Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 25 - Tiết 21: Hơi nước trong không khí. Mưa - Năm học 2019-2020

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 25 - Tiết 21: Hơi nước trong không khí. Mưa - Năm học 2019-2020

1. Mục tiêu

a. Kiến thức:

- Biết được vì sao ko khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ ko khí và độ ẩm.

- Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa. Sự phân bố lượng mưa trên trái Đất.

b. Kĩ năng:

- Biết đọc bản đồ phân bố mưa trên Thế giới và rút ra nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới .

- Biết cách tính lượng mưa trong ngày, tháng, năm, lượng mưa trung bình năm.

c. Thái độ:

- HS có ý thức tham gia bảo vệ các thành phần tự nhiên của môi trường.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a. Chuẩn bị của GV:

- GA,SGK. Biểu đồ lượng mưa. Bản đồ phân bố mưa trên thế giới

 b. Chuẩn bị của HS

 - Học bài và nghiên cứu mới

- Sgk, tập bản đồ.

 

doc 6 trang tuelam477 2920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 25 - Tiết 21: Hơi nước trong không khí. Mưa - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/05/2020 Ngày dạy: 08/05/2020.Lớp 6	 
Tiết 21 –Bài 20. HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA
1. Mục tiêu
a. Kiến thức:
- Biết được vì sao ko khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ ko khí và độ ẩm.
- Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa. Sự phân bố lượng mưa trên trái Đất.
b. Kĩ năng:
- Biết đọc bản đồ phân bố mưa trên Thế giới và rút ra nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới .
- Biết cách tính lượng mưa trong ngày, tháng, năm, lượng mưa trung bình năm.
c. Thái độ:
- HS có ý thức tham gia bảo vệ các thành phần tự nhiên của môi trường.
2. Chuẩn bị của GV và HS
 	a. Chuẩn bị của GV:
- GA,SGK. Biểu đồ lượng mưa. Bản đồ phân bố mưa trên thế giới
 	b. Chuẩn bị của HS
	- Học bài và nghiên cứu mới
- Sgk, tập bản đồ.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: KT 15'
ĐỀ BÀI
Câu 1. Các đai áp cao phân bố ở các khu vực nào trên Trái Đất?
a) Khu vực hai cực.
b) Khu vực quanh vĩ tuyến 30o và 90 0 Bắc và Nam .
c) Khu vực quanh vĩ tuyến 60o và hai cực.
d) Khu vực quanh vĩ tuyến 30o và xích đạo.
câu 2. Các đai áp thấp phân bố ở những khu vực nào trên Trái Đất ?
a) Khu vực quanh vĩ tuyến 60o.
b) Khu vực quanh vĩ tuyến 30o và hai cực.
c) Khu vực xích đạo.
d) Khu vực xích đạo và quanh vĩ tuyến 60o. 
câu 3. Gió là gì? Trên Trái Đất, có những loại gió chính nào?
 Đáp án- Biểu điểm
Câu 1: ý b (2đ’) Câu 2: ý d (2đ’)
Câu 3: - Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. (3đ’)
- Trên Trái Đất có các loại gió tín phong, gió tây ôn đới, gió đông cực.(3đ’)
GV: Thu bài - nhận xét.
*Đặt vấn đề vào bài mới (1’). Hơi nước là thành phần chiếm một tỉ lệ nhỏ trong không khí, nhưng nó lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng trong khí quyển như: mây, mưa... 
b. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Tg
Hoạt động của học sinh
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc “ Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định ..... trong các biển và đại dương”
tb? Hơi nước trong ko khí do đâu mà có ?
GV(Tích hợp BĐKH): Hơi nước trong ko khí tạo nên độ âm của ko khí.. Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, do hiện tượng bốc hơi của nước trong các biển, hồ, ao, sông ngòi... Một phần hơi nước còn do động, thực vật thải ra kể cả con người. Tuy nhiên, nguồn chính cung cấp hơi nước cho khí quyển vẫn là nước trong các biển và đại dương.
tb? Người ta đo độ ẩm không khí bằng dụng cụ gì?
- GV: Hướng dẫn hs quan sát bảng hơi nước tối đa trong không khí.
k? Nhận xét về khả năng chứa hơi nước của ko khí theo nhiệt độ ? 
+ 0oC chứa tối đa được 2g hơi nước/m3 không khí.
+ 30oC chứa tối đa được 30g hơi nước/m3 không khí.
→ Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều.
Tuy nhiên sức chứa đó có giới hạn.
k? Dựa bảng em cho biết lượng hơi nước tối đa mà ko khí chứa được khi có nhiệt độ 100 c,20 0c.300c ?
GV: Gọi HS trả lới - kl.
- GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung mục b
tb? Dựa vào sự chuẩn bị bài khi nào không khí bão hoà hơi nước?
- GV: Khi không khí không thể chứa thêm hơi nước được nữa.Tức là ko khí đã no hơi nước nó ko chứa thêm được nữa.
tb? Thế nào là hiện tượng ngưng tụ?
- Ngưng tụ là hiện tượng hơi nước đọng lại thành hạt nước khi độ ẩm không khí đã vượt qua độ bão hoà. Trong những trường hợp không khí gặp lạnh đột ngột hoặc khi không khí trườn theo sườn núi lên cao hoá lạnh, thì độ bão hoà cũng xảy ra sớm hơn, hiện tượng ngưng tụ của hơi nước dễ xảy ra.
