Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chủ đề: Biển và đại dương - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thương

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chủ đề: Biển và đại dương - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thương

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Đánh giá được độ muối của nước biển và đại dương. Giải thích nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.

- Biết được độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.

- Trình bày được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương là sóng, thủy triều và dòng biển. Biết được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển.

- Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. Biết được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng.

2. Về năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được ảnh hưởng của sóng, thủy triều, dòng biển đến cuộc sống của con người.

* Năng lực địa lí

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Sử dụng bản đồ “Các dòng biển trong đại dương thế giới” để kể tên một số dòng biển lớn và hướng chảy của chúng: dòng biển Gơn- xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Ben-ghê-la.

+ Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: quan sát, phân tích hình ảnh để tìm hiểu sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương. Phân tích được tác động tích cực và tiêu cực của thủy triều đối với cuộc sống. Phân tích được ảnh hưởng của các dòng biển đến khí hậu vùng ven bờ nơi chúng chảy qua.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ với đặc đểm vùng biển VN, vấn đề bảo vệ môi trường vfa chủ quyền biển đảo.

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Tích cực chủ động trong các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường và chủ quyền biển đảo quê hương.

- Nhân ái: thông cảm, chia sẻ với những vùng chịu ảnh hưởng của bão, sóng thần.

 

