Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chủ đề: Chuyển động của trái đất và các hệ quả địa lí

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chủ đề: Chuyển động của trái đất và các hệ quả địa lí

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ HS trình bày được đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục, chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

+ Trình bày và giải thích được một số hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục (giờ địa phương/giờ khu vực, so sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất), chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất (hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa).

- Tìm hiểu địa lí:

+ Sử dụng quả địa cầu để chứng minh hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất.

+ Quan sát, mô tả sơ đồ, tranh ảnh.

+ Xem, phân tích các video về chuyển động tự quay, chuyển động xung quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ HS vận dụng kiến thức đã học để tính giờ ở các địa phương khác nhau.

+ Vận dụng hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

2. Phẩm chất:

HS có hứng thú, đam mê tìm hiểu thế giới xung quanh, tìm hiểu vũ trụ, tìm hiểu về Trái Đất, từ đó nhận thức được ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ Trái Đất.

 

doc 11 trang tuelam477 7521
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chủ đề: Chuyển động của trái đất và các hệ quả địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC
Mục đích và thời gian đánh giá:
- Mục đích đánh giá: Đánh giá để phát triển học tập.
- Thời gian đánh giá: Đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy học, trong tất cả các hoạt động và các khâu trong quá trình dạy học.
CHỦ ĐỀ
CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ ĐỊA LÍ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Nhận thức khoa học địa lí:
+ HS trình bày được đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục, chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất. 
+ Trình bày và giải thích được một số hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục (giờ địa phương/giờ khu vực, so sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất), chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất (hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa).
- Tìm hiểu địa lí:
+ Sử dụng quả địa cầu để chứng minh hiện tượng ngày đêm trên Trái Đất. 
+ Quan sát, mô tả sơ đồ, tranh ảnh.
+ Xem, phân tích các video về chuyển động tự quay, chuyển động xung quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ HS vận dụng kiến thức đã học để tính giờ ở các địa phương khác nhau.
+ Vận dụng hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau vào thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực tự chủ và tự học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Phẩm chất: 
HS có hứng thú, đam mê tìm hiểu thế giới xung quanh, tìm hiểu vũ trụ, tìm hiểu về Trái Đất, từ đó nhận thức được ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ Trái Đất.
II. PHƯƠNG TIỆN – THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Quả địa cầu
- Các hình ảnh, sơ đồ về vận động của Trái Đất.
- Video về về chuyển động của Trái Đất, về chia múi giờ trên Trái Đất, ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa, 
- Máy chiếu
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 
- Đàm thoại gợi mở
- Thuyết giảng tích cực
