Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Bước ngoặc lịch sử đầu thế kỉ X

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Bước ngoặc lịch sử đầu thế kỉ X

1. Họ Khúc dựng quyền tự chủ:

 Từ cuối thế kỉ IX, ở Trung Quốc, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra (đỉnh cao lả cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào). Nhà Dường suv yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ đà tập hợp nhân dân nổi dậy.

Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang - Hải Dương), thuộc một dòng họ lớn lâu đời. Ông sống khoan hoà, hay thương người, được dân chúng mến phục.

Giữa năm 905, Tiết độ sứ^] An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đã đánh chiêm Tống Bình rồi tự xứng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.

Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được hai năm thì mất (907), con trai là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lốì “Chính sự cốt chuộng khoan đung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”. Ông đã làm được nhiều việc lớn: đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã; xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc; lập lại sổ hộ khẩu.

 

docx 12 trang Hà Thu 30/05/2022 2320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Chủ đề: Bước ngoặc lịch sử đầu thế kỉ X", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: BƯỚC NGOẶC LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X
1. Họ Khúc dựng quyền tự chủ:
	Từ cuối thế kỉ IX, ở Trung Quốc, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra (đỉnh cao lả cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào). Nhà Dường suv yếu. Lợi dụng thời cơ đó, Khúc Thừa Dụ đà tập hợp nhân dân nổi dậy.
Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang - Hải Dương), thuộc một dòng họ lớn lâu đời. Ông sống khoan hoà, hay thương người, được dân chúng mến phục.
Giữa năm 905, Tiết độ sứ^] An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ, được sự ủng hộ của nhân dân, đã đánh chiêm Tống Bình rồi tự xứng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.
Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được hai năm thì mất (907), con trai là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự chủ theo đường lốì “Chính sự cốt chuộng khoan đung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”. Ông đã làm được nhiều việc lớn: đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã; xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc; lập lại sổ hộ khẩu...
2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
Vào cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.
Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
Lưu Hoàng Tháo hăm hở đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết.
Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống không nôi phải rút chạy ra biển.
Đúng lúc nước triều rút nhanh, bãi cọc dần dần nhô lên. Quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bài cọc nhọn, vờ tan tành. Số còn lại, vì thuyền to nặng nên không sao thoát khỏi trận địa bài cọc. Quân ta, với thuyền nhỏ, đã nhẹ nhàng luồn lách, xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuôi, thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Tháo củng bị thiệt mạng trong đám loạn quân.
Hình 56 - Trận chiến trên sông Bạch Đằng
Vua Nam Hán, được tin bại trận trên sông Bạch Đằng, con trai là Hoằng Tháo bị chết, đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
	Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
Hình 57 - Lăng Ngô Quyền (Ba Vì - Hà Nội)
"Tiền Ngô vương có thể Iấy quân mới nhóm hợp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoàng Tháo, mở nước xưng vương làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân, mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu nhưng mà chính thống của nước Việt ngõ hầu đã nối lại được".
 Lê Văn Hưu
Chủ đề: BƯỚC NGOẶC LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X
	Ngày soạn: 31/3/2021
	Tiết theo PPCT: 30,31
	Tuần dạy: 30, 31
I. Nội dung chủ đề:
1. Họ Khúc, họ Dương dựng quyền tự chủ.
2. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
	II. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- Biết được hoàn cảnh Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ.
- Hiểu được ý nghĩa những việc làm của Khúc Thừa Dụ: chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của PK phương Bắc.
- Trình bày được trận đánh trên sông Bạch Đằng của quân ta: diễn biến, kết quả và ý nghĩa.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ lịch sử, phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử, sử dụng bản đồ lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS về lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc.
- Giáo dục cho HS lòng kính yêu Ngô Quyền, người anh hùng dân tộc có công lao to lớn đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, “ Ông tổ phục hưng nền độc lập dân tộc Việt Nam”.
4. Định hướng các năng lực hình thành:
