Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 3: Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 3: Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ

+ Nhận thức khoa học Địa lí : Xác định được vị trí cỉa các đối tượng địa lí trên lược đồ. Đo tính được khoảng cách của các đối tượng trên bản đồ.

+ Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản )

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tính được khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.

 

docx 6 trang Mạnh Quân 27/06/2023 790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Bài 3: Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
TÍNH KHOẢN CÁCH THỰC TẾ DỰA VÀO TỈ LỆ BẢN ĐỒ
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được tỉ lệ bản đồ
- Tính được khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: Xác định được vị trí cỉa các đối tượng địa lí trên lược đồ. Đo tính được khoảng cách của các đối tượng trên bản đồ.
+ Tìm hiểu Địa lí	: Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản )
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tính được khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực	: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bản đồ có cả tỉ lệ số và thước
- Bản đồ hình 1 trong SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối vào bài học
b. Nội dung
- Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để các em tìm ra câu trả lời, sau đó giáo viên kết nối vào bài học.
c. Sản phẩm 
- Câu trả lời cá nhân của học sinh: Dựa vào bản đồ lại được tính được khoảng cách từ Hải Phòng đến Hà Nội nhờ tỉ lệ bản đồ.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Bạn A: Không biết hải Phòng cách Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét nhỉ?
- Bạn B: Đưa bản đồ đây mình tính cho.
 Theo em tại sao dựa vào bản đồ lại được tính được khoảng cách từ Hải Phòng đến Hà Nội?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
	Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs => Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
2.1. Tìm hiểu tỉ lệ bản đồ
a. Mục tiêu
- Biết tỉ lệ bản đồ
- Phân loại tỉ lệ bản đồ
b. Nội dung
- Tìm hiểu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ.
- Các dạng tỉ lệ bản đồ
c. Sản Phẩm
- Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu.
- Các dạng tỉ lệ bản đồ
+ Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
+ Tỉ lệ thước: Là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.
- Tỉ lệ bản đồ càng lớn, bản đồ cầng chi tiết.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK, em hãy cho biết
- Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?
- Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở các dạng nào?
- Tỉ lệ số và tỉ lệ thước khác nhau như thế nào?
	Nhiệm vụ 2: Giáo viên cho học sinh hai bản đồ đồ thế giới và bản đồ của khu vực Đông Nam Á, yêu cầu học sinh tìm vị trí của Việt Nam trên bản đồ. 
- Theo em để tìm Việt Nam trên hai bản đồ, với bản đồ nào sẽ dễ hơn? Tại sao?
Bản đồ các nước Đông Nam Á
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
1. Tỉ lệ bản đồ
- Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu.
- Có 2 dạng: Tỉ lệ thước và tỉ lệ số.
2.2. Tìm hiểu cách tính khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ
a. Mục tiêu
- Biết tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.
b. Nội dung
- Thực hành tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.
c. Sản Phẩm
- Phần kết quả bài tập của học sinh.
1. Ta có tỉ lệ 1 : 6 000 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 6 000 000 cm trên thực tế. Vậy khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) là 5 cm thì trên thực tế hai địa điểm đó cách nhau là: 
5 x 6 000 000 = 30 000 000 (cm) = 300 km
2. Bản đồ có tỉ lệ 1 : 500 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 500 000 cm trên thực tế. Ta có 25 km = 2500 000 cm
=> Khoảng cách giữa hai địa điểm đó là: 2500 000 : 500 000 = 5 (cm) trên bản đồ
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cách đo tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.
- GV hướng dẫn các bước đo tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ. 
+Bước 1: Dùng thước đo khoảng cách của 2 địa điểm trên bản đồ
+ Bước 2: Tính khoảng cách trên thực tế
 * Nếu trên bản đồ là tỉ lệ số: Lấy số đo hoảng cách của 2 địa điểm trên bản đồ X mẫu số tỉ lệ.
 * Nếu trên bản đồ là tỉ lệ thước: Lấy Lấy số đo hoảng cách của 2 địa điểm trên bản đồ áp vào thước tỉ lệ sẽ biết được khoảng cách của 2 địa điểm đó trên thực tế.
- GV mở rộng cho học sinh bằng bài thơ tính khoảng cách cách trên thực tế dựa trên bản đồ.
Nhiệm vụ 2 - cặp đôi: Thực hành tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ. 
1. Trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) là 5 cm, vậy trên thực tế hai địa điểm đó cách nhau bao xa? 
2. Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 25 km, thì trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 500 000, khoảng cách giữa hai địa điểm đó là bao nhiêu?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- GV hỗ trợ, hướng dẫn
Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
2. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ
- Bước 1: Dùng thước đo khoảng cách của 2 địa điểm trên bản đồ
- Bước 2: Tính khoảng cách trên thực tế
+ Nếu trên bản đồ là tỉ lệ số: Lấy số đo hoảng cách của 2 địa điểm trên bản đồ X mẫu số tỉ lệ.
+ Nếu trên bản đồ là tỉ lệ thước: Lấy Lấy số đo hoảng cách của 2 địa điểm trên bản đồ áp vào thước tỉ lệ sẽ biết được khoảng cách của 2 địa điểm đó trên thực tế.
3. Hoạt đông luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung
- Thực hành đo tính khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ.
c. Sản Phẩm
a) Học sinh có thể tính bằng cách:
- Gọi khoảng cách từ chợ Bến Thành đến khách sạn Sài Gòn Prince là A
-Theo bản đồ ta có tỉ lệ 1 : 10 000 tức là 1 cm trên bản đồ tương ứng với 10 000 cm trên thực địa
=> Vậy khoảng cách theo đường chim bay từ chợ Bến Thành đến khách sạn Sài Gòn Prince là: 
A x 10 000 (cm)
b) Học sinh có thể tính bằng cách:
- Gọi chiều dài đường Lê Thánh Tôn từ ngã ba Phạm Hồng Thái đến ngã tư giao với đường Hai Bà trưng là B
- Theo bản đồ ta có tỉ lệ 1 : 10 000 tức là 1 cm trên bản đồ tương ứng với 10 000 cm trên thực địa
=> Vậy chiều dài đường Lê Thánh Tôn từ ngã ba Phạm Hồng Thái đến ngã tư giao với đường Hai Bà trưng là: B x 10 000 (cm)
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Căn cứ vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số của bản đồ hình 1, em hãy:
- Đo và tính khoảng cách theo đường chim bay từ chợ Bến Thành đến khách sạn Sài Gòn Prince
- Tính chiều dài đường Lê Thánh Tôn từ ngã ba Phạm Hồng Thái đến ngã tư giao với đường Hai Bà trưng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- So sánh và giải thích tỉ lệ bản đồ
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh: Bản đồ tự nhiên Việt Nam 1: 10 000 000 có tỉ lệ lớn hơn bản đồ 1: 15 000 000.
- Bản đồ có tỉ lệ 1 : 10 000 000 thể hiện được nhiều đối tượng địa lí hơn. Vì bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì các chi tiết được thể hiện càng nhiều và chi tiết hơn.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Giữa hai bản đồ tự nhiên Việt Nam có tỉ lệ 1: 10 000 000 và 1: 15 000 000, bản đồ nào có tỉ lệ lớn hơn, bản đồ nào thể hiện được nhiều đối tượng địa lí hơn? Giải thích?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_bai_3_ti_le_ban_do_tinh_khoang_cach_thu.docx