Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa - Năm học 2020-2021 - Phạm Việt Lan
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Biết được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm.
- Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
- Trình bày được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: mô tả được quá trình hình thành mưa.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác tài liệu văn bản và sử dụng hình ảnh.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
- Nhân ái: thông cảm, sẻ chia với những nơi chịu ảnh hưởng của mưa bão.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ khí quyển.
- Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình năm trên thế giới.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
Lớp 6A 6B 6C Ngày dạy 18/3/2021 20/3/2021 20/3/2021 BÀI 20: HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Biết được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm. - Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất - Trình bày được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu. 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: mô tả được quá trình hình thành mưa. - Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác tài liệu văn bản và sử dụng hình ảnh. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học. - Nhân ái: thông cảm, sẻ chia với những nơi chịu ảnh hưởng của mưa bão. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ khí quyển. - Bản đồ phân bố lượng mưa trung bình năm trên thế giới. 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh đọc được một câu ca dao có liên quan “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” d) Cách thực hiện: Bước 1: Giáo viên dẫn dắt vấn đề “Em nào đọc được 1 câu ca dao có liên quan đến mưa và con chuồn chuồn” Bước 2: Học sinh trả lời. Bước 3: Giáo viên giải thích ngắn gọn về hiện tượng này và dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu hơi nước và độ ẩm của không khí. (15 phút) a) Mục đích: - Giải thích được vì sao không khí có độ ẩm và nhân xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm. b) Nội dung: - Học sinh đọc đoạn văn bản SGK 61 và khai thác các hình ảnh để tìm hiểu về hơi nước và độ ẩm của không khí. Nội dung chính 1. Hơi nước và độ ẩm của không khí - Độ ẩm không khí là lượng hơi nước chứa trong không khí. - Dụng cụ đo: ẩm kế - Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều (độ ẩm càng cao) - Không khí bão hòa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa, nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc hóa lạnh sẽ dẫn đến hiện tượng ngưng tụ. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: - Bước 1: học sinh quan sát biểu đồ các thành phần của không khí (tích hợp kiến thức cũ) Hs: Nhắc lại các thành phần của không khí? Hơi nước chiếm tỉ lệ bao nhiêu? ? Hơi nước trong không khí do đâu mà có? Tại sao trong không khí lại có độ ẩm? - Bước 2: Thảo luận theo cặp Nhiệt độ (0C) Lượng hơi nước (g/m3) 0 2 10 5 20 17 30 30 Dụng cụ để đo độ ẩm là gì? Dựa vào bảng lượng hơi nước tối đa trong không khí, em hãy cho biết lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ: 100C, 200C, 300C? Cho biết nhiệt độ có ảnh hưởng thế nào đến khả năng chứa hơi nước của không khí? HS Các nhóm cặp trả lời, bổ sung GV: chốt kiến thức, đặt câu hỏi: => Khi nào thì không khí bão hòa hơi nước? GV Giải thích cụ thể cho hs. - Bước 3: thảo luận theo nhóm Dựa vào thông tin SGK: Vẽ sơ đồ về sự ngưng tụ? HS : vẽ trên giấy A4 theo nhóm GV thu kết quả đối chiếu, chốt kiến thức, cho điểm nhóm vẽ đẹp đầy đủ , tùy sự sáng tạo của học sinh Gv Mở rộng về sương Sapa trong sương khói (sương mù) (Sương khói mỏng manh tựa như làn khói) Sương muối còn gọi là sương giá là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt đất, bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi không khí trên đó ẩm và lạnh Sương mù là hiện tượng hơi nước (chủ yếu là hơi ẩm trên Trái Đất) ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti giống như mây nhưng hiện ra áp mặt đất thay vì trên trời cao. Sương móc (hơi nước đọng thành hạt nhỏ li ti đọng trên cỏ cây) Cây trồng bị thiệt hại do sương muối ở Sơn La 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất (20 phút) a) Mục đích: - Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất. - Tính được lượng mưa trong ngày, trong tháng, trong năm và lượng mưa trung bình năm ở một địa phương dựa trên bảng số liệu. b) Nội dung: Nội dung chính 2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất - Quá trình tạo thành mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rơi xuống đất thành mưa. - Dụng cụ đo: Vũ kế (Thùng đo mưa, đơn vị:mm). c) Sản phẩm: d) Cách thực hiện: - Bước 1: GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ và yêu cầu học sinh đọc nội dung sách giáo khoa, thảo luận theo nhóm Nhóm chẵn Dựa vào nội dung SGK hãy vẽ sơ đồ thể hiện quá trình hình thành mưa? Dụng cụ để đo mưa? Nêu cách tính lượng mưa một ngày? Nhóm lẻ Nêu cách tính lượng mưa tháng, năm và trung bình năm? Dựa vào hình 53. Biểu đồ lượng mưa của TP. HCM cho biết: Tháng nào có mưa nhiều nhất? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm? Tháng nào có mưa ít nhất? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm - Bước 2: Hs thảo luận, GV thu sản phẩm, các nhóm đối chiếu nhận xét. Trong quá trình nhóm chẵn trình bày, giáo viên dùng phương pháp đàm thoại gợi mở và hình ảnh để dẫn dắt và mở rộng cho học sinh như sau: Giới thiệu dụng cụ đo mưa và cách tính lượng mưa Mở rộng về một số loại mưa Tác hại của mưa (nếu bị ô nhiễm) gây ra cho con người - Bước 3: Nhóm lẻ báo cáo và rút ra kết luận - Bước 4: Gv hướng dẫn hs quan sát bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới Hs làm việc cá nhân, ghi kết quả vào giấy nhớ. (cử học sinh khá giỏi hỗ trợ cho các bạn yếu) ? Quan sát bản đồ em hãy chỉ các khu vực có lượng mưa TB năm trên 2000 mm, khu vực có lượng mưa TB dưới 200 mm ? Em có nhận xét gì về sự phân bố lượng mưa trên thế giới từ Xích đạo về 2 cực? ? Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để vẽ sơ đồ tư duy c) Sản phẩm: - Học sinh vẽ ra giấy được sơ đồ tư duy. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Yêu cầu các nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy của bài học, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi. + Không vức rác ra sông. + Vẽ tranh tuyên truyền, d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Trình bày giải pháp của vấn đề ô nhiễm nguồn nước hiện nay. Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_bai_20_hoi_nuoc_trong_khong_khi_mua_nam.docx