Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 1+2

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 1+2

I. MỤC TIÊU:

Yêu cầu cần đạt :

 1. Kiến thức

- HS nắm được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết qui ước kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.

- Nhận biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.

2. Năng lực:

 2.1. Năng lực môn Địa lí:

- Năng lực tìm hiểu địa lí

+ Xác định được trên bản đồ và trên Quả Địa cầu: Kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu.

+ Xác định được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.

+ Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.

 2.2. Năng lực chung:

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề trong tình huống mới.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm:

+ Tích cực tham gia thảo luận, làm việc nhóm.

+ Chủ động trong việc trình bày kết quả hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

 1. Chuẩn bị của GV

- Tranh, ảnh các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên Quả Địa cầu.

- Hình 1.2 SGK phóng to.

- Quả Địa cầu.

- Hình 1.1. Kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả Địa Cầu

- Hình 1.2. Tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D

- Hình 1.3. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

- Hình 1.4. Tọa độ địa lí các điểm A, B, C, D trên bản đồ thế giới

- Phiếu học tập.

 2. Chuẩn bị của HS

- Vở ghi.

- Dụng cụ học tập (bảng nhóm, bút viết )

- Sách giáo khoa, tập bản đồ.

 

docx 19 trang Hà Thu 28/05/2022 2570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 1+2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI MỞ ĐẦU 
TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?
Môn học/Hoạt động giáo dục: Địa lí 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU :
Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: 
Học sinh hiểu được nội dung cơ bản, nhiệm vụ của bộ môn Địa Lý lớp 6. 
- Hiểu được tầm qua trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú mà môn địa lí mang lại.
- Nêu được vai trò của địa lí trong cuộc sống, có cái nhìn khách qua về thế giới quan và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
2.2. Năng lực Địa Lí
- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên. 
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; liên hệ với Việt Nam (nếu có).
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Ý thức tìm hiểu địa lí
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
- Nhân ái: Hình thành tình yêu quê hương, đất nước thiên nhiên qua việc học môn địa lí.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Thiết bị dạy học: Quả địa cầu, bản đồ thế giới, tranh ảnh địa lý.
- Học liệu: sgk, tập bản đồ địa lí 6.
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động: Mở đầu 
a) Mục đích: Nhằm giúp học sinh hiểu được học môn địa lí có lợi ích gì.
b) Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Hoàn thành bảng KWL về những điều mình biết, muốn biết, đã tìm hiểu về địa lí.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV cung cấp bảng KWL yêu cầu HS thảo luận nhóm ghi vào bảng.
Em đã biết những gì về môn địa lí?
(K)
Em muốn biết gì về cách tìm kiếm thông tin địa lí?
(W)
Em đã tìm hiểu được gì về các hiện tượng địa lí?
(L)
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả 
GV: Lắng nghe ý kiến của học sinh
HS: Trình bày bảng KWL
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Tiếp thu ý kiến HS, nhận xét quá trình tiếp nhận nhiệm vụ của các nhóm
HS: Lắng nghe
GV dẫn dắt vào bài mở đầu.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự lí thú của việc học môn địa lí
a) Mục đích: HS biết được khái niệm về những điều lí thú, kì diệu của tự nhiên mà các em sẽ được học trong môn địa lí
b) Nội dung: Tìm hiểu về sự lí thú của việc học môn địa lí.
-Trên Trái Đất có những nơi mưa nhiều quanh năm, thảm thực vật xanh tốt, có những nơi khô nóng, vài năm không có mưa, không có loài thực vật nào có thể sinh sống.
- Học môn Địa lí sẽ giúp các em lần lượt khám phá những điều lí thú trên. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của học sinh
d) Cách thực hiện: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Yêu cầu thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:
Hãy cho biết 1 kiến thức địa lí mà em đã biết, nêu rõ hiểu biết về kiến thức địa lí đó?
