Giáo án Địa lí Lớp 6 - Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Thực hành tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:................... Tổ:............................ Ngày: ........................ Họ và tên giáo viên: ............................. TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỊA PHƯƠNG Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: . Tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. + Giao tiếp và hợp tác: Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả. + Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập và thảo luận nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học. - Năng lực Địa lí + Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Giải thích các hiện tượng và các quá trình địa lí thông qua việc trình bày được các mối quan hệ qua lại giữa thiên nhiên và con người. + Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng các công cụ dịa lí học như chọn lọc được các thông tin từ văn bản tài liệu, sơ đồ, tranh ảnh. Thực địa tham quan thực tế địa phương. + Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để liên hệ thực tế địa phương. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Yêu nước: Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Hình ảnh, video về một số cảnh quan thiên nhiên của địa phương - Thiết bị điện tử - Sản phẩm học tập - Bút màu, bút chì, giấy a4 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối với bài học, tạo tâm thế để bắt đầu tiết học hiệu quả. b. Nội dung - Giới thiệu khái quát đặc điểm môi trường tự nhiên ở địa phương. c. Sản phẩm - Câu trả lời cá nhân của học sinh. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh. Bằng sự qua sát thực tế của bản thân, em hãy cho biết một số đặc điểm tự nhiên cơ bản ở địa phương? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất. Bước 3: HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức GV dựa vào các câu trả lời của học sinh để kết nối vào bài học. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a. Mục tiêu - Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. b. Nội dung - GV chia nhóm, hướng dẫn các nhóm nhiệm vụ tìm hiểu và nội dung cần ghi chép trong quá trình thực địa tham quan thiên nhiên. - Các nhóm trao đổi, thảo luận và trình bày sản phẩm trước lớp. c. Sản Phẩm - Báo cáo kết quả tìm hiểu môi trường tự nhiên ở địa phương. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nội dung thực hành: GV hướng dẫn học sinh các nội dung cần chuẩn bị trước và trong khi tham quan thiên nhiên ở địa phương. * GV chia lớp thành 5 nhóm - Cho các nhóm bốc thăm để lựa chọn 1 trong 5 nội dung sau Nội dung 1: Địa hình - Đặc điểm chung - Các dạng địa hình chinh - Mối quan hệ giữa địa hình với các thành phẩn tự nhiên khác (khi hậu, sông ngòi, đất trồng, sinh vật) Nội dung 2: Khí hậu - Đặc điềm chung - Các nét đặc trưng của khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) - Mối quan hệ giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên khác (địa hình, sông ngòi, đất trồng, sinh vật) Nội dung 3: Sông ngòi - Mạng lưới sông ngòi - Đặc điềm chính của sông ngòi (hướng dòng chảy, mùa lũ - mùa cạn) - Mối quan hệ giữa sông ngòi với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khi hậu,...) Nội dung 4: Đất - Các loại đẩt. Đặc điềm chung của đất - Phân bố đất ở địa phương - Mối quan hệ giữa đất với các thành phần tự nhiên khác (địa hình, khí hậu, sông ngòi,...) Nội dung 5: Sinh vật - Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên (đặc biệt là độ che phủ) - Các loài động vật hoang dã - Mối quan hệ giữa thực vật với động vật, giữa sinh vật với các thành phẩn tự nhiên khác (khí hậu, đất,...) *GV: