Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Mô tả được chuyển của Trái Đất.

- Nhắc lại được các hệ quả chuyển động của Trái Đất.

- Giải thích được nguyên nhân sinh ra các hệ quả chuyển động của Trái Đất.

2. Năng lực

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Phân tích được hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay quanh trục, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.

+ Thực hiện quay được quả Địa cầu theo hướng tự quay quanh trục của Trái đất từ tây sang đông để giải thích được hiện tượng ngày đêm.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về vũ trụ - trái đất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Quả địa cầu.

- Hình 19, 20, 21, 22 trong sách giáo khoa phóng to.

- Máy chiếu.

- Giấy A3/ bảng phụ.

- Video, hình ảnh liên quan.

2. Chuẩn bị của HS

- SGK địa lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bắt đầu bài học.

- Giúp Hs liên hệ kiến thức bài mới.

b) Nội dung:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi liên quan nội dung bài mới song song kiểm tra kiến thức bài cũ.

c) Sản phẩm:

¬- Học sinh trả lời được các câu hỏi.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên cung cấp “hộp quà bí ấn” thứ nhất cho lớp trưởng và yêu cầu lớp trưởng điều hành trò chơi. Lớp trường vừa bắt cả lớp hát một bài hát tập thể (Chủ đề về đội, trường hoặc thầy cô ) vừa chuyền tay nhau “hộp quà bí ẩn” cho các bạn trong lớp, kết thúc bài hát “hộp quà bí ẩn” về tay bạn nào bạn đó có nhiệm vụ mở “hộp quà bí ẩn” và lấy 1 câu hỏi trong hộp đồng thời trả lời câu hỏi đó. Tùy theo thời gian mà giáo viên chuẩn bị số câu hỏi trong hộp. Câu hỏi: Tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên phải xem bảng chú giải?Có bao nhiêu loại kí hiệu bản đồ chính?.

Bước 2: Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ

Bước 3: Học sinh tham gia trò chơi

Bước 4: Giáo viên dẫn vào bài

Tiếp theo giáo viên đổi “Hộp quà bí ẩn” thứ 2 (Gói quả địa cầu thủy tinh). Chọn 1 bạn trả lời xuất sắc nhất ở lần thi trước mở hộp quà này. Từ đó giáo viên dẫn vào bài: Đố các em: Tại sao có ngày và đêm, tại sao 1 ngày có 24 giờ? Đó là câu hỏi rất nhiều em thắc mắc mà chưa có câu trả lời. Để biết được đáp án các em cùng giải quyết vấn đề đó. Đây là Quả địa cầu – mô hình thu nhỏ của Trái Đất và chúng ta sẽ giải quyết những vấn đề liên quan đến nó trong bài học này nhé.

 

