Giáo án Địa lí Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức) - Bài mở đầu

Giáo án Địa lí Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức) - Bài mở đầu

A. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Kiến thức

- Đánh giá được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niện cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt.

- Nêu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.

- Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống.

2. Năng lực

2.1. Năng lực Địa lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Nhận biết các đối tượng, hiện tượng địa li đều gắn liền địa danh và giữa các chúng có mối liên hệ, quan hệ với nhau.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Tìm hiểu các kiến thức Địa lí qua tranh ảnh, video, cách đặt câu hỏi - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết ban đầu về môn Địa lí để tìm hiều các sự vật hiện tượng xung quanh.

2.2. Năng lực chung: (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) thông qua việc HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập và thảo luận nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học.

3. Phẩm chất

- Yêu thích môn học

- Góp phần hình thành các phẩm chất như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

 

docx 5 trang Hà Thu 28/05/2022 3280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức) - Bài mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI MỞ ĐẦU
(Thời lượng: 1 tiết)
A. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức 
- Đánh giá được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niện cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt.
- Nêu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.
- Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống.
2. Năng lực
2.1. Năng lực Địa lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Nhận biết các đối tượng, hiện tượng địa li đều gắn liền địa danh và giữa các chúng có mối liên hệ, quan hệ với nhau.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Tìm hiểu các kiến thức Địa lí qua tranh ảnh, video, cách đặt câu hỏi - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết ban đầu về môn Địa lí để tìm hiều các sự vật hiện tượng xung quanh.
2.2. Năng lực chung: (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) thông qua việc HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập và thảo luận nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học. 
3. Phẩm chất
- Yêu thích môn học
- Góp phần hình thành các phẩm chất như: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
B. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU: 
- Các thiết bị học tập: Bản đồ, lược đồ, Tranh ảnh địa lí; Thiết bị trình chiếu, thiết bị kết nối internet
- Các tài liệu học tập: 
+ 
+ 
+ 
+ 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Hoạt động Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ Mở đầu
a. Mục tiêu
Khơi gợi tò mò, tạo hứng thú tìm hiểu kiến thức Địa lí cho HS
Tạo tình huống vào nội dung bài học
b. Tổ chức thực hiện
Phương án 1: 
Bước 1. HS đọc thông tin, nội dung bài báo theo đường Link đã gữi ( và trả lời các câu hỏi:
Bài báo đề cập đến hiện tượng tự nhiên gì? 
Cô bé trong bài báo đã nhớ đến những kiến thức nào? 
Những kiến thức đó có giá trị như thế nào?
Bước 2. GV yêu cầu HS bất kì trả lời các câu hỏi (có thể sử dụng công cụ gọi tên online). 
Bước 3. GV chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào nội dung bài học. 