k? Sự ngưng tụ sinh ra hiện tượng gì?
- Hơi nước trong không khí, khi ngưng tụ, có thể sinh ra các hiện tượng sương, mây, mưa...
- GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung phần đầu mục 2 SGK.
tb? Khi nào hơi nước ngưng tụ thành mây ?
- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. 
tb?Khi nào thì hơi nước ngưng tụ tạo thành mưa ?
- Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm thành các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa
GV: Đó là quá trình tạo thành mây , mưa.
k? Dựa vào kênh chữ hãy vẽ tranh ( sơ đồ ) thể hiện quá trình tạo mây, mưa : Nước bốc hơi lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành mây và nước rơi từ mây xuống thành mưa.
- GV: Làm thế nào để tính được lượng mưa trong ngày, trong tháng ,năm 
 k? Dụng cụ để đo lượng mưa gọi là gì ?
- Người ta dùng một dụng cụ là thùng đo mưa (hay vũ kế).
GV: Làm thế nào để tính được lượng mưa trong ngày
 GV: Hướng dẫn hs quan sát H52 SGK.
k? Nêu cách tính lượng mưa trung bình ngày của một địa phương?
k? Nêu cách tính lượng mưa trung bình tháng của một địa phương?
k? Nêu cách tính lượng mưa trung bình năm của một địa phương?
- Còn tính lượng mưa trong năm, người ta cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng (đơn vị tính: milimét.
GV: Hướng dẫn hs cách tìm lượng mưa của một tháng: Dùng thước kẻ đặt ở đỉnh cột thể hiện lượng mưa của tháng cần đo , dóng vào trục thể hiện lượng mưa theo phương vuông góc rồi đọc hoặc ước lượng trị số của lượng mưa theo thang bậc của trục này.
GV: Làm mẫu.
- GV: Hướng dẫn hs cách đọc biểu đồ lượng mưa.
tb? Tháng nào có lượng mưa cao nhất thấp nhất bằng bao nhiêu mm?
 - Tháng cao nhất T6 = 160mm.
 - Tháng thấp nhất T2 = 14 mm.
- GV: Treo bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới hướng dẫn hs quan sát 
k? Hãy quan sát trên bản đồ kết hợp với H54 SGK xác định các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm . chúng ở những vĩ độ nào?( vĩ độ cao hay thấp)
k? Lượng mưa dưới 200 m m ?
 Khu vực nằm sâu trong lục địa, gần cực có lượng mưa trung bình dưới 200mm 
k? Nhận xét sự phân bố lượng mưa trên thế giới?
- GV: Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đồng đều giảm dần từ xích đạo về hai cực. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo , mưa ít nhất là ở 2 vùng cực Bắc và nam.
k? Việt nam ở vùng có lượng mưa là bao nhiêu ?
12'
14'
1. Hơi nước và độ ẩm trong không khí. 
- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định. Đó là độ ẩm của không khí.
- HS: Ẩm kế.
 - Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của ko khí . Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều.(độ ẩm càng cao).
- HS: Khi không khí không thể chứa thêm hơi nước được nữa.
- Ngưng tụ là hiện tượng hơi nước đọng lại thành hạt nước.
- Sinh ra các hiện tượng sương, mây ,mưa..
2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
- Qúa trình tạo thành may , mưa : Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. 
- Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm thành các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa
a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương.
- Lượng mưa trong ngày được tính bằng chiều cao tổng cộng của cột nước ở đáy thùng đo mưa sau các trận mưa trong ngày
- Để tính lượng mưa trong tháng, người ta cộng lượng mưa của tất cả các ngày trong tháng.
- Còn tính lượng mưa trong năm, người ta cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng (đơn vị tính: milimét).
 - Nếu lấy lượng mưa nhiều năm của một địa phương cộng lại, rồi chia cho số năm, ta sẽ có lượng mưa trung bình năm của địa phương.
b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới.
-HS: Xác định trên bản đồ .... khu vực xích đạo có lượng mưa trung bình trên 2000mm.
- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đồng đều giảm dần từ xích đạo về hai cực.Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo , mưa ít nhất là ở 2 vùng cực Bắc và nam.
-Từ trên 1000mm - 2000m m.
 c. Củng cố, luyện tập: 2’
 - HS: Làm bài tập 1 SGK
 - Đọc bài đọc thêm.
 d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: 1’
 - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
 - Học phần ghi nhớ cuối bài.
 - Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
 - Chuẩn bị trước bài 21 “Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa”
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Nội dung ...
Phương pháp 
Thời gian ...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tuan_25_tiet_24_hoi_nuoc_trong_khong_kh.doc