- Thảo luận nhóm
- Thuyết giảng.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: kết nối vào bài học.
Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở
Phương pháp đánh giá: Hỏi đáp
Công cụ đánh giá: câu hỏi
Tổ chức hoạt động dạy học: Cá nhân
GV chiếu video “những chuyển động của Trái Đất” và yêu cầu học sinh:
B1: Xem video sau đây và cho biết Trái Đất có các chuyển động chính nào? Em biết gì về các chuyển động này?
B2: HS quan sát trả lời,
B3: HS khác nhận xét, đánh giá phần trả lời của bạn và bổ sung.
B4: GV đánh giá, chuẩn kiến thức, dẫn bài mới. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Hoạt động 1: Đặc điểm các vận động của Trái Đất quanh trục
Mục tiêu: 
Năng lực nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, giao tiếp và hợp tác, tự học: Học sinh hiểu và trình bày được đặc điểm vận động tự quay quanh trục và vận động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, Thảo luận
Phương pháp đánh giá: Đánh giá sản phẩm học tập
Công cụ đánh giá: Phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric)
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ 
Hoạt động: 
Nhóm: ..
Tiêu chí
Mức độ đạt được (điểm)
A
8 - 10
B
– 7.9
C
 5 - 6.4
D
0 - 4.9
1. Nội dung
 ND trình bày đầy đủ, chính xác về các đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quanh MT
ND trình bày tương đối đầy đủ, chính xác về các đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quanh MT
 ND trình bày chưa đầy đủ, chính xác về các đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quanh MT
Trình bày không chính xác hoặc không trình bày được các đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quanh MT
2. Hình thức sản phẩm
Bố cục hợp lí, chữ viết, hình vẽ rõ ràng, khoa học, sáng tạo.
Bố cục hợp lí, chữ viết, hình vẽ tương đối rõ ràng, khoa học.
Xây dựng được bố cục, chữ viết, hình vẽ chưa rõ ràng, khoa học.
Có sản phẩm nhưng trình bày sơ sài, cẩu thả.
3. Thời gian
Nộp sớm nhất hoặc đúng thời gian quy định
Nộp chậm hơn không quá 1 so với thời gian quy định
Nộp chậm hơn từ 1 đến 3 phút so với thời gian quy định
Nộp chậm hơn quá 3 phút so với thời gian quy định
4. Thuyết trình về sản phẩm
Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, sinh động, dễ hiểu, thu hút người nghe.
Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu nhưng chưa thật sinh động, chưa hấp dẫn người nghe.
Trình bày nhiều chỗ chưa rõ ràng, chưa hấp dẫn.
Trình bày dài dòng, khó hiểu và không hấp dẫn người nghe
5. Tranh luận, phản biện về SP của nhóm và nhóm khác
Có tinh thần cầu thị, biết lắng nghe tích cực; tư duy tranh luận, phản biện sắc sảo
Có tinh thần cầu thị, biết lắng nghe tích cực; tư duy tranh luận, phản biện chưa thật thuyết phục.
Có lắng nghe nhưng thiếu tích cực, tranh luận phản biện gay gắt (tranh cãi)
Không lắng nghe, không tích cực tham gia tranh luận, phản biện.
Tổ chức hoạt động dạy học: Cá nhân, nhóm
Hoạt động 1.1: Cá nhân
GV đặt quả Địa cầu lên bàn cho Hs quan sát
GVchỉ trục nối 2 điểm cực của quả địa cầu: thực tế trục của Trái Đất là trục tưởng tượng nối hai điểm cực và đi qua tâm của Trái Đất.
GV hướng dẫn HS quan sát hình về sơ đồ vận động tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
Hoạt động 1.2: Nhóm
GV chia lớp thành 4 nhóm
B1: Quan sát các sơ đồ chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất, hãy thảo luận nhóm 5 phút và hoàn thiện phiếu học tập sau:
Đặc điểm