doc 14 trang tuelam477 4060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chủ đề: Biển và đại dương - Năm học 2020-2021 - Trần Thị Thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Nguyễn Trãi Họ và tên giáo viên:
Tổ:Sử -Địa GDCD Trần Thị Thương
Ngày:18/4/2021
TÊN BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
(Bài 24+bài 25)
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Đánh giá được độ muối của nước biển và đại dương. Giải thích nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.
- Biết được độ muối của nước biển và đại dương; nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.
- Trình bày được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương là sóng, thủy triều và dòng biển. Biết được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển.
- Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. Biết được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng.
2. Về năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được ảnh hưởng của sóng, thủy triều, dòng biển đến cuộc sống của con người. 
* Năng lực địa lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: 
+ Sử dụng bản đồ “Các dòng biển trong đại dương thế giới” để kể tên một số dòng biển lớn và hướng chảy của chúng: dòng biển Gơn- xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Ben-ghê-la.
+ Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh.
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: quan sát, phân tích hình ảnh để tìm hiểu sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương. Phân tích được tác động tích cực và tiêu cực của thủy triều đối với cuộc sống. Phân tích được ảnh hưởng của các dòng biển đến khí hậu vùng ven bờ nơi chúng chảy qua.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ với đặc đểm vùng biển VN, vấn đề bảo vệ môi trường vfa chủ quyền biển đảo.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực chủ động trong các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường và chủ quyền biển đảo quê hương.
- Nhân ái: thông cảm, chia sẻ với những vùng chịu ảnh hưởng của bão, sóng thần.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bài giảng trình chiếu
- Tranh ảnh, lược đồ, bảng số liệu độ muối các biển trên thế giới.
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
- Vẽ tranh với chủ đề “BIỂN QUÊ HƯƠNG”
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
1. Hoạt động: Mở đầu (5 phút)
a) Mục đích:
- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới bằng một tính huống có vấn đề.
b) Nội dung:
- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV đưa ra tình huống của bài học Cho HS nghe bài hát “ BÉ YÊU BIỂN LẮM”
Các em hãy mô tả những điều em biết về biển?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: HS trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: GV dẫn dắt vào chủ đề, giới thiệu nội dung chủ đề.
CHỦ ĐỀ: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
TIẾT 1
Độ muối của nước biển và đại dương
Sự vận động của nước biển và đại dương
TIẾT 2
 3. Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
- Luyện tập
- Vận dụng
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu độ muối của nước biển và đại dương (15 phút)
a) Mục đích:
- Đánh giá được độ muối của nước biển và đại dương. Giải thích nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và đại dương không giống nhau.
b) Nội dung:
1. Độ muối của nước biển và đại dương
- Độ muối trong các biển và đại dương không giống nhau, trung bình 35‰
- Nguyên nhân: tuỳ thuộc vào nguồn nước sông đổ vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh.
- Học sinh hoàn thành phiếu học tập.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- Yêu cầu HS đọc SGK mục 1 và quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi: 
¾ diện tích bề mặt TĐ là nước
+ Có ý kiến cho rằng nên gọi Trái Đất là “TRÁI NƯỚC”? tại sao lại như vậy?
+ Vì sao nước biển lại mặn?
+ Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là bao nhiêu? Ý nghĩa của nó?
+ Độ muối của nước biển và đại dương do đâu mà có?
+ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ mặn của các biển và đại dương? Lấy ví dụ?
+ Con người đã biết khai thác độ mặn của nước biển để làm gì?
EM CÓ BIẾT
- Bước 2: Tiến hành hoạt động. 
+ HS dựa vào thông tin SGK, hình ảnh và hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi.
- Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV chuẩn kiến thức, nhận xét và đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức vận động của nước biển và đại dương (25 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được ba hình thức vận động của nước biển và đại dương là sóng, thủy triều và dòng biển. Biết được nguyên nhân sinh ra sóng biển, thủy triều và dòng biển.
b) Nội dung:
2. Sự vận động của nước biển và đại dương
a. Sóng biển:
- Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương
- Nguyên nhân: chủ yếu là do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
b. Thủy triều 
- Là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kì.
- Nguyên nhân: do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
c. Dòng biển (hải lưu)
- Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong biển và đại dương. 
- Nguyên nhân: do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín phong, gió Tây ôn đới 
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của cá nhân học sinh
- Kết quả làm việc của các nhóm.
Sóng biển
Thủy triều
Dòng biển
Khái niệm
Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng
Là hiện tượng nước biển lên, xuống theo chu kì.
Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong biển và đại dương. 
Phân loại
- Sóng thường
- Sóng thần
- Nhật triều
- Bán nhật triều
- Nhật triều không đều
- Dòng biển nóng
- Dòng biển lạnh
Nguyên nhân
- Chủ yếu do gió
- Sóng thần: động đất ngầm dưới đại dương.
- Do sức hút của mặt trăng và mặt trời
do các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như Tín phong, gió Tây ôn đới
Ảnh hưởng
- Phát triển du lịch, sản xuất điện...
- Sạt lở đất, sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
- Phát triển kinh tế biển: GTVT, đánh bắt thủy sản, sản xuất muối, điện..
- Triều cường, 
- Tác động đến khí hậu nơi chúng đi qua.
d) Cách thực hiện:
 Bước 1 GV giao nhiệm vụ cho học sinh
