Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2016-2017
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh cần
1.Kiến thức:
- Biết được khái niệm đường đồng mức.
- Hiểu được cách tìm độ cao địa hình dựa vào đường đồng mức.
2.Kĩ năng:
- Biết tính độ cao địa hình, nhận xét độ dốc dựa vào đường đồng mức.
- Biết sử dụng bản đồ tỉ lệ lớn có đường đồng mức đơn giản.
3.Thái độ: GD ý thức yêu thích môn học
4.Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ .
- Phẩm chất: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm .
II. CHUẨN BỊ:
1.GV: -PT: + Hình vẽ SGK phóng to
+ Bđ hoặc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn có các đường đồng mức.
2. HS: SGK + vở ghi
III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC
1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động : Khởi động
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ:
? Trình bày các loại khoáng sản và công dụng của khoáng sản?
*Vào bài mới: GV giới thiệu
Tuần 21 : Ngày soạn: 4 /1/ 2017 Ngày dạy: 11/1/2017 Tiết 19. CÁC MỎ KHOÁNG SẢN I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS cần 1.Kiến thức: - Biết phân biệt được các khái niệm: Khoáng sản, mỏ khoáng sản. - Biết phân loại các khoáng sản theo mục đích sử dụng. - Hiểu được khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia, được hình thành trong thời gian dài và là loại tài nguyên thiên nhiên không thể phục hồi. 2.Kĩ năng: - Nhận biết một số loại khoáng sản qua các mẫu vật, tranh ảnh hoặc trên thực địa. 3.Thái độ: - Ý thức được sự cần thiết phải khai thác, sử dụng cac loại khoáng sản một cách hợp lí và tiết kiệm. 4.Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ ... - Phẩm chất: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm ... 5.Giáo dục môi trường: mục 1-2 II. Chuẩn bị: 1 GV: - PT:+ Bản đồ khoáng sản Việt Nam. + Một số mẫu khoáng vật. 2. HS: SGK + vở ghi III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC 1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Hoạt động : Khởi động * Ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra sự chuẩn bị của hs *Vào bài mới: GV nêu câu hỏi: Gv chuẩn bị một số mẫu vật khoáng sản( cát ,sỏi). Đặt câu hỏi 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *HĐ1: Các loại khoáng sản * PP: Trực quan, vấn đáp ,gợi mở, phân tích * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - HS: Dựa vào ndsgk + k/t đã học. ? Chúng ta đang đứng ở lớp nào của TĐ? Trong vỏ TĐ theo em sẽ có những gì? - GV: mở rộng ->Khoáng vật: có thành phần đồng nhất, thường gặp dưới dạng tinh thể trong thành phần của các loại đá. Vd: Thạch anh là khoáng vật thường gặp trong đá Granit dưới dạng tinh thể. Đá hay nham thạch: là vật chất tự nhiên có độ cứng ở nhiều mức độ khác nhau, tạo nên lớp vỏ Trái đất. Đá có thể cấu tạo do 1 loại khoáng vật thuần nhất hay nhiều loại khoáng vật khác nhau kết hợp lại. VD: Sn, Ag, Cu trong đá Macma. ? Vậy khoáng sản là gì? Cho một số ví dụ khác? - HS: qs bảng phân loại k/s. ? Căn cứ vào đâu người ta phân loại k/s? Theo căn cứ này k/s được phân thành mấy loại. ? K/s là điÒu kiÖn để phát triển ngành s¶n xuÊt nào? Em đã thấy những nhà máy nào sản xuất các mặt hàng CN từ khoáng sản? - HS: Trả lời, GV chuẩn xác và mở rộng ? Nhận xét gì về khoáng sản? * Môi trường: - Hiện nay, nguồn khoáng sản trên TG như thế nào? Con người cần phải làm gì? HSTL - Tiểu kết - Chuyển ý... *HĐ2: Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh * PP: Trực quan, vấn đáp ,gợi mở, phân tích, hoạt động nhóm * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi,thảo luận nhóm ? Mỏ k/s là gì? Tại sao k/s tập trung nơi nhiều nơi ít? - HS: Theo dõi SGK. ? Nguồn gốc hình thành các mỏ k/s có mấy loại? Ví dụ? Mỗi loại do tác động của các yếu tố gì trong quá trình hình thành? - GV: Lưu ý: một số k/s có 2 nguồn gốc. + Quặng sắt nội sinh: Heematit, Manhetit + Quặng