Giáo án Địa lí Lớp 6 - Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu

- Phân biệt được thời tiết và khí hậu.

- Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu.

- Trình bày được khái niệm biến đổi khí hậu.

- Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.

- Phân tích được một số nguyên nhân chính gây ra biến đổi khi hậu.

- Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Vận dụng kiến thức đã học để đưa ra một số giải pháp ứng phó với biển đổi khí hậu của bản thân và mọi người xung quanh

 

docx 10 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2191
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: . Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt được thời tiết và khí hậu.
- Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu.
- Trình bày được khái niệm biến đổi khí hậu.
- Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.
- Phân tích được một số nguyên nhân chính gây ra biến đổi khi hậu.
- Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Vận dụng kiến thức đã học để đưa ra một số giải pháp ứng phó với biển đổi khí hậu của bản thân và mọi người xung quanh
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: Nhận biết và phân tích được quan hệ nhân quả trong mối quan hệ giữa con người, khí hậu, địa hình dưới tác động của các yếu tố KH. Tìm được các minh chứng về mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong quy luật thống nhất và hoàn chỉnh giữa các yếu tố địa lí: BĐ Khí hậu, mực nước, địa hình, con người, HST. Nhận biết và vận dụng được một số tình huống phân tích quan hệ nhân quả do biến đổi khí hâu trong đời sống kinh tế – xã hội, đặc biệt là đến Việt Nam. Phân tích nguyên nhân gây BĐKH của con người trên toàn TG & các biện pháp đã được sử dụng để giảm thiểu BĐKH.
+ Tìm hiểu Địa lí	: Khai thác tài liệu văn bản: tìm được nội dung địa lí trong đoạn văn. Sử dụng biểu đồ, bản dồ địa lí. Khai thác thông tin từ video địa lí.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Để giải thích các tình huống trong thực tế và liên hệ với cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sơ đồ các đới khí hậu trên TĐ
- Hình ảnh các đới khí hậu
- Video thời tiết.
- Tranh ảnh, link video về biến đổi khí hậu.
- Trò chơi, giấy báo cũ khổ to.
- Phiếu học tập, các bảng tiêu chí đánh giá, thang đánh giá sản phẩm của học sinh.
- Giấy A3, bút chì, bút màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả.
b. Nội dung
- GV đưa ra tình huống học tập, cho hs đưa ra ý kiến về tình huống đó.
c. Sản phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Trong tình huống sau: Theo em Lan hay Nam đã nói đúng? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất.
Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. 
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
 GV dựa vào các câu trả lời của học sinh để kết nối vào bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về thời tiết và khí hậu
a. Mục tiêu
- Phân biệt được thời tiết và khí hậu.
b. Nội dung
- Dựa vào thông tin dự báo thời tiết, hình ảnh về các hiện tượng khí tượng để tìm hiểu khái niệm thời tiết và khí hậu, so sánh sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
c. Sản Phẩm.
- Câu trả lời của học sinh
+ Những yếu tố được sử dụng để biểu hiện thời tiết: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió
+ Mô tả đặc điểm thời tiết của từng ngày trong bảng:
 Thứ ba ngày 6/3/2018: có mưa rào nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất trong ngày lần lượt là 21 độ và 26 độ. Độ ẩm là 80%. Hướng gió Đông Bắc 
 Thứ tư ngày 7/3/2018: có lúc có mưa. Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất trong ngày lần lượt là 23 độ và 29 độ. Độ ẩm là 75%. Hướng gió Đông Bắc
 Thứ năm ngày 8/3/2018: có mưa. Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất trong ngày lần lượt là 18 độ và 23 độ. Độ ẩm là 77%. Hướng gió Đông Bắc
 Thứ sáu ngày 9/3/2018: ít mây, trời nắng. Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất trong ngày lần lượt là 17 độ và 21 độ. Độ ẩm là 65%. Hướng gió Đông Bắc