“Trong cuộc sống, các kiến thức địa lí rất phong phú, đa dạng và vô cùng lí thú. Trong câu chuyện chúng ta đã tìm hiểu, nhờ nắm chắc và biết vận dụng kiến thức địa lí vào một tình huống thực tế mà cô bé Tilly Smiith đã cảnh báo để gần 100 người đang làm việc và nghĩ dưỡng tại bãi biễn Maikhao không bị thiệt mạng và bị thương trước cơn sóng thần do động đất ngầm dưới biển gây ra. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được tìm hiểu về vai trò của môn Địa lí trong học tập và cuộc sống, các nội dung của môn Địa lí 6 cũng như làm thế nào để học tốt môn Địa lí”.
Phương án 2: 
Bước 1: GV yêu cầu trong 1 phút, con hãy ghi lại nhiều nhất những kiến thức địa lí mà con biết?
Bước 2: HS ghi câu trả lời. 
Bước 3: Sử dung kĩ thuật báo cáo vòng tròn để HS lần lượt nêu câu trả lời.
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
Vậy em hiểu Địa lí là gì?
“Môn khoa học địa lí là một môn tổng quan bao gồm cả những kiến thức tự nhiên như nghiên cứu về Trái Đất, các thành phần tự nhiên và cả những kiến thức kinh tế xã hội. Vì vậy, đây là một bộ môn lí thú không chỉ mở rộng tầm hiểu biết cho mỗi người, mà còn là cơ sở khoa học để chúng ta có thể giải thích các hiện tượng xung quanh trong cuộc sống. Đặc trưng của địa lí là tìm hiểu theo không gian, vì thế qua môn này các em không chỉ biết về nơi mình đang sống mà còn các vùng mình chưa được đến. Vậy sự lí thú của môn Địa lí như thế nào? Tại sao chúng ta phải học bộ môn này chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời trong bài học này nhé”
III. Hoạt động hình thành kiến thức mới/ giải quyết vấn đề
2.1. Hoạt động 1. Tại sao cần học Địa lí?
a. Mục tiêu
- Đánh giá được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niện cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt.
- Nêu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.
- Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống.
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
1. Em hãy kể một số câu ca dao, tục ngữ về các hiện tượng tự nhiên được ông cha ta đúc kết từ thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày.
2. Đọc đoạn thơ sau:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.’’
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
Đây là hoạt động gì, diễn ra vào những thời điểm nào trong ngày? 
Là HĐ thường xuyên của người dân ở vùng nào?
Có bao giờ các em đặt câu hỏi?
1. Tại sao trên bề mặt Trái Đất, có nơi rất đông dân, nơi dân cư lại thưa thớt?
2. Tại sao có động đất, núi lửa? Nó gây ra hậu quả gì? Có cách nào để hạn chế thiệt hại không?
3. Tại sao Trái Đất được gọi là “Hành tinh xanh”, hành tinh duy nhất có sự sống?
Yêu cầu HS đặt thêm các câu hỏi tại sao
Bước 2: HS nêu các câu ca dao, tục ngữ. Đặt thêm các câu hỏi theo yêu cầu (1p30)
Bước 3: GV chốt vấn đề: Vậy những câu hỏi này liên quan đến kiến thức môn học nào là chủ yếu? Từ những kiến đó có giúp chúng ta giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống hằng ngày không? 
GV nêu lại ý nghĩa từ câu chuyện của Tiu-li đã cứu được rất nhiều người thoát khỏi sóng thần nhờ vào những kiến thức Địa lí học được.
Vậy em đã trả lời được câu hỏi vì sao cần học địa lí chưa?
Bước 4: GV nhận xét và chốt nội dung. 
Nội dung bài học
học địa lí vì:
- Khám phá được các hiện tượng tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội. 
- Giải thích được các hiện tượng Địa lí. 
- Hiểu được ý nghĩa của không gian sống. 
- Vận dụng các kiến thức để giải quyết các tình huống trong cuộc sống và công việc hiệu quả. 
2.2. Hoạt động 2. Cấu trúc chương trình và nội dung cuat phân môn Địa lí 6
a. Mục tiêu
Nêu được nội dung, cấu trúc của chương trình môn Địa lí 6
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV yêu cầu HS căn cứ vào SGK Lịch sử và Địa lí 6 – KNTT với CS, hãy:
Liệt kê các chủ đề của chương trình Địa lí 6
Những chủ đề đó trình bày các nội dung chính gì? (các khái niệm cơ bản, những kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí)
