Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2021
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
a) Về kiến thức: qua bài học, học sinh cần
- Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bấc, vĩ tuyến Nam, các nửa cầu: Băc, Nam, Tây, Đông
b) Về kỹ năng:
* Kĩ năng bài học:
- Xác định được: Kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, tây, vĩ tuyến gốc, các vĩ tuyến Bắc, Nam, các nửa cầu: Đông, Tây, Bắc, Nam trên bản đồ và quả địa cầu
- Học sinh xác định được các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, Tây, vĩ tuyến Bắc, Nam trên quả Địa Cầu
* Kĩ năng sống:
- Tư duy:Tìm kiếm và xử lý thông tinvề vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Tự nhận thức: Tự tin khi làm việc cá nhân
- Giao tiếp: Phản hồi/ lăng nghe tích cực.
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm.
c) Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu quý Trái Đất, môi trường sống của con người, có ý thức bảo vệ các thành phần tự nhiên của môi trường.
2. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
a) Phương pháp: - Quan sát, trực quan, thảo luận nhóm.
b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi chuyên gia
Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU Ngày soạn: /9/2020 Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú 09/9/2020 4 6 HS Vắng: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: a) Về kiến thức: qua bài học, học sinh cần: - Hiểu rõ được tầm quan trọng của môn địa lí . - Nắm được nội dung chương trình địa lí lớp 6. - Cần học môn địa lí như thế nào. b) Về kĩ năng: - Bước đầu làm quen với phương pháp học mới: thảo luận c) Về thái độ: - Gợi lòng yêu thiên nhiên, tự nhiên, yêu quê hương, đất nước trong học sinh. - Giúp các em có hứng thú tìm tòi, giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí xảy ra xung quanh. * Trọng tâm bài học: - Nội dung của môn địa lí 6 - Cần học môn địa lí như thế nào? 2. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: a) Phương pháp: - Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm. b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ II. Chuẩn bị của Gv và HS: 1. Chuẩn bị của Gv: - Chuẩn bị nội dung SGK 2. Chuẩn bị của HS: - Sách giáo khoa III. Chuỗi các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) Ở tiểu học các em đã được làm quen với kiến thức địa lí. Bắt đầu từ lớp 6 địa lí sẽ là một môn học riêng. Để hiểu thêm về tầm quan trọng, nội dung cũng như cách học môn địa lí, Thầy, trò chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu bài mở đầu. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: ( 18 phút) - Địa lí là môn khoa học có từ lâu đời. Những người đầu tiên nghiên cứu địa lí là các nhà thám hiểm. Việc học tập và nghiên cứu địa lí sẽ giúp các em hiểu được thêm về thiên nhiên, hiểu và giải thích được các hiện tượng tự nhiên - Gọi học sinh đọc phần 1 trong sách giáo khoa Hỏi: Ở chương trình địa lí 6 các em được học những nội dung gì? - Em sẽ được học và tìm hiểu về Trái Đất, về hình dạng, kích thước vị trí cũng như các thành phần cấu tạo nên Trái Đất - Ngoài tìm hiểu về Trái Đất em còn được tìm hiểu thêm về bản đồ như phương pháp sử dụng bản đồ, rèn luyện các kĩ năng vẽ bản đồ Hỏi: ngoài các kiến thức về Trái Đất các em còn được học những gì? - GV: Củng cố và ghi bảng Chuyển ý: Trên đây là nội dung môn địa lí lớp 6, vậy muốn học tốt môn địa lí các em phải học như thế nào? Để biết được điều này Thầy và các em vào phần * Hoạt động 2: (20 phút) Cần học tốt môn địa lí như thế nào? Hỏi: Môn địa lí có những đặc thù riêng, vậy để học tốt môn địa lí các em cần học như thế nào? GV YC HS Quan sát các hiện tượng trong thực tế, qua tranh ảnh, hình vẽ và bản đồ - GV củng cố: các sự