Giáo án Địa lí Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Chuyển động quanh mặt trời của Trái Đất và các hệ quả - Nguyễn Hoàng Quýt

Giáo án Địa lí Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Chuyển động quanh mặt trời của Trái Đất và các hệ quả - Nguyễn Hoàng Quýt

I. Mục tiêu bài học:

1. Yêu cầu cần đạt:

- Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

- Trình bày được các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất ngày đêm luân phiên nhau, giờ trên Trái Đất (giờ địa phương giờ khu vực).

- Sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.

- So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất

- Sử dụng các sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày được nội dung kiến thức

 2. Phẩm chất và Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

 2.1 Phẩm chất:

- Yêu nước: Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên của nước ta.

- Nhân ái: Có niềm tin, sự hứng thú tìm hiểu về quy luật tự nhiên; môi trường địa lí tự nhiên và môi trường sống hiện tại.

- Chăm chỉ: Tham gia tích cực mọi hoạt động học tập; có tinh thần hợp tác tốt.

- Trung thực: Lên án mọi hành vi làm ảnh hưởng tới quy luật tự nhiên; môi trường địa lí tự nhiên và môi trường sống hiện tại.

- Trách nhiệm: Tôn trọng và thích ứng với các quy luật tự nhiên; có ý thức để bảo vệ môi trường địa lí tự nhiên và môi trường sống hiện tại.

2.2 Năng lực:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.

+ Nhận xét được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.

+ Ở cùng một thời điểm, một sự kiện xảy ra thì giờ các nơi trên thế giới như thế nào

- Năng lực tự chủ và tự học: Mô tả được sự chuyển động của Trái Đất tự quay quanh trục.

- Sử dụng đúng ngôn ngữ, tính toán được các giá trị khác nhau của địa lí.

 