docx 5 trang tuelam477 5730
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC
CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Mô tả được chuyển của Trái Đất.
- Nhắc lại được các hệ quả chuyển động của Trái Đất. 
- Giải thích được nguyên nhân sinh ra các hệ quả chuyển động của Trái Đất.
2. Năng lực
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Phân tích được hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay quanh trục, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
+ Thực hiện quay được quả Địa cầu theo hướng tự quay quanh trục của Trái đất từ tây sang đông để giải thích được hiện tượng ngày đêm.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về vũ trụ - trái đất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Quả địa cầu.
- Hình 19, 20, 21, 22 trong sách giáo khoa phóng to.
- Máy chiếu.
- Giấy A3/ bảng phụ.
- Video, hình ảnh liên quan. 
2. Chuẩn bị của HS
- SGK địa lí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bắt đầu bài học.
- Giúp Hs liên hệ kiến thức bài mới.
b) Nội dung:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi liên quan nội dung bài mới song song kiểm tra kiến thức bài cũ.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được các câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Giáo viên cung cấp “hộp quà bí ấn” thứ nhất cho lớp trưởng và yêu cầu lớp trưởng điều hành trò chơi. Lớp trường vừa bắt cả lớp hát một bài hát tập thể (Chủ đề về đội, trường hoặc thầy cô ) vừa chuyền tay nhau “hộp quà bí ẩn” cho các bạn trong lớp, kết thúc bài hát “hộp quà bí ẩn” về tay bạn nào bạn đó có nhiệm vụ mở “hộp quà bí ẩn” và lấy 1 câu hỏi trong hộp đồng thời trả lời câu hỏi đó. Tùy theo thời gian mà giáo viên chuẩn bị số câu hỏi trong hộp. Câu hỏi: Tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên phải xem bảng chú giải?Có bao nhiêu loại kí hiệu bản đồ chính?....
Bước 2: Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
Bước 3: Học sinh tham gia trò chơi
Bước 4: Giáo viên dẫn vào bài
Tiếp theo giáo viên đổi “Hộp quà bí ẩn” thứ 2 (Gói quả địa cầu thủy tinh). Chọn 1 bạn trả lời xuất sắc nhất ở lần thi trước mở hộp quà này. Từ đó giáo viên dẫn vào bài: Đố các em: Tại sao có ngày và đêm, tại sao 1 ngày có 24 giờ? Đó là câu hỏi rất nhiều em thắc mắc mà chưa có câu trả lời. Để biết được đáp án các em cùng giải quyết vấn đề đó. Đây là Quả địa cầu – mô hình thu nhỏ của Trái Đất và chúng ta sẽ giải quyết những vấn đề liên quan đến nó trong bài học này nhé.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận động của Trái Đất quay quanh trục (20 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được đặc điểm sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục.
- Thực hiện thao tác quay được quả Địa cầu theo hướng tự quay quanh trục của Trái đất từ tây sang đông.
b) Nội dung:
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm hình thành kiến thức mới.
1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục
- Trái Đất quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo .
- Hướng tự quay trái đất từ Tây sang Đông.
- Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ.
- Chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ. 
- Mỗi khu vực có 1 giờ riêng đó là giờ khu vực.
- Giờ gốc (GMT) khu vực có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa làm khu vực giờ gốc và đánh số 0 (còn gọi giờ quốc tế).
c) Sản phẩm:
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: Gv phát phiếu học tập cho học sinh, sau đó chiếu Video hoặc hình ảnh: Chuyển động quanh trục của Trái đất và yêu cầu HS điền vào phiếu học tập (ô đặc điểm) sau khi xem xong video/hình ảnh: (HS thực hiện theo cặp).
Phiếu học tập
CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT
Đặc điểm
Hệ quả
Hướng
Thời gian
Quỹ đạo và tính chất của chuyển động
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp và điền vào phiếu học tập.
- Bước 3: GV gọi 2 cặp trả lời. GV cho cả lớp nhận xét, sau đó GV chuẩn xác, mô tả trên quả địa cầu về hướng, thời gian tự quay 1 vòng quanh trục của Trái Đất bằng cách: GV tô hoặc dán giấy đỏ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu. GV xoay từ từ quả địa cầu theo hướng từ Tây sang Đông, chỉ cho HS thấy Việt Nam bị khuất dần khi GV mô phỏng bằng động tác xoay đó. Sau đó Việt Nam lại xuất hiện cho đến khi các em thấy Việt Nam trở lại vị trí ban đầu. Đó chính là 1 vòng quay quanh trục của Trái Đất. Thời gian Trái Đất quay hết 1 vòng như vậy là 1 ngày đêm hay 24h.
- Bước 4: GV gọi 1 bạn HS lên quay quả địa cầu 1 vòng đúng hướng tự quay của Trái Đất. GV yêu cầu các HS khác nhận xét xem bạn đã quay đúng chưa, nếu chưa thì phải quay thế nào cho đúng.
- Bước 5: Hs hình 20: các khu vực giờ trên Trái Đất, GV giới thiệu: Chu kì tự quay quanh trục của Trái Đất được chia làm 24h và được chia ra thành 24 khu vực giờ trên Thế giới, trong đó khu vực giờ có kinh tuyến gốc đi qua là khu vực giờ gốc. GV yêu cầu HS xác định: 
