Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 44, Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X (tiếp) - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 44, Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X (tiếp) - Năm học 2021-2022

- HS chia sẻ - GVKL

+ Chữ viết: trên cơ sở tiếp thụ chữ Phạn của Ấn Độ, Chăm-pa đã có chữ viết riêng vào thế kỉ IV.

+ Tín ngưỡng: người Chăm xưa theo tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời, thần Núi,.

+ Tôn giáo: Hai tôn giáo Ấn Độ là Bà La Môn và Phật giáo đều du nhập vào Chăm-pa, góp phần tạo nên những thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực nghệ thuật. (Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương, các tháp Chăm.)

 

doc 4 trang Mạnh Quân 24/06/2023 1030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 44, Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X (tiếp) - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/2/2022
Ngày giảng: 6D (21/2) ; 6ABCE 
Tiết 44 - Bài 19: 
VƯƠNG QUỐC CHĂM – PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X (TT)
I/ Mục tiêu
1/ Kiến thức: Nhận biết được một số thành tựu văn hóa của vương quốc Chăm-pa.
2/ Năng lực: Biết cách khai thác sử dụng các tư liệu để tiếp nhận kiến thức. Rèn kĩ năng giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
3/ Phẩm chất: Có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hóa Chăm-pa. Giáo dục tinh thần tương thân tương ái giữa các cộng đồng người có chung số phận lịch sử và chung lãnh thổ.
* Yêu cầu với HS khá, giỏi: 
Nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II/ Thiết bị dạy học và học liệu
1/ Giáo viên: SGK, phương án lên lớp, máy chiếu, máy chiếu vật thể, loa, phiếu học tập.
2/Học sinh: SGK , vở ghi, vở soạn bài, các đồ dùng học tập phục vụ cho bài học.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1- Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
HĐCN 1’: Những bức tranh này giúp em liên tưởng đến di tích lịch sử nào? Em có biết di tích thuộc tỉnh (địa phận) nào của nước ta ngày nay?
 	HS trình bày - GV dẫn dắt vào bài học: 
Hoạt động 2 - Hình thành kiến thức
3.1. Tìm hiểu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu.
a. Mục tiêu: Nhận biết được một số thành tựu tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa 
Hoạt động của GV-HS
Nội dung 
HS HĐN4 (5’): Quan sát H5,6; đọc tư liệu mục 3 SGK (tr89,90), và trả lời các câu hỏi:
1) Kể tên một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của người Chăm trong 10 thế kỉ đầu Công nguyên.
2) Dựa vào H6/tr90, em có nhận xét gì về những công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm xưa?
- HS chia sẻ - GVKL
+ Chữ viết: trên cơ sở tiếp thụ chữ Phạn của Ấn Độ, Chăm-pa đã có chữ viết riêng vào thế kỉ IV.
+ Tín ngưỡng: người Chăm xưa theo tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời, thần Núi,....
+ Tôn giáo: Hai tôn giáo Ấn Độ là Bà La Môn và Phật giáo đều du nhập vào Chăm-pa, góp phần tạo nên những thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực nghệ thuật. (Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương, các tháp Chăm...)
+ Lễ hội: nhiều lễ hội được tổ chức, mang ý nghĩa nguyện cầu cho cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu...tiêu biểu là lễ hội Ka-tê... (Liên hệ phần Em có biết)
HĐCN 1’: Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hóa văn hóa tiêu biểu của người Chăm trong 10 thế kỉ đầu Công nguyên?
- HS chia sẻ - GVKL: Những thành tựu văn hóa của người Chăm chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Ấn Độ từ chữ viết đến tín ngưỡng, tốn giáo, lễ hội. Cùng với sự đa dạng về tín ngưỡng, tôn giáo là những công trình kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng như Thánh địa Mỹ Sơn .thể hiện kĩ thuật và trình độ cao của người Chăm xưa (vẻ uy nghiêm, thần bí đã hàm chứa rất nhiều giá trị nghệ thuật, kiến trúc độc đáo, xây dựng bằng gạch đất nung, phản ánh trình độ một dân tộc có nền văn hóa cao) Ngoài ra, đời sống tinh thần của người Chăm rất phong phú đa dạng, nhiều lễ hội gắn với đời sống hiện thực và sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo là phần không thể thiếu đối với văn hóa Chăm-pa.
HĐCN 1’: Hãy kể tên 1 số thành tựu văn hóa của người Chăm còn tồn tại đến ngày nay. Di tích văn hóa Chăm nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?