sắt ngoại sinh: Li-mô-nit ? Các mỏ k/s được hình thành trong thời gian ntn? - GV: 90% mỏ quặng sắt hình thành cách đây 500-600 triệu năm. Mỏ than: 230-280 triệu năm... - HS: Quan sát bản đồ khoáng sản VN. - HS thảo luận theo 6 nhóm: ? Nêu một số kí hiệu khoáng sản? Ở nước ta có những mỏ k/s nào? phân bố ở đâu, công dụng? - Các nhóm trình bày, nhận xet *Tích hợp môi trường. ? Các khoáng sản có phải là vô tận không? Vì sao?... ?Ta cần khai thác và sử dụng khoáng sản ntn? - GV nói thêm về tình trạng khai thác bừa bãi các khoáng sản. ? Con người đã có những biện pháp gì để thay thế các tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt? VD minh họa? - GV: Ngày nay với tiến bộ của k/h, con người đã bổ sung các nguồn k/s ngày càng hao hụt đi bằng các thành tựu k/h. Vd bổ sung năng lượng bằng nguồn năng lượng MT. - Tiểu kết 1. Các loại khoáng sản: a. Khoáng sản là gì ? - Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng. b. Phân loại khoáng sản -Dựa theo tính chất và công dụng, khoáng sản được chia thành 3 nhóm: + Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu) + Khoáng sản kim loại (đen, màu). + Khoáng sản phi kim loại. => Khoáng sản rất đa dạng, có những tính chất khác nhau ,phục vụ cho những ngành cn khác nhau. 2.Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh -Mỏ khoáng sản là nơi tập trung nhiều khoáng sản có khả năng khai thác. -Mỏ nội sinh hình thành do quá trình phun trào mắc ma, được đưa lên gần mặt đất (đồng, chì, kẽm, vàng ). -Mỏ ngoại sinh là những k/s được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất nơi trũng cùng với các loại đá trầm tích: (than, dầu, cao lanh, đá vôi ) - Kí hiệu k/s ( k/ h chữ viết- k/h hình học) +A:Apatit,U:Uranium, Al: nhôm, Ni: Nitơ,Au: vàng, Hg: thủy ngân - Mỏ khoáng sản: + Mỏ than đá: Quảng Ninh, Than nâu: Lạng Sơn,Than bùn : Cà Mau +Mỏ dầu: Bach Hổ, Đại Hùng, Mỏ Rồng +Mỏ sắt: Thái Nguyên,Hà Tĩnh + Mỏ vàng: Đà Nẵng + Mỏ đồng: Lào Cai,Sơn La - Công dụng: phát triển cn năng lượng, cn luyện kim đen - màu - Cần khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các khoáng sản. * Ghi nhớ 3. Hoạt động: Luyện tập Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt * PP: Trực quan, vấn đáp ,gợi mở, luyện tập thực hành * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi Câu 1: Mỏ khoáng sản là nơi: Có nhiều khoáng sản. Tập trung khoáng sản. Có nhiều mỏ ngoại sinh. Có nhiều mỏ nội sinh. Câu 2: Quặng sắt thuộc loại khoáng sản: Nội sinh. Ngoại sinh. Kim loại đen. Câu a+ C đúng. Câu 3: Khác với mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh được hình thành: Trong thời gian dài hàng vạn , hàng triệu năm. Do macma,rồi được đưa lên gần mặt đất. Ở chỗ trũng cùng với các loại đá trầm tích. Câu 1: B Câu 2: D Câu 3: C 4/ Hoạt động: Vận dụng ? Địa phương em có loại khoáng sản nào? Hãy đánh giá việc sử dụng khoáng sản của địa phương. 5/ Hoạt động: Tìm tòi- mở rộng * Tìm hiểu các loại khoáng sản * Học thuộc bài và trả lời các câu hỏi trong sgk. * Chuẩn bị bài thực hành tiết 20: + Khái niệm đường đồng mức. + Sơ đồ các hướng chính. + Tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ. ------------------------------------------------------------ Tuần 21 Ngày soạn: 12/ 1/ 2017 Ngày dạy: 20/1/2017 Tiết 20. THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN I. MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh cần 1.Kiến thức: - Biết được khái niệm đường đồng mức. - Hiểu được cách tìm độ cao địa hình dựa vào đường đồng mức. 2.Kĩ năng: - Biết tính độ cao địa hình, nhận xét độ dốc dựa vào đường đồng mức. - Biết sử dụng bản đồ tỉ lệ lớn có đường đồng mức đơn giản. 3.Thái độ: GD ý thức yêu thích môn học 4.Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ ... - Phẩm chất: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm ... II. CHUẨN BỊ: 1.GV: -PT: + Hình vẽ SGK phóng to + Bđ hoặc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn có các đường đồng mức. 2. HS: SGK + vở ghi III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC 1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Hoạt động : Khởi động * Ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày các loại khoáng sản và công dụng của khoáng sản? *Vào bài mới: GV giới thiệu 2. Hoạt động : Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *HĐ1: Bài tập 1: * PP: Trực quan, vấn đáp * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - HS quan sát hình. ? Đường đồng mức là gì? ? Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình dạng của đ/h? - HS: Trả lời, GV chuẩn xác *HĐ2: Bài tập 2: * PP: Trực quan, vấn đáp,hoạt động nhóm * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - HS quan sát H 44 -HS làm việc theo 4 nhóm: ? Hãy xác định hướng từ núi A1-> A2 ? Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức là bao nhiêu. ? Dựa vào đường đồng mức tìm độ cao các đỉnh A1, A2 và điểm B1, B2, B3 ? Dựa vào tỉ lệ lược đồ tính k/c theo đường chim bay từ A1 -> A2. ? Sườn Đ và T của núi A1 sườn nào dốc. - HS:Đại diện các nhóm trả lời. -Nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV: Kiểm tra kq tính của HS và chuẩn xác kiến thức. Bài tập 1: - Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng một độ cao trên bđ. - Dựa vào đường đồng mức biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng đ/h, độ dốc, hướng nghiêng. Bài tập 2: - Hướng từ đỉnh A1 đến A2 là hướng từ Tây sang Đông. - Sự chênh lệch độ cao giữa 2 đường đồng mức: 100m. -Độ cao của các đỉnh: + A1: 900m; 600m< A2< 700m + B1: 500m; B2: 650m; B3: 550m. - Đỉnh A1 cách A2: 7,7cm khoảng cách thực tế: 7,7 km. - Sườn Tây dốc hơn sườn Đông. Vì các đường đồng mức phía Tây năm dày và sát nhau hơn sườn phía Đông. 3/ Hoạt động : Vận dụng: ? HS vẽ lát cắt của một ngọn núi trên đó có ghi độ cao và một số điểm. 4/ Hoạt động: Tìm tòi- mở rộng * Tìm hiểu thêm về độ cao địa hình dựa vào các đường đồng mức. * Hoàn thiện bài tập. * Tìm hiểu về “ Lớp vỏ khí”: + Thành phần của không khí. + Những nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm. Hậu quả. + Như thế nào là tầng Ôzôn? Hậu quả của việc thủng tầng Ôzôn và hiệu ứng nhà kính? -------------------------------------------------------------------------- Tuần 22 : Ngày soạn: /1/2017 Ngày dạy: / 2 2017 Tiết 21. LỚP VỎ KHÍ I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS cần 1.Kiến thức: - Biết được vai trò của lớp vỏ khí nói chung, của lớp ôzôn nói riêng đối với cuộc sống của mọi sinh vật trên Trái đất. - Hiểu được nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và hậu quả của nó, sự cần thiết phải bảo vệ lớp vỏ khí, lớp ôzôn. 2.Kĩ năng: -Nhận biết hiện tượng ô nhiễm không khí qua tranh ảnh và trong thực tế. - Phân tích hiện tượng địa lí. 3. Thái độ: GD ý thức yêu thích môn học 4.Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ ... - Phẩm chất: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm ... II. CHUẨN BỊ 1. GV: - PT: + Biểu đồ thành phần của không khí. + Tranh vẽ các tầng của không khí. + Bản đồ tự nhiên thế giới. 2. HS: SGK + vở ghi III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC 1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Hoạt động : Khởi động * Ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ:KT sách vở của hs *Vào bài mới: ? Em có hiểu biết gì về bầu không khí của chúng ta? 2. Hoạt động : Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cÇn ®¹t *HĐ1: Thành phần của không khí * PP: Trực quan, vấn đáp * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - HS: Quan sát biểu đồ H45. ? Cho biết các thành phần của không khí?Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao nhiêu? ?Thành phần nào gây ra các hiện tượng khí tượng ? ?Nếu trong không khí không có hơi nước thì có xảy ra các hiện tượng khí tượng không? ? Hiện nay, không khí trên TĐ như thế nào? - Ngày càng ô nhiễm , nhiều khí Cacbonic...ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. ? Vì sao không khí bị ô nhiễm? Chúng ta cần phải làm gì? - HS: Trả lời, GV chuẩn xác và mở rộng - Tiểu kết - Chuyển ý... *HĐ2: Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển) * PP: Trực quan,vấn đáp,phân tích, hoạt động nhóm * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận ? Dựa vào sgk,"lớp vỏ khí" hay khí quyển là gì? ? Có máy tàng khí quyển? 3 tầng. - HS: Quan sát H46. - Y/c hs thảo luận theo 6 nhóm: ? Trình bày kích thước, đặc điểm, vai trò của các tầng: đối lưu, bình lưu, các tầng cao khí quyển. - Các nhóm trình bày, nhận xét, bỏ sung - GV nhận xét , hoàn thiện 1. Thành phần của không khí Gồm: +Nitơ: 78%. +Oxi: 21%. +Hơi nước và các khí khác: 1%. + Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng là nguồn gốc sinh ra mây, mưa, sương mù. 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển) - Lớp vỏ khí hay khí quyển là lớp không khí bao quanh TĐ. Tầng Kích thước Đặc điểm Vai trò Tầng đối lưu 0 - 16km Tập trung 90% không khí của khí quyển. -Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng. -Trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C. -Nơi xảy ra hầu hết các hiện tượng khí tượng: mây,mưa, sấm, chớp. - Vai trò trực tiếp tới cuộcsống của con người và sinh vật. Tầng bình lưu 16-80km. - Không khí chuyển động theo chiều ngang. Nhiệt độ tăng theo chiều cao, hơi nước ít đi. - Có lớp Ôzôn (O3): ngăn cản các tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người Các tầng cao của khí quyển > 80km. Không khí cực loãng, hầu như không có quan hệ trực tiếp đến đời sống con người. - Không có vai trò gì . ?Vì sao tầng ôzôn bị thủng? - Chất hóa học trong khí quyển, đặc biệt là khí “ gas”, ÔNMT, TĐ ngày càng nóng lên. ?Hậu quả? - Bức xạ UV sẽ đến TĐ nhiều hơn tăng bệnh ung thư da, đục thủy tinh thể, ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển... ?Để bảo vệ bầu khí quyển trước nguy cơ bị thủng tầng ôzôn, con người phải làm gì? - Hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, nghiên cứu năng lượng sạch - Xử lí ô nhiễm khí thải, rác thải từ các nhà máy,từ sinh hoạt của con người. - Tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng bảo vệ MT trong sạch... ?Trong các tầng khí, tầng nào là quan trọng nhất? Vì sao? HSTL *HĐ3: Các khối khí * PP: Trực quan, vấn đáp * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi ?Cho biết nguyên nhân hình thành các khối khí? ? Khèi khÝ nãng vµ khèi khÝ l¹nh h×nh thµnh ë ®©u? Nªu tÝnh chÊt mçi lo¹i? ? Khèi khÝ ®¹i d¬ng vµ khèi khÝ lôc ®Þa h×nh thµnh ë ®©u ? Nªu tÝnh chÊt mçi lo¹i? - Yªu cÇu HS ®äc b¶ng trang 54 ? Sù ph©n biÖt c¸c khèi khÝ chñ yÕu dựa vào đâu? ? C¸c khèi khÝ cã tÝnh chÊt g×? ? Chóng di chuyÓn t¸c ®éng ®Õn yÕu tè nµo? GV khái quát 3. Các khối khí - Tuỳ theo vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc mà tạo nên các khối khí khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm - Các khối khí: Khối khí nóng,lạnh, lục địa, đại dương / sgk + Căn cứ vào n/đ: chia thành khối khí nóng, lạnh. + Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc: kh«ng đại dương và lục địa. - Khối khí luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết. Di chuyển tới đâu lại chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó. - Thay đổi tính chất( bị biến tính). * Ghi nhớ 3. Hoạt động: Luyện tập Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt * PP: Trực quan, vấn đáp ,gợi mở, luyện tập thực hành * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi Câu1 Câu : Nối ý ở cột A và B sao cho đúng. A B Trả lời 1.Khốikhí nóng. 2.2.Khốikhí lạnh. 3.3.Khối khí đại dương. 444.Khối khí lục đị địa. a) Hình thành ở vĩ độ cao, nhiệt độ thấp. b) Hình thành ở biển, đại dương, độ ẩm lớn. c) Hình thành ở vĩ độ thấp, nhiệt độ cao. d) Hình thành ở lục địa, tương đối khô. 1............. 