+ Việt Nam ở khu vực giờ thứ mấy?
+ Khi khu vực giờ gốc(giờ GMT) là 12h thì Việt Nam là mấy giờ?
+ Nếu khu vực giờ gốc(giờ GMT) là 5h thì To-ki-ô là mấy giờ?
Bước 6: HS trả lời, GV chuẩn xác. 
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất ( 15 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được các hệ quả chuyển động của Trái Đất gồm: ngày – đêm luân phiên nhau, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
- Giải thích được hiện tượng ngày đêm và nguyên nhân lệch hướng của các vật thể chuyển động trên Trái Đất.
b) Nội dung:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thực nghiệm để hình thành kiến thức mới.
2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
 a. Hiện tượng ngày đêm
- Do Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa: Nửa được chiếu sáng là ban ngày nửa nằm trong bóng tối là ban đêm.
- Nhờ có sự vận động tự quay của Trái Đất từ tây sang đông mà khắp mọi nơi Trái Đất đều lần lượt có ngày, đêm.
b. Sự lệch hướng của các vật thể
 Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục còn làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch về hướng. Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động thì ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ lệch về bên phải, còn ở nửa cầu Nam lệch về bên trái.
c) Sản phẩm:
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
- Học sinh trả lời các câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV tắt hết đèn, mở cửa sổ hoặc chiếu đèn vào quả địa cầu. Giải thích nguồn ánh sáng từ cửa sổ hoặc đèn tượng trưng cho Mặt Trời, quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất. Đánh dấu một điểm A bất kì trên quả địa cầu. Đặt đèn pin và quả địa cầu trong phòng tối. Quay từ từ quả địa cầu theo chiều quay của Trái Đất. Em hãy quan sát điểm A lần lượt đi vào và đi ra khỏi vùng được chiếu sáng. Hãy cho biết: 
- Có phải lúc nào điểm A cũng được chiếu sáng không? 
- Khi quả địa cầu ở vị trí như thế nào với đèn pin thì điểm A mới được chiếu sáng (hoặc không được chiếu sáng). 
- Trả lời câu hỏi đầu bài đưa ra: “vì sao ban đêm trời lại tối và ban ngày trời lại sáng?”
- Bước 2: HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. 
- Bước 3: GV kết luận: Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy, trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. 
- Bước 4: GV chiếu cho HS xem hình 22 SGK, yêu cầu HS: cho biết ở bán cầu bắc, các vật chuyển động theo hướng P🡪 N và từ O🡪 S bị lệch về bên phải hay bên trái?
- Bước 5: HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập ở ô “hệ quả”
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Nhớ được những kiến thức trọng tâm cơ bản về đặc điểm và hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
b) Nội dung:
- Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi để củng cố kiến thức.
c) Sản phẩm:
- Học sinh tham gia trò chơi
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm. Phổ biến trò chơi “Ai đúng nhất”. Các nhóm sẽ trả lời các câu hỏi ngắn bằng cách ghi đáp án vào bảng phụ. GV vừa đọc xong 1 câu hỏi thì các nhóm có 20 giây để ghi đáp án vào. Sau 20 giây, GV tiếp tục đọc câu hỏi tiếp theo để các nhóm viết câu trả lời. Lần lượt như thế cho các câu hỏi còn lại. Nhóm nào hoàn thành trước và đúng nhất sẽ chiến thắng.
Bộ câu hỏi:1.	Thời gian để Trái Đất quay một vòng quanh nó là.....................................
2.	Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ................................................
3.	Thời gian Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là.........................
4.	Thời gian Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là....................................
5.	Trái Đất có ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng do ....................................
6.	Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì phần được chiếu sẽ là ban ngày......
7.	Do Trái Đất có hình cầu nên gây ra hiện tượng... ..........................................
- Bước 2: GV đọc câu hỏi. HS thực hiện nhiệm vụ. 
- Bước 3: Hết thời gian. Các nhóm dán sản phẩm lên bảng. GV so sánh bài của 4 nhóm, nhận xét và chốt lại kiến thức của bài.
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích:
- Định hướng cho học sinh chuẩn bị bài mới. 
- Nhắc nhở học sinh học bài cũ.
b) Nội dung:
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.
c) Sản phẩm:
- Học sinh trả lời được câu hỏi.
d) Cách thực hiện:
Bước 1. GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu:
+ Video trái đất quay xung quanh Mặt Trời
+ Tại sao có 4 mùa? Tại sao mùa đông lại lạnh? Mùa hè lại nóng? Mùa thu ấm áp? Mùa xuân thì mát mẻ?
+ Đọc Bài đọc thêm SGK trang 24, học bài cũ
Bước 2. HS tiếp nhận nhiệm vụ về nhà
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_bai_7_su_van_dong_tu_quay_quanh_truc_cu.docx