Giáo án Địa lí Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Thu Hà

Giáo án Địa lí Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Thu Hà

I. MỤC TIÊU

Sau bài học này, giúp HS:

1. Kiến thức

- Biết được kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu và tọa độ địa lí, kinh độ, vĩ độ.

- Phân biệt được sự khác nhau giữa kinh tuyến và vĩ tuyến; giữa kinh độ và kinh tuyến; giữa vĩ độ và vĩ tuyến.

2. Năng lực

- Xác định được trên bản đồ hoặc trên quả Địa cầu các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc.

- Xác định được trên bản đồ hoặc trên quả Địa cầu các nửa cầu.

- Ghi được tọa độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ.

- Vận dụng tra cứu thông tin, ghi lại được các điểm cực của nước ta trên bản đồ.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ và có trách nhiệm tham gia học tập, làm các bài tập với tọa độ địa lí, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhóm và tự học tích cực.

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thông qua xác định các điểm cực của đất nước trên đất liền.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Quả Địa Cầu.

- Các hình ảnh về Trái Đất.

- Hình ảnh, video các điểm cực trên đất liền của lãnh thổ Việt Nam.

2.Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Giấy note làm bài tập trên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.

b.Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.

c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ: Quan sát quả địa cầu và TBĐ Địa lí 6 trang 10, 11 em hãy xác định các lục địa nằm ở nửa cầu Tây và nửa cầu Đông.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát quả địa cầu và TBĐ Địa lí 6 trang 10, 11 để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:

- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

+ Các lục địa nằm ở nửa cầu Tây: Bắc Mỹ, Nam Mỹ.

+ Các lục địa nằm ở nửa cầu Đông: Á-Âu, Phi, Ô-xtrây-li-a.

- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Vậy dựa vào đâu để người phân chia Trái Đất thành 2 nửa cầu Tây và Đông và làm thế nào để xác định được tọa độ địa lí của các điểm trên Trái Đất? Để biết được điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

 