2.............. 3.............. 4.............. 4. Luyện tập 4. Hoạt động: Vận dụng - Liên hệ với không khí của chúng ta hiện nay như thế nào? 5. Hoạt động: Tìm tòi- mở rộng * Tìm hiểu về khí quyển, tầng Ôzôn * Häc bµi,hoµn thµnh c¸c bµi tËp * ChuÈn bÞ bµi: Thêi tiÕt, khÝ hËu vµ nhiÖt ®é kh«ng khÝ + §äc bµi + Quan s¸t c¸c h×nh vÏ + Tr¶ lêi c©u hái Tuần 24: Ngày soạn: 2 /2/2018 Ngày dạy: 9 /2/2018 Tiết 24. THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ I.MỤC TIÊU : Sau bài học, HS cần : 1. Kiến thức: - Phân biệt được sự giống và khác nhau của thời tiết và khí hậu. - Biết được khái niệm nhiệt độ không khí, các nguồn cung cấp nhiệt cho không khí, cách đo và tính nhiệt độ trung bình ngày tháng năm. - Trình bày sự thay đổi t0kk theo vĩ độ, độ cao, lục địa và đại dương. 2. Kĩ năng: - Bước đầu biết quan sát, ghi chép về 1 số yếu tố của thời tiết, khí hậu. Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với nhiệt độ. 3. Thái độ: yêu thích môn học 4.Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp, sử dụng bản đồ ... - Phẩm chất: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm ... II. CHUẨN BỊ 1. GV: - PT: + Bảng thống kê về thời tiết, khí hậu. + Các hình vẽ trong SGK phóng to. 2. HS: SGK + vở ghi III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC 1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Hoạt động : Khởi động * Ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ - Trình bày đặc điểm, vai trò của các tầng khí quyển? *Vào bài mới: GV nêu một số câu hỏi liên quan đến tình hình thời tiết . 2. Hoạt động : Hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung cÇn ®¹t *HĐ1: * PP: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm * NL: tự học, giao tiếp, hợp tác ? Trong thực tế, em thường thấy những hiện tượng khí tượng nào xảy ra ? ?Thời tiết là gì? ?Thời tiết gồm những yếu tố nào? Có giống nhau ở mọi thời gian, mọi nơi? ?Trong một ngày, thời tiết biểu hiện ở các địa phương có giống nhau không? * KT động não: ? Nguyên nhân nào làm cho thời tiết luôn thay đổi? ?Thời tiết ở phía Bắc và phía Nam nước ta có gì khác biệt? - MB: bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. - MN: mùa mưa, mùa khô ?Sự khác nhau này có tính chất tạm thời hay lặp lại qua các năm? ?Nêu khái niệm về khí hậu? * HS thảo luận cặp đôi: ? Khí hậu khác thời tiết như thế nào? *HĐ2: * PP: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm * NL: giao tiếp, hợp tác, gqvđ, tư duy sáng tạo, sd tranh ảnh địa lí. ? Như thế nào là nhiệt độ không khí? HS: Qs H.47 ? Muốn đo được nhiệt độ không khí ta phải dùng dụng cụ nào? ? Cho biết cách đo nhiệt độ không khí? - HS TL theo cặp, trình bày, nhận xét: ? Tại sao phải để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m? - Khi các tia sáng MT đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thu lượng nhiệt của MT, rồi bức xạ vào không khí, lúc đó không khí mới nóng lên, tạo nên nhiệt độ không khí. - Nếu để nhiệt kế ngoài trời để đo thì đó là nhiệt độ của tia bức xạ MT. Nếu để sát mặt đất để đo thì đó là nhiệt độ của bề mặt đất. ? Cho biết cách tính nhiệt độ trung bình ngày, trung bình tháng và trung bình năm? - HS: Trả lời, GV chuẩn xác. *HĐ3: * PP: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm * NL: tự học, giao tiếp, hợp tác - HS: Theo dõi sgk+ qua thực tế ? Vì sao mùa hè, nhiều người thích đi tới các vùng biển để nghỉ ngơi, tắm mát? - HS thảo luận theo cặp, trình bày, nhận xét: ? Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có k/k mát hơn trong đất liền, ngược lại về mùa đông những miền gần biển co k/k ấm hơn trong đất liền? - Đất và nước có sự hấp thu nhiệt khác nhau. Các loại đất đá mau nóng nhưng cũng mau nguội, nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn... ? Ảnh hưởng của biển đối với vùng ven bờ thể hiện ntn? - HS quan sát H48 (Sgk) ? Nhận xét nhiệt độ 2 địa điểm, giải thích? Hãy tính sự chênh lệch độ cao giữa hai địa điểm trong hình 48. - HS quan sát H49. ? Nhận xét sự thay đổi giữa góc chiếu của a/s MT & nhiệt độ từ xích đạo lên 2 cực, giải thích. - HS: Trả lời. GV chuẩn xác và mở rộng 1. Thời tiết và khí hậu a) Thời tiết - Là biểu hiện của hiện tượng khí tượng xảy ra ở 1 địa phương trong thời gian ngắn nhất định. - Thời tiết luôn thay đổi. Do sự chuyển động của các khối khí và sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. b) Khí hậu Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở 1 địa phương trong thời gian dài (nhiều năm) - Khí hậu có tính qui luật. 2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí a. Nhiệt độ không khí: - Là lượng nhiệt khi mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt MT rồi bức xạ lại vào không khí và chính các chất trong không khí hấp thụ. - Đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế. b. Cách đo nhiệt độ không khí: Khi đo nhiệt độ không khí phải để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2 m. 3. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí a) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vị trí xa hay gần biển: - Càng gần biển càng mát mẻ. Do nước biển có tác dụng điều hòa n/đ làm k/k mùa hạ bớt nóng, mùa đông bớt lạnh. b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ càng giảm 0,60C/ 100m. c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ: Càng xa xích đạo về 2 cực nhiệt độ càng giảm dần. 3. Hoạt động luyện tập Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt * PP: Vấn đáp, luyện tập thực hành,hoạt động nhóm * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận * NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vđề - HS thảo luận theo cặp, trình bày , nhận xét. Câu1: Giải thích vì sao người ta không đo nhiệt độ không khí lúc 12h trưa mà lại đo lúc 13h? - GV chuẩn xác Câu 2: HS làm bài tập tính nhiệt độ trung bình ngày của Hà Nội (Tr 55 – SGK). 4. Luyện tập - Mặt đất hấp thu lượng nhiệt của MT, rồi bức xạ lại vào không khí. Do vậy khi mặt đất có nhiệt độ cao nhất vào lúc 12h thì không khí vẫn chưa nóng nhất. Một khoảng thời gian sau đó vào lúc 13h, không khí trên mặt đất mới có nhiệt độ cao nhất trong ngày. - Nhiệt độ tb của ngày hôm đó là: 22º C 4/ Hoạt động vận dụng - Liên hệ tình hình thời tiết của Hưng Yên và khí hậu miền Bắc. 5/ DÆn dß: * Thường xuyên theo dõi bản tin thời tiết. * Học và nắm chắc bài theo câu hỏiSGK.Làm các BT trong tập bản đồ. - * Soạn bài 19: Khí áp và gió trên TĐ. - Gió hình thành như thế nào?Têncác loại gió thổi thường xuyên trên TĐ. Tuần 25 : Ngày soạn: 9 /2/2018 Ngày dạy :17 /2/2018 Tiết 23: Bài 19 KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm khí áp và gió. - Trình bày được sự phân bố các đai áp và gió thường xuyên trên Trái đất. 2. Kĩ năng: - Biết sử dụng hình vẽ để mô tả về các loại gió thường xuyên trên Trái đất. 3. Thái độ: GD ý thức yêu thích môn học 4.Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ ... - Phẩm chất: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm ... II. CHUẨN BỊ 1. GV: - PT: + Hình vẽ 50, 51 SGK. + Bđ tự nhiên TG 2. HS: SGK + vở ghi III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC 1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Hoạt động : Khởi động * Ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ:KT sách vở của hs *Vào bài mới: ? Em có hiểu biết gì về bầu không khí của chúng ta? 2. Hoạt động : Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *HĐ1: * PP: Trực quan, vấn đáp,phân tích * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - HS: Dựa vào kiến thức đã học. ? Cho biết độ dày của khí quyển? - HSTL/sgk ? Tầng đối lưu tập trung bao nhiêu phần trăm lượng không khí của khí quyển? ? Không khí có trọng