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt: tự học, quan sát, trình bày, nhận xét, giải thích, tường thuật.
III. Xác định và mô tả các mức độ yêu cầu (xây dựng bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/ bài tập trong chủ đề):
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dung cao
Bước ngoặc lịch sử ở đầu thế kỉ X.
- Biết được hoàn cảnh Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ.
- Biết được những việc làm của họ Khúc để củng cố quyền tự chủ.
- Biết được tiểu sử Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền.
- Trình bày được trận đánh trên sông Bạch Đằng của quân ta: diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử.
- Hiểu được ý nghĩa vua Đường phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ.
- Hiểu được mục đích những việc làm của Khúc Hạo.
- Hiểu được ý nghĩa nhân dân ta dựng lăng Ngô Quyền.
- Giải thích được trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
- Phân tích được công lao của Ngô quyền đối với nước ta.
- Phân tích được kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo.
- Sưu tầm được câu ca dao nói về Ngô Quyền dùng mưu đánh quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng.
- Liên hệ được cách đánh giặc của Ngô Quyền được cha ông ta áp dụng đánh quân xâm lược thời phong kiến.
IV. Biên soạn các câu hỏi/ bài tập theo bảng mô tả:
Câu 1. Em biết gì về Khúc Thừa Dụ?
Câu 2. Khuùc Thöøa Duï döïng quyeàn töï chuû trong hoaøn caûnh naøo?
Câu 3. Nêu những việc làm của họ Khúc để củng cố quyền tự chủ.
Câu 4. Em biết gì về Ngô Quyền?
Câu 5. Trình bày diễn biến chính, kết quả của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng.
Câu 6. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Câu 7. Việc vua nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?
Câu 8. Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?
Câu 9. Vì sao lại nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
Câu 10. Hãy phân tích cách đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo như thế nào?
Câu 11. Hãy phân tích công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai.
Câu 12. Em hãy sưu tầm câu ca dao nói về Ngô Quyền dùng mưu đánh quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng.
Câu 13. Cách đánh giặc của Ngô Quyền được cha ông ta áp dụng đánh quân xâm lược Tống và Nguyên như thế nào?
................
	V. Chuẩn bị của GV và HS:
	1. Chuẩn bị của GV:
	- Löôïc ñoà chieán thaéng Baïch Ñaèng naêm 938.
	- Tranh về lăng Ngô Quyền.
2. Chuẩn bị của HS:
	Đọc sgk bài 26 (mục 1) và 27 (mục 2), trả lời những câu hỏi in đậm trong sgk trang 72, 76, 77.
	VI. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định lớp: Điểm danh HS.
2. Kiểm tra bài cũ: (thông qua).
3. Thiết kế tiến trình dạy học
	3.1. Hoạt động khởi động:
 	- Mục tiêu: Biết được tiểu sử Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền.
- Phương thức hoạt động: Đàm thoại, gợi mở.
 Hoạt động cá nhân.
Em biết gì về Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền?
- Gợi ý sản phẩm:
+ Khúc Thừa Dụ quê ở Hồng Châu (Ninh Giang - Hải Dương), thuộc một dòng dõi lâu đời. Ông sống khoan hòa, hay thương người, được dân chúng mến phục.
+ Ngô Quyền (898-944), người Đường Lâm (Hà Tây), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm. Là người có sức khỏe, chí lớn mưu cao, mẹo giỏi. Trong cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, Ngô Quyền đã từng chiến đấu anh dũng. Là một tướng giỏi lại có nhiều công lao, ông được Dương Đình Nghệ tin yêu và gả con gái cho. Sau khi đánh đuổi được quân Nam Hán, Ngô Quyền được Dương Đình Nghệ phong cho làm Thứ sử, trấn giữ Ái Châu (Thanh Hóa). Năm 937, Dương Đình Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức. Được tin đó, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc.
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động và dẫn dắt vào bài mới.
	3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc đấu tranh giành quyeàn töï chuû của họ Khúc.
- Mục tiêu: + Biết được hoàn cảnh Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ.
+ Hiểu được ý nghĩa những việc làm của Khúc Thừa Dụ: chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của PK phương Bắc.
- Phương thức: Đàm thoại, gợi mở; trình bày; phân tích.
 Hoạt động cá nhân/cặp đôi.
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
* GV yêu cầu học sinh dựa vào đoạn thông tin mục 1sgk trang 71 và 72 hoạt động cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?
+ Việc Khúc Thừa Dụ xưng là Tiết độ sứ có ý nghĩa gì? 
+ Theo em, việc vua nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?
* Gợi ý sản phẩm: 
+ Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Giữa năm 905, tiết độ sứ An Nam bị giáng chức, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy đánh chiếm Tống Bình ® tự xưng là tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
+ Việc Khúc Thừa Dụ xưng là Tiết độ sứ chứng tỏ đất nước giành được quyền tự chủ, xóa bỏ chính quyền đô hộ của nhà Đường.