Chuyển động tự quay quanh trục
Chuyển động xung quanh Mặt Trời
Hướng chuyển động
Thời gian chuyển động một vòng
Đặc điểm của trục TĐ
Quỹ đạo chuyển động
B2: HS các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
B3: Đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét đánh giá theo phiếu đánh giá Rubric. 
B4: GV đánh giá, chuẩn lại kiến thức đúng và mời đại diện 1 HS lên trình bày trên sơ đồ đặc điểm các vận động.
GV mở rộng: 
+ Thời gian tự quay một vòng là 23h56’4’’, đó là ngày thực (hay ngày thiên văn). Để thuận tiện người ta quy ước 1 ngày 24h. 
+ Thời gian TĐ chuyển động 1 vòng hết 365 ngày 6h, nên cứ 4 năm thì dư 1 ngày, do đó dương lịch có năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày. Năm nhuận là năm có số năm chia hết cho 4, đối với những năm tròn thế kỉ thì chia hết cho 400.
Hoạt động 2: Hệ quả của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
Mục tiêu: 
Năng lực nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, giao tiếp và hợp tác, tự học: Học sinh hiểu và trình bày được các hệ quả của vận động tự quay quanh trục (các khu vực giờ, giải thích được hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất).
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, Thảo luận, giải quyết vấn đề
Tổ chức hoạt động dạy học: Cá nhân, cặp đôi, cả lớp
Hoạt động 2.1: Các khu vực giờ trên Trái Đất
Hoạt động 2.1.1. Cá nhân (Trò chơi ai nhanh hơn)
Phương pháp đánh giá: hỏi đáp
Công cụ đánh giá: câu hỏi trắc nghiệm điền khuyết
Xem video về cách phân chia mũi giờ trên thế giới, ghi chép các thông tin xem được, nghiên cứu nội dung sgk để trả lời nhanh các câu hỏi dưới đây:
1. Trên thế giới có . khu vực giờ. (24)
2. Mỗi khu vực giờ rộng kinh tuyến. (150)
3. Khu vực giờ gốc (múi số 0) là khu vực có đường kinh tuyến .. đi qua chính giữa. (gốc/ 00)
4. Giờ GMT nằm ở múi giờ số .. (0)
HS trả lời nhanh
HS khác đánh giá, bổ sung
GV đánh giá, chuẩn kiến thức
Hoạt động 2.2.2: Cặp đôi
Phương pháp đánh giá: hỏi đáp, viết
Công cụ đánh giá : câu hỏi, bài tập trên phiếu học tập
Quan sát hình 20, hãy xác định trên bản đồ:
+ Các khu vực giờ? khu vực giờ gốc? Đọc số thứ tự của các khu vực phía Đông, phía Tây của khu vực giờ gốc?
+ Việt Nam nằm ở múi giờ số mấy? (múi giờ số 7)
+ Khi ở khu vực giờ gốc là 12h thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ; Niu-oóc là mấy giờ? (Việt Nam: 12h + 7 = 19h; Niu-oóc: 12h – (24 -19) = 7h)
+ Qua đó rút ra nhận xét về giờ ở phía Đông và giờ phía Tây?
HS thảo luận cặp đôi (2 phút) để trả lời.
Cặp đôi khác đánh giá, bổ sung
GV đánh giá, chuẩn lại kiên thức.
+ Khi đi về phía đông qua mỗi mũi giờ cộng thêm 1 giờ; 
+ Khi đi về phía tây qua mỗi mũi giờ trừ đi một giờ.
GV giới thiệu đường 1800: Là đường đổi ngày quốc tế.
Bài tập vận dụng: Dựa vào hình 20 sgk, cho biết trận bóng đá chung kết các đội ngoại hạng Anh diễn ra lúc 16 giờ GMT ngày 23/08/2020. Hỏi ở các địa điểm sau trận bóng đó diễn ra lúc mấy giờ? Ngày nào? 
GMT
Hà Nội
(múi giờ số 7)
Tôkiô
(múi giờ số 9)
Niu-yoóc
(múi giờ số 19)
16h
HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập
Các cặp đôi đổi phiếu học tập để chấm chéo
GV chiếu chuẩn kiến thức, yêu cầu HS đánh giá
GMT
Hà Nội
(múi giờ số 7)
Tôkiô
(múi giờ số 9)
Niu-yoóc
(múi giờ số 19)
16h
16 + 7 = 23h Ngày 23/8
16 + 9 - 24 = 1h ngày 24/8
16 – (24-19) = 11h
Ngày 23/8
Các cặp đọc nhanh kết quả của các cặp đôi khác
GV đánh giá
Hoạt động 2.2: Hiện tượng ngày đêm luân phiên kế tiếp nhau
