Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 15+16 - Năm học 2020-2021 - Phạm Việt Lan

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 15+16 - Năm học 2020-2021 - Phạm Việt Lan

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí.

- Biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.

- Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng.

- Trình bày được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa.

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: quan sát hình ảnh và phân tích biểu đồ.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Sơ đồ các khối khí.

- Tranh ảnh, viddeo một số các hiện tượng thời tiết.

- Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập.

 

docx 14 trang tuelam477 3940
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 15+16 - Năm học 2020-2021 - Phạm Việt Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp
6A
6B
6C
Ngày dạy
21/1/2021
23/1/2021
21/1/2021
BÀI 15 CÁC MỎ KHOÁNG SẢN
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Biết được các khái niệm khoáng vật, đá, khoáng sản , mỏ khoáng sản , nguyên nhân hình thành các khoáng sản.
- Hiểu được khoáng sản không phải là nguồn tài nguyên vô tận phải biết khai thác hợp lí.
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích hình ảnh để tìm hiểu về các loại khoáng sản.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: vận dụng kiến thức đã học để đề xuất giải pháp sử dụng tài nguyên khoáng sản hiệu quả.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
- Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ khoáng sản Việt Nam.
- Các mẫu khoáng sản.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, vở, nghiên cứu trước bài mới. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục tiêu:
- Biết được tài nguyên khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên có giá trị của quốc gia.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh viết ra giấy được các loại khoáng sản và giá trị của chúng.
+ Than, sắt, dầu mỏ, có giá trị về mặt kinh tế.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu học sinh kể tên một số loại khoáng sản mà em biết và nó có giá trị gì?
Bước 2: HS kể tên một số loại khoáng sản.
Bước 3: HS nêu giá trị của một số loại khoáng sản trong đời sống thường ngày.
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại khoáng sản (20 phút)
a) Mục tiêu:
- Biết được khái niệm khoáng sản.
- Phân biệt các loại khoáng sản.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc đoạn văn bản SGK trang 49 kết hợp quan sát bảng phân loại khoáng sản để tìm hiểu khái niệm và đặc điểm các loại khoáng sản.
Nội dung chính
1. Các loại khoáng sản
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
- Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia làm 3 loại:
Khoáng sản năng lượng – VD: than, dầu mỏ, khí đốt, 
Khoáng sản kim loại – VD: sắt, đồng, chì kẽm, 
Khoáng sản phi kim loại – VD: muối mỏ, apatit, 
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ, GV yêu cầu học sinh đọc nội dung mục 1
- GV yêu cầu HS giải thích khoáng sản là gì?
Bước 2: GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận. Yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh các mẫu khoáng sản và sắp xếp thành 3 nhóm loại, cho biết công dụng của từng loại khoáng sản.
Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và trình bà công dụng của từng loại khoáng sản, yêu cầu kể tên một số khoáng sản ở địa phương.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh (15 phút)
a) Mục tiêu:
- Biết được thế nào là mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc đoạn văn bản SGK trang 50 và quan sát hình 42, 43 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Nội dung chính
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh .
- Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.
- Mỏ khoáng sản nội sinh là mỏ khoáng sản được hình thành do quá trình nội lực.
- Mỏ khoáng sản ngoại sinh là mỏ khoáng sản được hình thành do quá trình ngoại lực.
- Việc khai thác và sử dụng các loại khoáng sản phải hợp lí và tiết kiệm.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
+ Khi khoáng sản tập trung với số lượng lớn.
+ Là nơi tập trung số lượng lớn khoáng sản.
+ Mỏ khoáng sản nội sinh là mỏ khoáng sản được hình thành do quá trình nội lực.
+ Mỏ khoáng sản ngoại sinh là mỏ khoáng sản được hình thành do quá trình ngoại lực.
+ Không vô tận.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc nội dung sách giáo khoa:
