Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 22, Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa - Năm học 2019-2020 - Võ Thị Mai

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 22, Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa - Năm học 2019-2020 - Võ Thị Mai

- Biết được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm.

- Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.

 

docx 4 trang Mạnh Quân 24/06/2023 1530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 22, Bài 20: Hơi nước trong không khí. Mưa - Năm học 2019-2020 - Võ Thị Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Võ Thị Mai 
 Ngày soạn: 20-4-2020
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6
Tiết 22 - Bài 20 :HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ. MƯA.
I . Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức :
- Biết được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm.
- Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
2. Kĩ năng :
- Đọc biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của một địa phương, đọc bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới và rút ra nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới. Quan sát ghi chép lượng mưa trong một ngày, qua quan sát thực tế.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :
- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin , phân tích, so sánh để có khái niệm về độ ẩm, độ bão hòa hơi nước, hiện tượng ngưng tụ hơi nước và sự phân bố lượng mưa trên thế gới .
- Giao tiếp : Phản hồi/ lắng nghe tích cực , trình bày suy nghĩ / ý tưởng hợp tác , giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Tự nhận thức :Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân.
- Làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm.
- Tìm kiếm xử lí thông tin (hoạt động1)
- Trình bày suy nghĩ (hoạt động 2)
- Các phương pháp , kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng :
- Động não, đàm thoại, gợi mở ,học sinh làm việc cá nhân, trình bày 1 phút , cặp đôi , thảo luận nhóm.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc, tự giác chú ý tìm hiểu và phát biểu xây dựng bài, vận dụng vào bài và thực tế.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên :
- Thùng đo mưa
- Bản đồ phân bố lượng mưa trên Thế giới.
2. Học sinh :
- Sách giáo khoa 
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1.Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới :- Trong các thành phần của không khí, hơi nước tuy chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng vì nó là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng:mây, mưa Vậy để tạo thành mây và gây mưa, hơi nước phải trải qua những quá trình nào?...
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản 
Hoạt động 1: Hơi nước và độ ẩm của không khí (15 phút)
- Hơi nước trong không khí do đâu mà có?
Do hiện tượng bốc hơi của nước trong các biển, hồ, ao, sông ngòi ..
- Nguồn cung cấp chính hơi nước cho khí quyển là nước ở đâu?(Biển và đại dương.)
- Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí?(Ẩm kế)
- Thế nào là không khí đã bảo hòa hơi nước?
Không khí bảo hòa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa.
- Dựa vào bảng “lượng hơi nước tối đa trong không khí”, em hãy cho biết lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi ở nhiệt độ: 100C, 200C, 300C.
- Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào tới lượng nước của không khí?( Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều,độ ẩm càng cao)
- Khi nào hơi nước trong không khí sẽ bị ngưng tụ?(Khi không khí đã bảo hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước .
- Khi ngưng tụ thì sinh ra hiện tượng gì?( Sương, mây,mưa).
Hoạt động 2: Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái đất (20 phút)
- Khi nào hơi nước ngưng tụ thành mây ?
- Gv vẽ sơ đồ thể hiện quá trình tạo mây, mưa .
- Thảo luận nhóm – bàn 
- Trình bày lại quá trình tạo mưa theo sơ đồ đã vẽ.
- Quá trình tạo thành mây, mưa như thế nào?
- Quan sát hình 54 hãy:
- Chỉ ra các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2.000mm, dưới 200mm?
- Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới?
- Việt Namcó lượng mưa khoảng bao nhiêu?(1001- 2000 mm)
- Quan sát hình 52 và cho biết dụng cụ để đo lượng mưa?
Thùng đo mưa( vũ kế)
- Làm thế nào để tính được lượng mưa trung bình ngày, trung bình tháng, trung bình năm?
- Đơn vị tính lượng mưa?(mm)
- Thảo luận cặp
- Quan sát hình 53 cho biết tháng nào mưa nhiều nhất, tháng nào mưa ít nhất? Lượng mưa là bao nhiêu?(Tháng 9 = 340 mm, tháng 2= 3 mm)
- Hướng dẫn hs quan sát hình 53, về màu, cột dọc, ngang .
1. Hơi nước và độ ẩm của không khí:
a. Độ bảo hòa nước trong không khí.
- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó làm cho không khí có độ ẩm.
- Dụng cụ đo độ ẩm không khí: ẩm kế.
- Không khí bảo hòa hơi nước khi nó chứa một lượng hơi nước tối đa.
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều( độ ẩm càng cao)
b. Hiện tượng ngưng tụ của hơi nước.
- Không khí khi đã bảo hòa, nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hóa lạnh thì không khí sẽ ngưng tụ và đọng lại thành hạt nước, tạo thành mây, mưa, sương.
2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái đất.
- Quá trình tạo thành mây, mưa: Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.
- Trên Trái đất , lượng mưa phân bố không đều từ Xích đạo đến cực . Mưa nhiều nhất ở vùng Xích đạo, mưa ít nhất ở hai vùng cực Bắc và Nam .
Tính lượng mưa trung bình của một địa phương.
- Để tính lượng mưa của một địa phương người ta dùng thùng đo mưa ( vũ kế)
- Lượng mưa TB năm = lượng mưa nhiều năm của một địa phương cộng lại : số năm.
IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
* Củng cố : 
* Vận dụng:
- Dụng cụ đo độ ẩm không khí?Độ bão hoà của hơi nước trong không khí phụ thuộc vào yếu tố gì ?
* Thực hành: 
- Quan sát luợc đồ nêu sự phân bố lượng mưa trên Trái đất.
* Dặn dò :
- Học bài trả lời câu hỏi sách giáo khoa. Làm bài tập 1/63,64/sgk
 - Chuẩn bị bài : Thực hành 
- Trả lời câu hỏi gợi ‎ bài thực hành cạu 1,4,5.( câu 2,3 giảm tải )

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_nam_hoc_2019_2020_vo_thi_mai_tiet_22_ba.docx