Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 15 - Tiết 15: Địa hình bề mặt Trái Đất - Năm học 2019-2020

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 15 - Tiết 15: Địa hình bề mặt Trái Đất - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

 1. Về kiến thức

- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi; ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp

- Phân biệt được sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ

- Trình bày một số đặc điểm của địa hình núi đá vôi

 2. Về kỹ năng

- Nhận biết được địa hình núi qua tranh ảnh

 3. Về thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ những cảnh quan đẹp ở vùng núi

- Không có hành vi tiêu cực là giảm vẻ đẹp của các quanh cảnh tự nhiên

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác; năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

 1. Giáo viên:

- Hình 34, 35 phóng to, một số hình ảnh tiêu biểu về núi

- Phiếu học tập, bảng phụ

 2. Chuẩn bị của HS

- Học bài cũ đọc nghiên cứu bài mới

 

doc 8 trang tuelam477 3390
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 15 - Tiết 15: Địa hình bề mặt Trái Đất - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/12/2019
Ngày dạy: 13/ 12/2019
 Dạy lớp: 6 
 Tiết 15: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu
 	 1. Về kiến thức
- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của núi; ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp
- Phân biệt được sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ
- Trình bày một số đặc điểm của địa hình núi đá vôi
 	2. Về kỹ năng
- Nhận biết được địa hình núi qua tranh ảnh
 	3. Về thái độ 
- Giáo dục ý thức bảo vệ những cảnh quan đẹp ở vùng núi
- Không có hành vi tiêu cực là giảm vẻ đẹp của các quanh cảnh tự nhiên
4. Năng lực cần đạt:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác; năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
	1. Giáo viên: 
- Hình 34, 35 phóng to, một số hình ảnh tiêu biểu về núi
- Phiếu học tập, bảng phụ
 	2. Chuẩn bị của HS
- Học bài cũ đọc nghiên cứu bài mới
III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho Hs:
	1. Các hoạt động đầu giờ: (5’)
 	a. Kiểm tra bài cũ (4’)
 	Câu hỏi: Nội lực là gì? Ngoại lực là gì? Nêu tác động của nội lực và ngoại lực lên địa hình bề mặt Trái Đất?
 	Đáp án - Biểu điểm
2đ	- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
2đ	- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất
	- Tác động của nội lực và ngoại lực:
2đ 	+ Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
2đ 	+ Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt trái đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về sự san bằng, hạ thấp địa hình
2đ 	+ Do tác động của nội lực, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề.
 * Đặt vân đề: (1’) 
	GV: chiếu một số hình ảnh về các dạng địa hình trên Trái Đất. Yêu cầu HS quan sát
	? Em có nhận xét gì về địa hình trên trái Đất
	HS: Địa hình rất đa dạng gồm có 4 dạng cơ bản: Núi, cao nguyên, bình nguyên, đồi
GV: Do tác động đồng thời của nội lực và ngoại lực, đã thành nên nhiều dạng địa hình khác nhau trên Trái Đất. Mỗi dạng địa hình đều có những đặc điểm riêng. Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu những đặc điểm của địa hình núi
 	2. Nội dung bài học:
Hoạt động 1: Núi và độ cao của núi. 
	+ Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được núi và độ cao của núi
	+ Nhiệm vụ: tìm hiểu nội dung bài học + SGK + đồ dùng. 
	+ Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu.
