Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 19 đến 21, Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại - Năm học 2021-2022

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 19 đến 21, Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại - Năm học 2021-2022

 - Giới thiệu và nhận xét được tác động về điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã (Chỉ yêu cầu học sinh nêu tác động về điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã.)

 - Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở Hy Lạp và La Mã.

 - Nêu được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã.

 

doc 7 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 19 đến 21, Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 2/11/2021
 11/11/2021
 18/11/2021
TIẾT 19+20+21: BÀI 10. HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
GV giúp HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Năng lực
1.1. Năng lực lịch sử
 - Giới thiệu và nhận xét được tác động về điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã (Chỉ yêu cầu học sinh nêu tác động về điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã.)
 - Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở Hy Lạp và La Mã.
 - Nêu được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã.
1.2. Năng lực chung
 Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề
2. Phẩm chất
 Trân trọng những di sản của nền văn minh Hy Lạp và La Mã để lại cho nhân loại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
 - Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực, Phiếu học tập dành cho HS.
 - Lược đồ Hy Lạp thời cổ đại, Lược đổ Hy Lạp hiện nay, Lược đồ đế quốc La Mã thế kỉ II (phóng to).
 - Máy tính, máy chiếu , bài powerpoit
2. Học sinh
	- Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động mở đầu/khởi động (2 phút)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Quan sát hình 1 trang 44 và trả lời: Em hãy cho biết tên gọi của công trình trên? Theo em, công trình kiến trúc này nằm ở quốc gia nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS làm việc cá nhân trả lời.
Bước 3: Báo cáo, trình bày: 
GV gọi một số HS phát biểu ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Ngôi đền đứng sừng sững trên thành cổ Ác-rô-pô-lit ở A-ten (Hy Lạp) được coi là biểu tượng của nền dân chủ A-ten và cái nôi của nền văn minh phương Tầy. Công trình này cũng được đánh giá là một trong những toà nhà tốt nhất mọi thời đại, do nhà điêu khắc nổi tiếng nhất thời cổ đại - Phi-đi-at thiết kế và nhiều kiến trúc sư giỏi khác trực tiếp giám sát quá trình thi công.
Vì sao ngôi đền này được coi là biểu tượng của nền dân chủ A-ten và của văn minh phương Tây cổ đại? Theo em, điều gì khiến cho nền văn minh cổ đại này được đánh giá cao như vậy? Văn minh Hy Lạp và La Mã thời cổ đại có điểm gì nổi bật và đã góp vào văn minh nhân loại những thành tựu gì? Đó là những nội dung trong bài học Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Sử dụng bảng KWL yêu cầu học sinh hoàn thành ở nhà trước Cột K và W
K
W
L
Viết một điều em biết Hy lạp hoặc La Mã cổ đại.
Viết hai điều em muốn biết về Hy Lạp và La Mã cổ đại 
3 điều em đã biết sau khi học xong bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức (118 phút)
 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại (43 phút)
a) Mục tiêu: Giới thiệu và nêu được được tác động về điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành, phát triển của nền văn minh Hy Lạp và La Mã 
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 HS quan sát lược đồ Hy lạp cổ đại, La Mã cổ đại, đọc nội dung phần 1 trang 45,46 SGK và thực hiện nhiệm vụ sau (5 phút)
Nội dung
Hy Lạp
La Mã
Vị trí địa lí
Điều kiện tự nhiên
Kinh tế
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi với bạn để thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm:
Nội dung
Hy Lạp
La Mã
Vị trí địa lí
Gồm vùng nam bán đảo Ban-căng, các đảo trên biển Ê-giê và các dải đất ven bờ Tiểu Á.
bán đảo I-ta-li-a (ở Nam Âu) sau được mở rộng ra trên phần lãnh thổ của cả ba châu lục Âu, Á, Phi.
Điều kiện tự nhiên
- Địa hình bị chia cắt thành đồng bằng nhỏ hẹp bởi các dãy núi thấp chạy dài ra biển, 
- Đường bờ biển gồ ghề, có nhiều vũng, vịnh
- Nhiều khoáng sản 
- Đường bờ biển phía nam có nhiều vịnh, hải cảng.
- Ở thời kì đế quốc, đất đai được mở rộng, có nhiều đồng bằng và đồng cỏ rộng lớn 
- Nhiều khoáng sản 
Kinh tế
- Thủ công nghiệp, luyện kim, thương nghiệp.