doc 5 trang Hà Thu 28/05/2022 4700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 6: Chuyển động quanh mặt trời của Trái Đất và các hệ quả - Nguyễn Hoàng Quýt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC 
Thời gian thực hiện: Tiết 18 PPCT
Tài liệu: Sách Giáo Khoa Lịch sử và Địa lí 6 – Chân Trời Sáng Tạo
Người soạn: Nguyễn Hoàng Quýt
Bài dạy: Bài 6 
CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ
I. Mục tiêu bài học: 
1. Yêu cầu cần đạt:
- Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Trình bày được các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất ngày đêm luân phiên nhau, giờ trên Trái Đất (giờ địa phương giờ khu vực). 
- Sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.
- So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất
- Sử dụng các sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày được nội dung kiến thức
 2. Phẩm chất và Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 2.1 Phẩm chất:
- Yêu nước: Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên của nước ta.
- Nhân ái: Có niềm tin, sự hứng thú tìm hiểu về quy luật tự nhiên; môi trường địa lí tự nhiên và môi trường sống hiện tại.
- Chăm chỉ: Tham gia tích cực mọi hoạt động học tập; có tinh thần hợp tác tốt.
- Trung thực: Lên án mọi hành vi làm ảnh hưởng tới quy luật tự nhiên; môi trường địa lí tự nhiên và môi trường sống hiện tại.
- Trách nhiệm: Tôn trọng và thích ứng với các quy luật tự nhiên; có ý thức để bảo vệ môi trường địa lí tự nhiên và môi trường sống hiện tại.
2.2 Năng lực:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: 
+ Sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.
+ Nhận xét được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.
+ Ở cùng một thời điểm, một sự kiện xảy ra thì giờ các nơi trên thế giới như thế nào
- Năng lực tự chủ và tự học: Mô tả được sự chuyển động của Trái Đất tự quay quanh trục.
- Sử dụng đúng ngôn ngữ, tính toán được các giá trị khác nhau của địa lí.
II. Chuẩn bị về dạy học và học liệu:
1. Giáo viên: 
- Sách giáo khoa, Quả địa cầu, đèn pin.
- Các video, ảnh về chuyển động tự quay của Trái Đất.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa, các dụng cụ học tập cần thiết.
- Tài liệu tự nghiêng cứu trước ở nhà.
III. Tổ chức hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy - học
Nội dung cần đạt
1. Hoạt động khởi động: (5p)
- Ổn định lớp trước khi tiến hành các hoạt động.
- Củng cố, kiểm tra lại kiến thức cũ của học sinh. 
- Dẫn vào bài mới một cách khoa học; Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Hoạt động 1 (p) kiểm tra (Không)
Hoạt động 2(p)
1) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2) Tổ chức hoạt động: PP/KTDH trực quan; giải quyết vấn đề. 
- GV cho HS quan sát ảnh hai người đang nói chuyện điện thoại với nhau, một người ở thời điểm ban ngày (có mặt trời), một người ở thời điểm ban đêm (có hình Mặt Trăng) 
Tại sao lại có hiện tượng đó? 
- GV gợi mở: Trái Đất không đứng yên mà tự quay quanh trục. Điều đó dẫn tới những hệ quả có tác động lớn với đời sống với con người như hình ảnh các em vừa xem. 
Trái Đất tự quay như thế nào và dẫn tới những hệ quả gì?
3) Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức; Trả lời câu hỏi.
4) GV chuẩn lại kiến thức; vào bài mới. 
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: (35p)
Hoạt động 1 (15p) I. Chuyển động tự quanh quay trục của Trái Đất
1) Mục tiêu: Biết được hướng, góc nghiêng và thời gian Trái Đất quay quanh trục hết một vòng. Mô tả được sự chuyển động của Trái Đất tự quay quanh trục.
2) Phương pháp hoạt động: PP/KTDH trực quan (tranh ảnh có liên quan, quả địa cầu); giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp, hợp tác.
3) Sản phẩm học tập: Kiến thức học sinh tiếp thu; câu trả lời của học sinh; bài làm của học sinh.
4) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 1 quả địa cầu, H6.1, giáo viên hướng dẫn thực nghiệm tự quay quanh trục của Trái Đất. 
- HS thực hiện cùng, đọc sgk và trả lời câu hỏi ra phiếu. (6p)
? Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất.
? Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay.
? Thời gian tự quay quanh trục hết một vòng.
è Mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động:
- Nhóm trưởng báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
I. Chuyển động tự quanh quay trục của Trái Đất
Mô tả chuyển động:
+ Hướng: Từ tây sang đông
+ Góc nghiêng: Không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’
+ Thời gian tự quay quanh trục hết 1 vòng là 24 giờ (1 ngày đêm)
Hoạt động 2 (20p) II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục Trái Đất.
1) Mục tiêu: Biết được hệ quả của sự quay quanh trục của TĐ là hiện tượng ngày đêm 2) Phương pháp hoạt động: PP/KTDH trực quan (tranh ảnh có liên quan, quả địa cầu); giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp, hợp tác.