+ Bạn thứ hai là người nói đúng
- Thông tin phản hồi phiếu học tập
d. Cách thức tổ chức 
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm thời tiết.
- Dựa vào bản tin dự báo thời tiết ở trên, em hãy:
+ 	Nêu những yếu tố được sử dụng để biểu hiện thời tiết?
+ 	Mô tả đặc điểm thời tiết của từng ngày trong bảng?
- Thời tiết là gì?
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về khái niệm khí hậu
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu
- Theo em, trong tình huống ở đầu bài, bạn nào là người nói đúng? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
1. Khái niệm thời tiết và khí hậu.
- Thời tiết là trạng thái của khí quyền tại một thời điềm và khu vực cụ thề được xác định bẳng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió. Thời tiết luôn thay đổi
- Khí hậu ờ một nơi là tồng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,..) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật.
2.2. Tìm hiểu về các đới khí hậu trên Trái Đất
a. Mục tiêu
- Trình bày được khái quát đặc điểm của một trong các đới khí hậu.
b. Nội dung
- Hoạt động nhóm để tìm hiểu đặc điểm các đới khí hậu trên TĐ: Nhiệt độ, lượng mưa, gió thổi thường xuyên.
c. Sản Phẩm.
- Câu trả lời của học sinh
- Thông tin phản hồi phiếu học tập
d. Cách thức tổ chức 
Bước 1 GV giao nhiệm vụ cho học sinh:
- Dựa vào H58 cho biết có mấy vành đai nhiệt trên Trái Đất? (Có 5 vành đai nhiệt)
+ Dựa vào hình 58 và thông tin SGK, các em hãy hoàn thiện bài tập sau
+ Xác định vị trí của đới khí hậu trên hình.
+ Giải thích tại sao lại có sự phân chia bề mặt TĐ thành các đới khí hậu theo vĩ độ.
* Hoạt động nhóm trong thời gian 5 phút
Nhóm 1,2: Đới nóng
Nhóm 3,4: Đới ôn hòa
Nhóm 5.6: Đới lạnh
- Việt Nam thuộc đới khí hậu nào? Đặc điểm khí hậu đó tạo cho nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân
- Nhóm trao đổi, thống nhất ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp, HS khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
3. Các đới khí hậu trên Trái Đất
2.3. Tìm hiểu về biến đổi khí hậu
Mục tiêu
- Kiến thức
+ Trình bày được khái niệm biến đổi khí hậu.
+ Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.
+ Phân tích được một số nguyên nhân chính gây ra biến đổi khi hậu.
Nội dung 
- Dựa vào thông tin SGK để tìm hiểu khái niệm biến đổi khí hậu.
- Hoàn thiện thông tin phiếu học tập: để tìm hiểu biểu hiện và nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu.
Sản phẩm
Thông tin phản hồi phiếu học tập.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
*Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK và nội dung biến đổi khí hậu trong lịch sử, em hãy cho biết biến đổi khí hậu là gì?
*Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm 4-6 học sinh.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết của mình, các em hãy trao đổi và hoàn thiện nội dung phiếu học tập sau:
*Nhiệm vụ 3: Phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam 
- Phân tích kịch bản nước biển dâng vào năm 2100 và ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc biệt là Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Quan sát đoạn video và cho biết biến đổi khí hậu tác động như thế nào đến Việt Nam?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân/ nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả
- Giáo viên gọi 1 học sinh/ 1 nhóm bất kì báo cáo kết quả làm việc.
- Các học sinh/ nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
- Các nhóm đổi phiếu học tập và đánh giá cheo theo bảng tiêu chí sau và điền kết quả vào phần đánh giá ,của nhóm được đánh giá.
TT
NỘI DUNG
TRUNG BÌNH
1
KHÁ TỐT
2
TỐT
3
XUẤT SẮC
4
1
Kiến thức
Kiến thức sơ sài, không đầy đủ
Kiến thức tương đối đầy đủ so với mục tiêu và tài liệu được cung cấp
Kiến thức đầy đủ, chính xác, đảm bảo mục tiêu
Kiến thức đầy đủ, chính xác, đảm bảo mục tiêu.
Các kiến thức, ví dụ ngoài tài liệu phong phú, chuyên sâu
2
Hình thức
Viết chữ quá xấu, gạch xoá nhiều
Viết chữ được, ít gạch xoá, có vạch ý để thể hiện nội dung
