Giáo án Địa lí Lớp 6 - Biển và đại dương

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Biển và đại dương

- Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới.

- So sánh diện tích các đại dương trên thế giới.

- Trình bày và giải thích các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển.

- Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới.

 

docx 12 trang Mạnh Quân 27/06/2023 950
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Biển và đại dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: . Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới.
- So sánh diện tích các đại dương trên thế giới.
- Trình bày và giải thích các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển.
- Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới. Giải thích nguyên nhân các vận động của nước biển và đại dương.
+ Tìm hiểu Địa lí	: Sử dụng các công cụ địa lí: Tranh ảnh, văn bản, video để tìm hiểu sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới. Tìm hiểu các vận động của nước biển và đại dương.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Để giải thích các tình huống trong thực tế và liên hệ với cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bản đồ biển và đại dương thế giới.
- Video, tranh ảnh một số vùng biển và đại dương trên thế giới.
- Phiếu học tập
- Thiết bị điện tử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả.
b. Nội dung
- Hát tập thể bài: Bé yêu biển lắm
- Em hãy mô tả những điều em biết về biển?
c. Sản phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Khởi động với trò chơi BÉ LÀM CA SĨ
- Hát tập thể bài: Bé yêu biển lắm
- Em hãy mô tả những điều em biết về biển?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất.
Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. 
- Gọi học sinh bất kì trả lời, các học sinh khác bổ sung ý kiến.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
 Nước mặn chiếm 97,5% khối nước trên Trái Đất, gần như toàn bộ nằm trong các biển và đại dương. Nước trong các biển và đại dương có nhiệt độ và độ muối khác nhau theo vĩ độ và luôn vận động
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu đại dương thế giới.
a. Mục tiêu
- Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới.
- So sánh diện tích các đại dương trên thế giới.
b. Nội dung
- Tìm hiểu khái niệm đại dương thế giới.
- Hoàn thành phiếu học tập số 1 và xác định trên lược đồ vị trí giới hạn các đại dương trên thế giới.
- So sánh diện tích các đại dương trên thế giới.
- Tìm hiểu về biển, vịnh biển. Liên hệ với vùng biển nước ta.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
- Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1
+ Mục tiêu hoạt động: Xác định trên bản đồ các biển, đại dương trên thế giới.
 + Công cụ đánh giá: bảng kiểm
Nội dung
Đúng
Sai
Vị trí Thái Bình Dương
Vị trí Đại Tây Dương
Vị trí Ấn Độ dương
Vị trí Bắc Băng Dương
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết của mình, em hãy cho biết:
- Người đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển? Chuyến đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển đã chứng tỏ điều gì?
- Đại dương thế giới là gì?
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sự phân bố các đại dương thế giới.
- GV chia lớp thành các nhóm từ 4-6 bạn.
- Giao nhiệm vụ nhóm: Dựa vào hình 1. Biển và đại dương trên thế giới, các em hãy trao đổi và hoàn thiện thông tin phiếu học tập số 1
Đại dương
Tiếp giáp với các châu lục và đại dương
Phía bắc
Phía đông
Phía nam
Phía tây
Thái Bình Dương
Đại Tây Dương
Ấn Độ Dương
Bắc Băng Dương
Nhiệm vụ 3: GV yêu cầu học sinh lên xác định vị trí của các đại dương trên lược đồ và so sánh diện tích của các đại dương trên Trái Đất.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
1. Đại dương thế giới
2.2. Tìm hiểu độ muối, nhiệt độ của nước biển.
a. Mục tiêu
- Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới
b. Nội dung
- Tìm hiểu sự khác biệt và giải thích nguyên nhân sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối của vùng biển nhiệt đới và ôn đới.