	+ Sản phẩm: Nêu được đặc điểm của núi và độ cao của núi.
	+ Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của giáo viên
tg
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh núi cho biết:
?tb- Núi là dạng địa hình như thế nào?
?tb- Núi gồm có những bộ phận nào?
?tb- Cho biết độ cao tối thiểu của núi?
- Yêu cầu HS quan sát H34
?k- Cho biết cách tính độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối?
?k- Hãy tính độ cao tương ứng cho các khoảng cách 1, 2, 3 trên H34
?K Vì sao trên các bản đồ đều sử dụng độ cao tuyệt đối
?tb- Căn cứ vào độ cao tuyệt đối người ta đã phân biệt ra những loại núi nào?
?tb- Hãy cho biết độ cao tương ứng của mỗi loại núi trên
Loại núi
Độ cao tuyệt đối
Thấp
Trung bình
Cao
?k- Kể tên một số dãy núi tiêu biểu ở Việt Nam?
?k- Hãy xếp các núi trên vào 3 loại núi thấp, núi trung bình và núi cao?
- GV: Ở Việt Nam đỉnh cao nhất Phanxipăng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn
?k- Dãy núi nào cao nhất trên thế giới, đỉnh núi nào được mệnh danh là nóc nhà của thế giới?
GV: Ngoài sự phân loại theo độ cao người ta còn phân loại núi theo thời gian hình thành. Để hiểu rõ hơn, cô và các em vào phần 2
14’
1- Núi và độ cao của núi 
HS: Quan sát tranh
- Là dạng địa hình nhô cao trên mặt đất
- Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
- Gồm đỉnh, sườn, chân núi
- Núi gồm có 3 bộ phận: Đỉnh núi, sườn núi và chân núi
- Độ cao của núi thường trên 500m so với mực nước biển(độ cao tuyệt đối)
- HS: quan sát hình
+ Độ cao tuyệt đối được tính bằng khoảng cách chênh lệch từ đỉnh núi tới mực nước biển. 
+ Độ cao tương đối được tính bằng khoảng cách chênh lệch từ đỉnh núi tới chân núi
- Độ cao tương đối: (1): 700m, (2): 1000m 
- Độ cao tuyệt đối (3): 1500m
- Vì trong một ngọn núi chỉ có một độ cao tuyệt đối duy nhất
- 3 loại: thấp, trung bình, cao
- Thấp: Dưới 1000m, trung bình: 1000m đến 2000m, cao: từ 2000m trở lên
- Ở Việt Nam: Núi Phanxipăng: 3143m, N Pu si Lung: 3076m, N Tây Côn Lĩnh: 2419m, N Phu Luông: 2985m, N Ngọc Linh: 2598m, N Tam Đảo: 1591m, N Yên Tử 1068m, N Chí Linh: 1291m, N Vọng Phu: 2051m, núi Nưa: 538m, N Bà Đen: 968m....
HS: ..
- Dãy Himalaya, với đỉnh Evret cao 8848m
Hoạt động 1: Núi già, núi trẻ
+ Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được thế nào là núi già, núi trẻ.
	+ Nhiệm vụ: tìm hiểu nội dung bài học + SGK + đồ dùng. 
	+ Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu.
	+ Sản phẩm: Nêu được đặc điểm của núi già và núi trẻ.
	+ Tiến trình thực hiện:
- GV: Yêu cầu HS n/c thông tin, quan sát h 35. Thảo luận nhóm 2 bàn (t=4’) hoàn thành phiếu học tập
Hãy lựa chọn những từ, cụm từ đã cho điền vào những chỗ trống trong bảng cho phù hợp: Tròn, thoải, cách đây hàng chục, triệu năm, rộng, sâu, cách đây hàng trăm triệu năm, dốc, thoải, nhọn, hẹp, nông
 Loại núi
Đặc điểm
Núi trẻ
Núi già
Thời gian hình thành
Đỉnh núi
Sườn núi
Thung lũng
- GV: Kẻ bảng trong phiếu học tập lên bảng
- Gọi đại diện 2 nhóm lên hoàn thành bảng bằng cách ghép các từ và cụm từ đã cho
- GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức theo bảng sau
12’
2- Núi già, núi trẻ
- HS: Quan sát hình 35, thảo luận thống nhất câu trả lời→ Hoàn thành phiếu học tập
- Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
 Loại núi
Đặc điểm
 Núi trẻ
 Núi già
Thời gian hình thành
- Cách đây hàng vài chục năm
- Cách đây vài hàng trăm năm.
Đỉnh núi
Nhọn
Tròn
Sườn núi
Dốc
Thoải
Thung lũng
Hẹp, sâu
Rộng, nông
?k- Từ bảng trên em hãy trình bày đặc điểm của núi trẻ và núi già?