Phương pháp đánh giá: hỏi đáp
Công cụ đánh giá : câu hỏi
Hoạt động cá nhân
CH: Xem video về nguyên nhân hiện tượng ngày đêm, và quan sát hình 21 SGK hãy giải thích tại sao có ngày và đêm? Tại sao khắp mọi nơi đều lần lượt có ngày và đêm?
HS quan sát, suy nghĩ trả lời
HS khác đánh giá, bổ sung
GV đánh giá, chuẩn kiến thức:
+ Do Trái Đất hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa, nửa được chiếu sáng là ngày, nửa trong bóng tối là đêm.
+ Do Trái Đất tự quay quanh trục nên ở khắp mọi nơi đều lần lượt có ngày và đêm.
Hoạt động 3: Hệ quả của sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời 
(Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa)
Mục tiêu: 
Năng lực nhận thức khoa học địa lí, tìm hiểu địa lí, giao tiếp và hợp tác, tự học: Học sinh hiểu, trình bày hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, Thảo luận, giải quyết vấn đề, thuyết giảng
Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi, cả lớp, nhóm
Hoạt động 3.1: cá nhân
Phương pháp đánh giá: hỏi đáp
Công cụ đánh giá: câu hỏi
B1: Mùa là gì? Các nhà khoa học phân chia một năm thành mấy mùa? Đó là những mùa nào?
HS suy nghĩ trả lời
HS khác đánh giá, bổ sung
GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 3.2. Nhóm
Phương pháp đánh giá: đánh giá sản phảm, quan sát, viết
Công cụ đánh giá: Phiếu học tập, bảng kiểm, bài tập trắc nghiệm điền khuyết
Phiếu 2: Bảng kiểm đánh giá các nhóm thực hiện nhiệm vụ
(Dành cho học sinh)
Các tiêu chí
Có
Không
1. Nhận nhiệm vụ được giao:
Mọi thành viên trong nhóm sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
2. Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm:
- Mọi thành viên trong nhóm biết bày tỏ ý kiến, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của nhóm.
- Mọi thành viên trong nhóm biết lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của nhau.
3. Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác:
- Mọi thành viên trong nhóm cố gắng, nỗ lực hoàn thiện nhiệm vụ bản thân.
- Các thành viên trong nhóm có sự hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung.
4. Tôn trọng quyết định chung:
Mọi thành viên trong nhóm đều tôn trọng quyết định chung của cả nhóm.
5. Kết quả làm việc:
Có đủ sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên.
6. Trách nhiệm với kết quả làm việc chung
Mọi thành viên có ý thức chịu trách nhiệm về sản phẩm chung của nhóm.
Phiếu 3: Bảng kiểm đánh giá các nhóm thực hiện nhiệm vụ
(Dành cho giáo viên)
Các tiêu chí
Tốt 
Khá 
Trung bình
Yếu
1. Nhận nhiệm vụ được giao:
2. Mức độ tích cực hoạt động của nhóm:
3.Tiến độ hoàn thành nhiệm vụ
4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm
5. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
6. Kĩ năng tranh luận, phản biện
GV chia lớp thành 4 nhóm
B1: Hãy quan sát hình 24 sgk, thảo luận nhóm trong 5 phút để hoàn thành phiếu học tập.
Ngày 
Nửa cầu
Mùa 
Diện tích được chiếu sáng
Diện tích không được chiếu sáng 
Kết luận về độ dài ngày, đêm
22/6
Bắc
Nóng 
Nam 
Lạnh
22/12
Bắc
Lạnh 
Nam
Nóng 
HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập
GV quan sát đánh giá hoạt động của các nhóm theo phiếu 3
Đại diện các nhóm báo cáo
Các nhóm khác đánh giá, bổ sung
GV chuẩn kiến thức
Ngày 
Nửa cầu
Mùa 
Diện tích được chiếu sáng
Diện tích không được chiếu sáng 
Kết luận về độ dài ngày, đêm
22/6
Bắc
Nóng 
Nhiều 
Ít 
Ngày dài, đêm ngắn
Nam 
Lạnh
Ít 
Nhiều
Đêm dài, ngày ngắn
22/12
Bắc
Lạnh 