- HS chia sẻ - GVKL: 
- Thành tựu văn hóa của người Chăm còn tồn tại đến ngày nay: Thánh địa Mỹ Sơn, Khương Mỹ, Trà Kiệu, Chánh Lộ và Tháp Mẫm .
- Di tích văn hóa Chăm nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới là thánh địa Mỹ Sơn (1999).
HĐCĐ -3’: So sánh điểm khác nhau về văn hóa tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc.
- HS chia sẻ - GVKL:
Chăm-pa
Văn Lang-Âu Lạc
Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Bà-la-môn và Phật giáo.
Sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước.
GV nhấn mạnh: Văn hóa dân tộc Chăm không chỉ mang những nét đặc trưng khác biệt, độc đáo của người dân Chăm mà nó còn là một phần quan trọng tạo nên sự độc đáo cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam. 
3. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu:
a. Chữ viết: sáng tạo ra chữ viết riêng (Chăm cổ) trên cơ sở chữ Phạn.
b. Tín ngưỡng và tôn giáo:
+ Thờ thần tự nhiên (Mặt Trời, Núi, Nước, Lúa,...)
+ Tôn giáo: du nhập Phật giáo, Ấn Độ giáo gắn với các công trình tôn giáo đặc sắc, trở thành di sản văn hoá tiêu biểu (Thánh địa Mỹ Sơn,...).
c. Lễ hội: tổ chức nhiều lễ hội, tiêu biểu nhất là Ka-tê.
=> Đặc sắc, phong phú, đa dạng 
3. Hoạt động luyện tập và củng cố:
Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa và hoàn thiện về nội dung kiến thức đã được tìm hiểu ở hoạt động hình thành kiến thức mới.
Bài 1: Lập bảng tóm tắt những nét chính về hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội của vương quốc Chăm-pa.
HSHĐCĐ – 4’ bài tập 1 
HS chia sẻ - GVKL
Lĩnh vực
Nội dung 
Hoạt động kinh tế
- Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, một năm hai vụ.
- Nghề làm gốm, xây dựng, khai thác lâm sản, đóng thuyền, đánh bắt cá... cũng phát triển.
- Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên của các thương nhân Trung Quốc, Ấn Độ...
Tổ chức xã hội
- Vua đứng đầu vương quốc
- Bộ máy được tổ chức từ trung ương đến địa phương
4. Hoạt động vận dụng:
Mục tiêu: Nhằm giúp HS vận dụng kiến thức mới đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập, cuộc sống.
Bài 3: Hãy sưu tầm tư liệu và viết một đoạn giới thiệu về một di tích văn hoá Chăm ở nước ta. Theo em, cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích?
HSHĐCN – 7’ bài tập 3 
HS chia sẻ - GVKL
Gợi ý:
Thánh địa Mỹ Sơn – Quảng Nam
Thánh địa Mỹ Sơn, với hơn 70 đền tháp xây dựng bắt đầu từ giữa thế kỉ VII. Các vua Chăm trước đây chọn Mỹ Sơn để đóng đô có lẽ do tính chất thiêng liêng của vùng đất để tôn thờ thần thánh và cũng do đây là vị trí phòng ngự tốt trong trường hợp kinh đô Trà Kiệu bị đe dọa. Theo văn bia để lại, tiền thân của nó là một ngôi đền làm bằng gỗ từ thế ki thứ IV để thờ thần Di-va Bha-dre-xve-ra. Nhưng đến khoảng cuối thế kỉ VI, một cơn hoả hoạn đã thiêu cháy ngôi đến gỗ. Sau đó vào đầu thế kỉ VI, vua Sam-bhu-vac-man (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó vẫn tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của đân tộc Chăm suốt từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ XV. Giá trị của các di tích ở Mỹ Sơn còn được thể hiện qua nghệ thuật điêu khác, chạm nổi trên gạch, trên đá với những hình ảnh sống động về các vị thần, tu sĩ, vũ nữ, hoa lá, muông thú và các vật tế lễ,....Với những giá trị lịch sử văn hoá, thấm mĩ, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO bình chọn là Di sản văn hoá thế giới năm 1999.
- Để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử cần:
+ Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.
+ Đi tham quan hoặc tìm hiểu thông qua in-ter-nét về các di tích lịch sử, di sản văn hóa
+ Không vứt rác bừa bãi khi đến các di tích lịch sử, văn hóa
+ Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật
+ Tham gia các lễ hội truyền thống.
+ Nhắc nhở, tuyên truyền với về tầm quan trọng và ý nghĩa của di sản văn hoá .
4/ Củng cố (2’) GV sử dụng KT trình bày 1 phút (2HS)
- HS phát biểu ngắn gọn những điều mà em đã học được trong bài. 
- HS trình bày, chia sẻ. GV nhận xét, chốt
5/ Hướng dẫn học (3’) 
- Bài cũ: Học bài theo vở ghi.
- Bài mới: Chuẩn bị bài Ôn tập giữa kì 2
 (Ôn lại KT các bài 15,16,17,18,19)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_44_nam_hoc_2021_2022_bai_19_vuong.doc