- Tìm hiểu vai trò của độ muối trong cuộc sống.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
- Thông tin phản hồi Phiếu học tập số 2
STT
Câu hỏi
THÔNG TIN
1
Nhiệt độ trung bình của nước biển và đại dương? Nhiệt độ của vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới như thế nào?
- Nhiệt độ trung bình: 170C
+ Vùng biển nhiệt đới: 240C - 270C
+ Vùng biển ôn đới: 160C - 180C
2
Độ muối trung bình của nước biển và đại dương? Độ muối của vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới như thế nào?
- Độ muối trung bình: 35%0
+ Vùng biển nhiệt đới: 35 – 36%o
+ Vùng biển ôn đới: 34 – 35%o
3
Sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới?
- Nhiệt độ: Vùng biển nhiệt đới cao hơn vùng biển ôn đới
- Độ muối: Vùng biển nhiệt đới cao hơn vùng biển ôn đới
4
Nguyên nhân sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới?
- Nhiệt độ: Vùng biển nhiệt đới nằm trong vùng gần xích đạo, có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nên nhiệt độ cao hơn vùng biển ôn đới.
- Độ muối: Vùng biển nhiệt đới có nhiệt độ cao hơn => bốc hơi lớn hơn vùng biển ôn đới nên có độ muối cao hơn
Hướng dẫn đánh giá sản phẩm học tập
STT
Câu hỏi
THÔNG TIN
Điểm
1
Nhiệt độ trung bình của nước biển và đại dương? Nhiệt độ của vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới như thế nào?
- Nhiệt độ trung bình: 170C
+ Vùng biển nhiệt đới: 240C - 270C
+ Vùng biển ôn đới: 160C - 180C
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2
Độ muối trung bình của nước biển và đại dương? Độ muối của vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới như thế nào?
- Độ muối trung bình: 35%0
+ Vùng biển nhiệt đới: 35 – 36%o
+ Vùng biển ôn đới: 34 – 35%o
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
3
Sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới?
- Nhiệt độ: Vùng biển nhiệt đới cao hơn vùng biển ôn đới
- Độ muối: Vùng biển nhiệt đới cao hơn vùng biển ôn đới
1,5 đ
1,5 đ
4
Nguyên nhân sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới?
- Nhiệt độ: Vùng biển nhiệt đới nằm trong vùng gần xích đạo, có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng nên nhiệt độ cao hơn vùng biển ôn đới.
- Độ muối: Vùng biển nhiệt đới có nhiệt độ cao hơn => bốc hơi lớn hơn vùng biển ôn đới nên có độ muối cao hơn
2,0 đ
2,0 đ
d. Cách thức tổ chức 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK, em hãy cho biết: Tại sao chúng ta không thể sử dụng nước biển để uống?
Nhiệm vụ 2: So sánh sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới.
- Dựa vào thông tin SGK, em hãy trao đổi theo cặp đôi để hoàn thiện nội dung phiếu học tập số 2.
STT
Câu hỏi
THÔNG TIN
1
Nhiệt độ trung bình của nước biển và đại dương? Nhiệt độ của vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới như thế nào?
- Nhiệt độ trung bình:
+ Vùng biển nhiệt đới:
+ Vùng biển ôn đới: 
2
Độ muối trung bình của nước biển và đại dương? Độ muối của vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới như thế nào?
- Độ muối trung bình: 35%0
+ Vùng biển nhiệt đới: 
+ Vùng biển ôn đới:
3
Sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới?
- Nhiệt độ:
- Độ muối:
4
Nguyên nhân sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới?
- Nhiệt độ:
- Độ muối:
Nhiệm vụ 3: Dựa vào hiểu biết của mình em hãy cho biết:
Con người đã biết khai thác độ mặn của muối biển và đại dương để làm gì?
Kể tên các vùng sản xuất muối ở nước ta mà em biết?
Chúng ta cần sử dụng muối như thế nào để đảm bảo sưc khỏe?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
2. Độ muối, nhiệt độ của nước biển.
- Nhiệt độ trung bình: 170C
+ Vùng biển nhiệt đới: 240C - 270C
+ Vùng biển ôn đới: 160C - 180C
- Độ muối trung bình: 35%0
+ Vùng biển nhiệt đới: 35 – 36%o
+ Vùng biển ôn đới: 34 – 35%o
- Nhiệt độ: Vùng biển nhiệt đới cao hơn vùng biển ôn đới
- Độ muối: Vùng biển nhiệt đới cao hơn vùng biển ôn đới
2.3. Tìm hiểu một số dạng vận động của nước biển và đại dương
a. Mục tiêu
- Trình bày và giải thích các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển.
b. Nội dung
- Hoạt động nhóm để tìm hiểu các chuyển động của nước biển và đại dương.
