Giáo án Địa lí Lớp 6 - Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

- Hình ảnh và các video về các dạng địa hình chính trên bề mặt TĐ.

- Hình ảnh và video giới thiệu một số loại khoáng sản chính.

- Phiếu học tập. trò chơi.

- Thiết bị điện tử.

 

docx 8 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH TRÊN TRÁI ĐẤT. KHOÁNG SẢN
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: . Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất.
- Phân tích được giá trị kinh tế của các dạng địa hình.
- Kể tên một số loại khoáng sản. Phân loại khoáng sản theo công dụng.
- Đánh giá được vai trò của tài nguyên khoáng sản, định hướng khai thác hợp lí và liên hệ với Việt Nam.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
+ Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Phát hiện và làm rõ vấn đề.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: Mô tả được đặc điểm cơ bản của các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất. 
+ Tìm hiểu Địa lí	: Sử dụng các công cụ địa lí: Tranh ảnh, video, đoạn văn bản để tìm hiểu về các dạng địa hình và khoáng sản chính trên bề mặt Trái Đất.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu, liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.
- Yêu nước: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hình ảnh và các video về các dạng địa hình chính trên bề mặt TĐ.
- Hình ảnh và video giới thiệu một số loại khoáng sản chính.
- Phiếu học tập. trò chơi.
- Thiết bị điện tử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối với bài học
b. Nội dung
- Trò chơi ĐỐ VUI
c. Sản phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Khởi động với trò chơi ĐỐ VUI
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất.
Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
 Tác động của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh không giống nhau ở mọi nơi trên Trái Đất đã tạo nên sự đa dạng về địa hình và khoảng sản. Trên bề mặt Trái Đất có các dạng địa hình chính và các loại khoáng sản nào? Dựa vào đâu để phân biệt chúng?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về các dạng địa hình chính trên Trái Đất
a. Mục tiêu
- Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái Đất.
- Phân tích được giá trị kinh tế của các dạng địa hình.
b. Nội dung
- Tìm hiểu về các dạng địa hình chính trên Trái Đất.
- Hoàn thiện thông tin phiếu học tập
- Mở rộng kiến thức dạng địa hình núi, đồng bằng
- Liên hệ với Việt Nam.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
- Thông tin phản hồi phiếu học tập.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm tìm hiểu về đặc điểm các dạng địa hình chính.
- GV chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học sinh.
- Phân nhiệm vụ cho các nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập sau:
Nhiệm vụ 2: Dựa vào bản đồ tự nhiên thế giới, em hãy kể tên:
- Một số dãy núi lớn trên Trái Đất
- Các cao nguyên và đồng bằng lớn trên Trái Đất?
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu thêm về dạng địa hình núi 
- Dựa vào độ cao núi được phân loại như thế nào?
- Đỉnh núi cao nhất thế giới?
- Đỉnh núi cao nhất ở nước ta?
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về địa hình đồng bằng
- Kể tên các đồng bằn lớn ở nước ta?
- Dựa vào nguồn gôc hình thành, cho biết các đồng bằng ở nước ta thuộc dạng nào?
- Tại sao đồng bằng là nơi dân cư tập trung đông đúc?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
- PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHÓM
HS đọc tiêu chí đánh giá sau và sử dụng sticker để đánh giá đồng đẳng. 
TT
NỘI DUNG
TRUNG BÌNH
1
KHÁ TỐT
2
TỐT
3
XUẤT SẮC
4
1
Kiến thức
Kiến thức sơ sài, không đầy đủ
Kiến thức tương đối đầy đủ so với mục tiêu và tài liệu được cung cấp
Kiến thức đầy đủ, chính xác, đảm bảo mục tiêu
Kiến thức đầy đủ, chính xác, đảm bảo mục tiêu.
Các kiến thức, ví dụ ngoài tài liệu phong phú, chuyên sâu
2
Thuyết trình
Thuyết trình không rõ ràng, người nghe khó tiếp nhận thông tin
Thuyết trình to, rõ, người nghe dễ nắm bắt được thông tin
Thuyết trình to, rõ ràng, dễ hiểu, cuốn hút người nghe
Thuyết trình to, rõ ràng, dễ hiểu, cuốn hút người nghe, quan tâm đến người nghe, có sự sáng tạo (tạo tình huống, đặt câu hỏi phản biện)
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
1. Các dạng địa hình chính
2.2. Tìm hiểu về các loại khoáng sản
a. Mục tiêu
- Kể tên một số loại khoáng sản. Phân loại khoáng sản theo công dụng.
- Đánh giá được vai trò của tài nguyên khoáng sản, định hướng khai thác hợp lí và liên hệ với Việt Nam.
b. Nội dung
- Tìm hiểu các loại khoáng sản chính.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết của mình, em hãy cho biết:
- Khoáng sản là gì?
- Khoáng sản có thể tồn tại ở những dạng nào? Cho ví dụ?
- Dựa vào công dụng khoáng sản được phân loại như thế nào?
Nhiệm vụ 2: Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của mình:
- Em hãy cho biết trong các đối tượng sau, đâu là khoáng sản: nhựa, than đá, gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi? Giải thích?
- Hãy kể tên ít nhất một vật dụng hằng ngày em thường sử dụng được làm từ khoảng sán?
- Sắp xếp các loại khoảng sản sau vào ba nhóm sao cho đúng: vàng, nước khoáng, kim cương, than bùn, khí thiên nhiên, cao lanh, ni-ken, phốt phát, bô-xit?
Nhiệm vụ 3: Hoạt động cặp đôi
- Dựa vào thông tin đoạn video: Vàng được hình thành như thế nào? Và hiểu biết của bản thân, các em hãy trao đổi và cho biết:
+ Tại sao cần khai thác hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản?
+ Việc khai thác khoáng sản có tác động như thế nào đến tài nguyên, môi trường?
+ Kể tên một số loại khoáng sản chính ở nơi em đang sống, thực trạng khai thác các loại khoáng sản đó như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi nhóm bất kì trả lời câu hỏi.
- Các nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
2. Khoáng sản
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên của khoáng vật được con người khia thác và sử dụng.
- Theo thành phần và công dụng: Khoáng sản nhiên liệu, kim loại, phi kim loại.
- Khoáng sản là tài nguyên vô cùng quý giá và không có khả năng phục hồi, vì vậy cần khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm.
3. Hoạt đông luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung
- Trò chơi NGÔI SAO ĐỊA LÍ
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Tìm hiểu về một số loại khoáng sản chính ở địa phương em.
c. Sản Phẩm
- Bài thuyết trình ngắn của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_cac_dang_dia_hinh_chinh_tren_trai_dat_k.docx