Giáo án Địa lí Lớp 6 - Lớp đất trên Trái Đất

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Lớp đất trên Trái Đất

- Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.

- Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.

- Kể được tên và xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.

 

docx 8 trang Mạnh Quân 27/06/2023 1020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Lớp đất trên Trái Đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: LỚP ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: . Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.
- Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.
- Kể được tên và xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: Mô tả được các tầng đất, xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.
+ Tìm hiểu Địa lí	: Sử dụng các công cụ địa lí: Tranh ảnh, văn bản, video, lược đồ để tìm hiểu về thành phần, cấu trúc, đặc điểm của lớp đất. Phân tích được vai trò của các nhân tố hình thành đất và biết một số loại đất chính trên bề mặt TĐ.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Để giải thích các tình huống trong thực tế và liên hệ với cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ đất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Lược đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất
- Mặt cắt thẳng đứng các tầng đất
- Hình ảnh, video một số loại đất, các nhân tố hình thành đất
- Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả.
b. Nội dung
- Trò chơi đuổi hình bắt chữ
c. Sản phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Khởi động với trò chơi ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất.
Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. 
- Gọi học sinh bất kì trả lời, các học sinh khác bổ sung ý kiến.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
 Dựa vào câu trả lời của học sinh, giáo viên kết nối vào bài học
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về các tầng đất
a. Mục tiêu
- Nêu được các tầng đất.
b. Nội dung
- Tìm hiểu khái niệm lớp đất.
- Kể tên các tầng đất, biết được tầng nào có vai trò quan trọng nhất đối với cây trồng
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
+ Các tầng đất: Tầng chưa mùn, tầng tích tụ, tầng đá mẹ
+ Trong các tầng đất, tầng chứa mùn trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK, hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:
- Đất là gì?
- Đọc thuật ngữ độ phì của đất?
- Vì sao giun đất được ví như chiếc cày nông nghiệp?
- Để tăng độ phì cho đất, chúng ta cần phải làm gì?
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các tầng đất
- Dựa vào hình 1, em hãy:
+ Kể tên các tầng đất?
+ Sự khác nhau cơ bản giữa các tầng đất?
+ Tầng nào có vai trò quan trọng nhất đối với thực vật? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
1. Các tầng đất
- Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trương bởi độ phì.
- Gồm 3 tầng: Tầng đá mẹ, tầng tích tụ và tầng chứa mùn.
+ Mỗi tầng có độ dày và màu sắc khác nhau.
+ Trong đó tầng chứa mùn có tác động mạnh mẽ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật
2.2. Tìm hiểu về thành phần của đất
a. Mục tiêu
- Nêu được các các thành phần chính của đất.
b. Nội dung
- Tìm hiểu thành phần của đất
- Vai trò của chất hữu cơ đối với cây trồng.
c. Sản Phẩm
- Đất bao gồm nhiều thành phần: chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Hạt khoáng chiếm tỉ lệ lớn nhất và chiếm 45% 
- Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng vì: là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất. 
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Quan sát hình 2, cho biết đất bao gồm những thành phần nào. Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất tốt?
- Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Cá nhân báo cáo kết quả làm việc.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
2. Thành phần của đất
- Gồm 4 thành phần chính: Chất khoáng, chất hữu cơ, nước và không khí.
- Trong đó, chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng.
2.3. Tìm hiểu về các nhân tố hình thành đất
a. Mục tiêu
- Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.
- Phân tích vai trò của các nhân tố trong quá trình hình thành đất.
b. Nội dung
- Kể tên và phân tích vai trò của các nhân tố hình thành đất
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
+ Có 6 nhân tố hình thành đất. Trong đó đá mẹ là nhân tố quan trọng nhất. Vì mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Các nhân tố hình thành đất
- Chia nhóm 4 học sinh
- Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để tìm hiểu vai trò của các nhân tố tham gia vào quá trình hình thành đất.
+ Hoạt động cá nhân 2p
+ Hoạt động nhóm 3p
Nhiệm vụ 2: Dựa vào hình ảnh và thông tin trong mục 3, em hãy trình bày nhân tố hình thành đất mà em cho là quan trọng nhất và giải thích cho sự lựa chọn đó
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/nhóm.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
3. Các nhân tố hình thành đất
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.
- Ngoài ra con người cũng có tác động làm đất tốt lên hoặc xấu đi.
2.4. Tìm hiểu về một số nhóm đất chính trên Trái Đất
a. Mục tiêu
- Kể được tên và xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.
b. Nội dung
- Đọc lược đồ các nhóm đất chính trên TĐ, xác định vị trí phân bố của một số nhóm đất chính trên TĐ.
- Hoàn thành nội dung phiếu học tập
c. Sản Phẩm
- Thông tin phản hồi phiếu học tập
Nhóm đất
Đất đen thảo nguyên ôn đới
Đất pốt dôn
Đất đỏ vàng
nhiệt đới
Đặc tính
- Giàu mùn, có màu đen, là loại đất tốt nhất thê giới
- Chua, nghèo mùn, ít dinh dưỡng.
- Tích tụ oxit sắt và nhôm mạnh => đất có màu đỏ vàng.
- Tầng đất dày, chua và ít dinh dưỡng.
Phân bố
Châu Mĩ, Châu Á, châu Âu
Bắc Mĩ, châu Âu
Nam Mĩ, Châu Phi và Khu vực Đông Nam Á
d. Cách thức tổ chức 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Dựa vào quá trình hình thành và tính chất của đất, người ta đã phân chia đất trên bề mặt Trái Đất thành các nhóm đất chính nào?
Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin mục 4, hình 4 và 5, các em hãy trao đổi theo cặp để hoàn thiện thông tin phiếu học tập sau:
Nhóm đất
Đất đen thảo nguyên ôn đới
Đất pốt dôn
Đất đỏ vàng
nhiệt đới
Đặc tính
Phân bố
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
2. Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất
Nhóm đất
Đất đen thảo nguyên ôn đới
Đất pốt dôn
Đất đỏ vàng
nhiệt đới
Đặc tính
- Giàu mùn, có màu đen, là loại đất tốt nhất thê giới
- Chua, nghèo mùn, ít dinh dưỡng.
- Tích tụ oxit sắt và nhôm mạnh => đất có màu đỏ vàng.
- Tầng đất dày, chua và ít dinh dưỡng.
Phân bố
Châu Mĩ, Châu Á, châu Âu
Bắc Mĩ, châu Âu
Nam Mĩ, Châu Phi và Khu vực Đông Nam Á
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung
- Dựa vào tình huống học tập để ôn tập, củng cố các kiến thức đã học trong bài.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh: Đất đỏ vàng nhiệt đới, đất phù sa sông.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Dựa vào hình 5, và hiểu biết của mình, em hãy cho biết nước ta có những nhóm đất chính nào? Giá trị kinh tế của các nhóm đất này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- Tham gia bằng cách giơ tay nhanh nhất
Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của học sinh.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Đưa ra ý kiến về vấn đề sử dụng phân hóa học cho đất.
- Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ về sử dụng đất.
c. Sản Phẩm
- Ý kiến về vấn đề sử dụng nhiều phân hóa học cho đất.
- Các câu ca dao, tục ngữ về sử dụng đất.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Đưa ra 2 nhiệm vụ sau, và yêu cầu học sinh lựa chọn 1 trong 2 nhiệm vụ học tập.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá mức độ vận dụng kiến thức của học sinh
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_lop_dat_tren_trai_dat.docx