Bước 2: HS liệt kê các chủ đề.
Bước 3: GV chốt nội dung.
Nội dung bài học
a. Cấu trúc chương trình Địa lí 6
Gồm 7 chủ đề chính:
- Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất.
- Trái Đất – Hành tinh của Hệ Mặt Trời.
- Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất.
- Khí hậu và biến đổi khí hậu.
- Nước trên Trái Đất.
- Đất và sinh vật trên Trái Đất.
- Con người và thiên nhiên.
b. Nội dung môn Địa lí:
- Các khái niệm cơ bản về Trái Đất, các thành phần tự nhiên.
- Sự phân bố và phát triển các ngành kinh tế.
- Dân cư, sự phân bố dân cư.
- Các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt (bản đồ, phân tích xử lý số liệu, thu thập xử lý thông tin, làm việc độc lập, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề thực tiễn )
2.3. Hoạt động 3. Làm sao để học Địa lí hiệu quả
a. Mục tiêu
Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng để học tập tốt môn Địa lí.
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV nêu một số tình huống
Xác định nội dung chính của đoạn văn bản về kiến thức Địa lí
Xác định vị trí và đường đi các cơn bão, các chuyên gia khí tượng thủy văn dựa vào gì?
Xác định các kĩ năng địa lí cần thiết trong học tập địa lí. 
Bước 2: HS Tìm hiểu nội dung, trả lời các câu hỏi tình huống
Bước 3: GV gợi dẫn, định hướng để HS tìm ra nội dung à GV chốt kiến thưc.
Nội dung bài học
- Nắm rõ nội dung chương trình (đọc mục lục)
- Thường xuyên rèn luyện các kĩ năng Địa lí.
- Hiểu thuật ngữ (tra cứu thuật ngữ bằng bảng tra cứu/internet).
- Tận dụng internet là công cụ học tập hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.
+ Tìm hiểu thông tin.
+ Các công cụ hỗ trợ học tập.
- Biết cách ghi chép, tổng hợp kiến thức sáng tạo, hiệu quả: skekchnote, sơ đồ tư duy 
III. Luyện tập
a. Mục tiêu
Củng cố và khắc sâu kiến thức bài học
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV tổ chức HS trả lời các câu hỏi/ yêu cầu:
- Hãy nêu những đánh giá của em về tầm quan trọng của kiến thức địa lí trong học tập và trong cuộc sống.
- Liệt kê những điều mà bản thân thấy thú vị qua nội dung bài học.
Bước 2: HS thực hiện yêu cầu và trình bày trước lớp.
- Bước 3: GV nhận xét và đánh giá.
IV. Vận dụng
a. Mục tiêu
HS viết được mục tiêu của bản thân, xây dựng được kế hoạch học tập đối với môn học.
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV hướng dẫn HS xây dựng kê hoạch học tập bộ môn.
- Cung cấp các tài liệu tham khảo.
- Hướng dẫn HS cách xây dựng một kế hoạch các nhân
- Đề xuất công cụ đánh giá sản phẩm để định hướng hoạt động xây dựng kế hoạch học tập của HS
Tiêu chí đánh giá
Tốt
khá
Trung bình
Nội dung
Thể hiện được đầy đủ nội dung cần thiết của một kế hoạch học tập
Thể hiện được một số nội dung cần thiết/ quan trọng của một kế hoạch học tập
Trình bày còn sơ sài, chưa có nội dung rõ ràng,
Tính khoa học
Xây dựng được khung thời gian học tập chi tiết, hợp lí, có tính hệ thống, biết phát huy điểm mạnh và có ý thức khắc phục điểm yếu của bản thân.
Xây dựng được khung thời gian khá đầy đủ, hợp lí, biết phát huy điểm mạnh và có ý thức khắc phục điểm yếu của bản thân.
khung thời gian còn chung chung, dễ nhầm lẫn, chưa biết phát huy được điểm mạnh và chưa có giải pháp khắc phục những hạn chế của bản thân
Bố cục
Cân đối, hài hòa, dễ nhìn, dễ thực hiện. 
Hợp lí, nhưng chưa thật cân đối.
Chưa hợp lí, trình bày rối rắm, khó hiểu.
Tính sáng tạo
Trình bày sáng tạo, bắt mắt, ấn tượng.
Có sáng tạo nhưng chưa tạo ấn tượng cho người xem
Chưa thật sáng tạo, kế hoạch còn đơn điệu.
- Bước 2: GV yêu cầu thời gian HS nộp kế hoạch và kết thúc buổi học.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_bo_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_mo_dau.docx
  • pptxBÀI MỞ ĐẦU.pptx