- Ta có khoáng sản vàng, than, sắt... vậy khi nào được gọi là mỏ vàng, than, sắt?
- Vậy theo em mỏ khoáng sản là gì?
- Thế nào là mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh?
- GV yêu cầu HS liệt kê một số mỏ khoáng sản?
- Mỏ nội sinh là mỏ thuộc nhóm khoáng sản nào?
- Mỏ ngoại sinh là mỏ thuộc nhóm khoáng sản nào?
- Theo em khoáng sản có vô tận không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi ghi chép. GV quan sát và nhắc nhở.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. GV mở rộng: các mỏ khoáng sản nội sinh và mỏ khoáng sản ngoại sinh đều được hình thành trong một thời gian dài hàng vạn, hàng triệu năm nên rất quý và chúng không vô tận; Nếu chúng ta sử dụng không hợp lí và lãng phí khoáng sản trên Trái đất thì khoáng sản sẽ trở nên khan hiếm và cạn kiệt.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Dựa vào tính chất và công dụng khoáng sản được chia thành mấy loại, đó là các loại nào?
Hãy kể tên một số loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh?
Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Quảng Nam có những mỏ khoáng sản nào? Phân bố ở đâu?
Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Lớp
6A
6B
6C
Ngày dạy
28/1/2021
30/1/2021
28/1/2021
BÀI 16 : THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ ( HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN.
 Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Biết được khái niệm đường đồng mức. 
- Biết được kĩ năng đo tính độ cao và các khoảng cách trên thực địa dựa vào bản đồ. 
- Biết đọc và sử dụng các bản đồ tỉ lệ lớn có các đường đồng mức. 
2.Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích lược đồ để biết được cách biểu hiện địa hình.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên 
 - Lược đồ địa hình (H44 sgk phóng to treo tường).
 - Bản đồ hoặc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn có các đường dồng mức (Nếu có).
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi và dụng cụ học tập. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục tiêu:
- Tạo tình huống để bắt đầu bài học mới.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh chọn được dụng cụ để gợi ý cho bạn Nam.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống “Bạn Nam muốn đi du lịch nhưng lại phân vân không không biết phải mang theo vật dụng gì để xác định phương hướng? Các bạn hãy gợi ý giúp bạn Nam đưa các dụng cụ cần thiết đi nhé.
- Bước 2: HS thảo luận cặp với nhau và đưa ra ý kiến: La bàn, bản đồ địa hình, máy ảnh, dây leo núi, điện thoại, giày leo núi, cẩm nang du lịch leo núi 
- Bước 3: Giáo viên nêu vấn đề. Vây ở đây những dụng cụ này đặc biệt là bản đồ địa hình tỉ lệ lớn bạn Nam mang đi nhưng cách sử dụng như thế nào?
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về đường đồng mức và tỉ lệ bản đồ (15 phút)
a) Mục tiêu:
- Học sinh ôn lại kiến thức về đường đồng mức và tỉ lệ bản đồ.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình 44 và dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính
1. Bài tập 1
- Đường đồng mức: là những đường nối những điểm có cùng một độ cao trên bản đồ.
- Khoảng cách các đường đồng mức càng gần thì địa hình càng dốc, khoảng cách càng xa thì địa hình càng thoải.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy các câu trả lời của câu hỏi giáo viên đặt ra.
d) Cách thực hiện:
Bước 1:Giao nhiệm vụ, GV cho HS quan sát hình sau: 
GV yêu cầu HS dựa vào hình trên và kiến thức đã học, trả lời:
- Thế nào là đường đồng mức?
- Xác định các đường đồng mức trên lược đồ?
- Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên lược đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, quan sát lược đồ, suy nghĩ tìm câu trả lời.
Bước 3: HS trình bày trước lớp, xác định trên lược đồ, các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Thực hành tính tỉ lệ bản đồ và xác định độ cao trên lược đồ địa hình (20 phút) 
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết tính khoảng cách trên thực tế ở lược đồ hình 44
- Học sinh biết tính độ cao của 1 điểm thông qua đường đồng mức.
- Học sinh biết xác định sườn núi dốc và sườn núi thoải trên bản đồ.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình 44 và dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính
2. Bài tập 2
- Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2: Tây -> Đông.
- Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức: 100 m.
- Độ cao đỉnh A1: 900m, A2: 600m, B1: 500m, B2: 650m, 