vật hiện tượng địa lí không phải lúc nào cũng xảy ra trước mắt chúng ta nên chúng ta phải biết quan sát các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Những hiện tượng ta chỉ nghe thấy nhưng chưa bao giờ thấy được thì chúng ta phải biết quan sát qua tranh ảnh, hình vẽ và bản đồ - Hỏi: Sách giáo khoa thì giúp ích được gì cho chúng ta? + Sách giao khoa cung cấp cho em cac kiến thức cần thiết để học môn địa lí - Mở rộng: quan trọng hơn, các em phải biết liên hệ những điều đã học với thực tế để sau khi học xong môn địa lí 6 các em có thể giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và ứng dụng vào đời sống 1. Nội dung của môn địa lí ở lớp 6: a) Tìm hiểu về Trái Đất: - Môi trường sống của con người - Đặc điểm riêng về vị trí, hình dáng, kích thước của Trái Đất - Các thành phần cấu tạo nên Trái Đất (đất, nước, không khí ) b) Tìm hiểu về bản đồ: - Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập - Rèn luyện các kĩ năng như: thu thập, phân tích, xử lí thông tin và vẽ bản đồ 2. Cần học tốt môn địa lí như thế nào? - Lắng nghe thầy cô giảng bài, về nhà học bài và hoàn thành tốt bài tập mà thầy cô giao. - Quan sát các sự vật, hiện tượng trong thực tế và qua tranh ảnh, hình vẽ và bản đồ - Phải biết khai thác các kênh chữ và kênh hình của sách giáo khoa, - Phải biết liên hệ những điều đã học vào thực tế 3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút) - Trong nội dung môn học địa lí lớp 6 các em tìm hiểu gì về Trái Đất và bản đồ? - Cần học môn địa lí như thế nào cho tốt? 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút) - Học bài - Xem trước bài 1: + Quan sát QĐC Trái Đất gồm những gì mà các em có thể thấy được trong thực tế. IV. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Kí duyệt tổ chuyên môn Ngày tháng 9 năm 2020 Nguyễn Thị Minh Thuận Tiết 2 - Bài 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT Ngày soạn: 10/9/2020 Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú 16/9/2019 4 6 HS Vắng: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: a) Về kiến thức: qua bài học, học sinh cần - Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất - Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bấc, vĩ tuyến Nam, các nửa cầu: Băc, Nam, Tây, Đông b) Về kỹ năng: * Kĩ năng bài học: - Xác định được: Kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, tây, vĩ tuyến gốc, các vĩ tuyến Bắc, Nam, các nửa cầu: Đông, Tây, Bắc, Nam trên bản đồ và quả địa cầu - Học sinh xác định được các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, Tây, vĩ tuyến Bắc, Nam trên quả Địa Cầu * Kĩ năng sống: - Tư duy:Tìm kiếm và xử lý thông tinvề vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời... - Tự nhận thức: Tự tin khi làm việc cá nhân - Giao tiếp: Phản hồi/ lăng nghe tích cực... - Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm... c) Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu quý Trái Đất, môi trường sống của con người, có ý thức bảo vệ các thành phần tự nhiên của môi trường... 2. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: a) Phương pháp: - Quan sát, trực quan, thảo luận nhóm. b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi chuyên gia II. Chuẩn bị của Gv và HS: 1. Chuẩn bị của Gv: - Quả Địa Cầu, Sách giáo khoa - Hình 1,2,3/7 sách giáo khoa (phóng to) - Phiếu bài tập 2. Chuẩn bị của HS: - Sách giáo khoa - Xem kĩ bài trước ở nhà III. Chuỗi các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) Trong vũ trụ bao la, Trái Đất tuy rất nhỏ nhưng lại là thiên thể duy nhất có sự sống. Từ xưa đến nay con người luôn muốn khám phá những bí ẩn của Trái Đất. Với sự tiến bộ của khoa học và sự nghiên cứu miệt mài của các nhà nghiên cứu một số bí ẩn như hình dạng, kích thước, vị trí của Trái Đất đã được giải đáp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này Thầy trò chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu 2. Hoạt động hình thành kiến thức: * Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ? Nêu nội dung của môn địa lí lớp 6? ? Làm thế nào để học tốt môn địa lí? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: (15 phút) 1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời - GVTreo hình 1 sách giáo khoa cho học sinh quan sát Hỏi: trong vũ trụ bao la có một ngôi sao lớn tự phát ra ánh sáng, ngôi sao đó được gọi là gì? - Ngôi sao đó là Mặt Trời Hỏi: có mấy hành tinh quay quanh Mặt Trời? Đó là những hành tinh nào? - Có 9 hành tinh quay quanh Mặt Trời. Đó là sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương - Hỏi: Mặt Trời cùng với 9 hành tinh quay quanh nó được gọi là gì? - Hệ Mặt Trời - Củng cố và ghi bảng - Hỏi: Trái Đất ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời? - Trái Đất ở vị trí thứ 3 - Mở rộng: với vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất cách Mặt Trời 150 triệu km. Khoảng cách này vừa đủ để nước tồn tại ở thể lỏng. Đây là điều kiện rất cần cho sự sống * Chuyển ý: Qua truyện “Sự tích bánh chưng, bánh dày” các em đã thấy được theo trí tưởng tượng của người xưa thì Trái Đất có hình vuông. Thật sự Trái Đất có phải là hình vuông hay không, để biết được điều này, các em sẽ tìm hiểu phần 2. * Hoạt động 2: ( 18 phút) Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến - GV Treo hình 2,3 cho HS quan sát Hỏi: Trái Đất có dạng hình gì? - GV Giới thiệu cho học sinh biết quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và cho học sinh quan sát quả Địa Cầu - Gọi học sinh xác định điểm cực Bắc và cực Nam là những điểm cố định trên Trái Đất - Phát phiếu bài tập và cho học sinh thảo luận (5 phút) - Treo bảng câu hỏi thảo luận lên bảng PHIẾU BÀI TẬP 1. Trái Đất có độ dài của bán kính là... và độ dài của đường xích đạo là 2. Đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa Cầu là, 3. Những đường vòng tròn trên quả Địa Cầu là... 4. Kinh tuyến gốc là 5. Vĩ tuyến gốc là - Gọi học sinh lên bảng làm - Gọi các nhóm khác nhận xét - Củng cố lại và chỉ quả Địa Cầu ? Trái Đất có kích thước như thế nào? (kích thứơc rất lớn) ? Kinh tuyến là gì? Những đường nối từ cực Bắc đến cực Nam là những đường kinh tuyến ? Kinh tuyến gốc là gì? Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0o đi qua đài thiên văn Grin-uýt (Anh) - Mở rộng: + Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là kinh tuyến Đông và những kinh tuyến năm bên trái kinh tuyến gốc là kinh tuyến Tây. ? Vĩ tuyến là gì? Những vòng tròn vuông góc với kinh tuyến, là vĩ tuyến ? Vĩ tuyến gốc là gì? Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến lớn nhất (XĐ) - Mở rộng: + Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo tới cực Bắc là vĩ tuyến Bắc và những vĩ tuyến nằm từ xích đạo tới cực Nam là vĩ tuyến Nam. + Hệ thống kinh vĩ tuyến dùng để xác định vị trí của một điểm trên bề mặt Trái Đất. - HS đọc kết luận chung SGK 1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: - Mặt Trời cùng 9 hành tinh quay quanh nó gọi là hệ Mặt Trời - Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong số 9 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời 2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh vĩ tuyến: - Quả Địa Cầu là hình dạng thu nhỏ của Trái Đất a) Hình dạngTrái Đất - Trái Đất có dạng hình cầu . b) Kích thước: Trái Đất có kích thước rất lớn c) Hệ thống kinh, vĩ tuyến * Các đường kinh tuyến: là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam, có độ dài bằng nhau - Kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt (Anh). + Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là kinh tuyến Đông và những kinh tuyến năm bên trái kinh tuyến gốc là kinh tuyến Tây. * Các đường vĩ tuyến là những vòng tròn vuông góc với kinh tuyến. Các vĩ tuyến có độ dài nhỏ dần về 2 cực. - Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo + Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo tới cực Bắc là vĩ tuyến Bắc và những vĩ tuyến nằm từ xích đạo tới cực Nam là vĩ tuyến Nam. * Kết luận chung: SGK 3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút) - Giáo viên khái quát lại nội dung chính của bài - Cho học sinh xác định trên quả Địa Cầu các đường kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến Đông, kinh tuyến tây, vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút) - Học bài và Làm bài tập 1, 2/8 sách giáo khoa - Chuẩn bị bài 2 tham khảo các loại bản đồ có tỉ lệ giống nhau không? Tại sao? IV. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Kí duyệt tổ chuyên môn Ngày 11 tháng 9 năm 2020 Tiết 3 - Bài 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ Ngày soạn: 17/ 9/2020 Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú 25/ 9 /2019 3 6 HS Vắng: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: a) Về Kiến thức: qua bài học, học sinh hiểu được - Định nghĩa đơn giản về bản đồ - Nắm được ý nghĩa của 2 loại: số tỉ lệ và thước tỉ lệ - Biết cách tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ * Lồng ghép kiến thức QPAN: Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông và hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa b) Về Kĩ năng: - Đọc bản đồ tỉ lệ 1 khu vực - Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách thực tế theo đường chim bay (đường thẳng) và ngược lại * Kĩ năng sống: - Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, giao tiếp, tự tin,lắng nghe tích cực, đảm nhận trách nhiệm, giải quyết vấn đề, - Tư duy, giao tiếp, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin. c) Về Thái độ: - Hiểu được tầm quan trọng của tỉ lệ bản đồ * Lồng ghép kiến thức an ninh quốc phòng Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 2. Định hướng phát triển năng lực: * Năng lực hình thành: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức. - Năng lực chuyên biệt: Quan sát bản đồ có tỉ lệ khác nhau để so sánh, học tập tại thực địa... 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: a) Phương pháp: - Phương pháp:Trực quan, nêu vấn đề, diễn giảng, vấn đáp. - Phương pháp dạy học theo nhóm. b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ II. Chuẩn bị của Gv và HS: 1. Chuẩn bị của Gv: - Hình 8 phóng to - Sách giáo khoa - Một số bản đồ tỉ lệ khác nhau 2. Chuẩn bị của HS: - Kiến thức SGK III. Chuỗi các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) Các vùng đất biểu hiện trên bản đồ đều nhỏ hơn kích thước thực của chúng. Để làm được điều này, người ta vẽ bản đồ đã phải tìm cách thu nhỏ theo tỉ lệ khoảng cách và kích thước của các đối tượng địa lí để đưa lên bản đồ. Vậy tỉ lệ bản đồ có công dụng gì? Ta sẽ nghiên cứu trong bài hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: * Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ? Trái Đất có hình dạng và kích thước như thế nào? - Trai Đất có dạng hình cầu. Kích thước rất lớn ? Kinh, Vĩ tuyến là gì? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: (18 phút) - Gọi học sinh đọc ô màu hồng trong sách giáo khoa - Hỏi: bản đồ có vai trò như thế nào trong việc học môn địa và trong cuộc sống? - Bản đồ cung cấp thông tin về vị trí, đặc điểm, sự phân bố của đối tượng địa lí và các mối liên hệ của chúng - Treo bản đồ tự nhiên thế giới và mở rộng. Muốn biết được nước Việt Nam nằm ở đâu ta xem trên bản đồ. Ở đây ta có thể thấy được vị trí, hình dạng cũng như kích thước của nước Việt Nam- GV: Treo 2 bản đồ có tỉ lệ khác nhau. Giới thiệu và cho biết: ? Bản đồ là gì? ? Tỉ lệ bản đồ là gì? ? Dựa vào tỉ lệ bản đồ ta biết được điều gì? Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với khoảng cách thực của chúng trên thực địa. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 8,9 ? Bản đồ được biểu hiện ở mấy dạng? (- GV: 1 ; 1 ) 100.000 250.000 + Tử số là 1 chỉ khoảng cách trên bản đồ. + Mẫu số là số 100.000... chỉ khoảng cách ngoài thực địa. ? Tỉ lệ trên 2 bản đồ 8, 9 có tỉ lệ giống nhau không? (Không giống nhau) ? Mỗi cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực tế - Tỉ lệ bản đồ ờ hình 8 là 1: 7 500, có nghĩa là 1 cm trên bản đồ này ứng với 7500 cm hay 75 mét trên thực địa. - Tỉ lệ bản đồ ở hinh 9 là 1: 15 000. có nghĩa là 1 cm trên bàn đồ này ứng với 15 000 cm hay 150 mét trên thực địa. ? Bản đồ nào có tỉ lệ lớn hơn? Thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn? ? Vậy mức độ chi tiết của bản đồ phụ thuộc vào những tiêu chuẩn nào? - Liên hệ thực tế: khi đi thực địa ta nên dùng bản đồ tỉ lệ lớn hay nhỏ? Vì sao? * Chuyển ý: muốn đo tính các khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ bản đồ như thế nào, cô và các em sẽ vào phần 2 * Hoạt động 2: (5 phút) Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ: - GV Hướng dẫn HS cách thực hiện: tính theo tỷ lệ thước. (Có thể đánh dấu khoảng cách 2 địa điểm trên bản đồ - đặt vào cạnh 1 tờ giấy, thước kẻ hoặc compa) - GV dùng tỷ lệ bản đồ để tính: 50m x 750 = 375m Dùng thước tỷ lệ: 5 đoạn = 375m GV Chia lớp = 4 nhóm: - Nhóm 1, 2 tính theo tỷ lệ số. - Nhóm 3, 4 tính theo tỷ lệ thước. * Hoạt động 3: (10 phút) Tiếp tục cho HS hoạt động nhóm theo câu hỏi SGK. (4 phút) - Các nhóm báo cáo kết quả. - GV chốt lại đáp án Hoạt động cá nhân: Tính chiều dài đường Phan Bội Châu. - HS đọc Kết luận chung: SGK. 1. Bản đồ là gì. Ý nghĩa của bản đồ: a) Bản đồ là gì: - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. b) Ý nghĩa của bản đồ: - Tỉ lệ bản đồ: Là tỉ số giữa các khoảng cách tương ứng trên thực địa. - Ý nghĩa: Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với khoảng cách thực của chúng trên thực địa. * Bản đồ được biểu hiện ở 2 dạng: - Tỉ lệ số. - Thước tỉ lệ. + VD: Hình 8: 1: 7500m = 1cm trên bản đồ = 75m ngoài thực tế + Hình 9: 1: 15000m = 1cm trên bản đồ = 150 m ngoài thực tế => Bản đồ ở hình 8 (tỉ lệ 1:7 500) có tỉ lệ lớn hơn và thể hiện đối tượng địa lí chi tiết hơn bản đồ ở hình 9 (tỉ lệ 1: 15 000). - Phụ thuộc vào 3 tiêu chuẩn: + Tỷ lệ lớn: trên 1: 200.000 + Tỷ lệ TB: 1: 200.000 - 1:1 + Tỷ lệ nhỏ: 1:1 2. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ: a) Tính theo tỷ lệ thước: - Dùng thước tỷ lệ để đo khoảng cách trên thực địa từ đường Lý Thường Kiệt - Quang Trung. b) Dùng tỷ lệ số: 3. Bài tập: Tìm khoảng cách từ khách sạn Hải Vân- khách sạn Thu Bồn a) Tìm khoảng cách theo tỷ lệ số: - Khoảng cách đo được trên bản đồ = 5,5cm. - Khoảng cách ngoài thực tế. 5,5 x 750 = 412500 cm = 4125m b) Tìm khoảng cách theo tỷ lệ thước: - Khoảng cách đo được 5,5cm mỗi cm ứng 75m thực tế. Hay 75km ngoài thực tế 5,5 x 75 = 4125m * Từ khách sạn Hoà Bình đến khách sạn Sông Hàn: Theo tỷ lệ số: 4 x 7500 = 30.000 cm = 300m - Theo tỷ lệ thước: 4 x 75m = 300m. * Tính chiều dài của đường Phan Bội Châu: 3 x 75m = 225m * Kết luận chung: SGK 3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút) ? Dựa vào tỉ lệ thước để đo khoảng cách thực địa ta phải làm gì? - HS Làm bài 2/14 sách giáo khoa 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút) - Học bài 1, 2, 3 chuẩn bị kiểm tra 15’ IV. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Kí duyệt tổ chuyên môn Ngày 18 tháng 9 năm 2020 Lương Nông Đồng Tiết 4 - Bài 4: PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ KINH ĐỘ - VĨ ĐỘ - TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ Ngày soạn: 24/9/2020 Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú 02/10/2020 3 6 HS Vắng: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: a) Về Kiến thức: - Định nghĩa đơn giản về bản đồ, biết phương hướng trên bản đồ và một số yếu tố cơ bản của bản đồ, kinh độ và vĩ độ địa lý- toạ độ địa lý. b) Về Kỹ năng: - Xác định được phương hướng, toạ độ địa lý của một điểm trên bản đồ và quả địa cầu. Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế theo đường chim bay và ngược lại. c) VềThái độ: GD HS yêu thích bộ môn, Biết xác định phương hướng trên bản đồ. 2. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự nhận thức. - Năng lực chuyên biệt: Quan sát bản đồ hoặc lược đồ, học tập tại thực địa... 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: a) Phương pháp: - Quan sát, Vấn đáp, thảo luận nhóm. b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ II. Chuẩn bị của Gv và HS: 1. Chuẩn bị của Gv: - Sách giáo khoa - Quả địa cầu - Bản đồ Đông Nam Á 2. Chuẩn bị của HS: - Sách giáo khoa - Chuẩn bị bài trước III. Chuỗi các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) Khi nghe tin cơn bão mới hình thành, để việc phòng chống và theo dõi diễn biến của cơn bão đó chuẩn xác ta phải xác định được vị trí, hướng đi của bão. Hoặc một con tàu bị nạn ngoài khơi phát tín hiệu cấp cứu cần phải xác định chính xác vị trí con tàu đó để cứu trợ. Để làm được những công việc trên ta phải nắm vững phương pháp xác định phương hướng và toạ độ địa lý của các địa điểm trên bản đồ. Vậy bài hôm nay ta nghiên cứu qua bài 4. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: * Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ? Kinh tuyến là những đường như thế nào? - Các đường kinh tuyến: là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam, có độ dài bằng nhau ? Vĩ tuyến là gì? - Các đường vĩ tuyến là những vòng tròn vuông góc với kinh tuyến. Các vĩ tuyến có độ dài nhỏ dần về 2 cực. Hoạt động của Gv và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Phương hướng trên bản đồ (10 phút) - GV treo sơ đồ YC HS quan sát để xác định các hướng trên sơ đồ - Hãy dựa vào sơ đồ và thông tin trong SGK cho biết. ? Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần dựa vào đâu? - Gv trình chiếu sơ đồ HD HS quan sát ? Xác định các hướng chính trên sơ đồ? ? Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến ta cần dựa vào đâu để xác định các hướng? Lưu ý với những bản đồ không vẽ đường kinh tuyến, vĩ tuyến thì phương hướng dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc từ đó xác định các hướng khác. * Chuyển ý: Đó là cách xác định phương hướng trên bản đồ còn muốn xác định toạ độ địa lí trên bản đồ thì chúng ta phải làm sao? Cô và các em vào phần 2 để biết thêm về vấn đề này * Hoạt động 2: (11 phút) Cho HS quan sát tiếp H.10. ? Ngoài bốn hướng chính trên còn có những hướng phụ nào khác? - HS: TB, ĐB. TN. ĐN - GV khắc sâu 4 hướng phụ trên h.10 - GV: Hệ thống kinh tuyến không chỉ có tác dụng xác định phương hướng trên bản đồ, trái đất mà còn để xác định vị trí của 1 điểm qua kinh độ, vĩ độ. ( toạ độ địa lý). !Unexpected End of Formula - Cho HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp quan sát H.11 phóng to treo lên bảng. ? Điểm C là chỗ giao nhau của đường kinh tuyến, vĩ tuyến nào?. - Kinh tuyến 200 T và vĩ tuyến 200 B. Ta nói điểm C có kinh độ là 200 T. Đó chính là khoảng cách từ kinh tuyến đi qua địa điểm đó đến kinh tuyến gốc và C có VĐ 100B là khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc. ? Kinh