hướng dẫn HS các bước làm như sau. - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm - Xác định thời gian và địa điềm tham quan ớ địa phương - Thu thập tài liệu và xứ lí tài liệu + Thu thập tài liệu qua sách vở, mạng internet, cơ quan quản lí vấn đề ở địa phương. + Tham quan, tìm hiểu thực tế địa phương. + Tìm hiểu qua người dân địa phương (phương pháp xã hội học). + Phân tích, tồng hợp, so sánh các kết quả đã tìm hiểu được. - Viết báo cáo Từ các tài liệu đã có, viết báo cáo theo gợi ý (nên viết ngắn gọn, súc tích): + Nêu ý nghĩa của việc tìm hiểu mồi trường tự nhiên. + Nêu hiện trạng và nguyên nhân. + Một số giải pháp. + Hình thức trình bày: Sơ đồ tư duy sáng tạo, powerpoint, infografic . - Trình bày báo cáo + Phân công người báo cáo trước lớp. + Chuẩn bị nội dung kèm theo: tranh ảnh, bảng số liệu, biểu đồ,... Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - Các nhóm trao đổi, thỏa luận để hoàn thiện sản phẩm học tập. Bước 3: Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả - Cá nhân/nhóm báo cáo kết quả làm việc. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. - Nhận xét đánh giá sản phẩm của các nhóm bạn dựa theo bảng tiêu chí sau. PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM NHÓM HS đọc tiêu chí đánh giá sau và sử dụng sticker để đánh giá đồng đẳng. TT NỘI DUNG TRUNG BÌNH 1 KHÁ TỐT 2 TỐT 3 XUẤT SẮC 4 1 Tiêu đề Có tiêu đề Tiêu đề viết rõ ràng, cỡ chữ to Tiêu đề to, rõ Màu sắc hài hòa. Bố cục hợp lý Tiêu đề to, rõ, sáng tạo. Màu sắc đẹp. Bố cục nổi bật. 2 Kiến thức Kiến thức sơ sài, không đầy đủ Kiến thức tương đối đầy đủ so với mục tiêu và tài liệu được cung cấp Kiến thức đầy đủ, chính xác, đảm bảo mục tiêu Kiến thức đầy đủ, chính xác, đảm bảo mục tiêu. Các kiến thức, ví dụ ngoài tài liệu phong phú, chuyên sâu 3 Bố cục, màu sắc Bố cục rườm rà Màu sắc đơn điệu Bố cục rõ ràng Màu sắc hợp lý Bố cục rõ ràng Màu sắc hài hòa Có tính sáng tạo Bố cục, kiểu chữ rõ ràng Màu sắc phối hợp nổi bật Tính sáng tạo, thẩm mỹ cao. 4 Thuyết trình Thuyết trình không rõ ràng, người nghe khó tiếp nhận thông tin Thuyết trình to, rõ, người nghe dễ nắm bắt được thông tin Thuyết trình to, rõ ràng, dễ hiểu, cuốn hút người nghe Thuyết trình to, rõ ràng, dễ hiểu, cuốn hút người nghe, quan tâm đến người nghe, có sự sáng tạo (tạo tình huống, đặt câu hỏi phản biện) HS nhận xét về chất lượng bài làm của các nhóm: 1. Em ấn tượng với bài làm của nhóm nào nhất? Vì sao? 2. Em muốn góp ý cho nhóm nào? Nội dung góp ý cụ thể là gì? 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu - HS vận dụng được kiến thức liên quan đến bài học b. Nội dung - Dựa vào tình huống học tập để ôn tập, củng cố các kiến thức đã học trong bài. c. Sản Phẩm - Câu trả lời của học sinh thể hiện được quan điểm cá nhân của mình. d. Cách thức tổ chức Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh - Quan sát bức ảnh và cho biết em sẽ chọn đất hay rừng? Vì sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng a. Mục tiêu - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. b. Nội dung - Tổ chức cuộc thi vẽ tranh công viên xanh trường em nhằm nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho học sinh. c. Sản phẩm - Tranh vẽ công viên xanh trường học của em. d. Cách thức tổ chức Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. - HS vẽ tranh. Bước 3: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. HS dán sản phẩm của mình lên bảng. Các học sinh khác đánh giá bằng stiker, mỗi bạn có 1 sticker để dán vào sp mình thích nhất. Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 5. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_thuc_hanh_tim_hieu_moi_truong_tu_nhien.docx