Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 27,28: Tia - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 27,28: Tia - Năm học 2021-2022

1. Kiến thức:Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được khái niệm tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.

- Nhận biết một số hình ảnh trong thực tiễn có liên quan đến tia.

 

docx 8 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2870
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 6 - Tiết 27,28: Tia - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27,28
Ngày soạn: 12/3/2022
Tiết 27,28
Ngày dạy: Tiết 27: 21/3/ 2022 (6A;6C)
 Tiết 28 :28/3/ 2022 (6A;6C)
TIA
Thời gian thực hiện: (02 tiết)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được khái niệm tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
- Nhận biết một số hình ảnh trong thực tiễn có liên quan đến tia.
2. Năng lực 
Năng lực chung: Góp phần tạo cơ hội để HS phát triển một số năng lực toán học như: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Năng lực riêng:
+ Nhận biết và vẽ được tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
+ Nhận biết các hình ảnh liên quan đến thực tiễn gợi nên tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV
-Giáo án, SGK, SGV
- Các dụng cụ vẽ hình trên bảng: thước, compa, ê ke...
- Một số hình ảnh hoặc video (nếu có điều kiện) có liên quan đến tia để minh họa cho bài học được sinh động.
2 - HS
- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, thước kẻ, conpa, ê ke,....
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
1) Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh từng bước làm quen bài học.
2) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe
3) Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
4) Tổ chức thực hiện: 
- GV cho HS quan sát hình ảnh chùm tia sáng và chỉ ra đặc điểm của mỗi tia đó.
- GV gọi 1 số HS nêu đặc điểm của mỗi tia đó.
=> GV nhận xét và dẫn dắt vào bài.
C.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Hoạt động 1: Tia
1) Mục tiêu:
- HS nắm được khái niệm tia, cách biểu diễn tia và tính chất của tia
2) Nội dung:HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
3) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
4) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thực hiện vẽ theo các bước trong HĐ1.
+ Bước 1: Vẽ đường thẳng xy
+ Bước 2: Lấy điểm O trên đường thẳng xy
- Từ đó GV hình thành khái niệm tia, yêu cầu HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm.
- GV nhấn mạnh cho HS cách biểu diễn tia, tính chất của tia trong nội dung bên dưới khung kiến thức trọng tâm.
- GV nhắc HS ghi nhớ thêm về cách gọi tên của một số tia ở khung lưu ý.
- GV hướng dẫn HS thực hiện VD1, yêu cầu HS đọc và viết được tên của các tia,
- GV hướng dẫn HS thực hiện VD2, yêu cầu HS vẽ được một tia bất kì, vẽ được một tia bất kì khi biết gốc và một điểm thuộc tia.
- Áp dụng làm bài Luyện tập 1, Luyện tập 2. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.
- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 1, 2
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Gọi 1 HS đọc khái niệm tia trong SGK
- Gọi lần lượt 2 HS thực hiện bài Luyện tập 1, 2 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
HS hòa nhập làm theo hướng dẫn
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.
- GV chốt kiến thức về tia
y
x
y
x
O
I. TIA
Khái niệm: Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điếm O được gọi là một tia gốc O.
x
O
- Tia Ox thường được biểu diễn bằng một vạch thẳng có ghi rõ điểm gốc O (Hình 53). Tia Ox không bị giới hạn về phía x.
A
O
Hình 53
- Tia gốc O ở hình trên đựợc đọc và viết là tia OA; không được đọc và viết là tia AO.
Luyện tập 1
Tia IA, ID, IC, IB
Luyện tập 2
a) Tia AB
A
B
b) Tia BA
A
B
II. Hoạt động 2: Hai tia đối nhau
1) Mục tiêu:
- HS nắm được khái niệm tia đối nhau, cách vẽ hai tia đối nhau
2) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
3) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
4) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS quan sát hình ảnh đồng hồ lúc 6 giờ và trả lời câu hỏi:
Nếu ta coi vị trí gắn hai kim trên mặt đồng hồ là gốc O, kim phút nằm trên tia Ox, kim giờ nằm trên tia Oy (Hình 56) thì hai tia Ox và Oy có đặc điểm gì?
- Từ đó GV hình thành khái niệm hai tia đối nhau, yêu cầu HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm. 
- GV hướng dẫn HS thực hiện VD3, giúp nhận biết được hai tia đối nhau, hai tia không đối nhau.
- GV hướng dẫn HS thực hiện VD4, yêu cầu HS vẽ được hai tia đối nhau theo quy trình 3 bước.
- Áp dụng làm bài Luyện tập 3 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao.
- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 3
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS báo cáo kết quả thực hiện HĐ1
- Gọi 1 HS đọc khái niệm hai tia đối nhau trong SGK
HS hòa nhập đọc
- Gọi 1 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả thực hiện bài luyện tập 3
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.
- GV chốt kiến thức về hai tia đối nhau.
II. HAI TIA ĐỐI NHAU
Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
y
x
O
* Cách vẽ hai tia đối nhau:
Bước 1. Dùng thước thẳng vẽ một đường thẳng 
Bước 2. Vẽ điểm O trên đường thẳng đó 
Bước 3. Sử dụng hai chữ cái m, n viết vào hai phía của O và sát vào đường thẳng vừa vẽ.Ta nhận được hai tia đối nhau Om và On.
Luyện tập 3
y
x
A
C
B
Bốn cặp tia đối nhau là:
Ay và Ax; By và Bx; Cy và Cx; Ay và AC
III.Hoạt động 3: Hai tia trùng nhau
1) Mục tiêu:
- HS nắm được khái niệm và tính chất của hai tia trùng nhau
2) Nội dung: GV yêu cầu HS đọc SGK, thực hiện.
3) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
4) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS quan sát hình ảnh đồng hồ lúc 12 giờ và trả lời câu hỏi:
Nếu ta coi vị trí gắn hai kim trên mặt đồng hồ là gốc O, kim phút nằm trên tia Ox, kim giờ nằm ưên tia Oy (Hình 59) thì hai tia Ox và Oy có đặc điểm gì?
- Từ đó GV hình thành khái niệm hai tia trùng nhau, yêu cầu HS đọc và ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm, khung lưu ý. 
- GV hướng dẫn HS thực hiện VD5, yêu cầu HS phải nhận biết được hai tia trùng nhau, hai tia không trùng nhau.
- Áp dụng làm bài Luyện tập 4 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát, lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao.
- GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn HS làm bài Luyện tập 4 (HS hòa nhập)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS báo cáo kết quả thực hiện HĐ1
- Gọi 1 HS đọc khái niệm và tính chất hai tia trùng nhau trong SGK
- Gọi 1 HS đứng tại chỗ báo cáo kết quả thực hiện bài luyện tập 4
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh.
- GV chốt kiến thức về hai tia trùng nhau.
III. HAI TIA TRÙNG NHAU
Lấy điểm A khác O thuộc tia Ox. Tia Ox và tia OA là hai tia trùng nhau.
O
x
A
Hai tia trùng nhau thì phải có chung điểm gốc
n
m
A
O
B
Luyện tập 4
a) Hai tia OA và Om trùng nhau
b) Tia OB và Bn không trùng nhau vì không có chung gốc
c) Hai tia Om và On không đối nhau vì chúng không cùng nằm trên một đường thẳng.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
2) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
3) Sản phẩm: Kết quả của HS.
4) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài bập 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 92
- HS thảo luận hoàn thành bài toán dưới sự hướng dẫn của GV
- GV gọi lần lượt 4 HS thực hiện các bài tập
Bài 1: HS hòa nhập làm bài 1
Các tia chung gốc O là: OA, Ox, OB, Oy
Bài 2: 
a) Sai
b) Đúng
Bài 3:
a) Đúng
b) Sai
c) Đúng
d) Sai
Bài 4:
a) Ba tia gốc A: Ax, AB, Ay
 Ba tia gốc B: Bx, BA, By
b) Hai tia trùng nhau gốc A: AB và Ay
 Hai tia trùng nhau gốc B: BA và Bx
c) Hai tia đối nhau gốc A: Ax và Ay
 Hai tia đối nhau gốc B: BA và By
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1) Mục tiêu: HS nắm kĩ nội dung vừa được học
2) Nội dung: GV ra bài tập, HS hoàn thành
3) Sản phẩm: KQ của HS.
4) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi sau:
Câu 1:Cho hai tia đối nhau EM và EN, I là một điểm thuộc tia EM. Trong ba điểm I, E, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
A. Điểm E B. Điểm I C. Điểm N
Câu 2:Kể tên các tia trong hình vẽ sau. 
A. Ox B. Ox, Oy, Oz, Ot
C. Ox, Oy, Oz D. xO, yO, zO, tO
Câu 3:
Chọn các điểm thuộc tia Bt
A. O; M; K B. M; K C. B; M; K D. O; B
Câu 4: 
Khẳng định sau đúng hay sai?
A. Tia Mx và tia Mt là hai tia đối nhau.
B. Tia Mx và tia My là hai tia đối nhau.
C. Ba tia Mx, My, Mt có chung gốc M.
D. Tia My và Mt là hai tia trùng nhau.
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi của GV
- GV gọi lần lượt 4 HS trả lời các câu hỏi
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
V. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ 
- Dặn dò HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học
- Tự đọc thêm mục CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT và tìm thêm những ví dụ liên quan đến hình ảnh của tia trong thực tiễn.
- Hoàn thành bài tập còn lại trong SGK và các bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài mới “Góc”.
* Bổ sung, điều chỉnh:
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
	 	Ký xác nhận ngày 14/3/2022
MẸO HỌC TẬP GHI NHỚ SỐ NGÀY TRONG 1 THÁNG DƯƠNG LỊCH
Nắm bàn tay lại và đếm các tháng theo các khớp nối, bắt đầu ở khớp nối của ngón tay trỏ (tương ứng với tháng 1). Mỗi khớp nổi lên và đoạn lõm xuống nối khoảng cách giữ các khớp được tính là một tháng riêng biệt. Sau khi hết lượt, ta đếm ngược lại cho đến tháng 12. Tháng nằm trên khớp nối (chỗ lồi) thì có ngày, còn nằm ở khoảng cách (chỗ lõm) thì có ngày hoặc ít hơn.
* Có tháng nằm ở khoảng lồi sẽ có ngày, đó là các tháng tháng: ; ; ; ; ; ; . 
* Có tháng có ngày, gồm các tháng: ; ; ; .
* Riêng tháng dương lịch: Năm thường có ngày; năm nhuận có ngày.
8 Năm nhuận là năm thỏa mãn một trong hai trường hợp sau:
	+ Năm có chữ số cuối là (năm tròn thế kỷ) và chia hết cho . 
	+ Năm có chữ số cuối khác 00 và chia hết cho .
Ví dụ: Năm là năm nhuận nên tháng năm đó có ngày; năm không là năm nhuận nên tháng năm đó có ngày.
	Nhữ Văn Thành

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_nam_hoc_2021_2022_tiet_2728_tia.docx