3) Sản phẩm học tập: Kiến thức học sinh tiếp thu; câu trả lời của học sinh; bài làm của học sinh.
4) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV làm thí nghiệm với quả địa cầu và đèn pin
- HS quan sát thí nghiệm và đưa ra nhận xét
+Trái Đất có dạng hình gì?
+ Mặt Trời chiếu vào Trái Đất như thế nào?
+ Cùng với sự chuyển động liên tục của Trái Đất quanh trục sinh ra hiện tượng gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Tiếp nhận nhiệm vụ, giải quyết vấn đề.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động: 
HS hoạt động độc lập
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV sử dụng quả Địa cầu để giúp HS hiểu rõ hơn về việc phân chia giờ.
- HS quan sát và đưa ra nhận xét
+ Căn cứ vào đâu người ta chia TĐ thành 24 múi giờ?
+ Cách tính giờ trên Trái Đất như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Tiếp nhận nhiệm vụ, giải quyết vấn đề.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động: 
HS hoạt động độc lập
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Cách tính giờ: Mỗi khu vực giờ rộng 150 kinh tuyến, tất cả các địa điểm trong một khu vực giờ dùng chung một giờ; khu vực giờ số 0 có đường kinh tuyến đi qua làm giờ Quốc tế (GMT); Giờ các khu vực khác được tính dựa theo giờ của khu vực số 0, sang phải mỗi khu vực tăng 1 giờ, sang trái thì giảm 1 giờ.
Ví dụ: Khi giờ ở khu vực số 0 là 0 giờ thì Việt Nam nằm trong khu vực giờ số 7 và 8 nhưng thống nhất sử dụng giờ khu vực số 7 sẽ là 7 giờ sáng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu hs đọc sgk và trả lời câu hỏi 
- HS đọc sgk và trả lời câu hỏi
+ Nguyên nhân nào dẫn đến các vật chuyển động đều bị lệch hướng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Tiếp nhận nhiệm vụ, giải quyết vấn đề.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động: 
HS hoạt động độc lập
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức 
- Nguyên nhân: do lực Cle-ô-tít
- Ở bán cầu Bắc: Vật thể chuyển động bị lệch về bên phải so với hướng chuyển động ban đầu
- Ở bán cầu Nam: Vật thể chuyển động bị lệch về bên trái so với hướng chuyển động
ban đầu.
- GV chuẩn lại kiến thức
1. Sự luân phiên ngày đêm. 
- Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được 1 nửa, nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không đưuọc chiếu sáng là đêm.
- Do tự quay quanh trục nên khắp mọi nơi trên Trái Đất cũng lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau.
2. Giờ trên Trái Đất: 
- Vì Trái Đất tự quay một vòng hết 24 giờ, vì thế người ta chia bề mặt Trái Đất ra thành 24 khu vực giờ (múi giờ)
- Cách tính giờ: Mỗi khu vực giờ rộng 150 kinh tuyến, tất cả các địa điểm trong một khu vực giờ dùng chung một giờ; khu vực giờ số 0 có đường kinh tuyến đi qua làm giờ Quốc tế (GMT)
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất: 
- Ở bán cầu Bắc: Vật thể chuyển động bị lệch về bên phải so với hướng chuyển động ban đầu
- Ở bán cầu Nam: Vật thể chuyển động bị lệch về bên trái so với hướng chuyển động
ban đầu.
3. Hoạt động củng cố: (2p) 
1) Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học cho học sinh.
2) Phương pháp hoạt động: PP/KTDH giải quyết vấn đề và sáng tạo; giao tiếp, hợp tác.
3) Sản phẩm học tập: Kiến thức học sinh tiếp thu; câu trả lời của học sinh; 
4) Tổ chức thực hiện:
- Chọn đáp án đúng 
BT: Mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau do
Ánh sáng Mặt trời và các hành tinh chiếu vào.
Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.
Các thế lực siêu nhiên, thần linh.
 4. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 
( Sản phẩm của học sinh)
 4. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.
- GV chuẩn lại kiến thức 
4. Hoạt động vận dụng: (2p) 
1) Mục tiêu: Tạo sự liên kết giữa lý thuyết và thực hành
2) Phương pháp hoạt động: PP/KTDH giải quyết vấn đề và sáng tạo 
3) Sản phẩm học tập: Kiến thức học sinh tiếp thu; câu trả lời của học sinh; 
4) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
BT: Bảo An sống ở Hà Nội và bạn của Bảo An sống ở thành phố Xao Pao-lô (Bra-xin). Vào lúc 11 giờ trưa, sau khi đi học về, Bảo An định gọi điện cho bạn để nói chuyện. Bố khuyên An không nên làm như vậy. Theo em, tại sao bố lại khuyên An như thế?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 
( Sản phẩm của học sinh)
Khi Hà Nội (Việt Nam) là 11 giờ thì Xao Pao-lô là lúc 0 giờ. Lúc đó bạn của An đang ngủ vì vậy An không nên gọi điện nói chuyện.
- GV chuẩn lại kiến thức	
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (1p)
Tìm kiếm thông tin về các ngành kinh tế biển của tỉnh Cà Mau
Hướng dẫn về nhà
Học bài, chuẩn bị bài phần tiếp theo.
IV. Kế hoạch đánh giá 
YouTube
Đăng ký kênh
Tải miễn phí

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_6_chuye.doc