- Trồng trọt, chăn nuôi, luyện kim, thủ công nghiệp, thương nghiệp
Bước 3: Báo cáo, trình bày: 
 GV gọi một số HS báo cáo kết quả, một số HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, phân tích, mở rộng chốt kiến thức 
* Nội dung ghi bảng
1. Điều kiện tự nhiên
Nội dung
Hy Lạp
La Mã
Vị trí địa lí
Gồm vùng nam bán đảo Ban-căng, các đảo trên biển Ê-giê, các dải đất ven bờ Tiểu Á.
bán đảo I-ta-li-a (ở Nam Âu) sau mở rộng ra cả ba châu lục Âu, Á, Phi.
Điều kiện tự nhiên
- Địa hình bị chia cắt
-Đường bờ biển gồ ghề, có nhiều vũng, vịnh
- Nhiều khoáng sản 
- Đường bờ biển phía nam có nhiều vịnh, hải cảng.
- Có nhiều khoáng sản 
Kinh tế
- Thủ công nghiệp, thương nghiệp 
- Trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp, thương nghiệp
 ? Điểm giống và khác nhau điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế của Hi Lạp và La Mã cổ đại?
 - Điểm giống nhau: có biển bao bọc, nhiều vũng vịnh nên thuânl ợi phát triển thương mại đường biển, nhiều khoáng sản thuận lợi phát triển luyện kim.
 - Khác nhau
 + Hy Lạp: đất đai ít không màu mỡ chỉ thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm
 + La Mã: nhiều đồng bằng đồng cỏ rộng lớn nên trồng trọt, chăn nuôi phát triển
 ? So sánh ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới nền kinh tế giữa Hy Lạp và La Mã cổ đại với các quốc gia cổ đại phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, TQ)? 
 - Hy Lạp và La Mã cổ đại nhiều biển, khoáng sản nhiều thuận lợi cho kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. Các quốc gia cổ đại phương Đông có các con sông lớn chảy qua mang lại lượng phù sa lớn hằng năm nên đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp (25 phút)
a) Mục tiêu: Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp 
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 Đọc phần 2 trang 46,47 SGK, quan sát sơ đồ tổ chức nhà nước thành bang A ten trả lời các câu hỏi sau (5 phút)
 1. Nhà nước thành bang là gì?
 2. Trình bày những nét chính về nhà nước thành bang ở Hy Lạp? Những ưu điểm của tổ chức nhà nước thành bang là gì?
 3. Em hãy cho nêu những biểu hiện của nền dân chủ A-ten? Tại sao nói A-ten là điển hình mẫu mực của nền dân chủ trong thế giới cổ đại? 
 4. Nền dân chủ Aten có hạn chế gì? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi với bạn để thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm:
1. Thành bang là những nước nhỏ, có một thành thị là trung tâm, xung quanh là vùng đất trồng trọt. Trong mỗi thành bang có phố xá, lâu đài, đề thờ sân vận động,nhà hát, bến cảng. Mỗi thành bang có bộ máy quyền lực riêng,pháp luật riêng và tài chính riêng.
2. Những nét chính về tổ chức nhà nước thành bang ở Hy Lạp: 
+ Cơ quan quyền lực tối cao: Đại hội nhân dân (gồm toàn bộ công dân nam từ 18 tuổi trở lên; có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước).
+ Hội đồng 500 người
+ Tòa án 6000 thẩm phán
+ Hội đồng 10 tư lệnh
- Ưu điểm của nhà nước thành bang là: tính dân chủ được hình thành sớm và thể hiện rõ nét trong bộ máy nhà nước.
3. Nền dân chủ A ten được biểu hiện: (Đại hội đồng nhân dân bao gồm những công dân nam từ 18 tuổi trở lên, chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò
- Aten là điển hình mẫu mực trong nền dân chủ cổ đại là vì những biểu hiện của nền dân chủ cho thấy đây là bước tiến lớn so với chế độ chuyên chế ở các nước phương Đông, chính quyền Aten thuộc về công dân Aten, họ có quyền thảo luận và biểu quyết tất cả những vấn đề hệ trọng của đất nước, bầu ra những viên chức của bộ máy nhà nước.
4. Nền dân chủ Aten có hạn chế là: nền dân chủ này chỉ dành cho một bộ phận dân cư và dựa trên cơ sở là sự bóc lột nô lê- lực lượng đông đảo trong xã hội.