docx 218 trang Hà Thu 28/05/2022 2350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức) - Chương trình cả năm - Nguyễn Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ĐỊA LÍ LỚP 6 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa và sự lý thú của việc học môn Địa lí.
- Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống.
- Hiểu được tâm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
- Yêu thích môn học, thích tìm hiểu các sự vật hiện tượng địa lí.
 2. Về năng lực
- Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi, nhận xét, đóng góp ý kiến với bạn.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: giải thích được một số hiện tượng địa lí.
+ Sử dụng kênh hình và kênh chữ sách giáo khoa (SGK) 
+ Sử dụng quả Địa cầu để giải thích được hiện tượng ngày đêm.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ nói về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
3. Về phẩm chất: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học Địa lí.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV) 
- Giáo án, SGK, sách giáo viên (SGV)
- Quả Địa cầu.
2. Học sinh (HS): SGK, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về môn Địa lí 6.
b.Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: Em hãy cho biết ở lớp 5 các đã học được những kiến thức Địa lí nào?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩa để trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
+ Địa lí Việt Nam: địa hình, khí hậu, đất đai, dân số, các hoạt động kinh tế 
+ Địa lí thế giới: các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ 
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Vậy ở chương trình Lịch sử và Địa lí lớp 6 các em sẽ học được những nội dung kiến thức Địa lí gì? Tại sao cần phải học những kiến thức Địa lí đó? Để biết được điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
2.1. Tìm hiểu những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn địa lí (10 phút)
a. Mục tiêu: HS hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
b. Nội dung: Sử dụng hình 1, 2, 3 kết hợp kênh chữ SGKsuy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK, đọc nội dung mục 1, sau đó trả lời các câu hỏi sau:
- Ở lớp 6, các em sẽ được tìm hiểu những khái niệm gì?
- Cho biết một số kĩ năng được rèn luyện khi học môn địa lí. Cho ví dụ.
- Việc nắm các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn địa lí có ý nghĩa gì trong học tập và cuộc sống?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào hình 1, 2, 3 và kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
- HS đọc kênh chữ tr104 để nêu các khái niệm và các kĩ năng địa lí (Nội dung ghi bài).
- HS nêu ví dụ: sơ đồ lát cắt về cấu tạo Trái Đất (hình 1), biểu đồ dân số thế giới qua các năm (hình 2), bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á (hình 3).
- HS đọc kênh chữ tr104, 105 để nêu ý nghĩa củ việc nắm các khái niệm và các kĩ năng địa lí (Nội dung ghi bài).
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
1. Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn địa lí
- Một số khái niệm cơ bản: Trái Đất, các thành phần tự nhiên của Trái Đất (địa hình, khí hậu, nước, đất, sinh vật) và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Các kĩ năng địa lí: sử dụng bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, bảng số liệu, sơ đồ, internet 
- Ý nghĩa: 
+ Giúp các em có khả năng giải thích và ứng xử khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.
+ Giúp các em khai thác, phân tích để hiểu về sự vât, hiện tượng mà nhiều khi chúng ta không thể quan sát trực tiếp.
+ Cho phép các em tìm hiểu kiến thức địa lí về mọi nơi trên thế giới, về mọi vấn đề mà các em uan tâm.
+ Giúp các em trải nghiệm, bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu khoa học.
2.2. Tìm hiểu môn Địa lí và những điều lí thú (10 phút)
a. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa và sự lý thú của việc học môn Địa lí.
b. Nội dung: HS sử dụng quả địa cầu, hình 4 đến 7 kết hợp kênh chữ SGK tr106 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV gọi HS đọc nội dung mục 2.
* GV treo hình ảnh chuồn chuồn bay trong cơn mưa lên bảng và đặt câu hỏi cho HS: 
- Em hãy nêu một số điều lí thú qua các hình ảnh 4, 5, 6, 7.
- Em hãy kể thêm một số điều lí thú mà em biết về tự nhiên và con người trên Trái Đất.
- Dựa vào Quả Địa cầu và kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao lại có ngày và đêm?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát quả địa cầu, các hình ảnh và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
- Một số điều lí thú: sống trong ngôi nhà băng để chống lại cái lạnh (hình 4), hang Sơn Đoòng- một trong những hang động lớn nhất thế giới (hình 5), sa mạc Xahara- sa mạc lớn nhất thế giới (hình 6), Biển Chết- biển mặn nhất thế giới (hình 7).
- Một số điều lí thú khác: ngày và đêm, nắng, mưa, 4 mùa 
- HS giải thích hiện tượng ngày đêm:
+ Do Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.
+ Nhờ có sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên ở khắp nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.
 * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
2. Môn Địa lí và những điều lí thú
- Muốn học môn Địa lí đạt hiệu quả cao, các em cần phải có hứng thú học tập.
- Cũng sẽ rất lí thú khi các em tìm hiểu về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng như ngày, đêm; các mùa, khí áp và gió 
2.3. Tìm hiểu về Địa lí và cuộc sống (10 phút)
a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống.
b. Nội dung: HS sử dụng kênh chữ SGK và đoạn thông tin Em có biết, suy nghĩ để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV gọi HS đọc nội dung mục 3.
* GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ SGK để trả lời các câu hỏi sau:
- Nêu vai trò của Địa lí trong cuộc sống.
- Tìm một số ví dụ để thấy được vai trò của Địa lí trong cuộc sống.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào kênh chữ SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
- HS đọc SGK trang 106 để nêu vai trò của Địa lí trong cuộc sống (Nội dung ghi bài).
như thích nghi với nhịp điệu mùa ở địa phương.
- Ví dụ biết các dấu hiệu nhận biết sóng thần giúp chúng phòng tránh kịp thời như đại dương đột nhiên nổi lên một cơn sóng trông rất lớn. Nước biển đột nhiên rút xuống để lộ ra một khỏang trống lớn, những bong bóng nước lớn sủi lên 
- Ví dụ biết quy luật các mùa giúp chúng ta có cách ứng xử phù hợp để thích nghi với nhịp điệu của nó.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
3. Địa lí và cuộc sống
- Việc gắn Địa lí và cuộc sống giúp các em kết quả cao hơn. Các em sẽ có hiểu biết về các hiện tượng tự nhiên và thấy được mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên... 
- Giúp các em vận dụng hiểu biết để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
3. Hoạt động luyện tập (5 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Quan sát hình 1, 2, 3 cho biết những nội dung được thể hiện qua các hình đó.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 
* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
- Hình 1: Sơ đồ lát cắt về cấu tạo Trái Đất thể hiện 3 lớp: vỏ, manti và nhân.
- Hình 2. Biểu đồ dân số thế giới qua các năm thể hiện qui mô dân số (các cột) tương ứng với 8 năm từ 1804-2024.
- Hình 3. Bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á thể hiện vị trí tiếp giáp của Việt Nam trên đất liền và trên biển với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
Bước 4. Đánh giá:
- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Hoạt động vận dụng (5 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: 
- Sưu tầm các các câu ca dao tục ngữ nối về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Bằng hiểu biết của bản thân em hãy giải thích câu ca dao:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 
* HS quan sát Quả Địa cầu, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
- Ví dụ: rán mỡ gà có nhà thì giữ, 
- HS giải thích: Do cánh của chuồn chuồn quá mỏng lại có các nan đặc biệt hút được độ ẩm của không khí. Vậy nên khi trời sắp mưa thì độ ẩm trong không khí tăng cao, không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng, khiến chúng chỉ có thể bay là là sát mặt đất.
Bước 4. Đánh giá:
- GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
CHƯƠNG 1. BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN
 BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
BÀI 1. HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, giúp HS:
1. Kiến thức 
- Biết được kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu và tọa độ địa lí, kinh độ, vĩ độ.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa kinh tuyến và vĩ tuyến; giữa kinh độ và kinh tuyến; giữa vĩ độ và vĩ tuyến.
2. Năng lực
- Xác định được trên bản đồ hoặc trên quả Địa cầu các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc.
- Xác định được trên bản đồ hoặc trên quả Địa cầu các nửa cầu.
- Ghi được tọa độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ.
- Vận dụng tra cứu thông tin, ghi lại được các điểm cực của nước ta trên bản đồ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ và có trách nhiệm tham gia học tập, làm các bài tập với tọa độ địa lí, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhóm và tự học tích cực.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thông qua xác định các điểm cực của đất nước trên đất liền.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
- Quả Địa Cầu.
- Các hình ảnh về Trái Đất.
- Hình ảnh, video các điểm cực trên đất liền của lãnh thổ Việt Nam.
2.Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Giấy note làm bài tập trên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: Quan sát quả địa cầu và TBĐ Địa lí 6 trang 10, 11 em hãy xác định các lục địa nằm ở nửa cầu Tây và nửa cầu Đông.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát quả địa cầu và TBĐ Địa lí 6 trang 10, 11 để trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
+ Các lục địa nằm ở nửa cầu Tây: Bắc Mỹ, Nam Mỹ.
+ Các lục địa nằm ở nửa cầu Đông: Á-Âu, Phi, Ô-xtrây-li-a.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Vậy dựa vào đâu để người phân chia Trái Đất thành 2 nửa cầu Tây và Đông và làm thế nào để xác định được tọa độ địa lí của các điểm trên Trái Đất? Để biết được điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (35 phút)
2.1. Tìm hiểu hệ thống kinh, vĩ tuyến (15 phút)
a. Mục tiêu: 
- Biết được thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, Xích đạo, các bán cầu.
- HS xác định được trên quả địa cầu: kinh tuyến gốc, Xích đạo, các bán cầu.
b. Nội dung: Quan sát quả Địa cầu, sơ đồ hình 2 kết hợp kênh chữ SGK tr 108, 109, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK.
* GV treo lược đồ hệ thống kinh vĩ tuyến trên quả địa cầu lên bảng.
* GV yêu cầu HS quan sát hình 2, quả Địa cầu và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Nêu khái niệm và lên xác định trên quả Địa cầu kinh tuyến, kinh tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây.
- Nửa cầu Đông và Tây được xác định như thế nào?
- Nêu khái niệm và lên xác định trên quả Địa cầu vĩ tuyến, vĩ tuyến gốc, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam. 
- Nửa cầu Bắc và Nam được xác định như thế nào?