+ Tiết độ sứ là chức quan của nhà Đường, thể hiện quyền thống trị của nhà Đường đối với An Nam, nay phong cho Khúc Thừa Dụ để chứng tỏ An Nam vẫn thuộc nhà Đường.
* GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS và hướng dẫn HS tự ghi bài.
* Tiếp theo, GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi (3 phút):
+ Nêu những việc làm của họ Khúc để củng cố quyền tự chủ.
+ Những việc làm của họ Khúc có ý nghĩa gì?
* Gợi ý sản phẩm: 
+ Những việc làm của họ Khúc: Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận cấp xã, xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc, lập lại sổ hộ khẩu.
+ Xóa bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường; Cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình; Chứng tỏ nền đô hộ của thế lực phong kiến Trung Quốc đối với nước ta đã chấm dứt, nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ. Đó là bước mở đầu giai đoạn chuyển tiếp sang thời kì độc lập hoàn toàn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS và hướng dẫn HS tự ghi bài.
- Tiếp theo gv tổ chức hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ sau:
Họ Dương dựng quyền tự chủ như thế nào?
* Gợi ý sản phẩm: Năm 931, Döông Ñình Ngheä ñem quaân töø Thanh Hoaù taán coâng và chiếm được Tống Bình. Quân tiếp viện của Nam Hán vừa đến đã bị đánh tan. Döông Ñình Ngheä töï xöng tieát ñoä söù, tieáp tuïc xaây döïng đất nước töï chuû.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS.
HS đọc thông tin mục 1sgk trang 71 và 72.
* HS nghiên cứu tài liệu, trình bày, nhận xét, bổ sung.
* HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận. Đại diện 2 cặp trình bày, các cặp còn lại nhận xét, bổ sung.
1. Họ Khúc, họ Dương dựng quyền tự chủ:
- Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ: 
+ Cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu.
+ Giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, 
+ Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong cho Khc Thừa Dụ lm Tiết độ sứ.
 - Những việc làm của họ Khúc và ý nghĩa: 
+ Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận cấp xã, xem xét và định lại mức thuế, 
+ Ý nghĩa: chứng tỏ người Việt tự cai quản và tự quyết định tương lai của mình, chấm dứt trên thực tế ách đô hộ của PK trung Quốc.
* Năm 931, Döông Ñình Ngheä ñem quaân töø Thanh Hoaù taán coâng và chiếm được Tống Bình. Quân tiếp viện của Nam Hán vừa đến đã bị đánh tan. Döông Ñình Ngheä töï xöng tieát ñoä söù, tieáp tuïc xaây döïng đất nước töï chuû.
Tiết 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết đến khi Ngô Quyền mang quân từ Ái Châu (Thanh Hóa) ra Bắc
- Mục tiêu: + Trình bày được Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để làm gì.
+ Rèn luyện phương pháp mô tả sự kiện, sử dụng bản đồ lịch sử.
- Phương thức: Đàm thoại, gợi mở; trình bày; quan sát; trực quan; giải thích; đánh giá.
 Hoạt động cá nhân.
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
- GV yêu cầu học sinh dựa vào đoạn thông tin mục 1sgk hoạt động cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Năm 937, có việc gì xảy ra?
+ Em biết gì về Ngô Quyền?
+ Theo em, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?
+ Được tin Ngô Quyền kéo quân ra Bắc, Kiều Công Tiễn đã làm gì?
- Gợi ý sản phẩm:
+ Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó Ngô Quyền đem quân ra Bắc.
+ Là người Đường Lâm, có sức khoẻ, chí lón, được Dương Đình Nghệ tin cậy gả con gái cho và được giao trấn giữ ở Ái Châu.
+ Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để diệt Kiều Công Tiễn, trừ hậu hoạ. Bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng.
+ Vội vàng cầu cứu nhà Nam Hán. Nhà Nam Hán nhân cơ hội đó đem quân xâm lược nươc ta.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS.
- Tiếp theo, GV yêu cầu học sinh dựa vào đoạn thông tin mục 1sgk hoạt động cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Theo em, vì sao Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán, hành động đó cho thấy điều gì?
+ Kế hoạch của quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2 ntn?
+ Nghe tin quân Nam Hán sắp vào nước ta, Ngô Quyền đã chuẩn bị kháng chiến ntn?
+ Vì sao Ngô Quyền quyết định tiêu diệt quân Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng?
- Gợi ý sản phẩm:
+ Kiều Công Tiễn muốn dùng thế lực của nhà Nam Hán để chống Ngô Quyền đoạt bằng được chức tiết độ sứ. Đây là một hành động phản phúc “cõng rắn cắn gà nhà”.
+ Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thuỷ sang xâm lược nước ta. Để sẵn sáng tiếp ứng cho con những lúc cần thiết, bản thân vua Nam Hán đã đóng quân ở Hải Môn.
+ Ngô Quyền nhanh chóng tiến vào thành Đại La khẩn trương bắt giết Kiều Công Tiễn, chuẩn bị đánh giặc . Dự đoán quân Nam Hán vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền dự định kế hoạch tiêu diệt giặc ở Bạch Đằng: chuẩn bị cho trận Bạch Đằng: đĩng hng nghìn cọc đẻo nhọn v cĩ bịt sắt ...