Bước 3: Báo cáo, trình bày: 
 Mỗi nội dung giáo viên gọi 1 học sinh báo cáo- khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
 Gv kết luận, mở rộng, chốt từng nội dung 
* Nội dung ghi bảng
2. Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại Hi Lạp
Tổ chức nhà nước thành bang Aten
+ Đại hội nhân dân 
+ Hội đồng 500 người
+ Tòa án 6000 thẩm phán
+ Hội đồng 10 tư lệnh
-> Điển hình mẫu mực của nền dân chủ cổ đại
 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu Nhà nước đế chế La mã cổ đại (20 phút)
a) Mục tiêu: Trình bày được tổ chức nhà nước đế chế ở Hy Lạp cổ đại 
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 Đọc phần 3 trang 47 SGK, quan sát sơ đồ tổ chức Nhà nước đế chế ở La Mã trả lời các câu hổi sau (5 phút)
 1. Trình bày tổ chức nhà nước đế chế La Mã?
 2. Nhà nước thành bang Hy Lạp và nhà nước đế chế La Mã có điểm gì khác nhau. Tại sao lại có sự khác nhau đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi với bạn để thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm:
 1. Tổ chức nhà nước đế chế La Mã
 - Đại hội nhân dân
- Viện Nguyên lão
- Hoàng đế 
2. Điểm giống và khác nhau
- Sự khác nhau giữa nhà nước thành bang Hy Lạp và đế chế La Mã: Ở Hy Lạp, Đại hội nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất, còn ở La Mã, Hoàng đế nắm quyền lực tối cao. Hy Lạp tiêu biểu cho nền dân chu cổ đại, La Mã có xu hướng độc quyền.
- Có sự khác nhau đó là do: Để có thể cai quan được một vùng đất rộng lớn vào thời kì đế chế La Mã thì cần có một bộ máy nhà nước trong đó quyền lực nằm trong tay một người, đó là Hoàng đế. Trong khi đó ở Hy Lạp các thành bang chủ yếu phát triển kinh tế công thương nghiệp, buôn bán bằng đường biển ở các hải cảng sầm uất, nên không có xu hướng mở rộng lãnh thổ và hình thành nhà nước đế chế như La Mã.
Bước 3: Báo cáo, trình bày: 
 Mỗi nội dung giáo viên gọi 1 học sinh báo cáo- khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
 Gv kết luận, mở rộng, chốt từng nội dung
 1. Tổ chức nhà nước đế chế La Mã
 Theo truyền thuyết, thành Roma xây dựng năm 753 TCN trên bờ sông ti ơ gơ thuộc miền trung bán đảo Ý, nơi quần cư của 3 bộ lạc người Latin. Mỗi bộ lạc này bao gồm 100 thị tộc, cứ 10 thị tộc được gọi là một Curi (bào tộc). Các thành viên của các thị tộc này đều có quyền bình đẳng với nhau về kinh tế, chính trị và được gọi là công dân Roma.
 - Quản lý xã hội thị tộc của người Roma thời kỳ này là 3 cơ quan: Đại hội nhân dân (Curi), Viện nguyên lão (Senat) và "Hoàng đế" (Rex).
 + Đại hội nhân dân: được coi là đại hội cổ xưa nhất của người Roma. Thành viên của Đại hội này gồm tất cả đàn ông của 300 thị tộc, mỗi người đại diện cho một lá phiếu quyết định những vấn đề quan trọng như tuyên chiến hay nghị hòa, xét xử, tế lễ và bầu ra một Hoàng đế (Rex).
 + Viện nguyên lão: gồm 300 người là những thủ lĩnh của 300 thị tộc. Là cơ quan quyền lực tối cao, quyết định hầu hết các công việc quan trọng của người Roma, được quyền thảo luận trước về những đạo luật, quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết những nghị quyết của Đại hội nhân dân.
 + Hoàng đế (Rex): Do Đại hội nhân dân và Viện nguyên lão bầu ra, không được cha truyền con nối và có thể bị Đại hội nhân dân bãi nhiệm. Thực chất, Rex chỉ là thủ lĩnh quân sự của 3 bộ lạc, là tăng lữ tối cao và xét xử những vụ kiện trong nội bộ. 
 GV mở rộng: Hoàng đế ở La mã giống như vua ở chế độ chuyên chế ở các nước quốc gia cổ đại phương Đông. 
* Nội dung ghi bảng
2. Nhà nước đế chế La mã cổ đại
- Tổ chức nhà nước:
 - Đại hội nhân dân
- Viện Nguyên lão
- Hoàng đế 
2.4. Hoạt động 4: Tìm hiểu một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã (35 phút)
a) Mục tiêu: Nêu được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 Đọc phần 4 trang 48, 49 SGK trả lời các câu hỏi sau (5 phút)
 Nhóm 1,2: Trình bày về thành tựu chữ viết và văn học, khoa học của Hi lạp và La Mã cổ đại?