GV: chiếu một số hình ảnh về núi già và núi trẻ, yêu cầu HS phân loại
Dãy Anpơ ( Châu Âu), Himalaya ( Châu á ), U- ran( châu Âu – Châu Á), Anđét ( Châu Mĩ ), Xcandinavơ ( Bắc Âu), Apalat ( Châu Mĩ )
GV : (BS) Các núi trẻ hiện nay vẫn tiếp tục được nâng cao với tốc độ rất chậm ( vài cm trong 1 trăm năm)
GV : (cý) Trong số địa hình núi ở Việt Nam và trên Thế giới có một số núi bên trong chứa những hang động đẹp kì vĩ. Đó là một dạng địa hình đặc biệt của núi. Để biết về dạng địa hình này ta cùng tìm hiểu sang phần 3
HS:.............
+ Núi trẻ hình thành cách đây hàng trục triệu năm, có đỉnh nhon, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu
+ Núi già hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng và nông
- Núi trẻ: Dãy Anpơ ( Châu Âu), Himalaya ( Châu á ), Anđét ( Châu Mĩ )
 Núi già: Dãy U- ran( châu Âu – Châu Á), Xcandinavơ ( Bắc Âu), Apalat ( Châu Mĩ )
Hoạt động 3: Địa hình Các-xtơ và các hang động
 + Mục tiêu: Hiểu được địa hình Các-xtơ và các hang động
	+ Nhiệm vụ: tìm hiểu nội dung bài học + SGK + đồ dùng. 
	+ Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu.
	+ Sản phẩm: Nêu được đặc điểm địa hình các –xtơ.
	+ Tiến trình thực hiện:
?k- Địa hình các-xtơ là loại địa hình gì ?
?tb- Tên gọi các-xtơ được bắt nguồn từ đâu ?
?k- Quan sát hình ảnh, hãy nêu đặc điểm của dạng địa hình này ?
?tb- Kể tên một số hang động ở VN mà em biết ? (liên hệ địa phương)
GV : chiếu hình ảnh một số hang động đẹp
?k- Em hãy mô tả lại những gì em nhìn thấy trong hang động ?
?K Tại sao trong các hang động lại có nhiều thạch nhũ đẹp ?
?tb- Em hãy cho biết giá trị của các hang động
?THMT Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ các cảnh đẹp tự nhiên Trên TĐ và ở Việt Nam ?
10’
3. Địa hình Các-xtơ và các hang động
- Là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi
- Địa hình các-xtơ là địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi
- Từ tên một vùng núi đá vôi ở vùng Các-xtơ ở châu Âu
- Núi lởm chởm, sắc nhọn, nhiều hang động
- Đặc điểm : Các ngọn núi thường lởm chởm, sắc nhọn, trong khối núi có nhiều hang động
- Động Phong Nha, động Tam Thanh, Bích Động, động Thiên Cung
HS : Quan sát
- Trong hang động có những khối thạch nhũ với đủ màu sắc, hình dạng
- Do đá vôi dễ hòa tan, nước mưa thấm vào các kẽ đá, khoét mồn tạo nên các thạnh nhũ với hình dạng khác nhau
- Hang động đẹp, hấp dẫn khác du lịch
- Hang động là những cảnh đẹp tự nhiên, hấp dẫn khách du lịch
HS : Không được phá hoại và nghiêm cấm những hành vi phá hoại các cảnh quan
- Cần có ý thức bảo vệ các quan cảnh tự nhiên
Hoạt động 4: Kiểm tra và đánh giá. ( 3’)
	+ Mục tiêu: 	Rút ra được kết luận từ nội dung bài học
	+ Nhiệm vụ: Đánh giá nội dung bài học. 
	+ Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu.
	+ Sản phẩm: Rút ra kết luận địa hình bề mặt trái đất.
	+ Tiến trình thực hiện:
 - Hãy sắp xếp các ngọn núi sau theo 3 loại núi thấp, cao và trung bình
	Bà Đen (986m)	Tam Đảo (1591m)
 	Núi Nưa (538m)	 Phanxipăng (3143m)
	Tản Viên (1287m)	Tây Côn Lĩnh (2419m)
 Đáp án: - Núi thấp: Nưa( 538m), Bà Đen( 986m)
 - Núi trung bình: Tản Viên( 1287m), Tam Đảo ( 1591m)
 - Núi cao: Tây Côn Lĩnh (2419m), Phanxipăng (3143m)
	- Tổ chức cho HS chơi trò ô chữ để củng cố lại kiến thức đã học
 	 d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’)
 	- Học bài, đọc bài đọc thêm
 	- Xem lại những kiến thức đã học từ bài 1-13 chuẩn bị cho tiết ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tuan_15_tiet_15_dia_hinh_be_mat_trai_da.doc