B3: >500m.
- Sườn phía Tây đỉnh núi A1 dốc hơn vì các đường đồng mức gần nhau hơn.
- Khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2: 7,5 km.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
B1: GV cho HS quan sát hình 44 và yêu cầu: 
- Xác định trên lược đồ hình 44 hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2? 
- Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu?
- Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2 và các điểm B1, B2, B3?
- Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết sườn nào dốc hơn?
- GV cho HS thảo luận nhóm (5 phút): Dựa vào tỉ lệ lược đồ để tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2?
B2: HS thực hiện nhiệm vụ, quan sát lược đồ,trao đổi thảo luận, suy nghĩ tìm câu trả lời.
B3: HS trình bày trước lớp, xác định trên lược đồ, các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
B4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy đúng các loại núi phân theo độ cao.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Học sinh phân loại núi theo độ cao.
Đỉnh núi
Độ cao tuyệt đối (m)
Bà Đen (Tây Ninh)
986
Ngọc Linh (Kon – tum)
2598
Phan-xi-păng (Lào Cai)
3143
Tản Viên (Hà Nội)
1287
Yên Tử (Quảng Ninh)
1068
Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh sưu tầm các thông tin hoặc hình ảnh liên quan.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
 Sưu tầm thông tin để biết thêm về một số dãy núi cao, hang động nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới.
Bước 2: HS sưu tầm, tiết sau trình bày sản phẩm.
Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Lớp
6A
6B
6C
Ngày dạy
26/2/2021
28/2/2021
28/2/2021
TÊN BÀI DẠY: LỚP VỎ KHÍ
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Biết được thành phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí.
- Biết vai trò của hơi nước trong lớp vỏ khí.
- Biết các tầng của lớp vỏ khí: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm chính của mỗi tầng.
- Trình bày được sự khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa.
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: quan sát hình ảnh và phân tích biểu đồ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Sơ đồ các khối khí.
- Tranh ảnh, viddeo một số các hiện tượng thời tiết.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, vở, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục tiêu:
- HS biết được vai trò của khí Ôxi với sự sống.
- Tạo hứng thú với bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi lên bảng được các ý cơ bản.
+ Không có sự sống.
+ Không thở được.
+ Lửa không thể cháy được.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV phổ biển thể lệ trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- Cả lớp cùng quan sát trong 1 phút.
- Cử 3 HS của 3 tổ lên bảng, trong vòng 2 phút cùng ghi lên bảng những điều khủng khiếp sẽ xảy với con người nếu mất Ô xi trong 5 giây?
Bước 2: GV tổ chức trò chơi.
Bước 3: Tổng kết, khen thưởng cho HS.
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần của không khí (8 phút)
a) Mục tiêu:
- Học sinh biết được thành phần của không khí.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc đoạn văn bản sgk trang 52 kết hợp quan sát và phân tích hình 45 để biết được các thành phần của không khí.
Nội dung chính
1. Thành phần của không khí
- Thành phần của không khí : 
+ Khí Nitơ chiếm 78%.
+ Khí ô xi chiếm 21%.
+ Hơi nước và các khí khác : 1%.
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương mù...
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
+ Oxi (21%), Ni tơ (78%), hơi nước và các khí khác (1%).
+ Oxi là quan trọng nhất.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc và khai thác thông tin SGK, biểu đồ hình 45 (trang 4) cho biết: 
- Các thành phần của không khí?
- Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- Thành phần nào chiếm vai trò quan trọng nhất?
Bước 2: HS suy nghĩ trả lời.
 Bước 3: GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Mở rộng: GV nói thêm về vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất để làm rõ hơn vai trò của hơi nước trong khí quyển.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển) (15 phút)
a) Mục tiêu:
- Biết được cấu tạo của lớp vỏ khí và vai trò của lớp vỏ khí.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc đoạn văn bản sgk trang 52 kết hợp quan sát và phân tích hình 46 để tìm hiểu cấu tạo của lớp vỏ khí.
Nội dung chính
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển)