- So sánh độ dài giữa các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau.
- Nêu ý nghĩa của hệ thống kinh vĩ tuyến.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát hình 2, quả Địa cầu và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
- HS đọc kênh chữ SGK tr108 để nêu các khái niệm (Nội dung ghi bài).
- HS lên xác định các kinh tuyến gốc, kinh tuyến đông, kinh tuyến tây; vĩ tuyến gốc, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam trên quả Địa cầu. 
- Kinh tuyến gốc và kinh tuyến 1800 chia Trái Đất làm 2 nửa cầu Đông và Tây.
- Vĩ tuyến gốc chia Trái Đất làm 2 nửa cầu Bắc và Nam.
- Độ dài giữa các kinh tuyến bằng nhau, độ dài giữa các vĩ tuyến giảm dần từ Xích đạo về cực.
- Ý nghĩa: dựa vào hệ thống kinh, vĩ tuyến giúp ta xác định được vị trí của tất cả các địa điểm trên thế giới.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
GV mở rộng: vĩ tuyến 23027’ được gọi là chí tuyến, 66033’ được gọi là vòng cực.
1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
- Kinh tuyến là các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và Nam.
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt (thủ đô Luân Đôn - nước Anh), Kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là kinh tuyến Đông. Kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc là kinh tuyến Tây.
- Vĩ tuyến là các vòng tròn bao quanh qủa Địa Cầu, song song với đường Xích đạo.
- Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến lớn nhất 0o (đường Xích Đạo) vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc là vĩ tuyến Bắc.Vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam là vĩ tuyến Nam.
2.2. Tìm hiểu về kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí (20 phút)
a. Mục tiêu: HS ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.
b. Nội dung: Quan sát hình 1.2 kết hợp kênh chữ SGK tr119, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV gọi HS đọc nội dung mục 2 SGK.
* GV chia lớp làm 8 nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 em, yêu cầu HS, yêu cầu HS quan sát hình 1.2 và thông tin trong bày, thảo luận nhóm cùng 1 chủ đề trong 3 phút để trả lời các câu hỏi sau:
- Kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí là gì?
- Ghi tọa độ địa lí của điểm B, C.
* GV hướng dẫn HS cách ghi tọa độ địa lí của điểm A trước khi giao nhiệm vụ: 
 1200Đ
 A 
 600B
Hoặc (600B, 1200Đ)
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào hình 1.2, đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện 1 nhóm lên thuyết trình câu trả lời trước lớp:
- HS đọc kênh chữ SGK 109 để nêu các khái niệm (Nội dung ghi bài)
- HS viết tọa độ địa lí các điểm lên bảng:
 600Đ
 B 
 300B
 900Đ
 C 
 300N
* HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
 GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
a. Khái niệm kinh độ, vĩ độ toạ độ địa lý
- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. 
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo)
- Kinh độ và vĩ độ của một địa điểm được gọi chung là tọa độ địa lí của điểm đó
b. Cách viết toạ độ địa lý của một điểm
- Kinh độ viết trước vĩ độ viết sau.
- Kinh độ viết trên vĩ độ dưới.
Hoặc (vĩ độ, kinh độ)
3. Hoạt động luyện tập (4 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. 
d. Tổ chức thực hiện:
 Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS và kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: Cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên quả địa cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: 
* HS dựa vào hình 1.4, kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên quả địa cầu có 360 kinh tuyến và 181 vĩ tuyến.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
4. Hoạt động vận dụng (1 phút)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. HS hoàn thành bài tập ở nhà.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Quan sát TBĐ Địa lí 6 trang 14, 15 và kiến thức đã học hãy xác định và ghi tọa độ địa lí trên đất liền bốn điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của lãnh thổ nước ta.
Hoạt động này nếu còn thời gian GV hướng dẫn HS làm việc ở lớp, nếu không còn thời gian thì hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát TBĐ Địa lí 6 và kiến thức đã học, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình (vào giờ học tiếp theo):
 105020’Đ
Cực Bắc 
 22023’B
 104040’Đ
Cực Nam 
 8034’B
 109024’Đ
Cực Đông 
 12040’B
 102009’Đ
Cực Tây 
 22022’B
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
5. Rút kinh nghiệm
BÀI 2. BẢN ĐỒ. MỘT SỐ LƯỚI KINH VĨ TUYẾN.
PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, giúp học sinh:
1. Kiến thức 
- Trình bày được khái niệm bản đồ, các yếu tố cơ bản của bản đồ và sự cần thiết của bản đồ trong học tập và đời sống.
- Nhận biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ TG.
2. Năng lực
- Xác định được phương hướng trên bản đồ. 
- So sánh sự khác nhau giữa các lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới. 
- Vận dụng kiến thức của bài nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ và có trách nhiệm tham gia học tập, làm các bài tập với tọa độ địa lí, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhóm và tự học tích cực.
- Nhân ái: Tôn trọng sự thật về hình dạng, phạm vi lãnh thổ của các quốc gia và vùng lãnh thổ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
- Quả Địa Cầu.
- Một số hình ảnh về bản đồ theo các phép chiếu khác nhau.
- Các bức ảnh vệ tinh hoặc ảnh máy bay của một vùng đất nào đó để so sánh với bản đồ.
- Bộ câu hỏi trò chơi.
Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Giấy note làm bài tập trên lớp, bảng nhóm, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi cho HS: Mặt Trời mọc ở hướng nào và lặn ở hướng nào?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
- Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: Mặt Trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Vậy trên Trái Đất có mấy hướng chính? Để xác định phương hướng trên Trái Đất ta phải dựa vào đâu? Để biết được điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (35 phút)
2.1. Tìm hiểu về bản đồ (10 phút)
a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm bản đồ.
b. Nội dung: Quan sát quả Địa cầu, kênh chữ SGK tr110, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV yêu HS đọc mục 1 SGK.
* GV treo bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á lên bảng.
* GV yêu cầu HS quan sát bản đồ tr107, quả Địa cầu, dựa vào thông tin trong bài, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Bản đồ là gì?
- Em hãy cho biết bản đồ và quả địa cầu có gì giống và khác nhau?
- Nêu một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và cuộc sống.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát quả Địa cầu, bản đồ và đọc kênh chữ trong SGK để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS đọc kênh chữ SGK tr110 để nêu khái niệm (Nội dung ghi bài)
- HS so sánh giữa bản đồ và quả Địa Cầu.
+ Giống: đều là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
+ Khác: quả Địa cầu thể hiện bề mặt cong của Trái Đất còn bản đồ thì phải chuyển từ bề mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng.
- HS nêu ví dụ: tìm đường đi, sự thăm dò các khoáng sản có ích, điều tra tài nguyên rừng, đánh giá đất nông nghiệp đều phải dựa trên cơ sở bản đồ .
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
1. Khái niệm bản đồ
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, thể hiện các đối tượng địa lí bằng các kí hiệu bản đồ.
- Bản đồ có vai trò quan trọng trong học tập và cuộc sống.
2.3. Tìm hiểu về một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới (15 phút)
a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
b. Nội dung: Quan sát hình 1 kết hợp kênh chữ SGK tr120, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV cho HS đọc nội dung mục 2 SGK.
* GV chia lớp làm 8 nhóm, yêu cầu HS quan sát các hình 1 SGK và thông tin trong bài, thảo luận nhóm trong 3 phút để trả lời các câu hỏi sau:
- Nhóm 1, 2, 3, 4: Nêu đặc điểm hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ 1.a.
- Nhóm 5, 6, 7, 8: Nêu đặc điểm hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ 1.a.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS dựa vào các hình 2.1, 2.2, 2.3, đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi nhóm HS có sản phẩm, GV cho các nhóm HS trình bày sản phẩm của mình, đại diện 2 nhóm lên thuyết trình câu trả lời trước lớp (ví dụ nhóm 1, 5):
- Nhóm 1: Hình 1.a: Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau. Vĩ tuyến cũng là những đường thẳng song song và cách đều nhau. Các kinh, vĩ tuyến vuông góc với nhau.
- Nhóm 5: Hình 1.b: Kinh tuyến là những đường cong cách đều nhau. Vĩ tuyến cũng là những đường thẳng song song và cách đều nhau. Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc là đường thẳng vuông góc với nhau.
* HS các nhóm khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
2. Một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới
Muốn vẽ được bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng thông qua các phép chiếu. Các phép chiếu sẽ ra các lưới kinh, vĩ tuyến có hình dạng khác nhau.
2.3. Tìm hiểu phương hướng trên bản đồ (10 phút)
a. Mục tiêu: HS biết xác định hướng trên bản đồ.
b. Nội dung: Quan sát hình 2 kết hợp kênh chữ SGK tr111, suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV. 
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dun ghi bài
Bước 1. Giao nhiệm vụ: 
* GV gọi HS đọc nội dung mục 3 SGK. 
* GV yêu cầu HS quan sát bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, hình 2 SGK và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Nêu tên các hướng chính.
- Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ.
- Xác định hướng đi từ Hà Nội đến Băng Cốc, Manila, Xin-ga-po trên bản đồ
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS đọc bài.
* HS quan sát bản đồ tr107, hình 2 SGK và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
- HS nêu tên các hướng chính: bắc, nam, đông, tây đông bắc, tây bắc, đông nam, tây nam,...
- HS đọc kênh chữ SGK tr111 để nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ (Nội dung ghi bài)
- HS xác định hướng đi: Hà Nội đến Băng Cốc hướng tây nam, Hà Nội đến Manila hướng đông nam, Hà Nội đến Xin-ga-po hướng nam.
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. Đánh giá:
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.
3. Phương hướng trên bản đồ
- Để xác định phương hướng trên bản đồ người ta sử dụng hệ thống kinh, vĩ tuyến và quy ước như sau: phần chính giữa bản đồ là trung tâm, phía trên của kinh tuyến chỉ hướng
bắc, phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng này, bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông, bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng tây. 
- Đối với những bản đồ không thể hiện lưới kinh, vĩ tuyến chúng ta cần dựa vào kim chỉ nam hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.
3. Hoạt động luyện tập (4 phút)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.
c. Sản phẩm: trả lời được câu hỏi mà GV giao. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á tr107 và kiến t

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_bo_sach_ket_noi_tri_thuc_chuong_trinh_c.docx