Kể thêm 1 số điều lí thú về tự nhiên và con người mà em biết?
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
GV phổ biến cách đánh giá hoạt động của nhóm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả 
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Tiêu chí
Mức độ 1 
(Tốt)
Mức độ 2 
(Khá)
Mức độ 3 
(Trung bình)
Nêu rõ hiểu biết về 1 kiến thức địa lí 
Đúng và đầy đủ nội dung. Trình bày rõ
Đúng nhưng còn thiếu. Trình bày chưa rõ
Còn một số nội dung chưa chính xác, thiếu ý.
Kể thêm 1 số điều lí thú về tự nhiên và con người mà em biết?
Nêu rõ hiện tượng phong phú.
Nêu rõ hiện tượng nhưng chưa phong phú.
Nêu rõ chỉ 1-2 hiện tượng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của địa lí trong cuộc sống
a) Mục đích: HS biết được vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống
b) Nội dung: Tìm hiểu về vai trò của địa lí trong cuộc sống.
+ Kiến thức Địa lí giúp lí giải các hiện tượng trong cuộc sống: hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậu,... 
+ Kiến thức Địa lí hướng dẫn cách giải quyết các vấn để trong cuộc sống: làm gì khi xảy ra động đất, núi lửa, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần, ô nhiễm môi trường,... 
 + Định hướng thái độ, ý thức sống: trách nhiệm với môi trường sống, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên,...
c) Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của học sinh.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức thảo luận nhóm HS các câu hỏi sau
1/ Dựa vào câu chuyện trên, em hãy cho biết, Tiu-li đã tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí nào?
2/ Theo em vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống là gì?
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả 
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Câu hỏi
Đáp án
Câu trả lời của học sinh
Đúng
Sai
Dựa vào câu chuyện trên, em hãy cho biết, Tiu-li đã tránh được sóng thần nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí nào?
Do quan sát sự bất thường của nước biển: Những con sóng trắng lớn, nước biển đột ngột rút xuống để lộ một khoảng rộng, nhiều bong bóng nươc sủi lên 
Theo em vai trò của kiến thức Địa lí đối với cuộc sống là gì
Phòng chống thiên tai.
Cho sản xuất và sinh hoạt
Cho nghiên cứu khoa học 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tấm quan trọng của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí.
Mục đích:
Học sinh trình bày được các khái niệm cơ bản của địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của Trái đất và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu 
b) Nội dung:
- Khái niệm cơ bản của địa lí như Trái Đất, các thành phần tự nhiên của Trái Đất và các kĩ năng cơ bản của bộ môn như quan sát lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu 
=> Giúp các em học tốt môn học, thông qua đó có khả năng giải thích và ứng xử phù hợp khi bắt gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
c) Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của học sinh
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS đọc thông tin SGK và quan sát các hình ảnh minh hoạ về mô hình, bản đồ, biểu đồ. Cho biết: 
1/ Em hãy kể nhưng khái niệm trong địa lí thường gặp.
2/ Theo em hiểu được ý nghĩa của các khái niệm địa lí để làm gì?
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả 
HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Câu hỏi
Đáp án
Câu trả lời của học sinh
Đúng
Sai
Em hãy kể nhưng khái niệm trong địa lí thường gặp
Sóng thần
Khí hậu
Địa hình
Thiên tai
Tài nguyên thiên nhiên 
Các công cụ địa lí: bản đồ, biểu đồ 
Theo em hiểu được ý nghĩa của các khái niệm địa lí để làm gì?
Thuận lợi việc học tập, nghiên cứu các đối tượng địa lí.
Áp dụng kiến thức và kĩ năng vào cuộc sống hàng ngày
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng HS: Lắng nghe, ghi bài
Hoạt động: Luyện tập. 
Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học. 
b) Nội dung:Tìm hiểu các câu ca dao tục ngữ có liên quan các hiện tượng địa lí
Sản phẩm: Các câu ca dao tục ngữ liên quan hiện tượng địa lí. Phiếu học tập
d) Cách thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành các câu hỏi sau.
Phiếu học tập
Nêu các kiến thức địa lí trong chương trình địa lí 6
Kiến thức địa lí đó có lợi ích gì?
Em đã sử dụng kiến thức địa lí trong cuộc sống như thế nào?