+ Sông Bạch Đằng có vị trí chiến lược quan trọng, địa hình, địa vật đặc biệt, có thể chiến thắng quân thù. Hai bên sông toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng thuỷ triều lên xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống lệch nhau tới 3m. Khi triều lên, lòng sông rộng hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét.
Gv cho hs xem tranh H55 trong sgk: Cho biết sự chuẩn bị trận đánh trên sông Bạch Đằng của ta ntn?
HS đọc thông tin mục 1sgk trang 71 và 72.
* HS nghiên cứu tài liệu, trình bày, nhận xét, bổ sung.
2/ Tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết đến khi Ngô Quyền mang quân từ Ái Châu (Thanh Hóa) ra Bắc
 - Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc.
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. Năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều Công Tiễn, chuẩn bị đánh giặc.
- Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm nơi quyết chiến,...
Hoạt động 3: Tìm hiểu trận đánh trên sông Baïch Ñaèng của quân ta.
- Mục tiêu: + Trình bày được trận đánh trên sông Baïch Ñaèng của quân ta: diễn biến, kết quả và yù nghóa.
+ Rèn luyện phương pháp mô tả sự kiện, sử dụng bản đồ lịch sử.
- Phương thức: Đàm thoại, gợi mở; trình bày; quan sát; trực quan; giải thích; đánh giá.
 Hoạt động cá nhân/cặp đôi.
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
* GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2 sgk trang 75-77, quan sát hình 55 và 56, kết hợp với lược đồ treo bảng, hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Trình bày diễn biến chính và kết quả của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng.
+ Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thắng lợi có ý nghĩa gì?
* Gợi ý sản phẩm: 
+ Trình bày diễn biến trên LĐ treo bảng.
+ Kết quả: hoàn toàn thắng lợi.
+ Ý nghĩa lịch sử: chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc.
* GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS và hướng dẫn HS tự ghi bài.
* Tiếp theo, GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi (3 phút):
+ Hãy phân tích cách đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo như thế nào?
+ Vì sao lại nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tôc ta?
* Gợi ý sản phẩm: 
+ Cách đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo: khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng đánh giặc. Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc - chủ động đón đánh quân xâm lược.
+ Vì đây là lần thứ hai nhà Nam hán đem quân ssang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ ba. Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đạp tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thười kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.
* GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS và hướng dẫn HS tự ghi bài.
HS đọc thông tin mục 2 sgk trang 75-76, hình 55, 56 và lược đồ treo bảng. HS nghiên cứu tài liệu, trình bày, nhận xét, bổ sung.
* HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận. Đại diện 2 cặp trình bày, các cặp còn lại nhận xét, bổ sung.
3. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
* Diễn biến:
- Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo chỉ huy đạo quân tiến vào vùng biển nước ta. Quân ta ra đánh nhữ quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng, 
- Khi nước triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy,...
* Kết quả: trận chiến hoàn toàn thaéng lôïi.
* Ý nghĩa lịch sử: chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc.
 3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Phân tích được công lao của Ngô quyền đối với nước ta.
- Phương thức: Câu hỏi.
 Hoạt động cá nhân
Quan sát hình 57, em hãy phân tích công lao của Ngô quyền đối với nước ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai.
- Gợi ý sản phẩm:+ Huy động được sức mạnh toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
+ Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc.
+ Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo - bố trí trận địa cọc ngầm.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm HS.
3.3. Hoạt động vận dụng:
- Mục tiêu: Liên hệ được cách đánh giặc của Ngô Quyền được cha ông ta áp dụng đánh quân xâm lược thời phong kiến.
- Phương thức: Câu hỏi.
 Hoạt động cá nhân
 Cách đánh giặc của Ngô Quyền được cha ông ta áp dụng đánh quân xâm lược nào? Do ai lãnh đạo?
- Gợi ý sản phẩm:+ Lê Hoàn đánh bại quân xâm lược Tống lần thứ nhất năm 981.
+ Trần Quốc Tuấn đánh bại quân Nguyên lần thứ ba năm 1288.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Mục tiêu: Sưu tầm được câu ca dao nói về Ngô Quyền dùng mưu đánh quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng.
- Phương thức: Câu hỏi.
 Hoạt động cá nhân
Em hãy sưu tầm ca dao nói về Ngô Quyền dùng mưu đánh quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng.
- Gợi ý sản phẩm: 
Con ơi nhớ lấy lời cha
Gió to, sóng cả chớ qua sông Rừng
Đánh giặc thì đánh giữa sông
Đừng đánh chỗ cạn mắc chông mà chìm
- Gv nhận xét, đánh giá sản phẩm.
 Duyệt BGH Duyệt Tổ CM GVBM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_chu_de_buoc_ngoac_lich_su_dau_the_ki_x.docx