Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 16 - Tiết 16: Ôn tập học kì I - Năm học 2019-2020

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 16 - Tiết 16: Ôn tập học kì I - Năm học 2019-2020

1. Mục tiêu:

 a. Về kiến thức:

 - Củng cố hệ thống lại các kiến thức về Trái Đất, các chuyển động của Trái Đất, tác động của nội lực và ngoại lực

b. Về kĩ năng

 - Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp

 - Kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ và tọa độ địa lí của một điểm

 c. Về thái độ:

 - Học sinh có ý thức học tập nghiêm túc

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a. Chuẩn bị của GV:

 - Hệ thống lại các kiến thức cơ bản

 - Một số dạng bài tập

 b. Chuẩn bị của HS:

 - Ôn lại các kiến thức đã học

3. Tiến trình bài dạy

 a. Kiểm tra bài cũ ( kết hợp trong bài)

 * Đặt vấn đề: (1’) Để hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học về bản đồ, Trái Đất và các thành phần tự nhiên cảu Trái Đất, chuẩn bị cho kiểm tra học kì. Chúng ta cùng tiến hành tiết ôn tập hôm nay.

 

doc 4 trang tuelam477 3350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 16 - Tiết 16: Ôn tập học kì I - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/12/2019
Ngày dạy: 20/ 12/2019
 Dạy lớp: 6 
	Tiết 16: ÔN TẬP HỌC KÌ I
1. Mục tiêu:
 	a. Về kiến thức:
	- Củng cố hệ thống lại các kiến thức về Trái Đất, các chuyển động của Trái Đất, tác động của nội lực và ngoại lực 	
b. Về kĩ năng
	- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp
	- Kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ và tọa độ địa lí của một điểm
 	c. Về thái độ:
	- Học sinh có ý thức học tập nghiêm túc
2. Chuẩn bị của GV và HS
 	a. Chuẩn bị của GV:
 	- Hệ thống lại các kiến thức cơ bản
	- Một số dạng bài tập
 	b. Chuẩn bị của HS:
	- Ôn lại các kiến thức đã học
3. Tiến trình bài dạy
 	a. Kiểm tra bài cũ ( kết hợp trong bài)
	* Đặt vấn đề: (1’) Để hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học về bản đồ, Trái Đất và các thành phần tự nhiên cảu Trái Đất, chuẩn bị cho kiểm tra học kì. Chúng ta cùng tiến hành tiết ôn tập hôm nay.
 	b. Dạy nội dung bài ôn tập
Hoạt động của giáo viên
tg
Hoạt động của học sinh
?tb- Bản đồ là gì?
?tb- Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
?k- Cho bản đồ có tỉ lệ 1: 500.000, hãy cho biết 5cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km ngoài thực tế ?
?k- Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta phải dược vào đâu?
?k- Vận dụng xác định các hướng từ A đến B, C, E trong hình 12 SGK – tr 16?
?tb- Trình bày cách viết tọa độ địa lí của một điểm
?k- Xác định tọa độ địa lí của các điểm A, C, Đ trên hình 12 – SGK tr16?
- GV: Yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm với nội dung sau:
 + Nhóm 1, 3: Trình bày sự vận động tự quay quanh trục của TĐ và các hệ quả?
 + Nhóm 2, 4: Trình bày sự vận động tự quay quanh Mặt Trời và các hệ quả?
- GV gọi đại diện 2 nhóm trả lời
GV: nhận xét, chốt lại kiến thức
?tb- Kể tên các lục địa và các đại dương trên bề mặt Trái Đất?
?tb- Nội lực là là gì? Ngoại lực là gì ?
?k- Cho biết nội lực và ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất như thế nào? 
?g- Tại sao nói nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau?
?k- Núi là gì ? núi gồm những bộ phận nào ?
14’
16’
11’
I. Bản đồ
- Là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về 1 vùng đất hay toàn bộ bề mặt trái đất lên mặt phẳng của giấy.
- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
- 1cm trên bđ tương ứng với 500.000cm ngoài thực địa
ð5cm trên bđ tương ứng với 5 x 500.000cm ngoài thực địa = 2.500.000cm = 25 km
- Cách xác định phương hướng trên bản đồ:
+ Với bản đồ có kinh tuyến,vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng.
 + Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.
- Xác định được 
 + Từ A đến B: hướng Tây 
 + Từ A đến C: hướng Nam
 + Từ A đến E: hướng Đông Nam
- Cách viết toạ độ địa lí của một điểm
 + Kinh độ viết ở trên
 + Vĩ độ viết ở dưới
VD 	 200 T
 A
 100B
- Xác định được tọa độ của các điểm:
 1300 T	 1300 T	1200 T
 A	C	Đ
 100B	 00 T	100 N
II. Trái Đất
- HS: Dựa vào những kiến thức đã học thảo luận, thống nhất câu trả lời
- Đại diện các nhóm được gọi trả lời, các nhóm cùng câu hỏi nhận xét, bổ 
* Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
+ Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’trên mặt phẳng quỹ đạo.
+ Hướng tự quay: từ Tây sang Đông.
+ Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm). Vì vậy bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ.
* Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
+ Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một qũy đạo có hình elip gần tròn.
+ Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông.
+ Thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ.
+ Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng vĩ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.
* Hệ quả ..
- TĐ có 6 Lục địa đó là: Á – Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrây lia và lục địa Nam cực
- Có 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương
II. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất
- Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất .
- Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài Trát Đất 
- Tác động của nội lực và ngoại lực:
+ Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.
+ Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt trái đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về sự san bằng, hạ thấp địa hình.
+ Do tác động của nội lực, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề.
- Do: Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt trái đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về sự san bằng, hạ thấp địa hình.
- Núi là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
- Núi gồm có 3 bộ phận: Đỉnh núi, sườn núi và chân núi
c. Củng cố, luyện tập(3’)
	GV: Hệ thống lại nội dung ôn tập
	 d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1’)
 	- Học thuộc các nội dung đã ôn tập
 	- Chuẩn bị giấy, bút, thước kẻ cho tiết kiểm tra
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
 Thời gian: 
 . 
Nội dung: 
 . 
Phương pháp: .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tuan_16_tiet_16_on_tap_hoc_ki_i_nam_hoc.doc