HS: lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS suy nghĩ, thảo luận để tìm ra câu trả lời điền vào phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả HS lần lượt trình bày. Các nhóm khác lắng nghe
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Tiêu chí
Nêu các kiến thức địa lí trong chương trình địa lí 6
Kiến thức địa lí đó có lợi ích gì?
Em đã sử dụng kiến thức địa lí trong cuộc sống như thế nào?
Tốt
Nêu được 5-4 kiến thức.
Nêu được từ 3-2 lợi ích.
Nêu được từ 2-1 kỹ năng ứng dụng.
Khá
Nêu được 3-2 kiến thức.
Nêu được từ 1 lợi ích.
Nêu được từ 1 kỹ năng ứng dụng.
Trung bình
Nêu được 1 kiến thức.
Không nêu được 
Không nêu được
Hoạt động: Vận dụng 
a) Mục đích: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức 
c) Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh 
d) Cách thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS sưu tầm những câu ca dao và tục ngữ về hiện tượng tự nhiên nước ta.
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả 
HS: trình bày kết quả
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
- Gió heo may, chuồn chuốn bay thì bão.
- Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.
Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.
Cơn đằng bắc đổ thóc ra phơi.
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
10 - 9 điểm
8-7 điểm
Cộng 1 điểm vào điểm kiểm tra thường xuyên
Nêu được 6-5 Câu ca dao, tục ngữ.
Nêu được 4-3 Câu ca dao, tục ngữ.
Nêu được dưới 3 Câu ca dao, tục ngữ.
5. Rút kinh nghiệm
Chủ đề/Chương I: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
BÀI 1: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
Môn học/Hoạt động giáo dục: Địa lí lớp 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
MỤC TIÊU:
Yêu cầu cần đạt :
 1. Kiến thức
- HS nắm được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết qui ước kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
- Nhận biết được một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
2. Năng lực:
 2.1. Năng lực môn Địa lí:
- Năng lực tìm hiểu địa lí
+ Xác định được trên bản đồ và trên Quả Địa cầu: Kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu.
+ Xác định được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.
+ Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
 2.2. Năng lực chung: 
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề trong tình huống mới. 
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: 
+ Tích cực tham gia thảo luận, làm việc nhóm. 
+ Chủ động trong việc trình bày kết quả hoạt động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Chuẩn bị của GV
- Tranh, ảnh các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên Quả Địa cầu.
- Hình 1.2 SGK phóng to. 
- Quả Địa cầu.
- Hình 1.1. Kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả Địa Cầu
- Hình 1.2. Tọa độ địa lí của các điểm A, B, C, D 
- Hình 1.3. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
- Hình 1.4. Tọa độ địa lí các điểm A, B, C, D trên bản đồ thế giới
- Phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của HS
- Vở ghi.
- Dụng cụ học tập (bảng nhóm, bút viết )
- Sách giáo khoa, tập bản đồ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu 
a) Mục đích: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bắt đầu bài học. Giúp HS liên hệ kiến thức bài mới.
b) Nội dung:
- Giáo viên kể về các cuộc hành trình của các tàu biển ngày xưa và cách con người xây dựng hệ thống lưới kinh, vĩ tuyến .
c) Sản phẩm: Học sinh làm quen kiến thức bài mới.
d) Cách thực hiện:
- Giáo viên kể về các cuộc hành trình của các tàu biển ngày xưa: “ Ngày xưa, trong những cuộc hành trình, các tàu biển ngày xưa thường xuyên bị mất phương hướng. Ví dụ: một con bão có thể đưa con tàu đi xa hơn nơi nó muốn đến. Để khắc phục điều này, con người đã nổ lực tìm kiếm cách xác định chính xác vị trí, cách tìm đường đi đến mọi vị trí trên bề mặt Trái Đất. Vì thế, một mạng lưới kinh, vĩ tuyến tưởng tượng bao phủ toàn bộ quả Địa Cầu đã ra đời, giúp họ làm được điều này”.
- Giáo viên dẫn dắt vào bài: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 
 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ thống kinh, vĩ tuyến 
 a) Mục đích:
- Xác định được trên bản đồ và trên Quả Địa cầu: Kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu.
- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
- Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với bản đồ, Quả Địa cầu để trình bày thông tin, thảo luận.
 b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm hình thành kiến thức mới.
Hệ thống kinh, vĩ tuyến
- Kinh tuyến là các đường nối cực Bắc với cực Nam.
- Vĩ tuyến là các vòng tròn song song với đường xích đạo.
- Vĩ tuyến gốc (xích đạo) chia Quả Địa Cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
- Kinh tuyến gốc 00, đi qua đài thiên văn Grin – Uych ở ngoại ô thủ đô Luân Đôn của nước Anh.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập
d) Cách thực hiện: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ
 GV chia HS thành 6 nhóm nhỏ gồm 5 – 6 em tùy vào số lượng
- Dựa vào hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy xác định các đối tượng sau: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, Xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam.
PHIẾU HỌC TẬP
Kinh tuyến
Vĩ tuyến 
Nhóm 1: Kinh tuyến là....
 Vĩ tuyến là...
Nhóm 4: Vĩ tuyến Bắc là...
 Vĩ tuyến Nam là...
Nhóm 2: Kinh tuyến gốc là đường....
 Vĩ tuyến gốc là đường....
Nhóm 5: Bán cầu Bắc là 
 Bán cầu Nam là 
Nhóm 3: Kinh tuyến Đông là...
 Kinh tuyến Tây là...
Nhóm 6: Bán cầu Đông là 
 Bán cầu Tây là 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV mời đại diện 1 nhóm HS xác định các yếu tố trên hình 1.1 bằng cách chỉ trên hình vẽ trên màn chiếu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV hướng dẫn HS dựa vào kênh chữ trong mục 1.SGK trao đổi với bạn học để hoàn thành phiếu học tập..
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Câu hỏi
Đáp án
Câu trả lời của học sinh
Đúng
Sai
Nhóm 1: 
Kinh tuyến là....
Vĩ tuyến là...
Kinh tuyến là là các đường nối cực Bắc với cực Nam
Vĩ tuyến là là các vòng tròn song song với đường xích đạo.
Nhóm 2: 
Kinh tuyến gốc là đường...
Vĩ tuyến gốc là đường....
Kinh tuyến gốc là đường 00, đi qua đài thiên văn Grin – Uych ở ngoại ô thủ đô Luân Đôn của nước Anh.
Vĩ tuyến gốc là đường (xích đạo) chia Quả Địa Cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
Nhóm 3: 
Kinh tuyến Đông là...
Kinh tuyến Tây là...
Kinh tuyến Đông là các kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc
Kinh tuyến Tây là các kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc
Nhóm 4: 
Vĩ tuyến Bắc là... 
Vĩ tuyến Nam là...
Vĩ tuyến Bắc là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc.
Vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam
Nhóm 5: 
Bán cầu Bắc là 
Bán cầu Nam là 
 Bán cầu Bắc là từ xích đạo lên cưc Bắc
Bán cầu Nam là từ xích đạo xuống cực Nam
Nhóm 6: 
Bán cầu Đông là 
Bán cầu Tây là 
Bán cầu Đông là bán cầu nằm bên phải kinh tuyến gốc
Bán cầu Tây là bán cầu nằm bên trái kinh tuyến gốc.
Giáo viên chốt kết quả, đánh giá.
Tổ chức cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau
2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tọa độ địa lí 
a) Mục đích: 
- Giúp HS hiểu được thế nào là kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm trên Bản đồ và trên quả Địa Cầu.
- Giúp HS biết cách tìm kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một điểm trên Bản đồ.
b) Nội dung:
II. Tọa độ địa lí 
- Tọa độ địa lí của một điểm được xác định là số kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay Quả Địa Cầu.
- Ví dụ: B 
	 D 400T 200N
c) Sản phẩm: Học sinh xác định được tọa độ địa lí của các điểm A, B, C
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu 2 HS đọc nội dung kênh chữ trong mục II SGK để trả lời hai câu hỏi: 
Tọa độ dịa lí của một điểm trên Quả địa cầu hoặc bản đồ được xác định như thế nào? 
Khi xác định tọa độ địa lí của một điểm cần lưu ý điều gì? 
Xác định tọa độ địa lí của các điểm sau: A, B, C hình 1.2 SGK.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV mời đại diện 1 đến 2 HS trả lời đáp án cho các câu hỏi và giảng giải thêm về cách xác định tọa độ địa lí.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
600T
GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ học tập trong SGK; Quan sát hình 1.2 hãy xác định tọa độ địa lí của các điểm A, B, C và ghi ra tọa độ địa lí các điểm đó trong vở/ tài liệu HS/ giấy nháp 
400Đ
400N
200Đ
C{
400B
A{ 
200B
B{
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau sẽ kiểm tra kết quả bài tập cho nhau dựa vào đáp án GV cung cấp.
