :

- Xác định được vị trí Trái Đất trong Hệ Mặt Trời .

- Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên bản đồ và quả Địa Cầu.

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin về vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời, về hình dạng và kích thước của Trái Đất về hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến trên lược đồ và Quả Địa Cầu .

- Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân.

1.3. Thái độ :

- Gây hứng thú cho các em hình thành ý thức, thái độ học tập với bộ môn Địa lí.

 

doc 3 trang tuelam477 6952
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: 
VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU 
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
1.1. Kiến thức:
- Biết vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng, kích thước của Trái Đất. 
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến , vĩ tuyến. Biết được qui ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông , kinh tuyến Tây,vĩ tuyến Bắc , vĩ tuyến Nam , nửa cầu Đông , nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
1.2. Kĩ năng :
- Xác định được vị trí Trái Đất trong Hệ Mặt Trời .
- Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên bản đồ và quả Địa Cầu.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin về vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời, về hình dạng và kích thước của Trái Đất về hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến trên lược đồ và Quả Địa Cầu .
- Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân.
1.3. Thái độ :
- Gây hứng thú cho các em hình thành ý thức, thái độ học tập với bộ môn Địa lí.
2. Mục tiêu phát triển năng lực:
 Năng lực chung
Năng chuyên biệt
-Nhóm NL về quan hệ xã hội: 
NLgiao tiếp, NL hợp tác
-Nhóm NL về làm chủ và phát triển bản thân: 
NLtự học, tự giải quyết vấn đề,
NL sáng tạo,
- Nhóm NL công cụ: 
NL sử dụng ngôn ngữ, tính toán 
-NL Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV)VÀ HỌC SINH(HS):
1. Chuẩn bị của GV
- - Quả Địa Cầu. Sách giáo khoa. Các hình 1, 2, 3 (sgk).
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định lớp :(1p)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
Nêu nội dung của môn địa lí lớp 6?- Làm thế nào để học tốt môn địa lí?
3. Tiến trình bài học :(35 phút)
Trong vũ trụ bao la, Trái Đất tuy rất nhỏ nhưng lại là thiên thể duy nhất có sự sống. Từ xưa đến nay con người luôn muốn khám phá những bí ẩn của Trái Đất. Với sự tiến bộ của khoa học và sự nghiên cứu miệt mài của các nhà nghiên cứu một số bí ẩn như hình dạng, kích thước, vị trí của Trái Đất đã được giải đáp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thầy và các em sẽ vào bài 1 : 
Hoạt động 1: Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời ( 15 phút )
1.Phương pháp: đàm thoại, trực quan
2. Hình thức :HĐ cá nhân, 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
GV - Hành tinh là những ngôi sao không tự phát sáng. Mặt trời là những ngôi sao tự phát sáng.
* B1 
- Hs tự quan sát hình 1 : Hệ Mặt Trời
- Hệ Mặt Trời là hệ gồm các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời . Hệ Mặt Trời gồm có mấy hành tinh ? 
- Kể tên 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời ?
- Cho biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời ?
* B2 
- Gv yêu cầu Hs trả lời.- Gv chốt kiến thức ,mở rộng :
+ Thời cổ đại bằng mắt thường quan sát được 5 hành tinh (Kim ,Thuỷ, Hoả, Mộc, Thổ) .1781 bắt đầu có kính thiên văn con người phát hiện sao Thiên Vương. 1846 phát hiện sao Hải Vương. 1930 phát hiện sao Diêm Vương.
- Mặt Trời cùng 8 hành tinh quay quanh nó gọi là hệ Mặt Trời.
- Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Hoạt động 2:Hình dạng, kích thước của Trái Đất – hệ thống kinh – vĩ tuyến.( 20 phút )
1.Phương pháp: đàm thoại, trực quan, chia sẻ
2. Hình thức :HĐ cá nhân, cặp đôi 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* B1
- Trong trí tưởng tượng của người xưa Trái Đất có hình dạng như thế nào qua phong tục bánh chưng, bánh dày?
- Hành trình vòng quanh TG của Mazenlang năm 1522 hết 1083 ngày đã có câu trả lời đúng về hình dạng của Trái Đất. Trái Đất có hình dạng như thế nào ?
- Quan sát hình 2 sgk. Đọc độ dài bán kính, đường xích đạo? Nhận xét gì về kích thước Trái Đất?
* B2 
- Gv yêu cầu Hs trả lời.
- Gv chốt kiến thức, dùng quả Địa Cầu khẳng định hình dạng Trái Đất.- Gv kể chuyện bánh chưng , bánh dày .
- Hệ thống kinh – vĩ tuyến
 (Suy nghĩ – cặp đôi - chia sẻ)
- Hs làm việc cá nhân –
* B1 
 Hs quan sát hình 3 sgk cho biết :
- Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và Nam trên quả Địa Cầu là đường gì ?Độ dài như thế nào ?
- Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các đường kinh tuyến là những đường gì ? Độ dài ?
* B2 
Hs : Đọc mục 2 sgk và cho biết qui ước kinh tuyến gốc , vĩ tuyến gốc , kinh tuyến Đông , kinh tuyến Tây , vĩ tuyến Bắc , vĩ tuyến Nam , nửa cầu Đông , nửa cầu Tây ,nửa cầu Bắc , nửa cầu Nam .
* B3 
- Hs thảo luận cặp đôi về những nội dung trên .
- Gv yêu cầu đại diện các cặp đôi trình bày – nhận xét .
* B3 
- Gv tóm tắt và chốt kiến thức, nêu ý nghĩa của hệ thống kinh vĩ tuyến và cho Hs biết trên bề mặt Trái Đất không có đường kinh vĩ tuyến .
a. Hình dạng và kích thước của Trái Đất 
-Trái Đất có hình cầu và có kích thước rất lớn.
+ Độ dài bán kính Trái Đất 6.378 km.
+ Độ dài đường Xích đạo: 40.076km .
- Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất.
b. Hệ thống kinh , vĩ tuyến
* Khái niệm : 
- Kinh tuyến là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa Cầu , có độ dài bằng nhau
- Vĩ tuyến là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến.
*.Một số qui ước 
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số số 00, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (Nước Anh)
- Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến sồ 00 ( Xích đạo)
 - Vĩ tuyến Bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. 
- Vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam. 
- Kinh tuyến Đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Nửa cầu Đông là nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200 T và 1600 Đ.
- Nửa cầu Tây là nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200 T và 1600 Đ.
- Nửa cầu Bắc là nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Nửa cầu Nam là nửa bề mặt Địa Cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.
IV. CỦNG CỐ- HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ ( 6 phút)
1. Củng cố : 
- Cho học sinh xác định vị trí tâm bão ngày 12. 6 . 2006 ( kinh tuyến 1300 Đ, vĩ tuyến 150 B)hình 12 – sgk , cho biết bão xảy ra ở biển nào ? thời điểm nào ? Ở đâu ? 
- Vẽ sơ đồ Trái Đất ghi tên điểm cực Bắc , Nam , đường Xích đạo .
- Làm bài tập 1,2/8 sách giáo khoa
2. Hướng dẫn học tập :
- Chuẩn bị bài 3: Tỉ lệ bản đồ
- Tìm hiểu khái niệm bản đồ là gì? Tỉ lệ bản đồ là gì?
- Ý nghĩa của 2 loại: số tỉ lệ và thước tỉ lệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_bai_1_vi_tri_hinh_dang_va_kich_thuoc_cu.doc