Ít 
Nhiều
Đêm dài, ngày ngắn
Nam
Nóng 
Nhiều 
Ít 
Ngày dài, đêm ngắn
GV chuẩn kiến thức
+ Mùa nóng: Ngày dài, đêm ngắn
+ Mùa lạnh: Ngày ngắn, đêm dài
Các nhóm nhận bảng kiểm đánh giá trong nhóm theo phiếu 2
GV đánh giá hoạt động của các nhóm
CH: Hãy chọn một trong bốn chữ: ngắn, dài, ngày , đêm để ghi tiếp vào dấu {......} trong các ô chữ ở sơ đồ dưới đây.
3. Hoạt động luyện tập/ vận dụng
Mục tiêu: 
Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn.
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề
Phương pháp đánh giá: hỏi đáp
Công cụ: Câu hỏi
Tổ chức hoạt động dạy học: Cá nhân
Hoạt động 3.1: Cá nhân
Câu 1: GV chiếu video về Trái Đất và bầu trời cho HS quan sát và yêu cầu: 
B1: Xem đoạn video sau và giải thích tại sao hằng ngày chúng ta thấy Mặt Trời, mặt trăng và các ngôi sao chuyển động từ đông sang tây?
B2+3: HS xem video, tư duy trả lời
B4: GV chuẩn kiến thức: vì Trái Đất chuyển động theo chiều từ Tây sang Đông
Câu 2: Việt Nam có câu tục ngữ: 
 “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng 
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Em hiểu câu tục ngữ này như thế nào?
Đúng với những nơi nào trên Trái Đất?
Những nơi nào không đúng? 
Trả lời:
- Ý nghĩa: 
+ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng: ngày dài đêm ngắn 
+ Ngày tháng mười chưa cười đã tối: Ngày ngắn đêm dài 
- Nơi đúng: Các địa điểm thuộc bán cầu Bắc 
- Nơi không đúng:
+ Tại xích đạo: luôn có ngày và đêm bằng nhau 
+ Bán cầu Nam: hiện tượng ngược lại ở Bán cầu Bắc 
4. Tìm tòi, mở rộng
1. Nếu trái đất không tự quay quanh trục thì có hiện tượng ngày và đêm không? Nếu có thì ngày và đêm trên Trái Đất sẽ như thế nào?
2. Giả sử, trục Trái Đất đứng thẳng thành một góc vuông với mặt phẳng quỹ đạo thì có hiện tượng mùa trên Trái Đất không? Vì sao?
3. Giả sử, trục Trái Đất trùng với mặt phẳng quỹ đạo thì có hiện tượng mùa trên Trái Đất không? Vì sao?
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ 
(Áp dụng cho hoạt động tìm tòi, mở rộng)
Tiêu chí
Mức độ đạt được (điểm)
A
8 - 10
B
– 7.9
C
 5 - 6.4
D
0 - 4.9
1. Nội dung
 ND đầy đủ, chính xác 
ND tương đối đầy đủ, chính xác 
 ND chưa đầy đủ, chính xác 
ND không chính xác 
2. Hình thức trình bày
Bố cục hợp lí, chữ viết, hình vẽ rõ ràng, khoa học, sáng tạo.
Bố cục hợp lí, chữ viết, hình vẽ tương đối rõ ràng, khoa học.
Xây dựng được bố cục, chữ viết, hình vẽ chưa rõ ràng, khoa học.
Có sản phẩm nhưng trình bày sơ sài, cẩu thả.
3. Thời gian
Hoàn thành đúng thời gian quy định
Hoàn thành chậm không quá 1 ngày so với thời gian quy định
Hoàn thành chậm hơn 1 ngày so với thời gian quy định
Không hoàn thành
Sau tiết học, GV phát phiếu học sinh tự đánh giá:
Phiếu HS tự đánh giá
Họ và tên: .. 
Lớp: .. Nhóm: . .
1/ Đối với bản thân HS:
- Những việc em đã làm tốt . .
- Một số việc em cần cố gắng hơn . ..
- Một số việc em chưa làm được .. 
2/ Đối với nội dung công việc
- Em tán thành (hoặc thích) những nội dung . . ..
- Để công việc được hoàn thiện hơn, theo em nên bổ sung thêm các nội dung (hoạt động) sau:
Hoặc làm giảm bớt các nội dung (hoạt động):
3/ Tự xếp loại:
- Loại tốt: đạt từ 80% đến 100% công việc;
- Loại khá: đạt từ 60% đến 79% công việc;
- Loại trung bình: đạt từ 40% đến 59% công việc;
- Loại yếu: đạt dưới 40% công việc;
 GV: PHẠM BÁ DŨNG
 Trường THCS Lê Thị Bạch Cát –Cửa Lò-Nghệ An

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_chu_de_chuyen_dong_cua_trai_dat_va_cac.doc