Tầng khí quyển
Độ cao
Đặc điểm
Tầng đối lưu
Từ 0 – 16km.
- Nằm sát mặt đất.
- Tập trung 90% không khí .
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng.
Tầng bình lưu
Từ 16 - 80km.
- Trên tầng đối lưu cao 16-80 km .
- Có lớp ôdôn lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người 
Các tầng cao của khí quyển
Trên 80km.
- Nằm trên tầng bình lưu.
- Không khí cực loãng.
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành các phiếu học tập.
- Bảng kiến thức
Tầng khí quyển
Độ cao
Đặc điểm
Tầng đối lưu
Từ 0 – 16km.
- Nằm sát mặt đất.
- Tập trung 90% không khí .
- Nhiệt độ giảm dần theo độ cao
- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
- Nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng.
Tầng bình lưu
Từ 16 - 80km.
- Trên tầng đối lưu cao 16-80 km .
- Có lớp ôdôn lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người 
Các tầng cao của khí quyển
Trên 80km.
- Nằm trên tầng bình lưu.
- Không khí cực loãng.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 46, khai thác thông tin SGK, hiểu biết cá nhân thảo luận theo nhóm (5 phút) với các nhiệm vụ (Phiếu học tập)
+ Nhóm 1,2: Phiếu học tập số 1.
+ Nhóm 3,4: Phiếu học tập số 2
+ Nhóm 5,6: Phiếu học tập số 3.
Phiếu học tập số 1 (Nhóm 1,2)
1. Hãy nêu độ cao, đặc điểm tầng đối lưu:
Tầng khí quyển
Độ cao
Đặc điểm
Tầng đối lưu
2. Tại khi các nhà leo núi leo lên đỉnh Evevest 8848m (nóc nhà thế giới) lại cảm thấy khó thở?
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phiếu học tập số 2 (Nhóm 3, 4)
1. Hãy nêu độ cao, đặc điểm tầng bình lưu:
Tầng khí quyển
Độ cao
Đặc điểm
Tầng bình lưu
2. Vai trò của lớp ôdôn đối với đời sống trên Trái Đất?
.....................................................................................................................................................................................................................................................
Phiếu học tập số 3 (Nhóm 5, 6)
1. Hãy nêu độ cao, đặc điểm tầng bình lưu:
Tầng khí quyển
Độ cao
Đặc điểm
Các tầng cao khí quyển
2. Các tầng cao của khí quyển có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người không?
......................................................................................................................................................................................................................................................
Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời vào phiếu học tập.
Bước 3: Gọi bất kì HS trong nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
* Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho HS.
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu các khối khí (12 phút)
a) Mục tiêu:
- Trình bày được sự khác nhau về đặc điểm của các khối khí.
b) Nội dung:
- Học sinh đọc đoạn văn bản sgk trang 53, 54 để tìm hiểu về các khối khí.
Nội dung chính
3. Các khối khí
Tên khối khí
Đặc điểm
Nơi hình thành
Nóng
Nhiệt độ cao.
Vùng vĩ độ thấp.
Lạnh
Nhiệt độ thấp.
Vùng vĩ độ cao.
Đại dương
Độ ẩm lớn.
Biển, đại dương.
Lục địa
Khô.
Đất liền.
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập.
Tên khối khí
Đặc điểm
Nơi hình thành
Nóng
Nhiệt độ cao.
Vùng vĩ độ thấp.
Lạnh
Nhiệt độ thấp.
Vùng vĩ độ cao.
Đại dương
Độ ẩm lớn.
Biển, đại dương.
Lục địa
Khô.
Đất liền.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: 
- GV căn cứ vào vị trí hình thành và bề mặt tiết xúc mà ta chia thành cáckhối khí khác nhau.
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ các khối khí, 
 đọc và khai thác SGK mục 3, lựa chọn thông tin điền vào phiếu học tập.
Phiếu học tập 
Tên khối khí
Đặc điểm
Nơi hình thành
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, có thể so sánh kết quả làm việc với bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung.
 GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.
Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc.
Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS (chọn một vài sản phẩm giống và khác biệt nhau giữa các HS để nhận xét, đánh giá) và chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- HS cần làm gì để giảm ô nhiễm không khí?
Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan.
c) Sản phẩm:
- Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trên phạm vi Việt Nam thời gian gần đây.
Bước 2: HS về nhà sưu tầm, tiết sau trưng bày.
Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_bai_1516_nam_hoc_2020_2021_pham_viet_la.docx