lượng không? - HSTL/sgk ? Khí áp là gì? ? Dụng cụ đo khí áp? Có mấy loại? - GV giới thiệu khí áp kế. ? Khí áp trung bình chuẩn là bao nhiêu? Đơn vị đo? 760mmHg – Đơn vị: áp-mốt-phe. - HS:Quan sát H50 ? Trên bề mặt Trái Đất có những khu khí áp nào? (khu áp cao và khu áp thấp) ? Các đai áp thấp và áp cao nằm ở những vĩ độ nào? ? Các đai khí áp có nằm liên tục thành 1dải không? Vì sao? -> Do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương. - HS: Trả lời, GV chuẩn xác và mở rộng - Tiểu kết - Chuyển ý... *HĐ2: * PP: Trực quan, vấn đáp,hoạt động nhóm * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - HS: Dựa vào nd SGK. ? Gió là gì? Nguyên nhân sinh ra gió? ? Sự chênh lệch khí áp càng lớn thì tốc độ của gió như thế nào? ? Nếu áp suất của 2 vùng bằng nhau thì gió sẽ ntn? ? Hoàn lưu khí quyển là gì? - HS:Quan sát H51: ? Ở hai bên đường xđ loại gió thổi theo một chiều quanh năm, từ khoảng các vĩ độ 300 B&N về xđ là gió gì? ? Từ khoảng các vĩ độ 300 B&N, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 600 B&N, là loại gió gì? - Trên TĐ còn có những loại gió gì là quan trọng nhất? Ngoài ra còn có loại gió gì? - HS:Thảo luận theo cặp, trình bày ,nhận xét: Quan sát H51. ? Vì sao các loại gió không thổi theo hướng kinh tuyến mà lại bị lệch hướng? - Do sự vận động tự quay của TĐ. Nên gió Tây ôn đới và gió Tín phong thổi hơi lệch về phía tay phải ở nửa cầu Bắc, về phía tay trái ở nửa cầu Nam. - GV kết luận 1. Khí áp, các đai khí áp trên Trái đất a) Khí áp -Là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất. -Dụng cụ đo: khí áp kế. - Khí áp trung bình:760mmHg – Đơn vị: áp-mốt-phe. Nếu > 760mm Hg: áp cao. Nếu < 760mm Hg: áp thấp. b) Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất - Khí áp được phân bố trên bề mặt TĐ thành các đai khí áp thấp(3 đai) và cao(4 đai) nằm xen kẽ từ Xích đạo đến 2 cực. 2. Gió và hoàn lưu khí quyển. - Gió: là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp. - Hoàn lưu khí quyển là các hệ thống vòng tròn do sự chuyển động của không khí giữa các đai áp cao và áp thấp tạo thành. - Các loại gió thường xuyên trên Trái Đất: +Gió Tín phong: Thổi từ khoảng 300 ( B,N) về xích đạo. +Gió Tây ôn đới: Thổi từ 300(B,N) về 600 (B,N). => Gió Tín phong & Gió Tây ôn đới: là 2 loại gió thổi thường xuyên trên TĐ tạo thành hoàn lưu kq quan trọng nhất trên TĐ. +Ngoài ra còn có gió Đông cực. * Đọc ghi nhớ SGK 3. Hoạt động: Luyện tập Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt * PP: Trực quan, vấn đáp , luyện tập thực hành * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi Câu1 Chọn câu trả lời đúng nhất? 1. Gió là không khí chuyển động từ: a. Cao xuống thấp b. Nơi áp thấp về nơi áp cao c. Nơi áp cao về nơi áp thấp 2. Loại gió thổi từ 300BN về xích đạo có tên là: a. Tín Phong b. Tây ôn đới c. Đông cực 3. Hãy vẽ vào vở : hình TĐ, các đai khí áp cao, khí áp thấp và các loại gió - HS vẽ hình 4. Luyện tập Câu 1: c Câu 2: a 4. Hoạt động vận dụng ? Nước ta nằm trong phạm vi hoạt động của loại gió thổi thường xuyên nào? - Gió Tín phong ? Ngoài những loại gió trên, em còn biết có loại gió nào? HSTL 5. Dặn dò:* Tìm hiểu về các loại gió trên TĐ * Học bài và trả lời câu hỏi * Chuẩn bị: “ Hơi nước trong không khí – mưa” - Trả lời câu hỏi SGK - Làm các BT trong tập bản đồ. - Mưa là hiện tượng như thế nào? Có thể đo mưa được không? - Ở nước ta thường có mưa vào những tháng nào trong năm? - Lượng mưa ở các nơi trên thế giới có giống nhau không? Tuần 26: Ngày soạn: /2/2018 Ngày dạy: /2/2018 Tiết 24. Bài 20:HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1.Kiến thức: - Biết được không khí có độ ẩm, nhiệt độ càng cao khả năng chứa hơi nước càng nhiều. - Nêu được khái niệm độ bão hòa, nắm được điều kiện để hơi nước ngưng tụ, gây mưa. - Biết được lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo → 2 cực. 2.Kĩ năng: - Biết cách tính lượng mưa trong ngày, trong tháng, trong năm, mưa trung bình năm. 3. Thái độ: GD ý thức yêu thích môn học 4.Năng lực, phẩm chất: - Năng lực: Tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp,sử dụng bản đồ ... - Phẩm chất: Tự chủ , tự tin, trách nhiệm ... II. CHUẨN BỊ 1. GV:- PT: Thùng đo mưa, biểu đồ mưa, bản đồ phân bố mưa trên thế giới. 2. HS: SGK + vở ghi III. PHƯƠNGPHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY DỌC 1. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp, gợi mở, hoạt động nhóm, phân tích, luyện tập thực hành 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Hoạt động khởi động * Ổn định tổ chức * Kiểm tra bài cũ: ? Gió là gì ? Nguyên nhân sinh ra gió?Tên các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất? *Vào bài mới: Đặt câu hỏi 2. Hoạt độnghình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dungcần đạt *HĐ1: * PP: Trực quan, vấn đáp,phân tích * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - HS: Dựa vào kiến thức đã học và ndSGK ? Trong không khí, lượng hơi nước chiếm bao nhiêu %? HSTL... ? Hơi nước trong không khí do đâu mà có? ? Độ ẩm của không khí là gì? ? Muốn biết không khí có độ ẩm cao hay thấp, chúng ta làm như thế nào? - GV: mở rộng: +Độ ẩm tuyệt đối: trọng lượng hơi nứơc tính bằng g/m3 không khí. Độ ẩm này tăng theo nhiệt độ (quan sát bảng số liệu.) +Độ ẩm tương đối: cho biết không khí khô hay ẩm, còn có thể chứa được nhiều hay ít hơi nước. độ ẩm tương đối dưới 50%: không khí khô, 50%-70%: trung bình, >80%: ẩm. - HS: Quan sát bảng Lượng hơi nứơc tối đa trong không khí. ? Dựa vào bảng số liệu, cho biết lượng hơi nước tối đa khi nhiệt độ là: 100C, 200C, 300C? ? Nhận xét về khả năng chứa hơi nước của không khí theo nhiệt độ. ? Lượng hơi nước tối đa trong không khí gọi là gì? ? Khi nào thì hơi nước ngưng tụ? Sinh ra hiện tượng gì? - HS: Trả lời, GV chuẩn xác và mở rộng - Chuyển ý... *HĐ2: * PP: Trực quan, vấn đáp,phân tích, hoạt động nhóm * Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận ? Mưa là gì? Có mấy dạng mưa? (mưa nước và mưa tuyết) ? Có mấy loại mưa? (mưa rào, phùm, dầm, dông...) - HS: Qs H52 SGK ? Dụng cụ đo mưa? - GV cho HS quan sát thùng đo mưa, nêu cấu tạo. Vận tốc mưa có sự khác nhau: mưa phùn: <3-4km/h, mưa rào, dông: 30-45 km/h. ? Làm thế nào để tính lượng mưa trong ngày, trong tháng, trong năm. +Trong ngày = tổng chiều cao của cột nước ở thùng đo mưa. +Trong tháng = Tổng mưa 30 ngày. +Trong năm = Tổng mưa 12 tháng. - HS: Quan sát H53 - GV hướng dẫn HS cách xác định lượng mưa cao nhất, lượng mưa thấp nhất trên biểu đồ. ?Tháng nào mưa nhiều nhất? Lượng mưa? Vào mùa nào? ? Tháng nào mưa ít nhất? Lượng mưa? Vào mùa nào? - HS thảo luận theo cặp, trình bày, nhận xét: - HS: Quan sát H54. ? Chỉ trên bđ các k/v có lượng mưa trung bình năm >2000mm, các k/v có lượng mưa trung bình năm< 200mm? Phân bố. ? Từ đó rút ra nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới. GV khái quát 1. Hơi nước và độ ẩm của không khí a. Hơi nước và độ ẩm của không khí: - Nguồn cung cấp chính của hơi nước trong k/q là nước trong các biển và đại dương. -Hơi nước tạo nên độ ẩm không khí. - Dụng cụ để đo độ ẩm của k/k là ẩm kế. -Nhiệt độ càng cao, lượng hơi nước chứa trong không khí càng nhiều. b. Sự ngưng tụ: -Không khí bão hòa hơi nước khi nó chứa 1 lượng hơi nước tối đa. -Khi không khí đã bão hoà, nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hoá lạnh, thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ đọng lại thành hạt nước, đó là sự ngưng tụ. -Hơi nước ngưng tụ → sương, mây, mưa. 2. Mưa và sự phân bố mưa trên Trái đất * Khái niệm:Khi hơi nước trong không khí ngưng tụ ở độ cao 2-10 km tạo thành mây, gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần rồi rơi xuống thành mưa. a. Tính lượng mưa trung bình
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2016_2017.doc