độ của 1 điểm là gì? - Kinh độ của 1 điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó tới kinh tuyến gốc. ? Vĩ độ của 1 điểm là gì? - Vĩ độ của 1 điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc. ? Tọa độ địa lý của 1 điểm là gì? - Kinh độ, vĩ độ của một điểm gọi chung là toạ độ địa lý của điểm đó. ? Muốn viết 1 tọa độ địa lí thường viết kinh độ trước và vĩ độ sâu? - Cách viết toạ độ địa lý của một điểm. Lưu ý: trong nhiều trường hợp vị trí của các điểm còn được xác định bởi độ cao so với mực nước biển. * Hoạt động 3: (12 phút) Để làm quen với cách xác định phương hướng và toạ độ địa lí ta làm một số bài tập . Gọi HS đọc nội dung bài tập a Treo H.12 phóng to. Nêu cách xác định phương hướng? XĐ hướng bay từ Hà Nội - Viên chăn. Hà Nội - Gia các ta . Hà Nội - Manila CuLa Lămpơ - Băng cốc . - Mani la - Băng cốc . - HS Hoạt động nhóm Các nhóm báo cáo - nhận xét Chuẩn xác kiến thức. Treo H.13 HS đọc nội dung bài tập Đường kinh tuyến nào đi qua địa điểm A đường vĩ tuyến nào đi qua điểm A? Viết gọn toạ độ địa lí của điểm A . - HS hoạt động theo nhóm. Viết toạ độ địa lí điểm B, C . Cho HS đọc nội dung bài tập c HS lên bảng xác định KT 1400 Đ và VT - HS lên bảng viết tọa độ địa lí điểm A00 trên hình 12 SGK. Xác định điểm có toạ độ : (1200 Đ, 100 N) Xác định các đường KT, VT trên H.13 . ? Mỗi khoảng cách cách nhau bao nhiêu độ? ? Mỗi VT cách nhau bao nhiêu độ? HS thảo luận nhóm - HS Xác định phương hướng hình 13 SGK/17 - HS đọc kết luận chung SGK/17 1. Phương hướng trên bản đồ - Xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào các đường kinh, vĩ tuyến. + Đầu trên kinh tuyến là hướng Bắc đầu dưới của kinh tuyến là hướng Nam. + Bên phải vĩ tuyến là Đông. + Bên trái vĩ tuyến là Tây. - Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến chúng ta dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ, sau đó tìm các hướng còn lại. 2. Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lý: - Kinh độ của 1 điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó tới kinh tuyến gốc. - Vĩ độ của 1 điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc. - Tọa độ địa lý của một điểm là kinh độ, vĩ độ của điểm đó. Cách viết: 20o T C 10o B Hoặc C (200 T, 100 B) 3. Bài tập : a) Xác định phương hướng : - Hà Nội - Viên chăn: Tây - Nam - Hà Nội - Gia các ta : Nam - Hà Nội - Mani la: Đông - Nam - Culalămpơ - Băng cốc: Bắc - Culalămpơ - Manila: Đông - Bắc - Manila - Băng cốc: Tây b) Xác định toạ độ địa lí: Cách viết: 1500 Đ A 10o B 1100 Đ B 10o B 130o T C 0o c) 140o Đ E 0o 1200Đ Đ 10 0 B d) Xác định phương hướng - Từ O -> A : Bắc O -> B : Đông O - > D : Tây O -> C : Nam * Kết luận chung: SGK/17 3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút) - Làm bài tập 2 trong sgk ? Hãy xác định tọa độ địa lí điểm: G, H trên hình 12 SGK/17 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút) - Học bài, làm bài tập 1 trong sgk, nghiên cứu tiết tiếp theo. IV. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Kí duyệt tổ chuyên môn Ngày 25 tháng 9 năm 2020 Lương Nông Đồng Tiết 5: THỰC HÀNH RÈN KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ Ngày soạn: 01/10/2020 Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú 09/ 10 /2020 3 6 HS Vắng: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: a) Về kiến thức: - Củng cố lại những kiến thức về cách xác định phương hướng trên bản đồ b) Về kỹ năng: - Dựa vào bản đồ biết cách xác định phương hướng trên bản đồ * Kỹ năng sống: - Tìm kiếm và xử lí thông tin qua hình vẽ hoặc bản đồ cách xác định phương hướng trên bản đồ - Giao tiếp: Phản hồi/ Lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm. - Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm trước nhóm về công việc được giao; quản lí thời gian khi trình bày kết quả làm việc trước nhóm và tập thể lớp c) Về thái độ: Tự giác, nghiêm túc 2. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy. Năng lực học tập tại thực địa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ. 3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: a) Phương pháp: - Quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm b) Kỹ thuật dạy học: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ II. Chuẩn bị của Gv và HS: 1. Chuẩn bị của Gv: Bản đồ, QĐC 2. Chuẩn bị của HS: SGK III. Chuỗi các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động khởi động: (1 phút) Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta làm như thế nào? Một số bản đồ không có các đường kinh, vĩ tuyến cần dựa vào đâu,...? 2. Hoạt động hình thành kiến thức: * Kiểm tra bài cũ: (5 phút) ? Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần dựa vào những yếu tố nào? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: (10 phút) - GV treo một số bản đồ: Có đường kinh tuyến, vĩ tuyến hoặc QĐC học sinh quan sát cho biết. ? Chỉ trên bản đồ hoặc trên QĐC các hướng: Bắc, Nam, Đông, Tây? ? Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần dựa vào những yếu tố nào? ? Trong thực tế một số bản đồ, lược đồ không thể hiện các đường kinh tuyến, vĩ tuyến ta làm thế nào? ? Thế nào là đường kinh tuyến, vĩ tuyến? Thế nào gọi là toạ độ địa lý? - GV YC học sinh xác định một số bản đồ có đường kinh tuyến, vĩ tuyến và một số bản đồ không có đường kinh, vĩ tuyến - GV treo bản đồ lên bảng HS thảo luận - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác nhận xét, bổ xung - GV chốt lại * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (22 phút) - Xác định phương hướng hình 13 SGK/17 Viết gọn tọa độ địa lí của điểm A . - HS lên bảng viết tọa độ địa lí điểm A, B, C. Cho HS đọc nội dung bài tập c HS lên bảng xác định KT 1400 Đ và VT 00 trên hình 12 SGK. Xác định điểm có toạ độ: (1200 Đ, 100 N) Xác định các đường KT, VT trên H.13 . ? Mỗi VT cách nhau bao nhiêu độ? - Mỗi vĩ tuyến cách nhau 100 thì nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có 9 vĩ tuyến 1. Xác định phương hướng trên bản đồ: - Đầu trên: Hướng Bắc - Đầu dưới: Hướng Nam - Bên phải: Hướng đông - Bên trái: hướng Tây - Muốn xác định phướng hướng trên bản đồ cần dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến - Một số bản đồ, lược đồ không thể hiện các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cần dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc, rồi tiếp tục xác định các hướng còn lại - Kinh tuyến: - Vĩ tuyến: - Tọa độ địa lý: 2. Bài tập: - Từ O -> A : Bắc O -> B : Đông O - > D : Tây O -> C : Nam - Xác định toạ độ địa lí: Cách viết: 1500 Đ A 10o B 1100 Đ B 10o B 130o T C 0o 140o Đ E 0o 1200Đ Đ 10 0 B 3. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (5 phút) - GV chốt lại kiến thức cả bài - HS trả lời câu hỏi sau ? Toạ độ địa lý là gì? Muốn viết toạ độ địa lí ta làm thế như nào? 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng: (1 phút) Ôn lại cách xác định phương hướng trên bản đồ. IV. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Kí duyệt tổ chuyên môn Ngày 02 tháng 10 năm 2020 Lương Nông Đồng Tiết 6 - Bài 5: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ Ngày soạn: 08/10/2020 Ngày dạy Tiết Lớp Ghi chú 16/10/2020 3 6 HS Vắng: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: a) Về Kiến thức: - Hiểu được kí hiệu bản đồ là gì - Biết được các đặc điểm và phân loại các kí hiệu bản đồ - Nắm được cách đọc cắt lát địa hình và hiểu nó * Lồng ghép kiến thức QPAN: - Giới thiệu bản đồ hành chính Vi
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2021_2021.doc