Giáo án Địa lí Lớp 6 - Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.

+ Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.

 

docx 5 trang Mạnh Quân 27/06/2023 1060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: . Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được các tác động của thiên nhiên đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
- Trình bày được những tác động chủ yếu của loài người tới thiên nhiên trên Trái Đất.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập và thảo luận nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học (Thiên nhiên mang lại cho con người những gì? Con người đã tác động như thế nào vào tự nhiên? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tự nhiên?, ...)
- Năng lực Địa lí
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Giải thích các hiện tượng và các quá trình địa lí thông qua việc trình bày được các mối quan hệ qua lại giữa thiên nhiên và con người.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ dịa lí học như chọn lọc được các thông tin từ văn bản tài liệu, sơ đồ, tranh ảnh.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để liên hệ thực tế địa phương về những tác động của thiên nhiên đến con người và tác động của con người đến thiên nhiên.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường. Thấy được trách nhiệm với thiên nhiên.
- Yêu nước: Yêu thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Một số hình ảnh về tác động của thiên nhiên đến con người.
- Một số hình ảnh về tác động của con người đến thiên nhiên.
- Một số hình ảnh về khai thác và sử dụng tài nguyên thông minh
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả.
b. Nội dung
- Khởi động với trò chơi AI NHANH HƠN: Học sinh quan sát hình ảnh, liệt kê 2 loài mà em biết trong hình và cho biết 1 hậu quả nếu khu rừng biến mất. Đội trả lời sau sẽ không được trùng ý với đội trả lời trước.
c. Sản phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- GV chia lớp thành 2 đội chơi.
- Trò chơi AI NHANH HƠN: Học sinh quan sát hình ảnh, liệt kê 2 loài mà em biết trong hình và cho biết 1 hậu quả nếu khu rừng biến mất. Đội trả lời sau sẽ không được trùng ý với đội trả lời trước.
- Đội nào có nhiều câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất sẽ giành chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất.
Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
 GV dựa vào các câu trả lời của học sinh để kết nối vào bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu tác động của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống
a. Mục tiêu
- Nêu được các tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất của con người
b. Nội dung
- Dựa vào thông tin mục Ảnh hưởng của ảnh hưởng của thiên nhiên đến sinh hoạt và sản xuất, kết hợp với hiểu biết của bạn thân và thảo luận theo cặp để cho biết thiên nhiên có những tác động như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của con người.
c. Sản Phẩm: Lấy ví vụ về tác động của thiên nhiên đến sản xuất
- Tác động của thiên nhiên đến sản xuất nông nghiệp
+ Năm 2020, hạn hán xảy ra mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long khiến nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiệt hại lớn về hoa màu và cây ăn quả.
+ Năm 2020, mưa bão kỷ lục ở miền Trung làm thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng, nhiều người chết.
- Tác động của thiên nhiên đến công nghiệp
+ Lũ, bão làm hạn chế thời gian đi biển (đánh bắt hải sản), khai thác khoáng sản.
+ Địa hình hiểm trở khó khăn thác khoáng sản, phát triển công nghiệp.
- Tác động của thiên nhiên đến giao thông vận tải
+ Vào ngày mưa bão, sương mù dày đặc, các hãng hàng không sẽ lùi hoặc hoãn lịch bay.
+ Vũng, vịnh biển thích hợp xây dựng cảng biển, neo đậu thuyền khi có bão.
- Tác động của thiên nhiên đến du lịch
+ Tây Bắc thu hút khách du lịch nhờ có nhiều dạng địa hình, khí hậu mát mẻ, nhiều cảnh quan.
+ Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đảo ven bờ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục 1a. SGK, hình 1,2 và kết hợp nội dung đoạn video: Thiên nhiên đã cho chúng ta những gì?
 em hãy:
- Kể một số loại tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
- Thiên nhiên đã cung cấp cho con người những gì?
- Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố dân cư, lối sống và sinh hoạt hàng ngày của con người? Lấy ví dụ?
Nhiệm vụ 2: Nhóm – Khăn trải bàn
- GV chia lớp thành 9 nhóm 4-6 học sinh.
- Dựa vào thông tin SGK mục 1b, hình 3,4,5 và hiểu biết của mình, các em hãy trao đổi và tìm hiểu về tác động của thiên nhiên đến sản xuất và lấy ví dụ?
+ Nhóm 1,2,3: Tác động của thiên nhiên tới sản xuất nông nghiệp.
+ Nhóm 4,5,6: Tác động của thiên nhiên tới sản xuất công nghiệp
+ Nhóm 7,8,9: Tác động của thiên nhiên tới giao thông vận tải và du lịch.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
1. Tác động cùa thiên nhiên đến con người
a. Tác động cùa thiên nhiên đến đời sống con người
- Trong đời sống hằng ngày, thiên nhiên cung cấp những điều kiện hết sức cần thiết (không khí, ánh sáng, nhiệt độ, nước, ...) đề con người có thề tồn tại.
b. Tác động của thiên nhiên tới sản xuất
- Đối với sản xuất nông nghiệp
- Đối với sản xuất công nghiệp
- Đối với giao thông vận tải và du lịch
2.2. Tìm hiểu tác động của con người lên thiên nhiên
a. Mục tiêu
- Trình bày được tác động của con người đến thiên nhiên.
b. Nội dung
- Dựa vào thông tin phần tác động cua con người lên thiên nhiên trong SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và lựa chọn 1 trong các phe sau để thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Phe màu xanh: Lấy ví dụ để chứng minh con người đang tác động rất tích cực đến thiên nhiên.
+ Phe màu đỏ: Lấy ví dụ để chứng minh con người đang làm tổn hại thiên nhiên.
c. Sản Phẩm
d. Cách thức tổ chức 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- GV có thể tổ chức cho HS chia lớp thành 2 phe để thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phe màu xanh: Lấy ví dụ để chứng minh con người đang tác động rất tích cực đến thiên nhiên.
+ Phe màu đỏ: Lấy ví dụ để chứng minh con người đang làm tổn hại thiên nhiên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân trong các phe tham khảo thông tin trong SGK và đưa ra các ví dụ chứng minh.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- GV tổ chức cho các phe chơi trò tiếp sức lên bảng viết ví dụ minh họa về nội dung của phe mình. Yêu cầu người viết sau không được trùng thông tin với người viết trước. Thời gian chơi khoảng 5 phút. Phe nào tìm ra được nhiều ví dụ phe đó sẽ chiến thắng.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- GV nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS và chính xác hóa nội dung học tập.
- Chuẩn kiến thức:
2. Tác động của con người lên thiên nhiên
- Tác động tích cực: Trồng rừng, phủ xanh đồi núi, cải tạo đất, biến những vùng khô cằn, bạc màu thành đồng ruộng phì nhiêu 
- Tác động tiêu cực: Con người làm cho môi trường bị ô nhiễm, cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên.
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học
b. Nội dung
- Dựa vào tình huống học tập để ôn tập, củng cố các kiến thức đã học trong bài.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Hãy nêu một số hành động của con người đã làm ô nhiễm môi trường nước và không khí?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Nêu ý kiến của em về vấn đề sử dụng túi ni lông.
- Hãy kể lại việc mà em hoặc các bạn đã làm để góp phần làm cho quê hương ngày càng xanh, sạch, đẹp.
c. Sản Phẩm
- Ý kiến của học sinh về vấn đề sử dụng túi ni lông
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Nêu ý kiến của em về vấn đề sử dụng túi ni lông.
- Hãy kể lại việc mà em hoặc các bạn đã làm để góp phần làm cho quê hương ngày càng xanh, sạch, đẹp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_moi_quan_he_giua_con_nguoi_va_thien_nhi.docx