Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 6, Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Tùng

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 6, Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Tùng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Đông (thời gian, địa điểm).

- Trình bày sơ lược về tổ chức xã hội cổ đại phương Đông.

2. Kỹ năng

Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh - chỉ bản đồ.

3. Thái độ

- Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thủy, bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và về Nhà nước chuyên chế.

 4. Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

5. Định hướng phát triển phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trách nhiệm với đất nước

 II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC, THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, phát vấn, phân tích, .

2. KĨ THUẬT: chia nhóm, nêu vấn đề, sử dụng lược đồ

3. HÌNH THỨC: cá nhân, nhóm nhỏ

4. THIẾT BỊ : Lược đồ các quốc gia phương Đông cổ đại.

III. CHUẨN BỊ

 1. Chuẩn bị của giáo viên

 - Giáo án word và Powerpoint.

 - Lược đồ các quốc gia phương Đông cổ đại.

 2. Chuẩn bị của học sinh

 - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

 

doc 7 trang tuelam477 2450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 6, Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Tùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2020 
Ngày dạy: 11//10/2020
Tiết 6 Bài 4
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Đông (thời gian, địa điểm).
- Trình bày sơ lược về tổ chức xã hội cổ đại phương Đông.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh - chỉ bản đồ.
3. Thái độ
- Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thủy, bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và về Nhà nước chuyên chế.
 4. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
5. Định hướng phát triển phẩm chất: yêu nước, nhân ái, trách nhiệm với đất nước 
 II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT, HÌNH THỨC, THIẾT BỊ DẠY HỌC
PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, phát vấn, phân tích, ..
KĨ THUẬT: chia nhóm, nêu vấn đề, sử dụng lược đồ 
HÌNH THỨC: cá nhân, nhóm nhỏ 
4. THIẾT BỊ : Lược đồ các quốc gia phương Đông cổ đại.
III. CHUẨN BỊ 
 1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Giáo án word và Powerpoint.
 - Lược đồ các quốc gia phương Đông cổ đại.
 2. Chuẩn bị của học sinh
 - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra: (15 phút) 
 a. Những nét chính về đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thủy trên đất nước Việt nam ? (7 đ) 
 - Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? (3đ) 
 3. Bài mới
1. Hoạt động khởi động
Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước đã ra đời. Trước khi tìm hiểu về các quốc gia cổ đại, các em hãy thảo luận một số vấn đề sau :
a. Kể tên những quốc gia cổ đại ở Phương Đông mà em biết.
b. Các em biết gì về các quốc gia đó?	
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận với Thầy giáo.
 Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: 
 Do công cụ kim loại xuất hiện, sản xuất phát triển, năng suất tăng đã tạo ra của cải dư thừa, xã hội đã phân hóa kẻ giàu, người nghèo -> xã hội hình thành giai cấp và Nhà nước . Để hiểu rõ nhà nước cổ đại phương Đông ra đời vào thời gian nào, ở đâu, trong xã hội có những tầng lớp nào? Để hiểu rõ nội dung đó, chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1. Hoạt động 1 
	 1. Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông
	- Mục tiêu: HS nêu được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông 
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: Lược đồ các quốc gia phương Đông cổ đại, ti vi
 - Thời gian: 10 phút
 - Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS đọc mục 1, quan sát H10 SGK (3 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nhóm lẻ : Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành vào thời gian nào? ở đâu?
+ Nhóm chẵn: Đặc điểm lớn nhất của các quốc gia này là gì? Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông lại được hình thành ở các con sông lớn?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
* Thời gian xuất hiện : Cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN.
* Địa điểm:
Các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc hình thành ở lưu vực các con sông.
Củng cố phần 1. 
Bài tập : Hoàn thành bảng niên biểu sau :
Nội dung
Phương Đông
1. Các quốc gia tiêu biểu
2. Điều kiện tự nhiên
a. Thuận lợi
b. Khó khăn
2.2. Hoạt động 2
 2. Xã hội cổ đại phương Đông
 - Mục tiêu: HS trình bày sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội cổ đại phương Đông.
 - Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
 - Phương tiện: tranh ảnh 
 - Tổ chức hoạt động 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành 3 nhóm. Các nhóm đọc mục 2, 3 SGK (4 phút), quan sát H8 thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:
Hình 8 : Hình ảnh nông dân Ai Cập làm ruộng
Đất ven sông mầu mỡ nên dễ trồng trọt. Nghề nông trồng lúa ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế chính. Ngoài ra cư dân còn kết hợp chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm, dệt vải.....Cư dân phương Đông cổ đại biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh, máng dẫn nước vào ruộng.
+ Nhóm 1: Nền kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
+ Em hãy miêu tả cảnh lao động của người Ai Cập cổ đại được minh hoạ qua H8 SGK?
 Hình ảnh biểu tượng tầng lớp quí tộc Ai Cập 
 Nông dân Lưỡng Hà đang làm việc 
Nô lệ Ai Cập đang làm việc
+ Nhóm 2: Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? Địa vị của các tầng lớp đó trong xã hội thế nào?
Ở phương Đông cổ đại, vua có quyền tối cao : đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, là người đại diện thần thánh ở dưới trần gian. Ở mỗi quốc gia, vua có tên gọi khác nhau : Thiên tử (Trung Quốc), Pha-ra-ông (Ai Cập) ; En-si (Lưỡng Hà).
Giúp việc cho vua là quý tộc. Họ lo việc thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội.
Tượng Nhân sư-biểu tượng quyền lực và sức mạnh của Pha-ra-ông Ai Cập
+ Nhóm 3: Nhà nước cổ đại phương Đông do ai đứng đầu? Người đó có quyền gì?
+ Giúp việc cho nhà vua là những người nào? Họ làm nhiệm vụ gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
 GV: Giải thích khái niệm: Công xã, lao dịch, quý tộc.
GV giới thiệu về bộ luật Ham-mu-ra-bi ở Lưỡng Hà.
GV chốt ý: Thể chế nhà nước ở Phương Đông là theo chế độ quân chủ chuyên chế.
GV kết luận : Vào khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN, các quốc gia cổ đại phương Đông đã ra đời bên lưu vực các dòng sông lớn. Cư dân phương Đông có nền kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo và đã xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế với quyền lực tối cao của nhà vua.
a. Đời sống kinh tế 
+ Ngành kinh tế chính là nông nghiệp;
+ Biết làm thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh máng dẫn nước vào ruộng.
+ Thu hoạch lúa ổn định hằng năm
b. Các tầng lớp xã hội
- Có 3 tầng lớp
+ Nông dân công xã
+ Nô lệ 
+ Quý tộc (vua,quan lại và tăng lữ)
c. Thể chế Nhà nước 
- Tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu :
+ Vua có quyền đặt ra pháp luật, chỉ huy quân đội, xét xử người có tội.
+ Bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương : giúp việc cho vua, lo việc thu thuế, xây dựng cung điện 
- Thể chế nhà nước: quân chủ chuyên chế.
Củng cố phần 2: 
2. Dựa vào nội dung bài học, em hãy hoàn thiện bảng niên biểu sau và ghi vào vở
Quốc gia
Ngành kinh tế chính
Tầng lớp chính trong xã hội
Thể chế nhà nước
Phương Đông cổ đại
3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: sự xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Đông và sơ lược về tổ chức và đời sống xã hội ở các quốc gia cổ đại đó.
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, yêu cầu học sinh trả lời (trắc nghiệm).
	+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Thời gian xuất hiện các quốc gia cổ đại phương Đông là 
A. Cuối thiên niên kỉ IV- đầu thiên niên kỉ III TCN. 
B. Cuối thiên niên kỉ III- đầu thiên niên kỉ IV.
C. Đầu thiên niên kỉ I TCN. 
D. Cuối thế kỉ IV- đầu thế kỉ III TCN.
Câu 2. Nền kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là 
A. công nghiệp. B. nông nghiệp.
C. thủ công nghiệp D. thương nghiệp
Câu 3. Nhà nước phương Đông cổ đại được tổ chức theo thể chế gì?
A. Quân chủ lập hiến B. Cộng hòa.
C. Quân chủ chuyên chế D. Dân chủ.
Câu 4. Lực lượng lao động chính trong xã hội cổ đại phương Đông là 
 A. qúy tộc. B. nông dân công xã. 
 C. nô lệ. D. chủ nô.
Câu 5. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành chủ yếu ở đâu?
A. Ở các thung lũng.	 B. Ở vùng các cao nguyên.
C. Ở vùng đồi núi, trung du.	 D. Ở lưu vực các dòng sông lớn
Câu 6. Tại sao nhà nước phương Đông ra đời sớm?
A. Do nhu cầu làm thủy lợi. 
B. Do nhu cầu sinh sống.
C. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi. 
D. Do nhu cầu phát triển kinh tế .
4. Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
	- Quyền lực của vua chuyên chế cổ đại phương Đông được thể hiện như thế nào ?
 - Vì sao nông nghiệp là ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Để tìm hiểu sâu sắc hơn về những quốc gia cổ đại, em tìm đọc một số cuốn sách và trang Web sau :
- Almanach Những Nền Văn Minh Thế Giới; Bách khoa tri thức học sinh...
- 
V. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Củng cố
- Vẽ sơ đồ tổ chức xã hội cổ đại phương Đông .
2. Hướng dẫn tự học
- Bài vừa học: Sự hình thành, đời sống kinh tế và xã hội các quốc gia cổ đại Phương Đông 
- Bài sắp học: Các quốc gia cổ đại phương Tây
 - Sự hình thành, đời sống kinh tế và xã hội các quốc gia cổ đại Phương Tây
 - So sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây (thời gian, địa điểm, ngành kinh tế chính và thể chế nhà nước)
Kiểm tra: 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_6_bai_4_cac_quoc_gia_co_dai_phuon.doc