- Nước biển và đại dương có những hình thức vận động nào?
- Hoạt động nhóm – 5 phút
*Nhiệm vụ: Dựa vào thông tin SGK, hình 61,62,63,64 các em hãy tìm hiểu các hình thức vận động của nước biển và đại dương theo các tiêu chí trong bảng sau:
+ Nhóm 1,2: Sóng biển
+ Nhóm 3,4: Thủy triều
+ Nhóm 5,6: Dòng biển
Sóng biển
Thủy triều
Dòng biển
Khái niệm
Nguyên nhân
Phân loại
Ảnh hưởng
- Ngoài những con sóng bình thường còn xuất hiện các con sóng thần. Hãy cho biết nguyên nhân của sóng thần? 
- Sóng thần có tác hại như thế nào? Bản thân em có thể làm được gì để giúp người dân nơi bị ảnh hưởng bởi sóng thần?
- Chiến thắng lịch sử nào liên quan đến hiện tượng thủy triều?
-Chúng ta đã khai thác nguồn năng lượng sóng và thủy triều để làm gì?
Liên hệ với thực trạng xâm nhập mặn ở vùng ĐB Sông Cửu Long?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân
- Nhóm trao đổi, thống nhất ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp, HS khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4 GV chuẩn kiến thức, mở rộng.
Giao nhiệm vụ chuẩn bị cho tiết sau:
TIẾT 2
2.3. Hoạt động 3: Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương (35 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới. Biết được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp cận với chúng.
b) Nội dung:
3. Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
a. Tìm hiểu hướng chuyển động của các dòng biển trong đại dương.
- Các dòng biển nóng thường chảy từ các vĩ độ thấp lên các vùng vĩ độ cao.
- Các dòng biển lạnh thường chảy từ các vùng vĩ độ cao về các vùng vĩ độ thấp.
b. Tác động của dòng biển đến khí hậu 
- Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ. 
- Dòng lạnh làm giảm nhiệt độ ven bờ, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời cá nhân của học sinh
- Phản hồi thông tin phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đại dương 
Hải lưu
Bắc bán cầu 
Nam bán cầu 
Tên hải lưu
Vị trí
hướng chảy
Tên
hải lưu
Vị trí
hướng chảy
Thái Bình dương 
Nóng 
Cư-rô-si-ô
Từ xích đạo chảy về 450B
Đông Úc
Từ xích đạo chảy về 400N
Lạnh
Ca-li-fooc-ni-a
400B chảy về xích đạo 
Pê-ru 
Từ phía Nam (600N) chảy về xích đạo 
Đại Tây Dương 
Nóng 
Gơn-xtrim 
Bắc xích đạo chảy về 300B 
Bra-xin
Xích Đạo chảy về 400N
Lạnh
Gron-len
300B chảy về 500B 
Ben-ghê-la 
600N chảy về xích đạo 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
ĐỊA ĐIỂM
VĨ ĐỘ
NHIỆT ĐỘ
A
600B
-190C
B
600B
-80C
C
600B
+20C
D
600B
+30C
=> Kết luận
- Gần dòng biển nóng nhiệt độ tăng
- Gần dòng biển lạnh nhiệt độ giảm
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- Hoạt động nhóm (5 phút)
* Nhiệm vụ: Dựa vào hình 64 và kiến thức đã học, các em hãy trao đổi để hoàn thành bảng kiến th
Nhóm 1: dòng biển nóng – Bắc Bán cầu 
Nhóm 2: dòng biển nóng – Nam Bán cầu 
Nhóm 3: dòng biển lạnh – Bắc Bán cầu 
Nhóm 4: dòng biển lạnh – Nam Bán cầu 
Đại dương 
Hải lưu
Bắc bán cầu 
Nam bán cầu 
Tên hải lưu
Vị trí
hướng chảy
Tên hải lưu
Vị trí hướng chảy
Thái Bình dương 
Nóng 
Lạnh
Đại Tây Dương 
Nóng 
Lạnh
+ Nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới?
- Hoạt động cặp đôi trong thời gian 3 phút
Nhiệm vụ: Dựa vào hình 65 và kiến thức đã học, hoàn thiện nội dung phiếu học tập số 2.
ĐỊA ĐIỂM
VĨ ĐỘ
NHIỆT ĐỘ
A
B
C
D
=> Kết luận
- Gần dòng biển nóng nhiệt độ sẽ ..
- Gần dòng biển lạnh nhiệt độ sẽ ..
- Phân tích ảnh hưởng của dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu ven bờ nơi chúng chảy qua?
Hiệu ứng của hải lưu Gulf Stream là đủ mạnh để làm cho một số phần đất thuộc miền tây nước Anh và Ireland (Ailen) có nhiệt độ trung bình cao hơn vài độ so với phần lớn các vùng khác của các quốc gia này. Trên thực tế, tại Cornwall, và chủ yếu là quần đảo Scilly, hiệu ứng của nó lớn đến mức những loài thực vật chủ yếu sinh trưởng ở những vùng khí hậu ấm áp như dừa cũng có thể sống được trong điều kiện khắc nghiệt của mùa đông ở các vĩ độ cao.
Nhiệt độ nước biển tăng nơi có dòng biển Gơn-xtrim đi qua
Hoang mạc Namib- ven biển ở miền Nam Phi chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Benguela
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trao đổi kết quả làm việc, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức.
GV mở rộng: Các dòng nóng lạnh biển khi di chuyển thường xuyên các dòng di cư và sự phân tán của biển sinh vật. Vì vậy, ở những nơi giao nhau của các dòng biển thường hình thành nguồn lợi nhuận sinh vật biển vô cùng giàu có, tạo nên những người cá lớn => Nơi gặp nhau của các dòng biển nóng và lạnh có hoạt động đánh bắt thủy sản xuất phát triển mạnh.
Ví dụ:
- Ngư trường nổi tiếng trên thế giới ở vùng biển Niu- Faolan (bờ Đông Bắc Mỹ) được sinh ra do tiếp xúc giữa dòng biển nóng Gơn-xtrim với dòng biển lạnh từ bắc cực chạy về.
- Các trường lớn ở vùng biển Pê-ru, Nhật Bản, Mê-xi-cô, Việt Nam, cũng là nơi giao nhau của các dòng biển nóng lạnh=> nguồn lợi hải sản phong phú.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Củng cố lại nội dung bài học.
b) Nội dung:
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành mảnh ghép.
c) Sản phẩm:
d) Cách thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ 
- Trò chơi “MẢNH GHÉP BÍ MẬT”
- Quy định luật chơi, mỗi bàn được phát 1 bộ thẻ, thời gian 3 phút
Bước 2: HS chơi trò chơi 
Bước 3: Các nhóm hoàn thành mảnh ghép, dán sản phẩm của nhóm mình lên bảng.
Bước 3: GV nhận xét và cho điểm với nhóm hoàn thành nhanh và chính xác nhất 
4. Hoạt động: Vận dụng (5 phút)
a) Mục đích:
- Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương
b) Nội dung:
- Viết một bức thư ngắn gửi gắm tình cảm của em với các chú bộ đội đang bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam nơi đảo xa.
c) Sản phẩm:
- Các bức thư ngắn gửi gắm tình cảm của em với các chú bộ đội đang bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam nơi đảo xa.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- HS chuẩn bị một bức thư ngắn gửi gắm tình cảm của em với các chú bộ đội đang bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam nơi đảo xa.
Bước 2: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: HS trình bày trước lớp
Bước 4: GV nhận xét và khích lệ tinh thần học tập của học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_chu_de_bien_va_dai_duong_nam_hoc_2020_2.doc