- Phân tích ảnh hưởng của thủy triều đến đời sống và sản xuất.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
- Thông tin phản hồi phiếu học tập
+ Phiếu học tập số 3
Sóng biển
Thủy triều
Dòng biển
Khái niệm
Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển.
Là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ xuống theo quy luật hàng ngày.
Là dòng chảy trong biển và đại dương (giống như dòng sông trên lục địa) 
Phân loại
- Sóng thường
- Sóng thần
- Nhật triều
- Bán nhật triều
- Nhật triều không đều
- Dòng biển nóng
- Dòng biển lạnh
Nguyên nhân
- Chủ yếu do gió
- Sóng thần: động đất ngầm dưới đại dương.
- Do sức hút của mặt trăng và mặt trời
- Do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín phong, gió Tây ôn đới
Ảnh hưởng
- Phát triển du lịch, sản xuất điện...
- Sạt lở đất, sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
- Phát triển kinh tế biển: GTVT, đánh bắt thủy sản, sản xuất muối, điện..
- Triều cường, 
- Tác động đến khí hậu nơi chúng đi qua.
d. Cách thức tổ chức 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào các hình ảnh sau, hãy cho biết các chuyển động của nước biển và đại dương?
Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm – 5 phút
*Dựa vào thông tin SGK, hình 1,2,3. các em hãy tìm hiểu các hình thức vận động của nước biển và đại dương theo nội dung phiếu học tập số 3.
+ Nhóm 1,2: Sóng biển
+ Nhóm 3,4: Thủy triều
+ Nhóm 5,6: Dòng biển
Sóng biển
Thủy triều
Dòng biển
Khái niệm
Phân loại
Nguyên nhân
Ảnh hưởng
- Ngoài những con sóng bình thường còn xuất hiện các con sóng thần. Hãy cho biết nguyên nhân của sóng thần? 
- Sóng thần có tác hại như thế nào? Bản thân em có thể làm được gì để giúp người dân nơi bị ảnh hưởng bởi sóng thần?
- Chiến thắng lịch sử nào liên quan đến hiện tượng thủy triều?
-Chúng ta đã khai thác nguồn năng lượng sóng và thủy triều để làm gì?
Liên hệ với thực trạng xâm nhập mặn ở vùng ĐB Sông Cửu Long?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
3. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương.
Sóng biển
Thủy triều
Dòng biển
Khái niệm
Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển.
Là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ xuống theo quy luật hàng ngày.
Là dòng chảy trong biển và đại dương (giống như dòng sông trên lục địa) 
Phân loại
- Sóng thường
- Sóng thần
- Triều cường
- Triều kém
- Dòng biển nóng
- Dòng biển lạnh
Nguyên nhân
- Chủ yếu do gió
- Sóng thần: động đất ngầm dưới đại dương.
- Do sức hút của mặt trăng và mặt trời
- Do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín phong, gió Tây ôn đới
Ảnh hưởng
- Phát triển du lịch, sản xuất điện...
- Sạt lở đất, sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
- Phát triển kinh tế biển: GTVT, đánh bắt thủy sản, sản xuất muối, điện..
- Triều cường, 
- Tác động đến khí hậu nơi chúng đi qua.
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung
- Dựa vào tình huống học tập để ôn tập, củng cố các kiến thức đã học trong bài.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Trò chơi: Giải cứu đại dương
- GV giới thiệu trò chơi và cách thức tham gia trò chơi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- Tham gia bằng cách giơ tay nhanh nhất
Bước 3: GV nhận xét, đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của học sinh.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Hướng dẫn học sinh làm sản phẩm sáng tạo: Chế hệ thống biến nước mặn thành nước ngọt bằng Mặt Trời.
c. Sản Phẩm
- Sản phẩm thực hành sáng tạo: Chế hệ thống biến nước mặn thành nước ngọt bằng Mặt Trời.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Hướng dẫn học sinh làm sản phẩm sáng tạo: Chế hệ thống biến nước mặn thành nước ngọt bằng Mặt Trời.
- HS có thể làm việc cá nhân hoặc nhóm nhỏ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Về nhà học sinh thực hiện nhiệm vụ, thử nghiệm và nộp sản phẩm vào tiết học sau
Bước 3: HS giới thiệu sản phẩm của cá nhân/nhóm
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của học sinh
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_bien_va_dai_duong.docx