 Nhóm 3,4: Trình bày về thành tựu lịch, sử học, kiến trúc của Hi lạp và La Mã cổ đại? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi với bạn để thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm:
 Một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã cổ đại:
- Chữ viết: hệ chữ cái La-tinh (A, B, C,...) và chữ số La Mã mà ngày nay chúng ta đang sử dụng.
- Văn học: thần thoại, kịch và thơ. Tiêu biểu là Hô-me với tác phẩm Hi-át và Ô-đi-xê (Hy Lạp), nhà soạn kịch Xô-phốc với vở Ơ-đíp làm vua (Hy Lạp),..
- Khoa học: Từ những hiểu biết khoa học của nguời phương Đông cổ đại, nguời Hy Lạp đã khái quát thành những định, định đề, đặt nền mỏng cho sự ra đời của các khoa học sau này như định lí Pi-ta-go, định lí Ta-lét, định luật Ác-si-mét.
- Lịch: làm lịch dựa trên sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời Đó là dương lịch.
- Sử học: Hê-rô-đốt với Lịch sử chiến tranh Hy Lạp - Ba Tư, Tuy-xi-dit với Lịch sử chiến tranh Peloponnese, Pô-li-bi-út với bộ Thông sử.
- Kiến trúc: tượng Thần Vệ nữ Mi-lô, Lực sĩ ném đĩa, Nữ thần A-tê-na, thần Hec-met và những phủ điều trên Khải hoàn môn,...
Bước 3: Báo cáo, trình bày: 
 Mỗi nội dung giáo viên gọi 1 học sinh báo cáo- khác nhận xét, bổ sung.
 Gv nêu vấn đề HS trả lời: Trong các thành tựu văn hóa Hy Lạp và La Mã cổ đại, em ấn tượng với thành tựu nào nhất. Vì sao?
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
 Gv kết luận, mở rộng, chốt từng nội dung 
* Nội dung ghi bảng
4. Một số thành tựu tiêu biểu của Hi Lạp và La Mã.
Lĩnh vực
Thành tựu
- Chữ viết
Hệ chữ cái La-tinh (A, B, C,...) và chữ số La Mã .
Văn học
Thần thoại, kịch và thơ
Khoa học
Pi-ta-go, Ta-lét, Ác-si-mét.
Lịch
Dương lịch.
Sử học
Hê-rô-đốt, Tuy-xi-dit
Kiến trúc
Tượng Thần Vệ nữ Mi-lô, Lực sĩ ném đĩa,...
3. Hoạt động luyện tập (6 phút)
a) Mục tiêu: HS củng cố được kiến thức lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. 
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS cả lớp hoạt động cá nhân để trà lời các câu hỏi sau:
 Câu 1. Địa hình ở Hy Lạp có điểm gì nổi bật?
 Câu 3. Điểm khác biệt cơ bản về địa hình của Hy Lạp và La Mã là gì?
 Câu 4. Để bảo vệ nền dân chủ và ngăn chặn âm mưu đảo chính, ở Hy Lạp đã đặt ra chế độ gì?
 Câu 5. Hình ảnh này gợi cho em suy nghĩ về thành tựu nào của La Mã cổ đại?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời cá nhân.
 Sản phẩm
 Câu 1: Bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ hẹp bởi những dãy núi chạy dài ra biển
 Câu 2: Châu Âu
 Câu 3: La Mã có nhiều đồng bằng và đồng cỏ rộng lớn
 Câu 4: Chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò
 Câu 5: Bảng chữ số La Mã
Bước 3: Báo cáo, trình bày: GV gọi một số HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV củng cố và nhắc lại các yêu cầu cần đạt của bài 
4. Hoạt động vận dụng (4 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng, kết nối được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống trong thực tiễn liên quan đến bài học
b) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS cả lớp hoạt động cá nhân thực hiện các nhiệm vụ sau:
 BT1: Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích vì sao ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, ngành kinh tế chính không phải nông nghiệp giống các quốc gia như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.
 BT2: Quan sát logo của Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), em hãy cho biết: Logo đó lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hy Lạp cổ đại? 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời cá nhân.
Bước 3: Báo cáo, trình bày: GV gọi một số HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV củng cố và nhắc lại các yêu cầu cần đạt của bài 
 Giáo viên giao nhiệm vụ: Đọc trước bài 11 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_tiet_19_den_21_nam_hoc_2021_2022_bai_1.doc