Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 14 - Tiết 14: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất - Năm học 2019-2020

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 14 - Tiết 14: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

 1. Về kiến thức.

 - Biết được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất

 - Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết được khái niệm mácma

 2. Về kĩ năng.

 - Rèn kĩ năng quan sát, mô tả hình ảnh để nhận biết kiến thức

 3. Về thái độ:

 - HS yêu thích bộ môn, say mê khám phá các hiện tượng tự nhiên

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

 1. Giáo viên:

 - Bản đồ tự nhiên TG.

 - Tranh ảnh về động đất núi lửa.

 2. Chuẩn bị của HS

 - Đọc trước bài mới

 - Tìm hiểu về các hiện tượng: Động đất, núi lửa

 

doc 6 trang tuelam477 3620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 14 - Tiết 14: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/11/2019
Ngày dạy: 03/ 11/2019
 - Dạy lớp: 6 
 Tiết 14: 	TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC
 TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu 
 	1. Về kiến thức.
 	- Biết được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất
 	- Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết được khái niệm mácma
 	2. Về kĩ năng.
 	- Rèn kĩ năng quan sát, mô tả hình ảnh để nhận biết kiến thức
 	3. Về thái độ:
 	- HS yêu thích bộ môn, say mê khám phá các hiện tượng tự nhiên
4. Năng lực cần đạt:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
	1. Giáo viên: 
 	- Bản đồ tự nhiên TG.
 	- Tranh ảnh về động đất núi lửa.
 	2. Chuẩn bị của HS
 	- Đọc trước bài mới
 	- Tìm hiểu về các hiện tượng: Động đất, núi lửa
III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho Hs:
	1. Các hoạt động đầu giờ: 
 	a. Kiểm tra bài cũ( Không)
 * Đặt vấn đề(1’) Địa hình trên bề mặt Trái Đất rất phức tạp, đó là kết quả của sự tác động lâu dài và liên tục của 2 lực đối nghịch nhau. Đó là những lực nào? Kết quả của sự tác động đó sinh ra những hiện tượng gì? Ta hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài hôm nay
 	2. Nội dung bài học:
Hoạt động 1: Chuẩn bị. 
	+ Mục tiêu: Hiểu được tác động của Nội lực và Ngoại lực.
	+ Nhiệm vụ: Chuẩn bị nội dung bài học theo sự phân công. 
	+ Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu.
	+ Sản phẩm: nêu được tác động của Nội lực và Ngoại lực.
	+ Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
- GV:Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK hãy cho biết
(?k) Nguyên nhân nào sinh ra sự khác biệt của địa hình bề mặt Trái Đất?
?tb- Nội lực là gì? 
- GV: Nội lực sinh ra từ bên trong lòng TĐ có tác động nén ép, uốn nếp, đứt gãy đất đá đẩy vật chất nóng chảy lên bề mặt TĐ làm cho mặt đất bị gồ ghề.
 ?tb- Ngoại lực là gì?
- GV yêu cầu HS quan ssát h 30- SGK. 
?K Hãy phân tích sự tác động của gió trong việc bào mòn đá ?
?k- Hãy nêu 1 số ví dụ về tác động của ngoại lực lên bề mặt Trái Đất
?k- Nếu Nội lực > Ngoại lực thì Núi có đặc điểm gì?
?tb- Nếu ngoại lực › Nội lực thì địa hình có đặc điểm gì?
GV: kết luận
?tb- Dưới tác động đồng thời của 2 lực đã tạo nên bề mặt TĐ như thế nào?
- GV( chuyển ý) Núi lửa và động đất do Nội lực hay Ngoại lực sinh ra? Sinh ra từ lớp nào của TĐ? Ta cùng đi tìm hiểu phần 2
20’
1. Tác động của Nội lực và Ngoại lực.
- HS nghiên cứu thông tin, tìm câu trả lời
- Do tác động của 2 lực đối nghịch nhau: Nội lực và ngoại lực 
 - Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
 - Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất
HS quan sát hình phân tích: Gío thổi cuốn theo cát đập vào các cột đá làm mòn đá. Sau 1 thời gian hình thành những chóp đá
VD: Những dãy núi đá bị gió bào mòn, đá ở nơi các dòng nước chảy, lâu ngày bị nước bào mòn trở nên nhẵn
- Núi càng ngày càng cao 
- Địa hình thầp và tương đối bằng phẳng
- Tác động của nội lực và ngoại lực:
+ Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
+ Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt trái đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về sự san bằng, hạ thấp địa hình.
- Không bằng phẳng
+ Do tác động của nội lực, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề.
 Hoạt động 2: Núi lửa và động đất.
	+ Mục tiêu: Hiểu được Núi lửa và động đất.
	+ Nhiệm vụ: Chuẩn bị nội dung bài học theo sự phân công. 
	+ Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu.
	+ Sản phẩm: nêu được tác hại Núi lửa và động đất.
	+ Tiến trình thực hiện:
?K Núi lửa được hình thành do đâu? Được sinh ra từ tầng nào của Trái Đất?
GV Treo tranh cấu tạo của Núi lửa yêu cấu HS quan sát H31 Hãy xác định từng bộ phận của Núi lửa.
 ?tb- Núi lửa được hình thành ntn?
?tb- Mắc ma là gì?
?k Hoạt động của núi lửa diễn ra như thế nào? Núi lửa có ảnh hưởng tới cuộc sống con người ntn?
?K Tại sao dân cư vẫn tập trung đông ở các vùng vên núi lửa hoại động?
?K VN có địa hình núi lửa không? Phân bố ở đâu? 
 GV. Treo bản đồ TG lên giới thiệu " Vành đai lửa Thái Bình Dương" phân bố 7200 ngọn Núi lửa sống vẫn đang hoạt động mãnh liệt.
?K Vì sao Nhật Bản và Hawai có rất nhiều núi lửa hoạt động:
 ?tb Động đất là gì?
?k Quan sát hình 32. Hãy mô tả những thiệt hại em trông thấy về tác hại của một trận động đất?
?tb- Để hạn chế bớt thiệt hại do động đất gây nên ta phải làm gì?
 ?tb- Nơi nào trên TĐ thường sảy ra Động đất?
- GV: Để độ mạnh của động đất người ta dùng 1 thang chuẩn có 9 bậc gọi là thang Ríchte
?tb- Hãy kể một số trận động đất gần đây mà em biết
20’
2. Núi lửa và động đất.
a. Núi lửa.
- Núi lửa hình thành do tác động của nội lực. Sinh ra từ lớp trung gian của TĐ
- HS: Quan sát xác định các bộ phận của núi lửa là: Miệng, miệng phụ, ống phun, tro bụi, mắcma 
- Núi lửa: là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất. 
- Mácma là những vật chất, nóng chảy nằm ở dưới sâu, trong lớp vỏ trái đất, nơi có nhiệt độ trên 10000C.
- Núi lửa đang phun hoặc mới phun là núi lửa hoạt động
- Núi lửa nhừng phun đã lâu là núi lửa tắt 
- Do những nơi đó đất đai phì nhiêu, thuận lợi để phát triển nông nhgiệp
- Trước kia Việt Nam đã có núi lửa hoạt động ở vùng Tây Nguyên. Ngày nay thì không có núi nửa hoạt động
- Vì đó là 2 quần đảo địa hình chưa ổn định, dưới lòng đất luôn diễn ra sự chuyển động rất mạnh của dòng mắcma
b. Động đất.
 - Động đất: là hiện tượng xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lóng đất làm cho các lớp đất đá gần mặt đất rung chuyển. 
 - Nhà cửa sụp đổ, đất đá vỡ vụn, sức tàn phá lớn, làm thiệt hại cả con người
 - Để hạn chế thiệt hại của Động đất:
 + Cần xây nhà chịu chấn động lớn.
 + Nghiên cứu, dự báo để sơ tán dân.
- Nhật Bản, Nam Mĩ, Inđônễia
- Năm 2008 động đất ở Tứ Xuyên trung Quốc thiệt mạng 68.000 người
- Năm 2010 động đất ở Haiti thiệt mạng 316.000 người
- Năm 2011 động đất ở Nhật Bản thiệt mạng 15 845 người
Hoạt động 3: Kiểm tra đánh giá.
	+ Mục tiêu: 	- Biết được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất
 	- Nêu được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết được khái niệm mácma
	+ Nhiệm vụ: nghiên cứu nội dung bài . 
	+ Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu.
	+ Sản phẩm: Rút ra kết luận về nội lực. ngoại lực, động đất, núi lửa.
	+ Tiến trình thực hiện:
(?) Nội lực là gì? Ngoại lực là gì? Nêu tác độngc ảu nội lực và ngoại lực ?
 Trả lời:	 
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất
+ Do tác động của nội lực, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề.
- Tác động của nội lực và ngoại lực:
+ Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
+ Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt trái đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về sự san bằng, hạ thấp địa hình.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà(1’)
 - Học bài và làm bài tập cuối bài.
 - Đọc bài đọc thêm trang 41.
 - Chuẩn bị trước bài 13 " Địa hình bề mặt Trái đất ".

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tuan_14_tiet_14_tac_dong_cua_noi_luc_va.doc