2.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới. 
a) Mục đích: Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
b) Nội dung:
III. Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
Hình 1.3a: Kinh tuyến là những đường thẳng song song và cách đều nhau. Vĩ tuyến cũng lả những đường thẳng song song và cách đều nhau. Các kinh, vĩ tuyến vuông góc với nhau.
Hình 1.3b: Kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy nhau ở 1 điểm tại cực Bắc. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm.
Hình 1.3c: Kinh tuyến và vĩ tuyến gốc là những đường thẳng, các kinh tuyến và vĩ tuyến còn lại là những đường cong.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trong bảng thảo luận
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
HS thảo luận theo nhóm
-Nhóm 1,2,3: Dựa vào nội dung mô tả lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới (hình 1.3.a), em hãy mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của hình 1.3b
-Nhóm 4,5,6: Dựa vào nội dung mô tả lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới (hình 1.3.a), em hãy mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của hình 1.3c
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu các nhóm HS hoàn thành nhiệm vụ 
Nhóm 1,2,3:Hình 1.3b: Kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy nhau ở 1 điểm tại cực Bắc. Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm.
Nhóm 4,5,6: Hình 1.3c: Kinh tuyến và vĩ tuyến gốc là những đường thẳng, các kinh tuyến và vĩ tuyến còn lại là những đường cong.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV kiểm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng bài tập qua phiếu thảo luận nhóm.
- Trong nhóm 1,2,3 chọn nhóm có kết quả chính xác và nhanh nhất cho điểm cộng.
- Trong nhóm 4,5,6 chọn nhóm có kết quả chính xác và nhanh nhất cho điểm cộng
3. Hoạt động: Luyện tập 
a) Mục đích: giúp HS rèn kĩ năng xác định kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, xác định tọa độ địa lí.
b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh trả lời những câu hỏi và bài tập để củng cố kiến thức.
c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành câu hỏi và bài tập trên phiếu học tập.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho các nhóm HS, yêu cầu các em hoàn thành nhiệm vụ học tập trong SGK :
PHIẾU HỌC TẬP
 Dựa vào hình 1.4 SGK, em hãy hoàn thành các nhiệm vui sau :
Mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ trên. (2 điểm )
Tìm trên bản đồ các vĩ tuyến và ghi vĩ độ của các vĩ tuyến đó. (4 điểm )
- Vòng cực Bắc,Vòng cực Nam
- Chí tuyến Bắc, Chí tuyến Nam
3. Xác định tọa độ địa lí của các điểm A,B,C,D (4 điểm )
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ học tập trong phiếu thảo luận nhóm
- 	Mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ trên.
Hình 1.4: Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc và các đường vĩ tuyến là những đường thẳng, các vĩ tuyến còn lại là những đường cong.
Tìm trên bản đồ các vĩ tuyến và ghi vĩ độ của các vĩ tuyến đó?
- Vòng cực Bắc 660 33’B. Vòng cực Nam 660 33’N
- Chí tuyến Bắc 230 27’B. Chí tuyến Nam 230 27’N
- Xác định tọa độ địa lí của các điểm A,B,C,D (4 điểm )
A1500T300B	B900Đ600B
C600B300N	D1500T600B
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV cho điểm bài tập dựa vào kết quả thảo luận sau khi đã cung cấp đáp án, hoặc cho các nhóm HS đánh giá lẫn nhau
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV kiểm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng bài tập qua phiếu học tập.
4. Hoạt động: Vận dụng 
a) Mục đích: Định hướng cho học sinh chuẩn bị bài mới. Nhắc nhở học sinh học bài cũ.
b) Nội dung: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài tiếp theo.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Cách thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ
 GV cung cấp cho HS bản đồ Việt Nam (bản đồ trống)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu các em tìm kiếm trên bản đồ tọa độ điểm cực Bắc của Việt Nam.
Điểm cực Bắc Việt Nam
 105° 18'Đ23° 21'B (cột cờ Lũng Cú)
Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận
HS hoàn thành nhiệm vụ 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV kiểm tra, nếu chính xác ghi nhận điểm cộng vào kiểm tra thường xuyên.
5. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_12.docx