Viết chữ đẹp, không gạch xoá, vạch ý thể hiện nội dung rõ ràng
Có hình vẽ minh hoạ cho ví dụ.
Viết chữ đẹp, không gạch xoá, các ý được vạch rõ để thể hiện nội dung.
Bố trí câu trả lời có hình vẽ minh hoạ sắc nét, đẹp.
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
3. Biến đổi khí hậu
a. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài, do tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người.
- Biểu hiện: 
+ Sự nóng lên của Trái Đất
+ Băng tan --> Nước biển dâng
+ Thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngột và thất thường.
2.4. Tìm hiểu về phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
a. Mục tiêu
- Kiến thức
+ Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Vận dụng kiến thức đã học để đưa ra một số giải pháp ứng phó với biển đổi khí hậu của bản thân và mọi người xung quanh.
b. Nội dung 
- Học sinh tìm hiểu về phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
c. Sản phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
*Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy
- Kể tên một số thiên tai thường xảy ra ở nước ta?
- Thiên tai là gì?
*Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi (3p)
*Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu ứng phó với biến đổi khí hậu
- Ứng phó với biến đổi khí hậu là gì?
- Tích vào ô lựa chọn hành động giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Liên hệ với Việt Nam, nhà trường và bản thân học sinh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân/ nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả.
- Giáo viên gọi 1 học sinh/ 1 nhóm bất kì báo cáo kết quả làm việc.
- Các học sinh/ nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức.
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
b. Phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Phòng chống thiên tai
+ Trước khi thiên tai xảy ra: Chủ động phòng ngừa
+ Khi thiên tai xảy ra: Theo dõi để ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn.
+ Sau khi thiên tai xảy ra: Nhanh chóng khắc phục hậu quả.
- Ứng phó với biến đổi khí hậu là hành động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung
- Dựa vào tình huống học tập để ôn tập, củng cố các kiến thức đã học trong bài.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh: Ta cần chuẩn bị một chiếc áo ấm vì nhiệt độ có lúc xuống 15°C, trời lạnh. Có sương mù nên ta cần chuẩn bị thêm đèn pin, cùng với một chiếc ô đề phòng trời mưa. Ngoài ra cần thêm một số thứ như mũ, áo khoác chống nước, ủng và giày thể thao...
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Cuối tuần, lớp em dự định tổ chức đi dã ngoại một ngày. Đài khí tượng thuỷ văn có dự báo thời tiết ngày hôm đó như sau: nhiệt độ thấp nhất là 15°C, nhiệt độ cao nhất là 23°C; sáng sớm có sương mù, trời lạnh; trưa chiều hửng nắng, có lúc có mưa. Em cần chuẩn bị những gì để phù hợp với thời tiết của buổi dã ngoại đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Thiết kế một thông điệp nhằm kêu gọi mọi người thực hiện lối sống thân thiện với môi trường để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
c. Sản phẩm
- Thông điệp kêu gọi thực hiện lối sống thân thiện với môi trường.
d. Cách thức tổ chức
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- GV chia lớp thành các nhóm 4-6 học sinh.
- Nhiệm vụ: Thiết kế trên khổ giấy A3 một thông điệp nhằm kêu gọi mọi người thực hiện lối sống thân thiện với môi trường để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Sử dụng bút màu, hình vẽ trang trí để cho sản phẩm hấp dẫn hơn, đạt hiệu quả tuyên truyền cao hơn.
- Chú ý bảng tiêu chí đánh giá, để có sản phẩm tốt nhất.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
- Các nhóm hoàn thiện thông điệp của mình.
Bước 3: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
- Các nhóm dán sản phẩm lên bảng, các nhóm sẽ đánh giá các nhóm còn lại theo bảng tiêu chí sau:
Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_thoi_tiet_va_khi_hau_bien_doi_khi_hau.docx